có tính sẵn sàng trải nghiệm, tận tâm, dễ mến, hướng ngoại sẽ có xu hướng sử dụng chiến lược ứng phó tập trung vào vấn đề, trong khi những người với tính nhạy cảm cao thì thiên về sử dụng các chiến lược ứng phó né tránh [120]. Ngoài ra, tác giả Halil Eksi (2010) đã chỉ ra rằng những người có sự tận tâm cao thì có xu hướng sử dụng các chiến lược ứng phó tự tin, lạc quan và thiên về tôn giáo nhiều hơn, trong khi đó những người có tính hướng ngoại cao hơn thì thiên về sử dụng các chiến lược đối phó tự tin và có xu hướng tìm kiếm các trợ giúp xã hội trong những tình huống căng thẳng [96]. Đây chính là những n t khác nhau chủ yếu của các kiểu nhân cách trong việc lựa chọn các cách ứng phó với stress của học sinh hiện nay.
1.2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau
Khi tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến ứng phó của học sinh khi gặp những tình huống khó khăn trong cuộc sống, tác giả Phan Thị Mai Hương (2007) đã tổng hợp những nghiên cứu trên thế giới và chỉ ra có hai nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến cách ứng phó của trẻ VTN: 1/Những đặc điểm nhân cách (bao gồm yếu tố di truyền; tự đánh giá; lòng tự trọng; mức độ lo lắng; tính lạc quan; sự tin tưởng; mức độ đồng cảm và có trách nhiệm với người khác; có trách nhiệm với bản thân); 2/Các yếu tố xã hội (bao gồm mức độ thành công trong học tập, trong cuộc sống; mức độ thích nghi với stress hằng ngày; chỗ dựa xã hội; trải nghiệm cá nhân...) [32, tr.66].
Tác giả Đinh Thị Hồng Vân (2014) cũng thông qua việc tổng hợp những nghiên cứu có liên quan đến vấn đề này và xác định cách ứng phó với những cảm xúc âm tính trong quan hệ xã hội của trẻ VTN chịu sự tác động của nhiều yếu tố, nhưng có thể khái quát thành hai nhóm là yếu tố xã hội và yếu tố cá nhân. Trong đó các yếu tố cá nhân bao gồm: đánh giá của cá nhân về sự kiện gây ra cảm xúc âm tính; tính lạc quan của cá nhân; tự đánh giá về giá trị bản thân; tính chất, cường độ của các cảm xúc âm tính. Các yếu tố xã hội bao gồm: chỗ dựa xã hội; ảnh hưởng của các tác nhân gây ra cảm xúc âm tính [60].
Gần đây nhất, tác giả Nguyễn Văn Tường (2019) cũng đã nêu ra các yếu tố ảnh hưởng đến ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh THCS bao gồm: Nhóm yếu tố tâm lý cá nhân (1/nhận thức của học sinh về hành vi bạo lực học
đường; 2/tính cách của học sinh; 3/thái độ sống của học sinh). Nhóm yếu tố tâm lí xã hội (1/quan hệ bạn bè của học sinh; 2/cách ứng xử giữa nhà trường, thầy cô và học sinh; 3/cách ứng xử giữa phụ huynh và học sinh) [59].
Dựa trên các nghiên cứu đã trình bầy có đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến ứng phó, tác giả xác định ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau là một quá trình phức tạp. Nó đồng thời chịu ảnh hưởng của khá nhiều yếu tố. Nhìn chung, có thể chia các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi ứng phó thành hai nhóm cơ bản: nhóm các yếu tố khách quan và nhóm các yếu tố chủ quan. Nhóm yếu tố chủ quan bao gồm các yếu tố như: đặc điểm lứa tuổi, giới tính; tinh thần lạc quan
– bi quan; mức độ stress… Nhóm yếu tố khách quan bao gồm các yếu tố như chỗ dựa xã hội và môi trường giáo dục, văn hóa, lịch sử… Trong khuôn khổ của luận án, chúng tôi chỉ đề cập đến sự tác động của 03 yếu tố cơ bản sau: Tinh thần lạc quan – bi quan, mức độ stress và chỗ dựa xã hội (xem sơ đồ 1.5).
Có thể bạn quan tâm!
- Ảnh Hưởng Của Stress Đến Đời Sống Của Con Người
- Ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau - 9
- Ứng Phó Với Stress Của Học Sinh Trung Học Phổ Thông Có Kiểu Nhân Cách Khác Nhau
- Một Số Đặc Điểm Của Mẫu Khách Thể Nghiên Cứu
- Phương Pháp Xử Lý Số Liệu Bằng Thống Kê Toán Học
- Thực Trạng Về Kiểu Nhân Cách Của Học Sinh Trung Học Phổ Thông
Xem toàn bộ 239 trang tài liệu này.
1.2.7.1. Nhóm các yếu tố chủ quan
Khi bị stress, con người không những chịu ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài, của môi trường xã hội, mà còn chịu ảnh hưởng của yếu tố bên trong con người như: tinh thần lạc quan - bi quan, mức độ stress…
(1) Tinh thần lạc quan – bi quan: là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến khả năng ứng phó của cá nhân.Trong đó, tinh thần lạc quan được định nghĩa là: sự mong đợi về kết quả tốt đ p hơn là kết quả xấu s xảy ra khi đối mặt với những vấn đề trong các lĩnh vực quan trọng của cuộc sống (Scheier & Carver, 1985). Các nghiên cứu của Taylor và Aspinwall (1996) và một số tác giả khác đều cho thấy rằng: những cá nhân lạc quan thường là những người đối đầu chủ động và tích cực hơn để vượt qua khó khăn còn những người bi quan dễ đầu hàng và n tránh bằng cách đổ lỗi hay cô lập bản thân (theo Mosher, Prelow, chen và Yackel, 2006). Như vậy, người có tinh thần lạc quan khi đứng trước các tình huống gây căng thẳng họ thường là người có tinh thần trách nhiệm, sử dụng cách ứng phó tích cực chủ động như hành động một cách lí trí, lên kế hoạch, lý giải theo hướng tích cực, tìm kiếm hỗ trợ xã hội… còn người có tinh thần bi quan thì họ là những người trốn tránh trách nhiệm, chọn cách ứng phó tiêu cực, cô lập, đổ lỗi cho bản thân, buông xuôi trước hoàn cảnh, ngại khó,
ngại khổ, không dám vượt qua khó khăn, trông chờ ỷ lại người khác, về lâu dài có thể dẫn đến những lo âu bệnh lý, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng ứng phó của họ.
(2) Mức độ stress của cá nhân: cũng ảnh hưởng đến cách ứng phó của họ. Nghiên cứu của Folkman và Lazarus (1984), cho thấy rằng tình trạng tinh thần được cải thiện khi cá nhân sử dụng chiến lược ứng phó tập trung vào vấn đề và tập trung vào tình cảm. Tác giả Williams và De Lisi (1999), cũng chỉ ra rằng chỉ kiểu ứng phó đối đầu hay tập trung vào vấn đề mới đem lại sự cải thiện sức khỏe tâm lý, trong khi đó, hành vi lảng tránh và chiến lược tập trung vào tình cảm làm cho mức độ stress tăng cao. Coiro, Bettis & Compas (2017) cũng kết luận rằng những cá nhân có chiến lược ứng phó chủ động và tích cực thì có mức độ stress thấp hơn. Ở Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu cũng cho rằng các cách ứng phó hiệu quả có liên quan đến sự điều chỉnh tâm lý tích cực (dẫn theo Đinh Thị Hồng Vân, 2012).
Trên đây là các yếu tố chủ quan cơ bản, ảnh hưởng đến khả năng ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau. Ngoài ra còn một số yếu tố chủ quan khác như: đặc điểm lứa tuổi, giới tính, khí chất, sự đồng cảm, tinh thần trách nhiệm, lòng tự trọng, tự đánh giá về giá trị bản thân…
Mức độ stress
Tinh thần lạc quan - bi quan
Ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau
Chỗ dựa xã hội
Sơ đồ 1.5: Các yếu tố ảnh hưởng đến ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau
1.2.7.2. Nhóm các yếu tố khách quan
Quá trình ứng phó chịu khá nhiều ảnh hưởng của các yếu tố khách quan như chỗ dựa xã hội và môi trường giáo dục, văn hóa, lịch sử… Trong đó:
Yếu tố xã hội (Chỗ dựa xã hội) được định nghĩa là: sự trao đổi nguồn lực giữa người cung cấp và người nhận nhằm làm tăng tình trạng sức khỏe tinh thần của người nhận (Zimet, Dahlem, Zimet & Farley, 1988). Theo tác giả Phan Thị Mai Hương (2007), mỗi cá nhân có thể nhận được sự hỗ trợ từ các chỗ dựa xã hội: gia đình, bạn bè, nghề nghiệp, các tổ chức, tôn giáo, tín ngưỡng… Chỗ dựa xã hội có thể đem đến sự hỗ trợ về mặt công cụ (đưa ra phương hướng để giải quyết vấn đề), vật chất cụ thể (cung cấp đồ dùng), thông tin (cho lời khuyên) hay tình cảm (tạo nên sự an toàn chắc chắn về mặt tâm lý) (dẫn theo Snynder, 2001).
(1) Yếu tố thuộc về gia đình: yếu tố môi trường tâm lý – xã hội của gia đình: gia đình hòa thuận trẻ sử dụng cách ứng phó tích cực, và tìm kiếm giải tỏa những căng thẳng lo âu bằng cách tìm kiếm sự hỗ trợ xã hội; ngược lại, gia đình độc đoán trẻ chọn cách ứng phó lảng tránh, cô lập bản thân; tiêu cực hơn đối với gia đình bất hòa trẻ không dùng bất cứ hình thức nào để ứng phó khiến trẻ càng thêm căng thẳng.
Thái độ của bố mẹ và các thành viên khác trong gia đình với các cách thức mà họ sử dụng để ứng phó ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng ứng phó với stress của học sinh. Cách ứng phó của bố mẹ cũng tác động rất lớn đến cách ứng phó của trẻ nếu cha mẹ chọn cách ứng phó thiếu tính chủ động, bằng lòng với thực tại, thì ít nhiều ảnh hưởng đến trẻ và trẻ sẽ cho rằng đó là cách ứng phó duy nhất. Nếu chọn cách ứng phó tích cực hơn như (chủ động, bình tĩnh suy nghĩ và tìm cách giải quyết…) thì trẻ sẽ noi theo, đó cũng chính là động lực và hành trang cho trẻ bước tiếp những chặng đường đầy những trở ngại và thách thức.
(2) Bạn bè: cũng là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến khả năng ứng phó của học sinh, bởi ở lứa tuổi này, quan hệ bạn bè giữ một vị trí quan trọng trong đời sống của các em. Bạn bè là người để các em tâm sự, trao đổi những suy nghĩ, quan điểm, những tâm tư và tình cảm sâu kín của mình một cách dễ dàng và thoải mái nhất. Khi gặp những khó khăn trong mọi lĩnh vực cuộc sống thì bạn bè, nhất là bạn bè thân, thường là chỗ dựa cho các em, là nơi các em giãi bầy tâm sự, xoa dịu đi những căng thẳng và khó khăn để tìm kiếm những lời khuyên hữu ích và chân thành.
(3) Nhà trường cũng là yếu tố có tác động lớn đến khả năng ứng phó với stress của học sinh. Trong nhà trường, có nhiều người có ảnh hưởng đặc biệt đến cách ứng phó với stress của học sinh như: thầy cô giáo, nhà tư vấn tâm lý… Những người đặc biệt này có thể giúp các em vững vàng, tin tưởng vào năng lực của chính bản thân mình, đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực từ bên ngoài khi đứng trước các tình huống gây stress.
Tác động của nhà trường được thực hiện thông qua vai trò của giáo viên trực tiếp hướng dẫn lớp, qua những hoạt động khá phong phú của lớp, trường như: vui chơi, giải trí, thể dục – thể thao…. Nếu giáo viên và nhà trường tạo được môi trường thân thiện, gắn kết các học sinh trong lớp, trường, tổ chức những hoạt động vui tươi, lành mạnh, thu hút được sự tham gia của học sinh thì sẽ giúp các em giảm bớt đi nhũng áp lực căng thẳng trong cuộc sống. Qua đó, nhằm quan tâm, theo dõi, giúp đỡ học sinh kịp thời khi các em gặp những khó khăn, căng thẳng có thể giải quyết thông qua các qu học bổng, kêu gọi sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm…. sẽ giúp các em cảm thấy tinh thần phấn chấn, vui vẻ, lạc quan và nhận thấy rằng cuộc sống có ý nghĩa hơn, bớt đi những suy nghĩ tiêu cực và tìm cách giải quyết vấn đề một cách hợp lý hơn.
Quan hệ giáo viên – học sinh đóng vai trò đặc biệt quan trọng, tác động đến nhiều mặt, từ hứng thú của học sinh đối với môn học, sự cố gắng của học sinh trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập đến kết quả học tập; từ sự thích ứng của học sinh đối với môi trường mới, đến quyết định tiếp tục cố gắng vượt qua khó khăn để hoàn thành việc học hay bỏ học… Trong công trình của mình, Goodwin (2006) cho thấy nhiều học sinh chỉ nhờ gặp được một giáo viên tận tâm, hiểu và thông cảm với mình mà đã kiên trì theo đuổi và đạt được thành công trong học tập. Ngược lại, cũng chỉ vì gặp phải giáo viên không có trách nhiệm trong chuyên môn, lạnh lùng trong quan hệ mà học sinh bỏ môn học, thậm chí bỏ học và kiên quyết không bao giờ giới thiệu người thân, bạn bè vào trường đó học.
Như vậy, mỗi yếu tố nêu trên đều có vai trò và ảnh hưởng khác nhau đến khả năng ứng phó của học sinh, nhất là trong quá trình tác động đến học sinh, giúp cho họ vượt qua được những nghịch cảnh và có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Tiểu kết chương 1
Thông qua việc tìm hiểu lý luận về ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau, luận án đã xác định được một số vấn đề lý luận cơ bản làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng như: ứng phó, stress, ứng phó với stress, học sinh THPT, kiểu nhân cách, ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau. Đặc biệt, luận án đã xác định được khái niệm công cụ: ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau, từ đó cụ thể hóa các chỉ báo và xây dựng bảng hỏi khảo sát thực trạng. Trong đó, ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau là những phản ứng có ý thức, gắn với đặc điểm nhân cách riêng của mỗi học sinh, được biểu hiện thông qua suy nghĩ, cảm xúc và hành động khi học sinh gặp phải những tình huống gây mệt mỏi, căng thẳng hoặc những tình huống vượt quá khả năng của các em, buộc học sinh phải nỗ lực để giải quyết.
Ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau gồm có 8 cách ứng phó khá phổ biến được biểu hiện thông qua suy nghĩ, cảm xúc và hành động, cụ thể như sau: cấu trúc lại nhận thức, đổ lỗi cho bản thân, mơ tưởng, bộc lộ cảm xúc, tìm kiếm hỗ trợ xã hội, giải quyết vấn đề, lảng tránh vấn đề và cô lập bản thân. Trong đó, ở mỗi kiểu nhân cách khác nhau thì có có cách ứng phó với stress khác nhau.
Có nhiều yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến quá trình ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chú trọng đến ảnh hưởng của tinh thần lạc quan - bi quan, mức độ stress và chỗ dựa xã hội (gia đình, bạn bè, môi trường học tập trong nhà trường…) tới các cách ứng phó của học sinh.
CHƯƠNG 2
TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Tổ chức nghiên cứu
2.1.1. Các giai đoạn nghiên cứu
Để thực hiện luận án này chúng tôi tiến hành theo hai giai đoạn: Giai đoạn nghiên cứu lí luận và Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn.
2.1.1.1. Giai đoạn nghiên cứu lí luận (từ tháng 11/2018 đến tháng 03/2020)
a. Mục đích nghiên cứu
- Xây dựng khung lí thuyết cho vấn đề nghiên cứu, từ đó xác định quan điểm chủ đạo của luận án trong việc nghiên cứu những vấn đề về cách ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau.
- Xác định địa bàn và mẫu nghiên cứu.
b. Nội dung nghiên cứu
- Khái quát những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến ứng phó với stress; kiểu nhân cách và mối quan hệ giữa kiểu nhân cách và cách ứng phó với stress. Trên cơ sở đó chỉ ra rằng, vấn đề ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau là khoảng trống, chưa được quan tâm đúng mức.
- Xây dựng cơ sở lí luận về ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau.
- Xác định nội dung nghiên cứu thực tiễn.
c. Cách thức thực hiện
- Nghiên cứu các văn bản, tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Lấy ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý học, giáo dục học… để làm rõ thêm các nội dung nghiên cứu.
d. Kết quả nghiên cứu
- Đề cương nghiên cứu ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau.
- Chuyên đề tổng quan vấn đề nghiên cứu.
- Đề cương xin ý kiến của các chuyên gia.
- Chuyên đề cơ sở lí luận về vấn đề nghiên cứu.
2.1.1.2. Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn (từ tháng 04/2020 đến tháng 12/2021)
a. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau; Chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng ứng phó với stress của các em học sinh. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp giúp học sinh THPT ở các kiểu nhân cách khác nhau tăng khả năng kiểm soát và ứng phó hiệu quả với stress.
b. Nội dung nghiên cứu
- Xây dựng bảng hỏi về ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau.
- Thu thập số liệu về thực trạng ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau.
- Xử lý dữ liệu thu được từ khảo sát thực tiễn.
- Phân tích thực trạng ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng ứng phó với stress của học sinh THPT ở các kiểu nhân cách khác nhau.
- Trên cơ sở những dữ liệu thu được từ khảo sát thực tiễn và nghiên cứu lí luận, chúng tôi đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau.
- Chỉnh sửa luận án theo góp ý của các hội đồng tư vấn, hội đồng cấp cơ sở và hội đồng cấp nhà nước.
c. Cách thức thực hiện
- Tập huấn cho điều tra viên khi hướng dẫn học sinh thực hiện bảng hỏi về ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau.
- Tiến hành cho học sinh làm bảng hỏi về ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau.
- Thu bảng hỏi và phân loại, ghi mã số phiếu.
- Nhập dữ liệu từ những bảng hỏi hợp lệ vào phần mềm SPSS phiên bản 23.0.