Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cách Ứng Phó Với Stress Của Học Sinh Trung Học Phổ Thôngcó Kiểu Nhân Cách Khác Nhau



=0,23; p <0,01) và ―cô lập bản thân‖ (r = 0,21; p <0,01). Điều này có nghĩa là những học sinh có nét nhân cách lo âu, buồn rầu và căng thẳng ở cường độ cao có khuynh hướng sử dụng các cách ứng phó kém hiệu quả như đổ lỗi cho bản thân mình hay né tránh giao tiếp với mọi người xung quanh thay vì tìm mọi cách để giải quyết vấn đề cũng như tìm các chỗ dựa xã hội tin cậy để sẻ chia. Kết quả nghiên cứu này khá tương đồng với kết quả nghiên cứu của Atefe Karimzade (2011) khi cho rằng tính nhạy cảm tương quan nghịch với phong cách ứng phó tập trung vào vấn đề và tương quan thuận với phong cách ứng phó tập trung vào cảm xúc tiêu cực [62].

Kết quả hiển thị ở bảng 3.8 cho thấy, kiểu nhân cách hướng ngoại có tương quan thuận với các cách ứng phó ―tìm kiếm hỗ trợ xã hội‖ (r = 0,33; p < 0,01), ―giải quyết vấn đề‖ (r = 0,28; p <0,01) và ―bộc lộ cảm xúc‖ (r = 0,21; p < 0,01). Như vậy chúng ta nhận thấy rằng, những học sinh có tính hòa đồng, thích giao lưu và rất tích cực tham gia những hoạt động xã hội thường sử dụng các cách ứng phó được cho là hiệu quả và mang tính hiện thực hơn. Đứng trước những áp lực stress trong cuộc sống, những học sinh có nét nhân cách này luôn luôn nỗ lực, kiên trì, tìm mọi cách để giải quyết vấn đề và cải thiện tình hình mà họ đang gặp phải. Họ thường bộc lộ tâm trạng của mình bằng cách giải tỏa cảm xúc ra bên ngoài và chia sẻ với những người mà mình tin cậy. Trong cuộc phỏng vấn mà chúng tôi tiến hành, học sinh THPT cho rằng khi tâm trạng quá lo âu, họ thường ―khóc‖, ―h t to‖ sẽ giúp giảm thiểu stress rất cao.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu còn cho thấy kiểu nhân cách hướng ngoại có tương quan nghịch với cách ứng phó ―cô lập bản thân‖ (r = -0,18; p < 0,01). Điều này có nghĩa là những học sinh có tính cách hòa đồng, thích giao lưu và rất tích cực tham gia những hoạt động xã hội sẽ không lảng tránh, gặp gỡ giao tiếp với mọi người và thu mình lại khi gặp stress.

Khi x t hệ số Pearson giữa thang kiểu nhân cách và cách ứng phó, chúng tôi nhận thấy kiểu nhân cách sẵn sàng trải nghiệm có tương quan thuận với các cách ứng phó hiệu quả như ―giải quyết vấn đề‖ (r = 0,37; p <0,01), ―cấu trúc lại nhận thức‖ (r = 0,22; p <0,01), ―bộc lộ cảm xúc‖ và ―tìm kiếm hỗ trợ xã hội‖ (r = 0,11; p



<0,01). Điều này cho thấy rằng, những học sinh có xu hướng sáng tạo, thích sự độc đáo và dễ dàng chấp nhận những ý tưởng mới thường đương đầu với các tác nhân, cải tạo hoàn cảnh, thay đổi cách ứng xử suy nghĩ của mình với hoàn cảnh nên có thể tăng khả năng kiểm soát stress, những học sinh có kiểu nhân cách này thường đối diện với hoàn cảnh khó khăn và tìm mọi cách để giải quyết vấn đề mà họ đang gặp phải.

Ngoài ra, hệ số Pearson trong nghiên cứu này còn chỉ ra mối tương quan thuận giữa kiểu nhân cách sẵn sàng trải nghiệm với các cách ứng phó kém hiệu quả như

―đổ lỗi bản thân‖ (r = 0,17; p <0,01), ―cô lập bản thân‖ (r = 0,14; p <0,01) và ―mơ tưởng‖ (r = 0,12; p <0,01). Kết quả này cho thấy, khi gặp những biến cố xảy ra trong cuộc sống thì những học sinh có kiểu nhân cách này còn chọn cách đổ lỗi cho chính mình hay né tránh giao tiếp với mọi người để thoát khỏi tình trạng stress của bản thân. Điều này khiến họ không thể tìm ra tác nhân thực sự của tình trạng stress để tìm cách tháo gỡ mà ngược lại chính việc dằn vặt, thất vọng về bản thân lại trở thành một tác nhân gây stress mới.

Đồng thời, trong nghiên cứu này chúng tôi tìm thấy mối tương quan thuận giữa kiểu nhân cách dễ mến với các cách ứng phó như ―giải quyết vấn đề‖ (r = 0,31; p <0,01), ―tìm kiếm hỗ trợ xã hội‖ (r = 0,27; p <0,01), ―cấu trúc lại nhận thức‖ (r = 0,24; p <0,01) và ―bộc lộ cảm xúc‖ (r = 0,12; p <0,01). Điều này có nghĩa là những học sinh có tính cách vị tha, ấm áp, tốt bụng, đáng tin cậy và thấu hiểu cảm xúc của người khác thường lựa chọn các cách ứng phó tích cực để làm giảm thiểu đi sự căng thẳng của mình.

Tuy nhiên, kết quả khảo sát còn cho thấy học sinh có kiểu nhân cách dễ mến còn sử dụng các cách ứng phó kém hiệu quả như ―đổ lỗi bản thân‖, ―mơ tưởng‖ và

―lảng tránh vấn đề‖. Những cách ứng phó này được xem là hạ thấp khả năng ứng phó của cá nhân mặc dù rằng nó có thể giúp giảm nhẹ tạm thời mức độ stress; tuy nhiên, nếu kéo dài nó sẽ khiến mức độ stress thêm trầm trọng vì không loại bỏ được tác nhân gây stress (Tobin và các cộng sự, 1988). Như vậy, có thể kết luận rằng, khác với việc chấp nhận thực tế và nhận trách nhiệm một cách tích cực, các cách



ứng phó này khiến học sinh có kiểu nhân cách dễ mến thu mình lại, dồn n n cảm xúc vào bên trong và trốn tránh với thực tế. Điều này khiến tình trạng stress càng trầm trọng.

Cuối cùng, hệ số Pearson chỉ ra mối tương quan thuận giữa kiểu nhân cách tận tâm với các cách ứng phó ―giải quyết vấn đề‖ (r = 0,35; p <0,01), ―tìm kiếm hỗ trợ xã hội‖ (r = 0,21; p <0,01), ―cấu trúc lại nhận thức‖ (r = 0,18; p <0,01) và ―bộc lộ cảm xúc‖ (r = 0,11; p <0,01). Điều này phần nào cho thấy, những học sinh có kiểu nhân cách tận tâm khi đứng trước các tình huống gây căng thẳng thì họ thường là người có tinh thần trách nhiệm, sử dụng cách ứng phó tích cực chủ động như hành động một cách lí trí, lên kế hoạch, lý giải theo hướng tích cực, tìm kiếm hỗ trợ xã hội…

Bên cạnh đó chúng tôi còn tìm thấy mối tương quan thuận giữa cách ứng phó

―lảng tránh vấn đề‖ với kiểu nhân cách tận tâm. Kết quả này cho thấy những học sinh có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc thì việc lảng tránh thành công giúp cá nhân mất ít năng lượng thần kinh và tinh thần hơn và hiệu quả ngắn hạn này rất quan trọng để tạo bước đệm cho họ tiến hành các hành vi ứng phó tích cực mang tính dài hạn hơn. Tuy nhiên, cách ứng phó này chỉ thực sự có ý nghĩa khi cá nhân phải trực tiếp đối đầu để loại bỏ triệt để, thay đổi hoặc cải thiện tình hình xảy ra bất chấp kết quả đó là thành công hay thất bại (Chesney và các cộng sự, 2006).

Như vậy, giữa kiểu nhân cách và cách ứng phó với stress của học sinh THPT có mối liên hệ với nhau và tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó, học sinh THPT có các kiểu nhân cách khác nhau thì cách thức ứng phó với stress cũng có sự khác biệt. Cụ thể như: kiểu nhân cách nhạy cảm có khuynh hướng sử dụng các cách ứng phó như ―đổ lỗi cho bản thân‖, ―mơ tưởng‖ và ―cô lập bản thân‖; kiểu nhân cách hướng ngoại thì thường sử dụng cách ứng phó ―tìm kiếm hỗ trợ xã hội‖; kiểu nhân cách sẵn sàng trải nghiệm thì thường chọn cách ứng phó ―giải quyết vấn đề‖ hơn kiểu nhân cách dễ mến và tận tâm... Đó là những nét khác nhau chủ yếu của các kiểu nhân cách trong cách ứng phó với stress của học sinh THPT hiện nay.



Kết quả trên một lần nữa gợi ý cho các nhà nghiên cứu tương lai cần sử dụng những thang đo khác cụ thể để khẳng định rõ hơn nội hàm và mối tương quan giữa kiểu nhân cách và các cách ứng phó với stress.

3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến cách ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thôngcó kiểu nhân cách khác nhau

3.4.1. Mối quan hệ giữa cách ứng phó với stress và một số yếu tố liên quan

3.4.1.1. Mối quan hệ giữa cách ứng phó với stress và chỗ dựa xã hội

Kết quả điều tra từ bảng 3.9 cho thấy học sinh THPT có chỗ dựa xã hội tương đối khá vững chắc (18,55/26,25).Trong đó,chỗ dựa bạn bè của học sinh THPT chiếm điểm số cao hơn chỗ dựa gia đình và người đặc biệt (11,2 so với 3,71 và 3,60). Kết quả nghiên cứu thể hiện khá rõ n t đặc trưng của người Á Đông khi coi sự cố kết bạn bè là khá quan trọng giúp học sinh trao đổi về những khó khăn trong học tập và cuộc sống [45]. Điều này cho thấy, đây quả thật là lứa tuổi thường xem trọng bạn bè trong các hoạt động sinh hoạt, lao động, học tập của họ.

Ngoài hỗ trợ từ bạn bè, kết quả khảo sát còn cho thấy học sinh THPT còn nhận được nhiều hỗ trợ từ phía gia đình và những người đặc biệt khác. Đây thực sự là những điểm tựa vững chắc cho học sinh khi đối mặt với các tác nhân gây stress và làm tăng khả năng ứng phó của họ trong đời sống.

Bảng 3.9. Các chỗ dựa xã hội


Các ch ựa hội

ĐTB

ĐLC

Min

Max

Bạn

11,2

2,66

3,3

16,3

Gia đ nh

3,71

0,82

1

5

Người đặc biệt

3,60

0,86

1

5

Chung

18,55

3,68

7,50

26,25

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 239 trang tài liệu này.

Ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau - 17

Nhằm đánh giá chất lượng và hiệu quả của chỗ dựa xã hội, chúng tôi tiến hành phân tích mối quan hệ giữa chỗ dựa xã hội và các cách ứng phó với stress của học sinh. Kết quả hiển thị ở bảng 3.10 cho thấy, nhìn chung, chỗ dựa xã hội có hệ số tương quan thuận với các cách ứng phó hiệu quả như “tìm kiếm hỗ trợ xã hội”,



“cấu trúc lại nhận thức”, “giải quyết vấn đề” “bộc lộ cảm xúc”. Trong đó, chỗ dựa xã hội tương quan thuận nhiều nhất với cách ứng phó “tìm kiếm hỗ trợ xã hội‖ (r = 0,57; p<0,01). Điều này có nghĩa là khi chỗ dựa xã hội càng cao thì sự tìm kiếm hỗ trợ xã hội càng lớn và ngược lại. Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy rằng, những học sinh có chỗ dựa xã hội vững chắc thường tìm đến các nguồn hỗ trợ xã hội khi gặp stress trong cuộc sống. Quan trọng hơn, kết quả này còn cho thấy khả năng huy động, tận dụng nguồn lực xã hội khi gặp các sự kiện gây stress của học sinh là khá cao. Điều này có ý nghĩa đặc biệt to lớn bởi dù sẵn có nguồn lực bên mình nhưng nếu không biết cách huy động thì cũng không mang lại lợi ích gì cho bản thân.

Bảng 3.10. Hệ số tương quan giữa chỗ dựa xã hội và các cách ứng phó với stress của học sinh THPT

Các ch dựa

xã hội


1


2


3


4


5


6


7


8

Bạn bè

0,29**

-0,01

0,07

0,21**

0,53**

0,17**

0,16**

-0,15**

Gia đình

0,23**

-0,06

0,09*

0,09*

0,32**

0,23**

0,16**

-0,20**

Người đặc biệt

0,25**

0,08

0,17**

0,19**

0,48**

0,20**

0,14**

-0,11**

Chung

0,32**

-0,00

0,11**

0,22**

0,57**

0,22**

0,18**

-0,18**

Ghi chú: *: Tương quan nhị biến có ý nghĩa ở mức0.05

**: Tương quan nhị biến có ý nghĩa ở mức 0.01

1. Cấu trúc lại nhận thức 5. Tìm kiếm hỗ trợ xã hội

2. Đổ lỗi bản thân 6. Giải quyết vấn đề

3. Mơ tưởng 7. Lảng tránh vấn đề

4. Bộc lộ cảm xúc 8. Cô lập bản thân

Kết quả khảo sát của chúng tôi tương đồng với các kết quả nghiên cứu của Firth (1989), Barbara và các cộng sự (2004), Nguyễn Phước Cát Tường (2010). Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng chỗ dựa bạn bè và những người đặc biệt khác như thầy cô, người yêu… có quan hệ thuận với việc sử dụng cách ứng phó “tìm kiếm hỗ trợ xã hội” nhiềuhơn là chỗ dựa gia đình (r = 0,53; r = 0,48 > r = 0,32; p<0,01) . Chúng ta có thể lý giải điều này như sau: Ở lứa tuổi thanh niên, học sinh chịu ảnh



hưởng rất nhiều từ bạn bè và người yêu. Sự chia sẻ, tâm sự, học hỏi và lắng nghe lời khuyên giữa những người đồng trang lứa thường thuận lợi hơn nhiều bởi họ có chung các đặc điểm tâm lý và cùng đối mặt với các khó khăn giống nhau. Hơn nữa, tác nhân chủ yếu gây stress cho học sinh nói chung và học sinh THPT nói riêng đa phần là những sự kiện liên quan đến học tập, vì thế học sinh thường tìm kiếm sự hỗ trợ của bạn bè và thầy cô nhiều hơn là gia đình (Firth, 1989). Qua phỏng vấn sâu cho thấy: “Mỗi khi gặp vấn đề nào đó không thể giải quyết em thường tìm đến bạn thân để trò chuyện và xin lời khuyên từ bạn, chính những lời khuyên của bạn đã giúp em tìm ra được hướng đi và đặc biệt mọi căng thẳng, mệt mỏi bay đi mất” (N.P.H, lớp 12).

Kết quả ở bảng 3.10 cũng chỉ ra rằng chỗ dựa bạn bè, gia đình và những người đặc biệt khác đều có mối tương quan thuận với cách ứng phó ―cấu trúc lại nhận thức‖. Hệ số tương quan chung (r = 0,32; p<0,01) cho ph p chúng ta kết luận rằng những học sinh có chỗ dựa xã hội tốt và vững vàng dễ có khả năng lý giải sự kiện gây căng thẳng theo chiều hướng tích cực hơn. Điều này cho thấy sự sẻ chia và lắng nghe lời khuyên của những người khác, đặc biệt là bạn bè, những người đặc biệt và gia đình đã giúp học sinh nhìn nhận vấn đề một cách lạc quan hơn, biết lường trước các khó khăn và chấp nhận thực tế. Như vậy, vai trò của chỗ dựa xã hội một lần nữa được khẳng định trong việc hỗ trợ cá nhân đương đầu với stress.

Chỗ dựa xã hội không chỉ giúp học sinh nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng tích cực mà còn hỗ trợ các phương tiện vật chất và tinh thần cần thiết để học sinh giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Hệ số tương quan chung (r = 0,22; p<0,01) cho thấy rằng những học sinh có chỗ dựa xã hội vững vàng khi gặp khó khăn, căng thẳng có thể sử dụng loại ứng phó ―giải quyết vấn đề” nhiều hơn. Kết quả này tương đồng với các nghiên cứu của Firth (1989), Barbara và các cộng sự (2004). Có thể nói rằng, chỗ dựa xã hội đã giúp học sinh nâng cao năng lực ứng phó của bản thân, giúp họ trở nên bản lĩnh hơn để trực tiếp đương đầu, loại bỏ các tác nhân gây stress. Đây có lẽ mới là sức mạnh cao nhất của chỗ dựa xãhội.

Ngoài ra, hệ số Pearson cho thấy chỗ dựa xã hội có mối tương quan thuận với cách ứng phó “bộc lộ cảm xúc”, khác với nghiên cứu của Nguyễn Phước Cát



Tường (2010). Điều này có thể cho thấy những học sinh có chỗ dựabạn bè, gia đình và người đặc biệt vững chắc đã sẵn sàng chia sẻ cảm xúc và tâm trạng của mình ra bên ngoài. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi nó tránh được khả năng xảy ra trầm cảm khi cá nhân tự rút lui và âm thầm chịu đựng trạng thái căng thẳng một mình.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu còn cho thấy chỗ dựa xã hội có tương quan nghịch với cách ứng phó ―cô lập bản thân‖. Những học sinh có chỗ dựa xã hội vững vàng đã không lảng tránh gặp gỡ mọi người, thu mình lại khi gặp stress. Chính chỗ dựa xã hội đã giúp học sinh cởi mở, nhìn nhận vấn đề một cách thực tế hơn để giải quyết vấn đề; mặt khác, giúp học sinh dám đối diện thực tế để cải tạo tác nhân gây stress theo chiều hướng có lợi.

Nhìn chung, có thể nhận định rằng việc có được chỗ dựa đáng tin cậy, cung cấp từ vật chất đến tinh thần đã giúp học sinh có thêm sức mạnh nội lực để nâng cao khả năng ứng phó với stress. Tuy nhiên, không tương đồng với các nghiên cứu của Mosher, Prelow, Chen và Yackel (2006), nghiên cứu này cho thấy chỗ dựa xã hội có mối tương quan thuận với cách ứng phó ―mơ tưởng‖ (r = 0,11; p<0,01). Như vậy, kết quả khảo sát này chỉ ra rằng những học sinh có nhiều chỗ dựa xã hội vẫn sử dụng cách ứng phó k m hiệu quả. Một số nhà nghiên cứu khác cho rằng có quá nhiều sự hỗ trợ xã hội có thể khiến cá nhân sử dụng thử nghiệm đủ loại ứng phó, vừa hiệu quả, vừa không hiệu quả bởi lúc đó họ nhận rất nhiều lời khuyên và không biết lời khuyên của ai là hợp lý (dẫn theo Taylor, 1998). Điều này khiến chúng ta cần phải quan tâm đến chất lượng thực sự của chỗ dựa xã hội. Chỉ những chỗ dựa xã hội giàu trải nghiệm, được trang bị các kiến thức liên quan đến stress và có khả năng khống chế stress đó thì mới thực sự tạo được nội lực ứng phó cho học sinh thông qua việc rèn luyện cho họ một số k năng ứng phó nhất định. Kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò và chức năng của các nhà tham vấn - một chỗ dựa xã hội đáng tin cậy cần được học sinh, giáo viên và các bậc phụ huynh… nhận thức một cách đúng đắn và đầy đủ hơn.



3.4.1.2. Mối quan hệ giữa cách ứng phó stress và tinh thần lạc quan

Kết quả khảo sát cho thấy, nhìn chung học sinh THPT có tổng điểm tính lạc quan ở mức cao theo thang đo mà Sheier và Carver (1985) đề xuất. Với số điểm thang lạc quan lớn hơn thang bi quan (ĐTB = 3,89 > 3,08) và với 96,8% số học sinh có điểm lạc quan trên mức trung bình, chúng ta có thể nhận xét rằng, học sinh trung học phổ thông có khuynh hướng nhìn nhận sự việc theo tinh thần lạc quan hơn là bi quan. Rõ ràng, đây là một yếu tố có lợi cho quá trình ứng phó với stress của học sinh. Bởi tinh thần lạc quan đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thích ứng với các sự kiện gây stress. Những người lạc quan thường đối mặt trước các khó khăn thách thức; không chịu bất lực trước hoàn cảnh; trong khi đó những người bi quan thường có khuynh hướng n tránh, ngại khó, không dám đương đầu với các tình huống khó khăn (Carver, Brissette và Sheier, 2002).

Bảng 3.11. Điểm tinh thần lạc quan của học sinh THPT




Mean


SD


Min


Max

Tần suất %

1 – 14 điểm

≥ 15 điểm

Lạc quan

3,89

0,75

1

5


18


3,2


553


96,8

Bi quan

3,08

0,77

1

5

Chung

20,89

3,60

8,0

30,0

Kết quả khảo sát ở bảng 3.12 có lẽ đã chứng minh được điều này. Hệ số tương quan Pearson chỉ ra rằng tinh thần lạc quan có tương quan thuận với các cách ứng phó ―cấu trúc lại nhận thức‖ (r = 0,23; p < 0,01), ―giải quyết vấn đề‖ (r = 0,12; p < 0,01), ―bộc lộ cảm xúc‖ (r = 0,12; p < 0,01) và ―tìm kiếm hỗ trợ xã hội‖ (r = 0,11; p

< 0,05); tương quan nghịch với cách ứng phó ―cô lập bản thân‖ (r = -0,11; p < 0,01), ―đổ lỗi bản thân‖ (r = -0,09; p < 0,05). Như vậy chúng ta nhận thấy rằng, những học sinh có tinh thần lạc quan thường sử dụng các cách ứng phó được cho là hiệu quả và mang tính hiện thực hơn. Đứng trước những biến cố xảy ra trong cuộc sống, với tinh thần lạc quan, những học sinh ấy đã luôn nỗ lực, kiên trì, đấu tranh cho những điều mình muốn. Bên cạnh đó, những học sinh có tinh thần lạc quan luôn muốn giải quyết vấn đề và cải thiện tình hình mà họ đang gặp phải. Họ luôn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/11/2024