+ Các loại dấu hiệu được sắp xếp một cách ngẫu nhiên thành 50 hàng, mỗi hàng có 40 dấu hiệu. Biểu này sử dụng cho đối tượng từ 6 tuổi trở lên.
+ Mỗi lần thí nghiệm tiến hành theo 3 cách khác nhau với tổng thời gian 25’, mỗi cách làm trong 5’, thời gian nghỉ giữa quãng 5’.
+ Xử lý kết quả: Tính ra điểm, tính % sai, % sót so với thang chuẩn tìm ra loại hình thần kinh của từng VĐV.
+ Cách tính điểm: Mỗi dấu hiệu đã kiểm duyệt được 0,05 điểm (kể cả đúng và sai), dấu hiệu bỏ sót trừ 0,5 điểm, dấu hiệu gạch sai trừ 0,5 điểm sau đó tính điểm trung bình của 3 lần.
+ Tương tự như 4 kiểu loại hình thần kinh và các loại trung gian do Paplop phát hiện. Theo bảng này loại hình thần kinh được phân thành 14 loại dựa trên cơ sở khoa học của đặc tính: cường độ, tính linh hoạt, và cân bằng của 2 quá trình hưng phấn và ức chế, được thể hiện dưới bảng 2.2 và 2.3.
Bảng 2.2. Bảng phân loại loại hình thần kinh
LOẠI HÌNH TK | TỔNG ĐIỂM | SAI | SÓT | |
1 | Linh hoạt | K≥ + S | <0,6 | < 6 |
2 | Cận linh hoạt | K≥ + S | < 1 | < 10 |
3 | Ổn định | >K≥ | < 0,6 | < 6 |
4 | Cận ổn định | > K ≥ > K ≥ - S | < 1 < 0,6 | < 10 < 6 |
5 | Hưng phấn | K ≥ | >2 | < |
6 | Cận hưng phấn | K ≥ > K ≥ | >1,5 >2 | < |
7 | Dễ nhiễu | K ≥ | < | >20 |
8 | Cận dễ nhiễu | K ≥ > K ≥ - S | < | >15 >20 |
9 | Trung gian | K ≥ - S | Không phù hợp với loại hình 1-8 | |
10 | Cận thận | K < - S | < 0,6 | < 6 |
11 | Dưới trung gian | K < - S | Không phù hợp với loại hình 10-14 | |
12 | Phân tán | K < - S | > 2 | < |
13 | Ức chế | K < - S | < | >20 |
14 | Mơ hồ | K < - S | >2 | >20 |
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan
- Đánh Giá Chỉ Số Khối (Bmi) [34]
- Phương Pháp Kiểm Tra Tâm Lý [34, 49, 52, 94]
- Sơ Lược Lựa Chọn Hệ Thống Các Test Đánh Giá Cấu Trúc Hình Thái Và Chức Năng, Thể Lực, Tâm Lý Của Nữ Vđv Chạy 100M Cấp Cao Việt Nam
- Kết Quả Kiểm Định Wilcoxon Giữa 2 Lần Phỏng Vấn Test, Chỉ Số
- So Sánh Thành Phần Cơ Thể Của Nữ Vđv Chạy 100M Cấp Cao Việt Nam Và Vđv Thế Giới
Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.
O: Số lần bỏ sót; X: số lần gạch sai
Bảng 2.3. Bảng đối chiếu K để phân loại hình thần kinh
Nam | |||
- S |
| + S | |
14 - 15 | 23,17 | 29,07 | 34,97 |
15 - 16 | 24,01 | 30,71 | 37,41 |
16 - 17 | 25,44 | 33,10 | 40,75 |
18 - 25 (Người lớn) | 26,68 | 32,83 | 38,99 |
-Test khả năng phối hợp vận động test “Bốn mươi điểm theo vòng tròn”
Sự chuyển động hợp lý và chính xác phụ thuộc vào sự phối hợp vận động, một tố chất quan trọng đối với bất kỳ loại hình vận động nào của con người. Test ” bốn mươi điểm theo vòng tròn” của giáo sư tiến sĩ V.Nêcơraxốp (Liên Xô) được sử dụng để đánh giá khảnăng phối hợp vận động của VĐV
Phương tiện và điều kiện để tiến hành thí nghiệm:
Trước mắt nghiệm thể là một vòng tròn được chia ra làm 8 khoảng đều nhau (hình). Bắt đầu từ khoảng thứ nhất trở đi, nghiệm thể phải chấm vào mỗi khoảng 5 điểm và phải làm thật nhanh. Các nghiệm thể được thử một vài lần và tăng nhịp điệu lên mức tối đa. Khi có hiệu lệnh “bắt đầu” nghiệm thể phải chấm thật nhanh vào các khoảng, mỗi khoảng nhất thiết phải có 5 chấm. Nếu thiếu một chấm trừ 3 điểm. Nếu chấm nằm trên vạch (cũng bị tính là lỗi) cũng phải trừ 2 điểm. Về mặt tốc độ: nếu thực hiện xong công việc với thời gian dưới 10 giấy sẽ không bị trừ điểm. Từ 10 giây trở lên cứ mỗi giây sẽ bị trừ 2 điểm. Thí dụ: sau khi thực hiện xong 40 chấm mất thời gian 16 giây thì bạn bị trừ 12 điểm về mặt tốc độ.
Đánh giá kết quả: 40 điểm, nếu trong mỗi khoảng có đủ 5 chấm và thời gian không quá 10 giây. Nếu bạn bị lỗi bao nhiêu điểm vì chuyển động, thiếu chính xác và quá thời gian quy định thì lấy tổng 40 điểm trừ đi.
Từ 38 điểm trở lên - Khả năng phối hợp vận động rất tốt. Từ 33-37 điểm - Khả năng phối hợp vận động tốt.
Từ 26-32 điểm - Khả năng phối hợp vận động trung bình
Từ 18-25 điểm - Khả năng phối hợp vận động dưới trung bình
Từ 10-17 điểm - Khả năng phối hợp vận động thấp
Kết quả thử nghiệm phụ thuộc vào trạng thái khả năng làm việc của con người và có thể được thay đổi. Vì vậy có thể tiến hành test một vài lần trong mỗi ngày và phải thực hiện một cách có hệ thống. Đây là phương pháp không những chỉ giúp nghiệm thể nghiên cứu tốt hơn các khả năng của mình mà còn đánh giá được tác dụng ảnh hưởng của tập luyện thể thao và các biện pháp chuyên môn nhằm hồi phục khả năng làm việc tới trạng thái của họ.
2.2.6. Phương pháp toán thống kê [44, 72].
Từ các số liệu thu thập được tiến hành xử lý bằng phương pháp toán thống kê qua phần mềm MS.Excel và SPSS.
Thang Z [72]:
Để có cơ sở khoa học và thuận tiện cho việc xác định mức độ thành tích của VĐV đối với từng chỉ tiêu, nhằm đánh giá hình thái, chức năng và thể lực cũng như để so sánh giữa các VĐV với nhau, phục vụ đắc lực cho việc định hướng, tuyển chọn, đào thải hay tiếp tục đào tạo, trong suốt quá trình huấn luyện VĐV chạy cự ly ngắn.
Dựa vào hệ thống các test đánh giá cấu trúc hình thái, chức năng, thể lực cho nữ VĐV Điền kinh chạy 100m cấp cao Việt Nam đã được nghiên cứu phân tích, so sánh và bàn luận ở trên, đề tài tiến hành lập thang Z các test đặc trưng cho đối tượng nghiên cứu ứng thời điểm kiểm tra, với cách tính toán điểm Z theo công thức: (Điểm trung bình của VĐV – điểm chuẩn) / độ lệch chuẩn. Tuy nhiên một vài chỉ số về thành phần cơ thể và hình thái không phải là test, hơn nữa nghiên cứu dùng một vài chỉ số thành phần cơ thể để đánh giá xu hướng phát triển thể hình của VĐV nữ chạy 100m cấp cao Việt Nam xem xét có phù hợp với quy luật phát triển và huấn luyện thể thao, cũng như xem xét sự phát triển có phù hợp với đặc thù môn thể thao chuyên sâu hay không nên không lập thang đánh giá. Việc lập thang đánh giá được tiến hành trên các mặt hình thái, chức năng, thể lực còn lại.
Đồng thời để xác định khả năng đánh giá công trình đã lấy mốc: ± S để xác định thêm tiêu chuẩn xếp loại tốt cho VĐV, như vậy công trình đã 03 mức đánh giá gồm:
Không đạt: < -S hoặc > +S
Đạt: ≥ đến cận +S hoặc < -S đến cận ≤
Tốt: ≥ +S hoặc ≤ -S
2.3. Tổ chức nghiên cứu:
2.3.1. Địa điểm nghiên cứu:
Trường Đại học Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh.
Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
2.3.2. Thời gian nghiên cứu:
Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ 2014- 2020.
2.3.3. Kế hoạch nghiên cứu:
Luận án tiến hành từ tháng 8 năm 2014 tới tháng 12 năm 2020. Lựa chọn hướng nghiên cứu (08-11/2014)
Lựa chọn tên đề tài, xây dựng và bảo vệ đề cương luận án trước hội đồng khoa học (01/02-01/04/2016)
Hoàn thành mục tiêu nghiên cứu 1 (03/2018) Hoàn thành mục tiêu nghiên cứu 2 và 3 (03/2019)
Hoàn thành 3 chuyên đề luận án tiến sĩ và tiểu luận tổng quan (03/2020) Hoàn thành 2 bài báo khoa học (05/2020)
Viết luận án khoa học, trình người hướng dẫn khoa học (03/2020 – 10/2020)
Bảo vệ cấp cơ sở (01/2021)
Hoàn thiện luận án và bảo vệ cấp trường (6-8/2021)
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Xác định các chỉ số, test đánh giá đặc điểm sinh học nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam (về hình thái, chức năng, thể lực, tâm lý, kỹ thuật)
Để xác định các chỉ số, test đánh giá cấu trúc hình thái, chức năng, thể lực, tâm lí của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam, đề tài đã tiến hành theo các bước:
Bước 1: Hệ thống hóa các chỉ số, test đã được sử dụng trong đánh giá hình thái, chức năng, thể lực, tâm lý của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam.
Bước 2: Sơ bộ lựa chọn trên cơ sở các chỉ số, test được tổng hợp để lượt bớt các chỉ số, test có sự trùng lặp không phù hợp với điều kiện thực tiễn trong quá trình nghiên cứu.
Bước 3: Dùng phiếu phỏng vấn, để xin ý kiến của các chuyên gia, các huấn luyện viên, là những nhà chuyên môn đã trực tiếp huấn luyện nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam.
Bước 4: Kiểm nghiệm độ tin cậy (Wilcoxon) giữa hai lần phỏng vấn test.
3.1.1. Hệ thống hóa các chỉ số, test đã được sử dụng trong đánh giá hình thái, chức năng, thể lực, tâm lý của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam
Để hệ thống hóa các chỉ số, test đã được sử dụng trong đánh giá hình thái, chức năng của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam đề tài đã tham khảo và thu thập các ý kiến của các HLV và chuyên gia giàu kinh nghiệm trong công tác huấn luyện và đào tạo VĐV cấp cao. Thông qua các tài liệu tham khảo gồm:
Theo tác giả Krzysztof Maćkała, (2015) [85], “Lựa chọn các yếu tố quyết định đến tăng tốc độ chạy nước rút trong 100m”, tác giả có sử dụng các chỉ số, test đánh giá gồm:
Hình thái: Chiều cao đứng (cm), Cân nặng (kg), dài chân (cm), BMI (kg/m2).
Thể lực: Chạy 10m (s), tần số bước 10m, Chạy 30m (s), tần số bước 30m, Chạy 100m (s), tần số bước 100m, bật xa tại chỗ (cm), tại chỗ bật xa 5 bước (cm), tại chỗ bật xa 10 bước (cm), gánh tạ 1RM (kg).
Theo tác giả Bompa, Tudor, Carrera, Michael (2015) [64], trong quyển “Conditioning Young Athletes”, có sử dụng các bài kiểm tra thể lực cho VĐV Điền kinh chạy 100m gồm: chạy 10m, chạy 20m, chạy 30m, chạy 60m, chạy 80m, chạy 100m, chạy 120m và chạy 200m.
Theo tác giả Gerry Carr, Gerald A. Carr (1999) [78], trong quyển “Nguyên tắc cơ bản của Điền kinh”, sử dụng các bài kiểm tra thể lực đối với VĐV Điền kinh chạy 100m gồm: chạy 50m, 100m, 150m, 200m và 400m.
Theo tác giả Trịnh Hùng Thanh [39], để đánh giá sự phát triển về hình thái của VĐV sử dụng các chỉ số sau:
1. Chiều cao đứng (cm) 2. Nếp mỡ dưới da (mm)
3. Cân nặng (kg) 4. Rộng vai (cm)
5. Chỉ số Quetelet 6. Rộng khuỷu tay (mm)
7. Rộng hộng (cm) 8. Chu vi vòng cẳng tay
9. Dài sải tay (cm) 10. Chu vi vòng cẳng chân (cm)
11. Dài sải tay - cao đứng (cm) 12. Vòng ngực yên tĩnh (cm)
13. Rộng đầu gối (mm) 14. Vòng ngực/Cao đứng
Theo tác giả Trịnh Hùng Thanh, Lê Nguyệt Nga [36], để đánh giá sự phát triển về hình thái - chức năng của VĐV sử dụng các chỉ số sau:
1. Chiều cao đứng (cm) 2. Khối lượng tim (ml)
3. Trọng lượng (kg) 4. Khối lượng tim (ml/kg)
5. Khối lượng không mỡ (kg) 6. Khối lượng máu (ml)
7. Trọng lượng không mỡ (kg) 8. Khối lượng máu (ML/kg) LBM
9. Trọng lượng mỡ (kg) 10. Lượng Hemoglobin (g)
11. Tỷ lệ mỡ (%) 12. VO2 max
Theo tác giả Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Kim Minh, Trần Quốc Tuấn
[49] đã sử dụng các chỉ tiêu và chỉ số để đánh giá về trình độ tập luyện các môn thể thao nói chung cho VĐV gồm:
Về hình thái:
1. Chiều cao đứng (cm) 2. Chỉ số Quetelet
3. Cân nặng (kg) 4. Tỉ lệ mỡ của cơ thể (Fat%)
Về chức năng
1. Dung tích sống (lít)
3. Step - Test Haward
5. Nhịp tim ở trạng thái nghỉ ngơi
7. Huyết học
9. (Test cooper) VO2max
11. Định lượng hormon
2. Công năng tim
4. Thể tích thông khí tối đa
6. Test PWC 170
8. Xét nghiệm men Lactat Dehydrogenase
10. Chỉ số về trao đổi chất và năng lượng của cơ thể lúc nghỉ
12. Các chỉ số điện tâm đồ ở trạng thái nghỉ.
Theo tác giả: Lê Nguyệt Nga (2013) [29], Sách chuyên khảo: Một số cơ sở y sinh học của tuyển chọn và huấn luyện vận động viên. Tác giả đã sử dụng một số test sau:
Về hình thái Về chức năng
1. Chiều cao đứng (cm) 1. Chỉ số công năng tim.
2. Chỉ số Quetelet. 2. Dung tích sống (lít)
3. Vòng ngực/cao đứng.
4. Dài chân B/cao đứng (%)
5. Sải tay đứng (cm).
6. Rộng hông giữa chậu trước trên/rộng vai.
Theo tác giả Trịnh Hùng Thanh, Lê Nguyệt Nga [38], để đánh giá về chức năng của VĐV tác giả sử dụng các chỉ số sau:
1. Test công năng tim 2. VO2max (ml/kg/phút)
3. Test PWC 170 4. Dung tích sống (lít)
5. Test đánh giá khả năng yếm khí 6. Lượng máu tâm thu
7. Test xác định thời gian phản xạ 8. Test Tapping.
9. Test đánh giả sự ổn định cơ quan tiền đình.
Qua tổng hợp các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của các tác giả trong nước và ngoài nước, đồng thời trao đổi trực tiếp với các HLV và các chuyên gia tôi đã thống kê được 21 test về hình thái và 9 test chức năng.
Về hình thái:
1. Chiều cao đứng (cm) 2. Dài chân A/Chiều cao đứng
3. Cân nặng (kg) 4. Dài gân Asin (cm)
5. Chỉ số Quetelet (g/cm) 6. Vòng cổ chân (cm)
7. Dài chân A (cm) 8. Dài cẳng chân A (cm)
9. Dài chân H (cm) 10. Vòng cổ chân/Dài gân Asin.
11. Dài chân B (cm) 12. Chỉ số BMI (kg/m2)
13. Dài chân C (cm) 14. Vòng cẳng chân (cm)
15. Vòng đùi (cm) 16. Dài bàn chân (cm)
17. Dài sải tay - cao đứng (cm) 18. Rộng vai (cm)
19. Tỷ lệ mỡ của cơ thể (Fat%)
20. Đo thành phần cơ thể trên máy Inbody Tamita MC 780MA.
Về chức năng:
21. Phương pháp xác định cấu trúc hình thể Somatotype gồm 10 chỉ số.
1. Công năng tim 2. Thể tích hô hấp
3. Dung tích song (lít) 4. Lưu lượng phút
5. Vo2max (ml/kg/phút) 6. Dung tích sống tương đối
7. PWC170 8. Tần số hô hấp (lần/phút)
9. Wingate: RPP (W/kg); RMCP (W/kg); RFI (W/kg)
Theo quan điểm của tác giả Bùi Trọng Toại, Đặng Hà Việt (2015) [45], trong cuốn giáo trình huấn luyện sức mạnh đưa ra các test đánh giá sức mạnh cho VĐV:
1. Bật xa tại chỗ (cm); 2. Bật xa 3 bước (cm);
3. Bật cao tại chỗ (cm); 4. Biến đổi của bật cao tại chỗ (cm);
5. Chạy tốc độ cao 30m (s); 6. Bật 1 chân 25 (s);
7. Chạy xuất phát thấp 5m (s); 8. Chạy biến hướng (s);