trong việc sử dụng các cách ứng phó “cấu trúc lại nhận thức”, “đổ lỗi bản thân”, “mơ tưởng”, “bộc lộ cảm xúc”, “tìm kiếm hỗ trợ xã hội”, “giải quyết vấn đề” và “lảng tránh vấn đề”. Bởi cùng sống trong một môi trường học tập, văn hóa - xã hội nên học sinh lớp 10, 11 và lớp 12 có cách nhận thức vấn đề, cách suy nghĩ và cách giải quyết về các khó khăn trong cuộc sống là khá giống nhau.
Bảng 3.6. Cách ứng phó với stress của học sinh THPTdưới góc độ khối lớp
Cách ứng phó | Khối lớp 10 | Khối lớp 11 | Khối lớp 12 | f | p | ||||
ĐTB | ĐLC | ĐTB | ĐLC | ĐTB | ĐLC | ||||
1 | Cấu trúc lại nhận thức | 3.28 | 0.72 | 3.32 | 0.64 | 3.35 | 0.68 | 0.49 | 0.61 |
2 | Đổ lỗi bản thân | 3.21 | 0.84 | 3.19 | 0.71 | 3.26 | 0.78 | 0.38 | 0.69 |
3 | Mơ tưởng | 3.61 | 0.79 | 3.62 | 0.75 | 3.62 | 0.77 | 0.01 | 0.99 |
4 | Bộc lộ cảm xúc | 2.99 | 0.63 | 3.05 | 0.57 | 3.07 | 0.68 | 0.85 | 0.43 |
5 | Tìm kiếm hỗ trợ xã hội | 3.34 | 0.78 | 3.48 | 0.80 | 3.44 | 0.80 | 1.58 | 0.21 |
6 | Giải quyết vấn đề | 3.32 | 0.67 | 3.33 | 0.65 | 3.40 | 0.65 | 0.88 | 0.42 |
7 | Lảng tránh vấn đề | 2.92 | 0.67 | 3.03 | 0.67 | 2.97 | 0.72 | 1.29 | 0.28 |
8 | Cô lập bản thân | 3.21 | 0.83 | 3.06 | 0.75 | 3.37 | 0.73 | 7.57 | 0.00* |
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Pháp Xử Lý Số Liệu Bằng Thống Kê Toán Học
- Thực Trạng Về Kiểu Nhân Cách Của Học Sinh Trung Học Phổ Thông
- Thực Trạng Về Cách Ứng Phó Với Stress Của Học Sinh Trung Học Phổ Thông
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cách Ứng Phó Với Stress Của Học Sinh Trung Học Phổ Thôngcó Kiểu Nhân Cách Khác Nhau
- Hệ Số Tương Quan Giữa Tinh Thần Lạc Quan Và Các Cách Ứng Phó Với Stress Của Học Sinh Thpt
- Ảnh Hưởng Của Tinh Thần Lạc Quan – Bi Quan Đến Cách Ứng Phó Với Stress Của Học Sinh Thpt
Xem toàn bộ 239 trang tài liệu này.
Ghi chú:*: p < 0,05
Tuy nhiên, kết quả kiểm định Posthoc LSD cho thấy, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa học sinh các khối lớp trong việc sử dụng cách ứng phó “cô lập bản thân” (f = 7,57; p < 0,05); trong đó học sinh khối lớp 12 sử dụng cách ứng phó nhiều hơn học sinh khối lớp 10, lớp 11. Kết quả này không thống nhất với nghiên cứu của Nguyễn Phước Cát Tường (2010). Như vậy, có thể kết luận rằng, học sinh khối lớp 12 sử dụng cách ứng phó k m hiệu quả có phần nhiều hơn học sinh các khối còn lại; vì thế mức độ stress mà họ đạt được khá cao. Học sinh khối lớp 12 thực sự mở rộng và tham gia nhiều mối quan hệ hơn khi họ tham gia vào các hoạt động tại trường. Theo L.N.M (học sinh lớp 12) chia sẻ: “Bên cạnh việc tích cực tham gia vào các phong trào Đoàn trường thì việc chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia sắp tới khiến em lúc nào cũng cảm thấy căng thẳng, lo lắng”. Áp
lực khi phải đối phó với những lo lắng, căng thẳng trong học tập khiến học sinh lớp 12 gặp khó khăn nhiều hơn. Kết quả nghiên cứu ở đây nhắc nhở các nhà quản lý giáo dục, các giáo viên và những người làm công tác hỗ trợ học sinh cần có sự quan tâm đặc biệt đến các học sinh, không chỉ giúp họ hạn chế stress mà còn giúp họ lựa chọn cách ứng phó tích cực hiệu quả.
3.3. Thực trạng cách ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thôngcó kiểu nhân cách khác nhau
3.3.1. Thực trạng chung về cách ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau
Cách ứng phó với stress có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển nhân cách của con người. Nếu như chủ thể ứng phó với stress một cách hiệu quả thì sẽ làm giảm ảnh hưởng tiêu cực của stress, và ngược lại nếu như chủ thể không biết lựa chọn hoặc lựa chọn các cách ứng phó với nó không hiệu quả thì không những stress không thuyên giảm mà ảnh hưởng của stress ngày càng trở nên nặng nề hơn. Qua nghiên cứu thu được kết quả như sau:
113
Bảng 3.7. Cách ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | Tổng số | ||||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |
Nhạy cảm | 15 | 8,11 | 71 | 38,38 | 43 | 23,24 | 6 | 3,24 | 2 | 1,08 | 0 | 0 | 9 | 4,87 | 39 | 21,08 | 185 | 100 |
Hướng ngoại | 12 | 12,24 | 2 | 2,04 | 5 | 5,10 | 13 | 13,27 | 29 | 29,59 | 19 | 19,39 | 7 | 7,14 | 11 | 11,23 | 98 | 100 |
Sẵn sàng trải nghiệm | 12 | 16,44 | 9 | 12,33 | 5 | 6,85 | 4 | 5,48 | 5 | 6,85 | 27 | 36,98 | 4 | 5,48 | 7 | 9,59 | 73 | 100 |
Dễ mến | 33 | 16,92 | 19 | 9,74 | 14 | 7,18 | 12 | 6,16 | 39 | 20,00 | 60 | 30,77 | 8 | 4,10 | 10 | 5,13 | 195 | 100 |
Tận tâm | 3 | 15,00 | 0 | 0,00 | 1 | 5,00 | 2 | 10,00 | 4 | 20,00 | 7 | 35,00 | 2 | 10,00 | 1 | 5,00 | 20 | 100 |
Ghi chú:
1. Cấu trúc lại nhận thức 5. Tìm kiếm hỗ trợ xã hội
2. Đổ lỗi bản thân 6. Giải quyết vấn đề
3. Mơ tưởng 7. Lảng tránh vấn đề
4. Bộc lộ cảm xúc 8. Cô lập bản thân
Nhìn vào bảng số liệu 3.7 ta thấy, có sự chênh lệch giữa các kiểu nhân cách khác nhau trong việc lựa chọn các cách ứng phó với stress. Cụ thể như sau:
Đối với những học sinh thuộc kiểu nhân cách nhạy cảm khi gặp những vấn đề stress trong cuộc sống các em thường sử dụng cách ứng phó tiêu cực như ―đỗ lỗi bản thân‖ (chiếm 38.38%), ―mơ tưởng‖ (23,24%) và ―cô lập bản thân‖ (chiếm 21,08%) nhiều hơn các kiểu nhân cách khác. Trong khi đó, những học sinh có kiểu nhân cách hướng ngoại lại lựa chọn những cách ứng phó như ―tìm kiếm hỗ trợ xã hội‖ (chiếm 29,59%), ―giải quyết vấn đề‖ (19,39) và ―bộc lộ cảm xúc‖ (chiếm 13,27%); học sinh có kiểu nhân cách ―sẵn sàng trải nghiệm‖ thì thường sử dụng các cách ứng phó như ―giải quyết vấn đề‖ (36,98%), ―cấu trúc lại nhận thức‖ (16,44%) và ―đổ lỗi bản thân‖ (12,33%) nhiều hơn kiểu nhân cách ―dễ mến‖ và
―tận tâm‖. Còn những học sinh thuộc kiểu nhân cách ―dễ mến‖ và ―tận tâm‖ thì lại lựa chọn những cách ứng phó nhằm giảm thiểu sự căng thẳng như ―giải quyết vấn đề‖, ―tìm kiếm hỗ trợ xã hội‖ và ―cấu trúc lại nhận thức‖. Đó là những nét khác nhau chủ yếu của các kiểu nhân cách trong cách ứng phó với stress của học sinh THPT hiện nay. Nguyên nhân đó là do mỗi kiểu nhân cách có những đặc điểm tâm lý đặc trưng riêng biệt như: người có kiểu nhân cách nhạy cảm thì thường dễ bị lo âu, thất vọng, dễ bị công kích và tổn thương; người có kiểu nhân cách hướng ngoại thì thườngcó tính cạnh tranh cao và rất tích cực tham gia những hoạt động xã hội; người có kiểu nhân cách sẵn sàng trải nghiệm thì thường ưa thích sự đa dạng, tò mò và thích khám phá cái mới để làm phong phú hơn kinh nghiệm bản thân; người có kiểu nhân cách tận tâm thì thường có trách nhiệm trong công việc và cẩn trọng khi đưa ra quyết định….
So sánh với kết quả nghiên cứu trên đối tượng sinh viên ở trường đại học Marmara tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ của tác giả Halil Eksi (2010) cho thấy có những n t tương đồng: khi cho rằng những sinh viên có sự tận tâm cao thì có xu hướng sử dụng các chiến lược ứng phó tích cực, hiệu quả nhiều hơn, trong khi đó những người có tính hướng ngoại cao hơn thì có xu hướng tìm kiếm các trợ giúp xã hội trong những tình huống căng thẳng [96; tr. 2159-2176]. Hay một nghiên cứu khác trên 253 vận động viên của nhóm tác giả Mark S. Allen, Iain Greenlees & Marc
Jones (2011) cũng cho kết quả tương tự. Theo các tác giả, những vận động viên hướng ngoại, là những người có tâm lý ổn định và cởi mở với những trải nghiệm mới có xu hướng sử dụng những chiến lược ứng phó tập trung vào vấn đề nhiều hơn. Những vận động viên tận tâm và những vận động viên sẵn sàng trải nghiệm và dễ mếncó xu hướng sử dụng những chiến lược ứng phó tập trung vào cảm xúc, còn những vận động viên ít cởi mở, hoặc những người có tính nhạy cảm cao có xu hướng sử dụng các chiến lược ứng phó né tránh [106; tr. 841-850].
Mặc dù có những khác nhau trên, nhưng kết quả nghiên cứu còn cho thấy các cách ứng phó với stress mà ở cả bốn kiểu nhân cách hướng ngoại, sẵn sàng trải nghiệm, dễ mến và tận tâm thường sử dụng nhiều là ―giải quyết vấn đê‖, ―tìm kiếm hỗ trợ xã hội‖ và ―cấu trúc lại nhận thức‖. Điều này phản ánh tính tích cực và chủ động trong cách ứng phó với stress của học sinh THPT ở các kiểu nhân cách khác nhau, vì đây là những cách ứng phó thuộc vào nhóm ứng phó tập trung vào vấn đề – nhóm được xem là mang lại nhiều hiệu quả, làm giảm mức độ stress triệt để nhất (Tobin và các cộng sự, 1988). Nghiên cứu của Ben-Zur (2012), và Shdaifat và c.s. (2018) cũng cho kết quả tương tự, trong đó cách ứng phó có tần suất sử dụng cao nhất là giải quyết vấn đề. Cách ứng phó chính của sinh viên là giải quyết vấn đề, theo sau đó là suy nghĩ tích cực và kiềm chế (McCarthy và c.s., 2018).
Tuy nhiên, chỉ riêng có kiểu nhân cách nhạy cảm là không lựa chọn cách ứng phó ―giải quyết vấn đề‖. Bởi đây là kiểu nhân cách dễ xúc động, hay nổi nóng, tức giận, bốc đồng nhưng cũng dễ bị lo âu, thất vọng, dễ bị công kích và tổn thương; cho nên thay vì việc đối diện với thực tế để giải quyết vấn đề hay tìm kiếm sự trợ giúp từ ai đó để cải thiện tình huống thì việc lựa chọn các cách ứng phó thuộc nhóm lảng tránh như ―đổ lỗi bản thân‖, ―mơ tưởng‖ và ―cô lập bản thân‖ sẽ phần nào giúp cho cá nhân giảm thiểu đi sự căng thẳng của mình. Qua phỏng vấn sâu, em N.V.H học sinh lớp 12 trường THPT H.H.2 (Thanh Hóa) đã chia sẻ: “Khi gặp áp lực trong học tập và cuộc sống em thường mơ ước đến một cuộc sống tốt đ p hơn sau này làm em cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều”. Em L.T.H.A học sinh lớp 11 trường THPT Đ.M (Hà Nội) chia sẻ thêm: ―thỉnh thoảng, những lúc trong người khó chịu, em thường theo tụi bạn đến mấy quán nhạc, nghe nhạc thật to khiến em quên đi mọi nỗi buồn”…
Khi so sánh với kết quả nghiên cứu tìm hiểu chiến lược ứng phó của sinh viên trường ĐH Angelo State (ASU) tác giả Rikee Munsell (2019) đã chỉ ra những điểm khá tương đồng với nghiên cứu này: những sinh viên có sự cởi mở, tận tâm, dễ mến, hướng ngoại sẽ có xu hướng sử dụng chiến lược ứng phó tập trung vào vấn đề, trong khi những sinh viên với tính nhạy cảm cao thì thiên về sử dụng các chiến lược ứng phó n tránh [120]. Hay nghiên cứu về cách ứng phó ở giai đoạn đầu tuổi vị thành niên của các tác giả Igor Hardum, Nada Hrapic (2001) cũng khá tương tự với kết quả nghiên cứu này khi cho rằng những người hướng ngoại có tác động trực tiếp tích cực lên phong cách ứng phó tập trung vào vấn đề trong khi những người nhạy cảm có tác động trực tiếp tới phong cách ứng phó n tránh [97].
Như vậy từ kết quả phân tích cho thấy, học sinh THPT đã lựa chọn các cách ứng phó tương đối phù hợp với kiểu nhân cách của mình. Vì vậy việc phát hiện kiểu nhân cách của học sinh sẽ là căn cứ cơ bản để tư vấn cho học sinh THPT lựa chọn được cách ứng phó phù hợp với kiểu nhân cách của mình.
Biểu đồ 3.5 sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn về cách ứng phó với stress của học sinh THPT ở các kiểu nhân cách khác nhau:
%
45
40
38.38
36.98
35
35
30
30.77
29.59
25
23.24
19.39
21.08
20
20
15
16.92
15
16.44
13.27
Nhạy cảm Hướng ngoại
Sẵn sàng trải nghiệm Dễ mến
Tận tâm
12.24
12.33
10
10
10
9.74
6.85
5
8.11
7.18
6.16
6.85
2.04
5
5.1
7.14
4.87
11.23
9.59
5.13
5
0
0
5.48
3.24
1.08
0
5.48
4.1
117
Đổ lỗi bản | Mơ tưởng | Bộc lộ cảm | Tìm kiếm hỗ | Giải quyết | Lảng tránh | Cô lập bản | |
nhận thức | thân | xúc | trợ xã hội | vấn đề | vấn đề | thân |
Biểu đồ 3.5. Cách ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau
3.3.2. Thực trạng về mối quan hệ giữa kiểu nhân cách và cách ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông
Khi đối mặt với những tình huống stress trong cuộc sống, không phải bất cứ học sinh nào cũng tìm ra cho mình cách ứng phó hiệu quả để giải tỏa căng thẳng. Trong nghiên cứu của chúng tôi thì học sinh THPT đã biết tìm cách giải tỏa stress bằng nhiều cách ứng phó khác nhau (xem kết quả nghiên cứu ở mục 3.2.1). Tuy nhiên, với mục đích tìm hiểu thực trạng về cách ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau nên chúng tôi đã đi sâu phân tích và nghiên cứu mối quan hệ giữa kiểu nhân cách và cách ứng phó với stress của các em. Kết quả thu được như sau:
Bảng 3.8. Mối quan hệ giữa kiểu nhân cách và cách ứng phó với stress của học sinh THPT
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | |
Nhạy cảm | -0,08 | 0,24** | 0,23** | 0,03 | -0,01 | -0,00 | -0,05 | 0,21** |
Hướng ngoại | 0,20** | 0,02 | 0,05 | 0,21** | 0,33** | 0,28** | 0,08* | -0,18** |
Sẵn sàng trải nghiệm | 0,22** | 0,17** | 0,12** | 0,11** | 0,11** | 0,37** | 0,05 | 0,14** |
Dễ mến | 0,24** | 0,17** | 0,14** | 0,12** | 0,27** | 0,31** | 0,11* | 0,05 |
Tận tâm | 0,18** | 0,03 | -0,05 | 0,11* | 0,21** | 0,35** | 0,11** | -0,07 |
Ghi chú: *: Tương quan nhị biến có ý nghĩa ở mức0.05
**: Tương quan nhị biến có ý nghĩa ở mức 0.01
1. Cấu trúc lại nhận thức 5. Tìm kiếm hỗ trợ xã hội
2. Đổ lỗi bản thân 6. Giải quyết vấn đề
3. Mơ tưởng 7. Lảng tránh vấn đề
4. Bộc lộ cảm xúc 8. Cô lập bản thân
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, kiểu nhân cách nhạy cảm có tương quan thuận với các cách ứng phó ―đổ lỗi bản thân‖ (r = 0,24; p <0,01), ―mơ tưởng‖ (r