phép toán thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này là phân tích thống kê mô tả và thống kê suy luận (so sánh sự khác biệt, tương quan, hồi quy tuyến tính).
- Cách tiến hành: tiến hành xử lý kết quả nghiên cứu bằng các phương pháp thống kê toán học.
2.2.7.1. Phương pháp phân tích thống kê mô tả
Trong phần này, chúng tôi sử dụng các chỉ số sau:
+ ĐTB cộng (mean) được dùng để tính điểm đạt được của từng nội dung đo và toàn thang đo.
+ Độ lệch chuẩn (Standardizied Deviation) được dùng để mô tả mức độ phân tán hay mức độ tập trung của các câu trả lời được lựa chọn.
+ Tần suất phần trăm các phương án lựa chọn cho từng ý kiến.
2.2.7.2. Phương pháp phân tích thống kê suy luận
+ Phân tích tương quan nhị biến: Để tìm hiểu sự liên hệ bậc nhất giữa các biến số của tinh thần lạc quan và bi quan, chỗ dựa xã hội và kiểu nhân cách với ứng phó stress chúng tôi sử dụng hệ số tương quan Pearson Product Moment. Mức độ liên kết hay độ mạnh của mối liên hệ giữa 2 biến số được đo bởi hệ số tương quan (r). Hệ số này có giá trị từ (-1) đến (+1) cho biết độ mạnh và hướng biến thiên của mối liên hệ đó. Giá trị +(r > 0) cho biết mối quan hệ thuận giữa hai biến số. Giá trị – (r <
0) cho biết mối liên hệ nghịch giữa hai biến số. Khi r = 0 thì hai biến sô không có mối liên hệ. Ở đây, chúng tôi chọn α = 0,05 là cấp độ có ý nghĩa về mặt thống kê. Khi p < 0,05 thì giá trị r được chấp nhận là có ý nghĩa về mặt thống kê cho việc phân tích mối tương quan giữa hai biến số đó.
+ Phân tích hồi quy tuyến tính: Phương pháp này cho ph p xem xét mối quan hệ giữa một biến phụ thuộc và một hay nhiều biến độc lập nhằm xác định sự thay đổi của biến phụ thuộc khi có sự thay đổi của các biến độc lập trên cơ sở nghiên cứu các thông số R2, Beta cùng với giá trị p (được xem là có ý nghĩa thống kê khi p < 0.05). Ta thường dùng hồi quy để dự đoán biến phụ thuộc từ những biến độc lập. Cụ thể trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng ph p hồi quy để dự đoán sự thay đổi cách ứng phó với stress của học sinh THPT (biến số phụ thuộc sẽ thay đổi như
thế nào nếu có sự tác động của các biến độc lập như: chỗ dựa xã hội, tinh thần lạc quan và bi quan, mức độ stress).
+ Phân tích so sánh sự khác biệt: Mục đích của phân tích này nhằm kiểm định sự khác biệt giữa các biến định tính với các biến định lượng.
* Trường hợp biến định tính có 02 giá trị thì kiểm định sự khác biệt bằng phương pháp Independent Samples T-test, quan sát bảng Independent Samples Test:
Nếu sig. Levene’s test nhỏ hơn 0.05 thì phương sai giữa 2 nhóm là khác nhau, sử dụng giá trị sig. T-test ở hàng Equal variances not assumed để kết luận: Giá trị sig. T-test < 0.05: kết luận có sự khác biệt; Giá trị sig. T-test ≥ 0.05: kết luận không có sự khác biệt.
Nếu sig. Levene’s test lớn hơn 0.05 thì phương sai giữa 2 nhóm là không khác nhau, sử dụng giá trị sig. T-test ở hàng Equal variances assumed để kết luận: Giá trị sig. T-test < 0.05: kết luận có sự khác biệt; Giá trị sig. T-test ≥ 0.05: kết luận không có sự khác biệt.
* Trường hợp biến định tính có 03 giá trị thì kiểm định sự khác biệt bằng phương pháp One way Anova, quan sát bảng Test of Homogeneity of Variances, x t sig. của Levene Statistic:
Nếu sig. ở kiểm định này ≥ 0.05, x t tiếp kết quả ở bảng ANOVA. Nếu sig. ở bảng ANOVA < 0.05, kết luận: có sự khác biệt. Nếu sig. ở bảng ANOVA ≥ 0.05, kết luận: không có sự khác biệt.
Nếu sig. ở kiểm định này < 0.05, thì dùng kiểm định Welch, quan sát bảng Robust Test of Equality of Means. Nếu sig. của kiểm định Wech ở bảng Robust Tests0.05, kết luận: có sự khác biệt. Nếu sig. của kiểm định Wech ở bảng Robust Tests ≥ 0.05, kết luận: không có sự khác biệt.
Tiểu kết chương 2
Để đưa ra được những kết luận khách quan và khoa học, đòi hỏi phải lựa chọn các phương pháp nghiên cứu phù hợp với đối tượng, khách thể và điều kiện nghiên cứu. Luận án đã được thực hiện theo một quy trình có tổ chức với 2 giai đoạn (nghiên cứu lí luận và nghiên cứu thực tiễn). Mỗi giai đoạn đều có mục đích, nội dung và cách thức thực hiện rõ ràng. Luận án đã kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài; phương pháp điều tra bằng bảng hỏi để thu thập thông tin về thực trạng ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau; phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp nghiên cứu trường hợp, phương pháp quan sát được sử dụng để kiểm chứng và có thêm thông tin cho phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Cácsố liệu thu về cũng được xử lý và phân tích theo các phương pháp khác nhau như phân tích mô tả đơn biến, đa biến, tương quan pearson, hồi quy... Việc kết hợp thiết kế nghiên cứu định lượng và định tính là cơ sở để có thể nhận được những kết quả nghiên cứu đủ độ tin cậy, khách quan và có giá trị về mặt khoa học.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ ỨNG PHÓ VỚI STRESS CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
CÓ KIỂU NHÂN CÁCH KHÁC NHAU
3.1. Thực trạng về kiểu nhân cách của học sinh trung học phổ thông
3.1.1. Kiểu nhân cách của học sinh trung học phổ thông nói chung
Để khảo sát thực trạng về kiểu nhân cách của học sinh THPT chúng tôi sử dụng trắc nghiệm Big Five Inventory – Short form (BFI –S) của tác giả Frieder R. Lang và đồng nghiệp (2011). Trắc nghiệm gồm 15 câu nhằm tìm hiểu kiểu nhân cách của học sinh THPT. Kết quả xử lý các phiếu điều tra được thể hiện như sau:
Bảng 3.1. Thực trạng kiểu nhân cách của học sinh THPT
Kiểu nhân cách | ĐTB | ĐLC | |
1 | Nhạy cảm | 3,10 | 0,85 |
2 | Hướng ngoại | 3,08 | 0,89 |
3 | Sẵn sàng trải nghiệm | 3,05 | 0,83 |
4 | Dễ mến | 3,60 | 0,80 |
5 | Tận tâm | 3,04 | 0,78 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ứng Phó Với Stress Của Học Sinh Trung Học Phổ Thông Có Kiểu Nhân Cách Khác Nhau
- Một Số Đặc Điểm Của Mẫu Khách Thể Nghiên Cứu
- Phương Pháp Xử Lý Số Liệu Bằng Thống Kê Toán Học
- Thực Trạng Về Cách Ứng Phó Với Stress Của Học Sinh Trung Học Phổ Thông
- Cách Ứng Phó Với Stress Của Học Sinh Thptdưới Góc Độ Khối Lớp
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cách Ứng Phó Với Stress Của Học Sinh Trung Học Phổ Thôngcó Kiểu Nhân Cách Khác Nhau
Xem toàn bộ 239 trang tài liệu này.
Kết quả nghiên cứu từ bảng 3.1 cho thấy, trong 05 kiểu nhân cách thì kiểu nhân cách dễ mến được thể hiện nhiều nhất ở học sinh (ĐTB = 3,60), tiếp đến là kiểu nhân cách nhạy cảm, hướng ngoại, sẵn sàng trải nghiệm và kiểu nhân cách tận tâm được biểu hiện ít nhất (ĐTB = 3,04). Mỗi kiểu nhân cách có đặc điểm đặc trưng riêng:
Kiểu nhân cách dễ mến thường thấy ở những cá nhân ấm áp, đáng tin cậy, vị tha, hào phóng và có tinh thần hợp tác. Họ là những người có sự đồng cảm cao, biết chia sẻ và thấu hiểu cảm xúc của người khác, biết quan tâm đến lợi ích của mọi người. Đây cũng là những cá nhân rất thẳng thắn, lạc quan và luôn tin tưởng rằng bản chất con người là trung thực và đoàn kết.
Kiểu nhân cách nhạy cảm thường có biểu hiện hay nổi nóng, tức giận, bốc đồng nhưng cũng dễ bị lo âu, thất vọng, dễ bị công kích và tổn thương. Kiểu nhân cách này còn được gọi là kiểu cảm xúc không ổn định.
Kiểu nhân cách hướng ngoại thường có tính cạnh tranh cao và rất tích cực tham gia những hoạt động xã hội. Họ là những cá nhân hòa đồng, hoạt ngôn, thích giao lưu và quyết đoán. Những người hướng ngoại rất giàu năng lượng và thường tìm kiếm sự chú ý và thu hút từ người khác.
Kiểu nhân cách sẵn sàng trải nghiệm thường thấy ở những cá nhân rất sáng tạo, có trí tưởng tượng và thẩm m tốt. Họ ưa thích sự đa dạng, tò mò và thích khám phá những cái mới để làm phong phú hơn kinh nghiệm bản thân. Họ cũng rất quan tâm đến những cảm xúc nội tâm và nhạy bén với chúng. Đây cũng được xem là nhóm người có lòng vị tha, bao dung.
Kiểu nhân cách tận tâm được thể hiện ở khả năng làm chủ bản thân và chủ động trong việc lên kế hoạch, tổ chức và thực hiện các mục tiêu. Cá nhân có kiểu nhân cách tận tâm là người có trách nhiệm trong công việc và cẩn trọng khi đưa ra quyết định. Họ là những người có tính kỷ luật cao và nhận thức rất rõ trách nhiệm với bản thân và xã hội.
Có thể biểu diễn thực trạng phân loại kiểu nhân cách của học sinh THPT qua biểu đồ 3.1:
3.6
3.5
3.4
3.3
3.2
3.6
3.1
Kiểu nhân cách
3
2.9
3.1
3.08
3.05
3.04
2.8
2.7
Nhiễu tâm
Hướng ngoại
Sẵn sàng trải nghiệm
Dễ mến
Tận tâm
Biểu đồ 3.1. Thực trạng kiểu nhân cách của học sinh THPT
Khi so sánh kết quả tìm hiểu đặc điểm nhân cách của học sinh THPT với kết quả nghiên cứu tìm hiểu đặc điểm tính cách của những người đầu tuổi trưởng thành là người Việt Nam cùng sử dụng thang đo Big Five Inventory 15 item (BSI
– S) cho thấy có những n t tương đồng: nét nhân cách nổi trội của họ là tính dễ mến với những đặc điểm cơ bản như ở sự vị tha, ấm áp, tốt bụng, đáng tin cậy và có tinh thần hợp tác. Họ là những người có sự đồng cảm cao, biết chia sẻ và thấu hiểu cảm xúc của người khác, biết quan tâm đến lợi ích của mọi người. Đây cũng là những cá nhân rất thẳng thắn, lạc quan và luôn tin tưởng rằng bản chất con người là trung thực và đoàn kết [17]. Khác với kết quả điều tra của chúng tôi, nghiên cứu của Bùi Thị Thúy Hằng và cộng sự (2016) khảo sát trên 633 thanh niên tại 23 tỉnh thành phố trên cả nước qua thang đo NEO - 60VN cho thấy đặc điểm hướng ngoại nổi trội nhất ở thanh niên. Nhạy cảm là đặc điểm ít thấy nhất ở toàn bộ khách thể nghiên cứu [25].
3.1.2. Sự khác biệt về kiểu nhân cách của học sinh trung học phổ thông
3.1.2.1. Sự khác biệt về kiểu nhân cách của học sinh THPT theo giới tính
So sánh các kiểu nhân cách theo giới tính, kết quả nghiên cứu cho thấy, học sinh nữ có kiểu nhân cách nhạy cảm cao hơn học sinh nam, trong khi đó học sinh nam có kiểu nhân cách sẵn sàng trải nghiệm và tận tâm cao hơn học sinh nữ một cách có ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0,05).
Bảng 3.2. Sự khác biệt kiểu nhân cách của học sinh THPT theo giới tính
Kiểu nhân cách | Nam | Nữ | t | p | |||
ĐTB | ĐLC | ĐTB | ĐLC | ||||
1 | Nhạy cảm | 3.02 | 0.90 | 3.17 | 0.81 | -1.99 | 0.04* |
2 | Hướng ngoại | 3.10 | 0.90 | 3.07 | 0.88 | 0.40 | 0.69 |
3 | Sẵn sàng trải nghiệm | 3.13 | 0.85 | 2.98 | 0.81 | 2.07 | 0.04* |
4 | Dễ mến | 3.56 | 0.83 | 3.63 | 0.77 | -0.99 | 0.32 |
5 | Tận tâm | 3.13 | 0.84 | 2.97 | 0.71 | 2.55 | 0.01* |
Ghi chú: *: p<0,05
Kết quả này khá tương tự với nghiên cứu trước đây của tác giả Trương Thị Khánh Hà và Trần Hà Thu (2017) khảo sát trên 344 người Việt Nam đầu tuổi trưởng thành từ 25 đến 40 tuổi cho thấy nữ giới có tính nhạy cảm cao hơn nam giới, trong khi đó nam giới có tính sẵn sàng trải nghiệm cao hơn nữ giới. Điều này có thể do nữ giới có xu hướng phản ứng lại các vấn đề trong cuộc sống nhiều hơn nam giới nên dễ lo lắng và mất bình tĩnh trong những tình huống căng thẳng. Trong khi đó nam giới lại có xu hướng tò mò và thích khám phá những cái mới để làm phong phú hơn kinh nghiệm bản thân. Họ là những cá nhân rất sáng tạo, có trí tưởng tượng và thẩm m tốt. Đồng thời, khi tham gia vào các hoạt động nam giới luôn muốn thể hiện mình là người có trách nhiệm trong công việc và cẩn trọng khi đưa ra quyết định.
4
Có thể biểu diễn qua biểu đồ 3.2:
ĐTB
3.56 3.63
3.5
3.02
3.17
3.1
3.07
3.13
2.98
3.13
2.97
3
2.5
2
1.5
Nam
Nữ
1
0.5
0
Nhạy cảm Hướng ngoại
Sẵn sàng trải nghiệm
Dễ mến
Tận tâm
Biểu đồ 3.2. Sự khác biệt kiểu nhân cách của học sinh THPT theo giới tính
3.1.2.2. Sự khác biệt về kiểu nhân cách của học sinh THPT theo khối lớp
Kết quả nghiên cứu về vấn đề này được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.3. Sự khác biệt kiểu nhân cách của học sinh THPT theokhối lớp
Kiểu nhân cách | Khối lớp 10 | Khối lớp 11 | Khối lớp 12 | f | p | ||||
ĐTB | ĐLC | ĐTB | ĐLC | ĐTB | ĐLC | ||||
1 | Nhạy cảm | 2.98 | 0.85 | 3.09 | 0.83 | 3.23 | 0.88 | 4.20 | 0.02* |
2 | Hướng ngoại | 2.99 | 0.84 | 3.12 | 0.89 | 3.14 | 0.92 | 1.48 | 0.23 |
3 | Sẵn sàng trải nghiệm | 3.08 | 0.82 | 2.93 | 0.87 | 3.15 | 0.80 | 3.54 | 0.03* |
4 | Dễ mến | 3.51 | 0.82 | 3.54 | 0.74 | 3.75 | 0.82 | 5.29 | 0.01* |
5 | Tận tâm | 2.91 | 0.79 | 3.03 | 0.70 | 3.19 | 0.82 | 6.08 | 0.00* |
Ghi chú: *: p<0,05
Chúng ta có thể thấy rõ hơn kết quả này thông qua biểu đồ 3.3:
4
3.75
3.51 3.54
3.5
3.23
2.98 3.09
2.99 3.12 3.14
3.08
2.93
3.15
2.91
3.19
3.03
3
2.5
Khối 10
2
Khối 11
1.5 Khối 12
1
0.5
0
Nhạy cảm Hướng ngoại
Sẵn sàng trải nghiệm
Dễ mến
Tận tâm
Biểu đố 3.3. Sự khác biệt kiểu nhân cách của học sinh THPT theokhối lớp
So sánh theo góc độ khối lớp cho thấy, nhìn chung có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các khối lớp 10, 11 và lớp 12 của học sinh THPT ở các kiểu nhân cách ―nhạy cảm‖, ―sẵn sàng trải nghiệm‖, ―dễ mến‖, ―tận tâm‖ (p < 0,05). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các khối lớp ở kiểu nhân cách hướng ngoại (p
> 0,05). Trong đó, các em học sinh khối lớp 12 có kiểu nhân cách ―nhạy cảm‖, ―sẵn