Phương Pháp Xử Lý Số Liệu Bằng Thống Kê Toán Học 119429


Cuối cùng, bảng hỏi có các câu hỏi nhằm khảo sát những thông tin về nhân khẩu của học sinh như: giới tính, khối lớp, địa bàn, học lực…

2.2.3.3. Cách tíến hành

Để có thể sử dụng phương pháp nghiên cứu điều tra bằng bảng hỏi, chúng tôi đã tiến hành theo các bướcsau:

* Bước 1: Thiết kế bảng hỏi

Bảng hỏi về ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau với các nội dung chính như đã trình bày chi tiết ở phụ lục 1.

* Bước 2: Điều tra thử

Sau khi đã có nội dung bảng hỏi, chúng tôi đã mời 30 em học sinh từ lớp 10 đến lớp 12 ở 2 trường THPT khác nhau trên địa bàn TP. Hà Nội và tỉnh Thanh Hóa làm thử bảng hỏi. Học sinh tham gia với tinh thần tự nguyện.

Mục đích điều tra thử là để các em học sinh cho ý kiến phản hồi về ngôn ngữ sử dụng và kiểm tra thời gian các em làm có phù hợp không. Kết quả cho thấy có 27/30 học sinh từ lớp 10 đến lớp 12 tham gia điều tra thử cho rằng ngôn ngữ sử dụng trong bảng hỏi là phù hợp, các em hiểu được nội dung các mệnh đề và thời gian trả lời khá phù hợp (trung bình từ 25 đến 30 phút). Ba học sinh còn lại thuộc lớp 10, lớp 11 tại TP. Hà Nội cho rằng nội dung bảng hỏi hơi dài, ngôn ngữ sử dụng trong bảng hỏi dễ hiểu.

Với kết quả điều tra thử như trên, chúng tôi thống nhất giữ nguyên nội dung bảng hỏi như thiết kế ban đầu để sử dụng điều tra chính thức.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 239 trang tài liệu này.

* Bước 3: Điều tra chính thức

- Mục đích của điều tra chính thức là nghiên cứu thực trạng cách ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau. Chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến cách ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau.

Ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau - 13

- Mẫu khảo sát chính thức là mẫu thuận tiện, bao gồm học sinh các trường THPT từ lớp 10 đến lớp 12 tại TP. Hà Nội và tỉnh Thanh Hóa.

- Trước khi điều tra chính thức, chúng tôi tiến hành tập huấn cho các điều tra viên. Nội dung tập huấn bao gồm: giới thiệu khái quát về mục đích điều tra; giới


thiệu khái quát về ứng phó với stress của học sinh THPT; lựa chọn thời gian khảo sát; giới thiệu các bước hướng dẫn học sinh trả lời bảng hỏi bao gồm: 1/Giới thiệu về bảng hỏi; 2/ Hướng dẫn học sinh cách trả lời bảng hỏi (Với các câu hỏi về thông tin nhân khẩu, học sinh sẽ đánh dấu X vào ô vuông phù hợp với mình; Với các câu hỏi mệnh đề, mỗi mệnh đề sẽ có 5 mức độ để lựa chọn, học sinh sẽ khoanh tròn vào con số phù hợp với mức độ mà mình lựa chọn; Học sinh hãy lựa chọn phương án trả lời xuất hiện ngay sau khi đọc xong câu hỏi/mệnh đề, không nên trao đổi lẫn nhau hay hỏi câu trả lời từ thầy cô; Điều tra viên không lựa chọn thay học sinh).

- Sau khi tập huấn cho điều tra viên, chúng tôi bắt đầu chính thức tiến hành điều tra tại 4 trường THPT tại TP. Hà Nội và tỉnh Thanh Hóa.

* Bước 4: Kiểm định độ tin cậy (Cronbach’s Alpha) và độ hiệu lực thang đo thông qua phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis - EFA)

Việc kiểm định độ tin cậy và độ hiệu lực của thang đo được thực hiện bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploring Factor Analysis) thông qua phần mềm xử lý SPSS 23.0. Trong đó: Cronbach’s Alpha là ph p kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ (khả năng giải thích cho một khái niệm nghiên cứu) của tập hợp các biến quan sát thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) [55] cùng nhiều nhà nghiên cứu đều đồng ý rằng khi hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị từ 0.6 trở lên là sử dụng được. Về mặt lý thyết, Cronbach’s Alpha càng cao thì càng tốt (thang đo càng có độ tin cậy cao). Tuy nhiên, theo Nguyễn Đình Thọ (2011) [50], nếu Cronbach’s Alpha quá lớn (0.95) thì xuất hiện hiện tượng trùng lặp (đa cộng tuyến) trong đo lường, nghĩa là nhiều biến trong thang đo không có khác biệt gì nhau.

Sau khi có được kết quả hợp lệ từ phân tích hệ số Cronbach’s Alpha, chúng tôi tiếp tục sử dụng phần mềm SPSS 23.0 để tiến hành phân tích nhân tố khám phá (EFA). Điều kiện phân tích thỏa mãn các tiêu chí:

+ Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là một chỉ số dùng để xem x t sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO phải đạt giá trị 0,5 trở lên (0,5 ≤ KMO

≤ 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là phù hợp. Nếu trị số này nhỏ hơn 0.5, thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với tập dữ liệu nghiên cứu.


+Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) dùng để xem x t các biến quan sát trong nhân tố có tương quan với nhau hay không. Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (sig Bartlett’s Test < 0,05), chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố.

Trên cơ sở này, chúng tôi đã tiến hành kiểm định độ tin cậy và độ hiệu lực của các thang đo trong bảng hỏi và thu được kết quả như sau:

(1) Thang đo 5 nhân tố rút gọn (Big Five Inventory – Short form)

Thang đo BFI – S được sử dụng để khảo sát kiểu nhân cách của học sinh THPT cho kết quả: Kiểm định Cronbach’s Alpha = 0,749; Phân tích nhân tố khám phá (EFA): Hệ số KMO = 0,758 và kiểm định Barlett có Sig.= ,000 (< 0,05) cho thấy phân tích EFA là thích hợp.

(2) Bảng kiểm chiến lược ứng phó (Coping Strategies Inventory - CSI)

Hệ số Cronbach’s Alpha của bảng kiểm chiến lược ứng phó α = 0,841; Phân tích nhân tố khám phá EFA cho kết quả: Hệ số KMO = 0,831 và kiểm định Barlett có Sig.= ,000 (< 0,05) cho thấy phân tích EFA là thích hợp.

(3) Thang đo stress (Percieved Stress Scale – PSS)

Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo stress α = 0,598; Phân tích EFA với thang đo stress cho kết quả: Hệ số KMO = 0,710 và kiểm định Barlett có Sig.= ,000 (< 0,05) cho thấy phân tích EFA là thích hợp.

(4) Thang đo chỗ dựa xã hội (The Multidimensional Scale of Perceived Social Support - MSPSS)

Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo chỗ dựa xã hội α = 0,877, trong đó hỗ trợ từ gia đình α = 0,810, hỗ trợ từ bạn bè α = 0,823 và người đặc biệtα = 0.803. Phân tích nhân tố khám phá EFA với thang đo chỗ dựa xã hội cho kết quả: Hệ số KMO = 0,879 và kiểm định Barlett có Sig.= ,000 (< 0,05) cho thấy phân tích EFA là thích hợp.

(5)Thang lạc quan, bi quan (Life Orientation Test – Revised – LOT - R)

Trong nghiên cứu này, kiểm định Cronbach’s Alpha của thang đo lạc quan – bi quan α = 0,571; Phân tích nhân tố khám phá EFA với thang đo lạc quan – bi quan


cho kết quả: Hệ số KMO = 0,710 và kiểm định Barlett có Sig.= ,000 (< 0,05) cho thấy phân tích EFA là thích hợp.

2.2.3.4. Cơ sở đánh giá

Đề tài tiến hành nhằm đánh giá thực trạng cách ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau. Trong đó, sử dụng điểm trung bình cộng để đánh giá là chủ yếu và kết hợp với tổng tỷ lệ phần trăm đạt được ở mỗi ý trả lời. Vì thang đo được sử dụng thống nhất với 5 mức độ nên điểm tối đa là 5, tối thiểu là 1 theo mức độ giảm dần. Với thang điểm này, cách tính điểm chênh lệch của mỗi thang đo là: Lấy điểm cao nhất của thang đo là 5 trừ đi điểm thấp nhất là 1 và chia cho 5 mức độ của thang đo. Điểm chênh lệch của mỗi mức độ là 0.80. Từ đó, đề tài xác định cụ thể khoảng điểm giữa các thang đo như sau:

- Mức độ 1: Rất thấp (ĐTB dưới 1.80)

- Mức độ 2: Thấp (ĐTB từ 1.80 đến cận 2.60)

- Mức độ 3: Trung bình (ĐTB từ 2.60 đến cận 3.40)

- Mức độ 4: Cao (ĐTB từ 3.40 đến cận 4.20)

- Mức độ 5: Rất cao (ĐTB từ 4.20 đến 5.00)

2.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu

2.2.4.1. Mục đích

Thu thập thêm các ý kiến bổ sung của học sinh THPT và giáo viên chủ nhiệm sau khi trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi để làm sáng tỏ thêm các thông tin về thực trạng ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau.

2.2.4.2. Nội dung

Tìm hiểu về một số suy nghĩ, quan điểm, nhận định của học sinh THPT và giáo viên chủ nhiệm về stress trong học tập cũng như trong cuộc sống, cách ứng phó với stress của học sinh THPT như: Stress là gì, biểu hiện và nguyên nhân gây ra stress; Khi bị stress học sinh THPT thường ứng phó như thế nào, có sự khác biệt trong cách ứng phó của học sinh ở các kiểu nhân cách khác nhau về giới tính, khối lớp hay không…


2.2.4.3. Cách tiến hành

Thực hiện hình thức phỏng vấn sâu theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị trước khi phỏng vấn, trước khi tiến hành phỏng vấn sâu, chúng tôi đã chuẩn bị một số nội dung sau:

+ Chuẩn bị trang thiết bị hỗ trợ: máy ghi âm, dụng cụ ghi ch p...

+ Chọn mẫu phỏng vấn: 7 học sinh THPT (hai học sinh lớp 10, hai học sinh lớp 11 và ba học sinh lớp 12 tự nguyện tham gia phỏng vấn) và 2 giáo viên chủ nhiệm lớp (một giáo viên chủ nhiệm lớp 12 và một giáo viên chủ nhiệm lớp 10).

+ Chuẩn bị đề cương phỏng vấn: các câu hỏi phỏng vấn (sắp xếp theo trình tự nội dung phỏng vấn), thời gian phỏng vấn, địa điểm phỏng vấn.

Bước 2: Tiến hành phỏng vấn, khi chính thức tiến hành phỏng vấn chúng tôi thực hiện một số nội dung sau:

+ Liên hệ với người được mời phỏng vấn để thống nhất thời gian và địa điểm phỏng vấn.

+ Khi tiến hành cuộc phỏng vấn phải tuân theo trình tự nhất định: giới thiệu mở đầu, nói rõ về mục đích phỏng vấn, việc tuyệt đối đảm bảo bí mật cá nhân cho người được phỏng vấn; tiến hành phỏng vấn (như một tiến trình giao tiếp tích cực giữa người phỏng vấn và người được phỏng vấn) và kết thúc (để lại ấn tượng tốt đẹp trong người trả lời). Nếu bỏ bất kỳ khâu nào cũng đều ảnh hưởng đến chất lượng thông tin thu thập được.

+ Trong buổi phỏng vấn, người phỏng vấn đảm bảo nội dung hỏi nhưng có thể thay đổi trình tự hỏi các câu hỏi và cách diễn đạt các câu hỏi. Người trả lời phỏng vấn cũng có quyền từ chối trả lời một số câu hỏi hoặc trả lời không theo trình tự câu hỏi của người phỏng vấn.

+ Trong quá trình phỏng vấn, người phỏng vấn có sử dụng một số câu hỏi mang tính triển khai, mở rộng, hoặc đào sâu dành cho mỗi khách thể cụ thể. Phỏng vấn có thể được linh động, mềm dẻo tuỳ theo mạch của câu chuyện của từng khách thể được phỏng vấn. Nội dung chi tiết của mỗi cuộc phỏng vấn sâu có thể thay đổi tuỳ thuộc vào đối tượng và hoàn cảnh của cuộc phỏng vấn.


Bước 3: Sau cuộc phỏng vấn, mặc dù chúng tôi đã ghi âm cuộc phỏng vấn nhưng việc phải dành thời gian để ghi ch p và hệ thống lại nội dung các cuộc phỏng vấn là rất cần thiết. Trong đó cần lưu ý đến một số vấn đề như: Cuộc phỏng vấn diễn ra thế nào (người được phỏng vấn nói nhiều hay ít, hợp tác ra sao); nhận định chung về cuộc phỏng vấn; nhận định chung về người được phỏng vấn (cách trả lời, cách thể hiện, dáng vẻ bề ngoài, cảm xúc...).

2.2.5. Phương pháp quan sát

2.2.5.1. Mục đích

Quan sát trực tiếp hành động, cử chỉ của học sinh, thu thập thêm thông tin về cách ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau biểu hiện trong hoạt động thực tiễn của học sinh.

2.2.5.2. Nội dung

Quan sát học sinh trong quá trình phỏng vấn, làm bài điều tra viết. Ngoài ra còn quan sát trong các hành vi, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ của các em trong giờ học và trong vui chơi nhằm chính xác hóa thêm các tài liệu đã thu được qua các phương pháp trên. Đặc biệt là quan sát những phản ứng của học sinh trước các bài tập, các câu hỏi mà giáo viên đưa ra trong giờ học hay cách ứng phó của học sinh khi gặp phải những tình huống khó khăn.

2.2.5.3. Cách tiến hành

Chúng tôi tiến hành dự giờ một số tiết học của các môn học chính ở các lớp 10, 11 và 12 và ghi chép cẩn thận khi quan sát.

2.2.6. Phương pháp nghiên cứu trường hợp

2.2.6.1. Mục đích

Từ việc tìm hiểu toàn diện đời sống tâm lý của một số trường hợp điển hình để có các kiến giải sâu sắc và chính xác hơn về cách ứng phó với stress của học sinh THPT ở các kiểu nhân cách khác nhau. Kết quả này sẽ bổ sung thêm cho những số liệu thu được từ bảng hỏi; trên cơ sở đó, đề xuất hệ thống các cách ứng phó cụ thể cho từng cá nhân và hệ thống biện pháp ứng phó chung cho học sinh THPT.


2.2.6.2. Nội dung

- Những thông tin cơ bản về học sinh như: họ tên, giới tính, học lớp mấy, học lực.

- Những thông tin về hoàn cảnh gia đình của học sinh như: nghề nghiệp của bố mẹ, mối quan hệ với bố mẹ và và các thành viên khác trong gia đình, cách thức sinh hoạt của gia đình, văn hóa gia đình...

- Những thông tin về các mối quan hệ với bạn bè, thầy cô giáo ở trường của học sinh.

- Những thông tin về cá nhân: nhận thức của học sinh về tình trạng stress của bản thân, kiểu nhân cách của học sinh, thái độ sống của học sinh...

- Những thông tin liên quan đến tình huống stress của học sinh trong học tập cũng như trong cuộc sống (biểu hiện, nguyên nhân gây ra stress và cách ứng phó của học sinh....)

Quá trình nghiên cứu sẽ được ghi ch p lại cẩn thận theo sự đồng ý của khách thể được nghiên cứu. Từ đó, tập trung vào việc mô tả tính chủ thể của học sinh THPT khi ứng phó với những tình huống gây stress, đặc biệt chú ý đến các yếu tố khách quan và chủ quan của học sinh có ảnh hưởng như thế nào đến các cách ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau. Nếu có trường hợp học sinh ứng phó chưa hiệu quả, người nghiên cứu sẽ đưa ra hướng giải quyết giúp học sinh ứng phó hiệu quả hơn với stress.

2.2.6.3. Cách tiến hành

Việc thực hiện nghiên cứu trường hợp được tiến hành theo các bước sau:

- Bước 1: Chuẩn bị trước khi thu thập thông tin

+ Chuẩn bị trang thiết bị hỗ trợ: máy ghi âm, dụng cụ ghi ch p, hình thức trao đổi (trực tiếp hoặc gián tiếp).

+ Chọn mẫu phân tích: chúng tôi lựa chọn 2 học sinh có kiểu nhân cách khác nhau. Tiêu chí lựa chọn học sinh thứ nhất là: Mức độ stress từ 40 điểm trở lên, sử dụng nhiều cách ứng phó tích cực. Tiêu chí lựa chọn thứ hai: Mức độ stress từ 40 điểm trở lên, sử dụng nhiều cách ứng phó tiêu cực.


+ Chuẩn bị đề cương phân tích: các thông tin cần thu thập (sắp xếp theo trình tự nội dung nghiên cứu), thời gian, địa điểm trao đổi nhằm thu thập thông tin.

- Bước 2: Tiến hành thu thập thông tin

+ Liên hệ trước với người được mời tham gia vào nghiên cứu để thống nhất thời gian và địa điểm trao đổi.

+ Khi tiến hành trao đổi phải tuân theo trình tự nhất định: giới thiệu, nói rõ về mục đích nghiên cứu, và tuyệt đối đảm bảo bí mật thông tin cho cá nhân học sinh khi tham gia vào nghiên cứu; tiến hành trao đổi để thu thập thông tin (trao đổi trực tiếp hoặc gián tiếp qua điện thoại, email và kết thúc quá trình trao đổi).

+ Trong quá trình trao đổi, người nghiên cứu phải đảm bảo nội dung nghiên cứu nhưng có thể thay đổi linh hoạt theo diễn biến thông tin mà người được nghiên cứu cung cấp. Người được nghiên cứu cũng có quyền từ chối cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin không theo trình tự người nghiên cứu đưa ra.

+ Trong quá trình trao đổi, người nghiên cứu có thể được linh động, mềm dẻo tuỳ theo mạch thông tin của người được nghiên cứu.

- Bước 3: Phân tích từng trường hợp cụ thể từ thông tin thu được

+ Tổng hợp các thông tin đã thu được về từng trường hợp, phân chia thông tin theo các nội dung nghiên cứu.

+ Phân tích thông tin theo nội dung nghiên cứu nhằm phân tích tính chủ thể của học sinh THPT khi ứng phó với những tình huống stress trong cuộc sống.

+ Phân tích các yếu tố khách quan và chủ quan của cá nhân học sinh.

- Bước 4: Đưa ra hướng giải quyết cụ thể cho từng trường hợp nhằm giúp học sinh ứng phó hiệu quả hơn với stress.

- Bước 5: Đánh giá và viết báo cáo về từng trường hợp.

2.2.7. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

- Mục đích: để khách thể hóa kết quả nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học.

- Nội dung: Số liệu thu được sau khi điều tra chính thức được xử lý chủ yếu bằng phần mềm SPSS, phiên bản 23.0 trong môi trường Windows. Các thông số và

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/11/2024