Lý Thuyết Chung Về Sự Phát Triển Du Lịch Bền Vững


2.1.2. Khái quát về du lịch sinh thái

2.1.2.1. Du lịch

Du lịch là một trong những hiện tượng xã hội và kinh tế quan trọng của thời hiện đại. Kể từ đầu những năm 1900, du lịch như là một hoạt động xã hội, nó chỉ giới hạn đặc quyền cho một số người, tuy nhiên cơ hội tham gia vào du lịch đã ngày trở thành phổ biến (Urry, 1990b).

Giờ đây, du lịch được coi như hoạt động hoà bình lớn nhất của loài người đi qua các ranh giới văn hoá trong lịch sử thế giới (Lett, 1989). Du lịch là một thuật ngữ giải thích đa dạng, với nhiều định nghĩa và mô tả được đề xuất trong các nghiên cứu. Điều này phản ánh một phần tính chất đa ngành của chủ đề, và một phần là bản chất trừu tượng của khái niệm du lịch (Burns & Holden, 1995).

Định nghĩa khởi đầu xuất phát từ từ điển Anh ngữ Chambers dùng để chỉ du lịch là các hoạt động của khách du lịch và những người phục vụ cho họ. Theo đó, Burkhart và Medlik (1981) định nghĩa du lịch theo hai nhóm chính:

Thứ nhất, theo định nghĩa kỹ thuật, du lịch xác định các loại hình du lịch và các hoạt động du lịch khác nhau nhằm cho mục đích thống kê hoặc lập pháp. Theo đó, du lịch của một du khách là hoạt động của họ nhiều hơn 24 giờ ngoài đất nước bình thường của họ cư trú. Mục đích của những người đi du lịch cho giải trí, tạo niềm vui, sức khỏe, công việc hoặc mục đích khác. Du lịch cũng được giới thiệu là hoạt động ở lại một điểm dưới 24 giờ của du khách. Liên hiệp quốc về du lịch vào năm 1963 cũng đưa ra định nghĩa du lịch là hoạt động của bất kỳ người nào đến thăm một quốc gia khác với quốc gia cư trú thông thường vì bất kỳ lý do gì ngoài việc làm nhận lương việc tại quốc gia đó. Định nghĩa kỹ thuật về du lịch chủ yếu nhằm đo lường lưu lượng khách du lịch của một quốc gia.

Định nghĩa thứ hai mang quan điểm nhân chủng học, các nhà nghiên cứu cố gắng đưa ý nghĩa hoặc vai trò của du lịch đối với du khác vào định nghĩa này. Nash (1981) định nghĩa đơn giản du lịch là hoạt động được thực hiện bởi một người nhằm mục đích giải trí. Smith (1989) đưa ra du lịch là hoạt động của người tạm thời nhàn rỗi, tự nguyện đến thăm một địa điểm với mong muốn trải qua một sự thay đổi.


Graburn (1983) nhấn mạnh vai trò chức năng du lịch bởi vì du lịch mang đến cho du khách một trạng thái tinh thần.

Buck (1978) kết luận rằng: du lịch được định nghĩa theo hướng kỹ thuật và theo hướng nhân chủng học, đại diện cho hai thái cực của một định nghĩa liên tục, thống nhất. Nói tóm lại, du lịch là một hiện tượng xã hội liên quan đến sự di chuyển của con người đến các điểm đến khác nhau và chỗ ở tạm thời của họ. Hoạt động của họ gồm những hoạt động tự nguyện mang tính chất bản thân trong nước và quốc tế và những tương tác của bản thân với những người khác. Du lịch là một hiện tượng xã hội được xác định bởi các hoạt động và thái độ của người tham gia có những đặc điểm sau:

(1) Là một hoạt động giải trí, thường gắn liền với việc từ bỏ các thói quen bình thường, mặc nhiên hàng ngày và không liên quan đến hoạt động của công việc mang tính chất được trả tiền.

(2) Là khả năng tham gia vào hoạt động tận hưởng các nền văn hóa.

(3) Là hoạt động được sự hỗ trợ bởi một ngành công nghiệp đa dạng.

(4) Là hiện tượng sinh thái, đòi hỏi một môi trường tự nhiên, xã hội - văn hóa hấp dẫn và sự tương tác đến những môi trường đó.

2.1.2.2. Du lịch sinh thái


Du lịch sinh thái (ecotourism) trên cơ sở kết hợp hai khái niệm ecology và tourism. Trong trường hợp này, từ “eco” có thể được xem xét ở hai khía cạnh: thứ nhất, nền tảng để phát triển du lịch là sinh thái; nhưng mặt khác, nó cũng hàm ý rằng phát triển du lịch phải tốt cho sinh thái. Qua đó cho thấy, hai thành phần này phải có mối quan hệ cộng sinh với nhau (Nguyễn Trọng Nhân và Phan Thành Khởi, 2016).

Theo Wood (1991), du lịch sinh thái là du lịch đến các khu vực còn tương đối hoang sơ với mục đích tìm hiểu về lịch sử môi trường tự nhiên và văn hóa mà không làm thay đổi sự toàn vẹn của các hệ sinh thái. Đồng thời tạo những cơ hội về kinh tế để ủng hộ việc bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích về tài chính cho người dân địa phương (Phạm Trung Lương và cộng sự, 2002).


Backyardnature (2009) cho rằng du lịch sinh thái là một loại hình hoặc một hình thức du lịch bao gồm đi du lịch và khám phá các điểm đến mà không gây tổn hại, hư hỏng hoặc gây ô nhiễm môi trường tự nhiên. Về cơ bản, từ du lịch sinh thái là sự kết hợp của hai từ “sinh thái học” và “du lịch”, khi được sử dụng riêng biệt, các định nghĩa khác nhau. Sinh thái học là nghiên cứu về cách sống và môi trường của chúng tương tác với nhau như thế nào trong khi du lịch đề cập đến việc di chuyển từ nơi này đến nơi khác để khám phá đích đến bằng cách này hay cách khác (trích Dr. Ibun Kombo, 2016).

Trong nghiên cứu của Bùi Thị Minh Nguyệt (2013), du lịch sinh thái là lĩnh vực mới được hình thành từ giữa thập kỷ 90 của thế kỷ XX và đang ngày càng phát triển. Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa có tính hấp dẫn cao, tạo sự thu hút của cộng đồng đến với thiên nhiên và nâng cao trách nhiệm của cộng đồng với thế giới tự nhiên. Đây là một lĩnh vực kinh doanh đầy tiềm năng trên cả góc độ kinh tế và môi trường.

2.1.3. Lý thuyết chung về phát triển du lịch sinh thái


Theo Maleki (1997): Lý thuyết phát triển và du lịch đã phát triển theo những thời điểm tương tự kể từ Thế chiến thứ hai, nhưng vẫn có rất ít công trình nghiên cứu nào kết nối hai lĩnh vực nghiên cứu và du lịch ngày càng là trọng tâm của chính sách phát triển kinh tế ở nhiều vùng và quốc gia. Các địa điểm có thể phát triển và tiếp thị một sản phẩm du lịch, cho dù đó là một di tích lịch sử hoặc văn hoá đặc biệt hoặc một điểm đến đô thị hay nông thôn, có thể tận dụng lợi thế của thị trường này bằng cách thu hút thu nhập từ du khách (Maleki, 1997). Du lịch đang được sử dụng để tạo ra ngoại hối, tăng việc làm, thu hút nguồn vốn phát triển và thúc đẩy nền kinh tế độc lập (Britton, 1982). Những người khác cũng gợi ý rằng du lịch có thể là một trọng tâm cho sự phát triển kinh tế địa phương gắn liền với việc duy trì mô hình du lịch sinh thái (Wilkinson, 1992).

Du lịch sinh thái tạo ra cơ hội mới cho nguồn lao động địa phương ở các vùng xa xôi với điều kiện kinh tế khó khăn và tỷ lệ thiếu việc làm cao. Nói chung, lợi ích


về du lịch sinh thái đem lại thu nhập cho người dân địa phương và sự đầu tư cho du lịch sinh thái không tốn kém (Rahemtulla và Wellstead, 2001).

Ngày nay, các quốc gia có nền kinh tế dựa trên nền công nghiệp du lịch chú trọng nhiều đến các vấn đề môi trường liên quan đến phát triển bền vững. Sự cần thiết của phát triển du lịch sinh thái để duy trì nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện đang là vấn đề cấp bách (Kenan, Okan và Yilmaz, 2011).

Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong quá trình phát triển du lịch sinh thái là một yếu tố quan trọng trong du lịch bền vững và phát triển, và sự tham gia của cộng đồng địa phương phải tự nguyện (Sharpley và Telfer, 2008).

Lợi ích quan trọng của việc tham gia vào du lịch sinh thái bao gồm việc tạo ra công ăn việc làm cho nguồn nhân lực tại chỗ, tạo thu nhập cho người dân và xóa đói giảm nghèo, nền văn hóa địa phương và các nguồn tài nguyên môi trường ít bị ảnh hưởng hơn so với du lịch truyền thống và thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương (Bendick và Egan, 1995, Murphy, và Williams, 1999, Gordon, 2004).

Theo David & Richard (2008), phát triển du lịch sinh thái còn cổ vũ cho sự bảo tồn và cải thiện cũng như việc tạo ra các vườn quốc gia. Tính ưu việt của du lịch sinh thái là ít tác động đến môi trường nhưng hiệu quả kinh tế mang lại thì rất lớn đặc biệt cho các vùng nông thôn vì: “Du lịch sinh thái là du lịch đến các khu vực còn tương đối hoang sơ với mục đích tìm hiểu về lịch sử môi trường tự nhiên và văn hóa mà không làm thay đổi sự toàn vẹn của các hệ sinh thái. Đồng thời tạo những cơ hội về kinh tế để ủng hộ việc bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích về tài chính cho người dân địa phương” (trích Nguyễn Trọng Nhân và Phan Thành Khởi, 2016, trang 94).

Vì vậy, Eagles (2001) cho rằng du lịch sinh thái là một phần của lĩnh vực du lịch bền vững. Vì vậy, du lịch sinh thái được đặt trong một quá trình phát triển một hình thức du lịch bền vững. Du lịch sinh thái là một loại hình cụ thể của ngành du lịch trong khu vực tự nhiên, hỗ trợ bảo tồn thiên nhiên và thúc đẩy tình hình kinh tế- xã hội của các cộng đồng địa phương và người dân nông thôn (Sharpley, 2006). Du


lịch sinh thái được biết đến như một loại hình du lịch bền vững có lợi ích khác nhau cho các cộng đồng và bảo tồn thiên nhiên.

2.1.4. Lý thuyết chung về sự phát triển du lịch bền vững

Butler's (1993) cho rằng phát triển du lịch bền vững là quá trình phát triển và duy trì trong một không gian và thời gian nhất định (ở đó tồn tại cộng đồng, môi trường), thêm nữa sự phát triển sẽ không làm giảm khả năng thích ứng môi trường của con người trong khi vẫn có thể ngăn chặn những tác động tiêu cực tới sự phát triển lâu dài. Đây là quan điểm đã nhận được sự đồng thuận khá cao của các tác giả khác như Murphy (1994), Mowforth và Munt (1998). Trong khi đó, Machado (2003) nhấn mạnh đến tính bền vững của các sản phẩm trong phát triển du lịch, ông cho rằng phát triển du lịch bền vững là quá trình phát triển các sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch, ngành du lịch và cộng đồng địa phương mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai. Nghiên cứu của Tosun (1998a) đề xuất phát triển du lịch bền vững như là một trong những thành phần của phát triển du lịch và nó tạo ra những đóng góp đáng kể hoặc ít hoặc phủ nhận sự duy trì các nguyên tắc của sự phát triển trong một thời kỳ nhất định mà không tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu và mong muốn của thế hệ tương lai. Bổ sung vào quan điểm này, Hens (1998) chỉ ra rằng phát triển du lịch bền vững đòi hỏi sự quan tâm của các bên có liên quan đến việc quản lý các nguồn tài nguyên theo các cách thức khác nhau nhằm khai thác và cung cấp các sản phẩm du lịch đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hóa, đa dạng hệ sinh thái và bảo đảm sự sống cho thế hệ mai sau. Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) định nghĩa “phát triển bền vững trong du lịch là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Sự phát triển này quan tâm đến lợi ích kinh tế, xã hội mang tính lâu dài trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai; cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương” (WTO, 2002).


Để làm rõ hơn khái niệm phát triển du lịch bền vững như đã đề cập ở trên, một số nhà nghiên cứu đã luận bàn đến những tác động của du lịch đến ba phân hệ kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường. Thông qua việc so sánh đánh giá, một bản danh mục các yếu tố được coi là đóng góp và sự phát triển bền vững và không bền vững trong phát triển du lịch được hình thành. Theo Machado (2003), phát triển du lịch sinh thái bền vững sẽ đem lại nhiều ưu điểm hơn so với du lịch không bền vững.

Bảng 2.1. Phát triển du lịch bền vững và phát triển du lịch không bền vững


Các yếu tố đánh giá

Du lịch bền vững

Du lịch không bền vững

Tốc độ phát triển

Chậm

Nhanh

Mức độ kiểm soát

Không

Quy mô

Phù hợp

Không phù hợp

Mục tiêu

Dài hạn

Ngắn hạn

Phương pháp tiếp cận

Theo chất lượng

Theo số lượng

Phương thức

Tìm kiểm sự cân bằng

Tìm kiểm sự tối đa

Đối tượng tham gia

Địa phương

Trung ương

Chiến lược

Quy hoạch trước, triển

khai sau

Không có quy hoạch, triển khai

tùy tiện

Kế hoạch

Theo quan điểm

Theo dự án

Mức độ quan tâm

Toàn bộ

Vùng trọng điểm

Áp lực và lợi ích

Phân tán

Tập trung

Quản lý

Quanh năm, cân bằng

Thời vụ, cao điểm

Nhân lực sử dụng

Địa phương

Bên ngoài

Quy hoạch kiến trúc

Bản địa

Theo thị hiếu của du khách

Maketing

Tập trung, theo đối tượng

Tràn lan

Sử dụng nguồn lực

Vừa phải, tiết kiệm

Lãng phí

Tái sinh nguồn lực

Không

Hàng hóa

Sản xuất tại địa phương

Nhập khẩu

Nguồn nhân lực

Có chất lượng

Kém chất lượng

Du khách

Số lượng ít

Số lượng nhiều

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái tỉnh Tiền Giang - 3


Các yếu tố đánh giá

Du lịch bền vững

Du lịch không bền vững

Học tiếng địa phương

Không

Du lịch tình dục

Không

Thái độ du khách

Thông cảm và lịch thiệp

Không ý tứ

Sự trung thành của du khách

Trở lại tham quan

Không trở lại tham quan

Nguồn: Machado (2003)


Cho đến nay vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau về phát triển du lịch bền vững, vì thế việc đi đến một quan điểm thống nhất là một yêu cầu cấp thiết. Cụ thể, phát triển du lịch bền vững cần hướng tới: (1) đóng góp vào sự thỏa mãn các nhu cầu của du khách và cộng đồng tại một điểm đến nhất định; (2) đóng góp vào việc giảm sự bất bình đẳng và nghèo đói của cộng đồng tại điểm đến nhất định; (3) hỗ trợ cộng đồng tại điểm cảm thấy được tự do, được tiếp cận với các dịch vụ du lịch tốt hơn, giảm các tệ nạn xã hội, duy trì và phát huy được tính đa dạng và bản sắc văn hóa dân tộc, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, giảm tình trạng ô nhiễm môi trường; (4) không chỉ góp phần tăng trưởng kinh tế của quốc gia, khu vực và địa phương mà sự phát triển còn góp phần nâng cao mức độ công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành viên và giữa các thế hệ trong xã hội; (5) không chỉ chú ý đạt được các mục tiêu trên trong một thời kỳ nhất định mà còn không ảnh hưởng đến nhu cầu của thế hệ tương lai.

2.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU


Cơ sở lý thuyết cho mô hình nghiên cứu đề xuất là lý thuyết phát triển du lịch sinh thái.

Cơ sở thực tiễn cho mô hình nghiên cứu đề xuất, đặc biệt là cơ sở cho nội dung của các biến quan sát là đặc điểm của du lịch sinh thái tỉnh Tiền Giang.

Cơ sở thực nghiệm cho mô hình nghiên cứu đề xuất là 05 bài nghiên cứu trước đây (01 bài nghiên cứu nước ngoài và 04 bài nghiên cứu trong nước) có liên quan ở các góc độ và không gian khác nhau, trong đó bài báo: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch sinh thái khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư,


huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang” – Bài nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nhân & Phan Thành Khởi (2016) tại huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, làm cơ sở thực nghiệm cho đề tài. Đồng thời, từ 05 bài nghiên cứu này, tác giả đã đúc kết được các nhân tố có ý nghĩa phổ biến trong các bài nghiên cứu và một số hạn chế của các đề tài để đề xuất mô hình nghiên cứu và phần nào giảm thiểu hạn chế trong nghiên cứu cho đề tài.

Đề tài về sự phát triển du lịch sinh thái trong nước và ngoài nước được sự quan tâm của rất nhiều tác giả. Phần lớn các tác giả dựa trên hiện trạng du lịch sinh thái, sử dụng phương pháp định tính và đề xuất các chính sách, giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái.

Một số bài nghiên cứu định lượng như sau:

2.2.1. Các nghiên cứu có liên quan

(1) Dr. Ibun Kombo (2016), Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái tại Zanzibar

Mô hình nghiên cứu của tác giả gồm 8 biến độc lập như sau:


Giáo dục công chúng Cơ sở hạ tầng

Tính độc đáo của tài nguyên tự nhiên Di sản văn hóa

Vị trí địa lý

Phát triển du lịch sinh thái tại Zanzibar

Lòng hiếu khách của người dân Chiến lược du lịch của chính quyền

Môi trường thiên nhiên


Hình 2.1: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái tại Zanzibar

Nguồn: Dr. Ibun Kombo (2016)

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 29/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí