Tri thức địa phương về giáo dục trẻ em của người Nùng Dín ở thôn Tùng Lâu, Xã Tung Chung Phố, Huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai - 9


ăn uống, đi lại và nói năng. Giai đoạn này là giai đoạn trẻ em học nói và nhận thức về những người xung quanh. Ông bà, cha mẹ sẽ dạy con trẻ nói tiếng Nùng bắt đầu bằng những từ gọi cha, gọi mẹ, gọi ông, gọi bà, gọi anh, gọi chị. Các thành viên trong gia đình khi đùa với trẻ cũng chỉ nói chuyện bằng tiếng Nùng để tạo nên môi trường giao tiếp duy nhất, điều này sẽ tạo cho trẻ em học tiếng Nùng thành tiếng mẹ đẻ của mình.

Ông bà, cha mẹ sẽ dạy con trẻ tập nói và nhận thức về thế giới xung quanh như các thành viên trong gia đình, đồ vật trong gia đình, các con vật nuôi trong gia đình. Ngoài ra, mỗi giờ đều dành thời gian từ 1 đến 2 giờ dẫn dắt con cháu đi chơi vào các bản vào cuối buổi chiều, lúc này họ sẽ dẫn dắt con cháu từng bước đi, chạy từng đoạn đường, tập xưng hô gọi tên từng người cô, bác, chú, dì trong làng bản để tạo thành thói quen.

Từ 3 đến 5 tuổi trẻ em đã đi lại khá vững vàng, biết chạy nhảy, nói năng lưu loát; các ông bà, cha mẹ từ chỗ ru cháu ngủ trong địu, cõng trên lưng chuyển sáng nằm giường, nằm phản; dẫn con cháu chơi bời, nô đùa với trẻ em hàng xóm, dẫn con cháu ra vườn hái hoa, hái lá làm trò chới; dạy con cháu biết tự xới cơm, gắp thức ăn, mời hoa trái mọi người trong gia đình, tạo ý thức ứng xử văn hóa cho trẻ

Bắt đầu từ lứa tuổi 5 – 10 tuổi, trẻ em đã phát triển hơn về thể lực và trí tuệ, ngoài sự tò mò, hiếu kì về xung quanh thì còn có tính hay bắt chước và tính độc lập (tuy còn yếu). Trẻ em chưa vững tin ở bản thân mà thường dựa nhiều vào ý kiến của cha mẹ, ông bà, cô bác. Các em thường bắt chước họ trong cử chỉ, hành vi và lời nói, xem đó là những mẫu mực phải noi theo. Trước những ý kiến không nhất trí của người lớn, các em thường dao động, chính vì bản thân chưa biết phân biệt đúng sai một cách rõ ràng. Ngày xưa chưa có trường học, các cháu chưa đi học chỉ ở nhà cõng em, vui chơi. Ông bà cha mẹ bằng các công việc hàng ngày đã dạy bảo, kèm cặp, hướng dẫn làm các việc nhỏ lặt vặt trong nhà như quét nhà, nhặt rau, thu dọn bát đũa sau bữa cơm, rửa ấm chén, dẫn ra đồng hái rau, lên nương chăn trâu ngựa. Hơn 20 năm trở lại sau này có trường học, các gia đình đưa con cháu vào lớp học từ mẫu giáo, vỡ lòng và cấp I phổ thông. Được học tập, vui chơi, lao động trong nhà


trường kết hợp với sự dạy bảo trong gia đình, các con cháu có nhận thức giúp đỡ bố mẹ ông bà như chăn trâu, hái rau lợn, sắp mâm cơm, sắp bát đũa trong bữa ăn và học hành.

Trong lễ tết Nguyên Đán, mùng 1 tháng 7 hàng năm, ngoài việc sắm sửa quần áo mới vào làm túi thêu hoa cho trẻ em, vào phút giao thừa thiêng liêng các ông bà cha mẹ còn dạy con cháu học bài, thêu vá quần áo tượng trưng để xin lộc gia tiên phù hộ con cháu học giỏi, biết may vá đẹp; làm bánh dày đúng ý thích của trẻ, làm đồ chơi cho trẻ đu bập bênh, làm các con quay bé xíu cho trẻ em trai tập đánh, làm con én lông gà cho trẻ em chơi. Đặc biệt, trong lễ tết mùng 1 tháng 7 các gia đình dù giàu hay nghèo, làm tết to hay nhỏ đều phải sắm gà trống to để có đùi gà to cho trẻ nhất là để vào túi thổ cẩm và gói xôi màu đeo ăn chơi cho thỏa thích, làm trò chơi “chọi còng gà” cho các các cháu chăn trâu để đền đáp công lao các con cháu đã không quản ngại mưa nắng giúp cha mẹ gánh vác một phần công việc không nhỏ trong gia đình. Ngày rằm tháng 7 thì luộc trứng gà hoặc trứng vịt rồi nhuộm đỏ cho mỗi trẻ 2 quả để ăn chơi.

Từ lứa tuổi 10 đến 15 tuổi: thời kỳ này con cháu đã bước vào tuổi trường thành, ngoài sự phát triển về sinh lý, đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ về tư duy cũng như tâm lý của trẻ, nhất là tâm lý “cảm giác là người lớn” của trẻ. Khi trẻ ở lứa tuổi này, người Nùng Dín cho rằng: trẻ em vẫn đang tuổi ăn, tuổi chơi nên đôi khi vẫn còn “trẻ người non dạ” , tâm lý “cảm giác là người lớn” khiến cho trẻ chủ động và tích cực hơn trong việc học tập và lao động phụ giúp gia đình để chứng minh sự trưởng thành của mình song vẫn cần phải thường xuyên hướng dẫn thực hành theo kiểu cầm tay chỉ việc và không nuông chiều để con cháu có thói quen hư. Đồng bào Nùng Dín thường nói rằng:

Tiếng Nùng Dín:

Tiếng Việt:

Pô hự lục păn tang

Bố chiều con chửa hoang

Mề hự lang păn khôi

Mẹ chiều cái thành tỳ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Tri thức địa phương về giáo dục trẻ em của người Nùng Dín ở thôn Tùng Lâu, Xã Tung Chung Phố, Huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai - 9

Thậm chí, lứa tuổi này là lứa tuổi mà trẻ em đang có ý thức mạnh mẽ về cái tôi cùng với đó là dễ xúc động, dễ bị khích bác, dễ học thói xấu, có tâm lý nghịch


phản cha mẹ, ông bà mà các nhà tâm lý học gọi là «phản nghịch lứa tuổi trưởng thành ». Người Nùng Dín cũng nói :

... Bổ lungw há bổ lungw

... Không lớn bảo không lớn

Lungw ma há bổ pec

Lớn về nói không nghe

Lungw ma nhac bổ đay

Lớn về nhắc không được

Thọtj slư tảy noọc pê

Cởi áo đi ngoài bè

Payw thưw thew noọc vìn

Đi mang chạy ngoài vườn

Chính vì vậy, vai trò của người lớn trong việc định hướng cho con trẻ hình thành được nhân cách, giá trị và chuẩn mực đạo đức trở nên hết sức quan trọng.

Cũng trong độ tuổi này, con cháu sẽ được dạy làm các công việc lao động trong gia đình nặng dần từ nấu cơm, chăn nuôi, cắt cỏ trâu ngựa, lấy củi đến phát nương, cày bừa ruộng đồng, nương rẫy, bổ củi, trồng cấy, làm cỏ…Đồng bào thường nói với nhau:

Lục trai đay slíp ha

Con trai được mười lăm

Rú bẹcj rảo nưng na

Biết vác cày theo ruộng

….Sá chầư lục trai đay slíp tsoóc

…Nếu là con trai được mười sáu

Ănw rảo ca rú changw

Cái bừa cũng biết sắm

Ănw thayw ca rú chồi…

Cái cày cũng biết sửa…[20,120]

Bởi vậy hết lứa tuổi này, trẻ em đã biết làm thuần thục mọi việc trong gia đình và lao động sản xuất trở thành nhân lực lao động trong gia đình.

Anh Vương Truyền Thảo có kể: « thời chúng tôi, đến tầm 15 tuổi đã phải làm hầu hết các công việc trong nhà cùng bố mẹ làm ruộng, phát nương, làm rẫy, trồng cấy… thậm chí, có khi tôi còn tranh thủ những lúc nghỉ hè đi làm nương cùng với các anh chị để đổi công cho các nhà khác trong làng hoặc ở làng khác để kiếm thêm học phí… » 6

Bên cạnh việc rèn luyện ý thức lao động bằng làm các công việc đồng áng, nhà cửa một cách thuần thục và học tập, các gia đình còn dạy bảo con cháu biết và


6 Vương Truyền Thảo, người dân thôn Tùng Lâu II


tham gia các trò chơi dân tộc nâng cao như đu quay bay người, đánh quay bằng dây, đánh én tập thể đôi 2, đôi 4, các trò chơi bịt mắt bắt dê, tung tiền xu vào lỗ, chơi khăng, nhảy dây, ném còn, giúp đỡ các anh chị làng xóm làm nhà, cưới xin, tang lễ ; làm xôi 7 màu, vót đũa, đi hội chợ, mua bán hàng hóa, tham dự nghe và hát giao duyên nam nữ trong cuộc vui người lớn để trực tiếp truyền dạy cho trẻ bảo tồn vốn dân ca dân tộc.

Ngoài ra còn thỉnh thoảng kể chuyện dân gian cho trẻ nghe đáp ứng trí tò mò của trẻ ; đọc câu đố về gia súc, đũa ăn… để mở rộng trí thông minh của trẻ.

Đến hết lứa tuổi này, cơ bản trẻ em tuổi thanh niên nhi đồng đã có nhận thức và biết làm mọi việc từ lao động, học tập đến sinh hoạt gia đình, làng bản tương đối đầy đủ, thuần thục chỉ còn phụ thuộc vào thể lực, tính năng động, sáng tạo từng người mà làm được nhiều hay ít với số lượng và chất lượng khác nhau.

2.2.2.2. Giáo dục theo giới tính

Người Nùng Dín từ xưa đến nay đều theo chế độ phụ hệ, con cái đều theo họ cha, điều này thể hiện rõ sự phân biệt giới tính nam và nữ trong các gia đình và cộng đồng tộc người. Người Nùng Dín khi giáo dục con cái cũng luôn giáo dục giới tính, đây là một bộ phận của giáo dục nhân cách đạo đức cho trẻ em.

Nói người Nùng Dín có sự giáo dục theo giới tính không phải để chỉ giáo dục tình dục (vấn đề mà hầu hết các tộc người đến tận bây giờ vẫn coi là vấn đề « nhạy cảm », không coi là nội dung của giáo dục gia đình) mà luận văn này chỉ muốn nhắc tới giáo dục bản sắc giới tính và giao tiếp giới tính.

Giáo dục bản sắc giới tính là làm cho mỗi giới ý thức được bản sắc riêng của giới mình. Nữ là nữ, nam là nam, sự phân biệt này không chỉ dựa vào cơ sở tự nhiên và còn trên cơ sở xã hội (bao gồm cả xã hội nhỏ là làng bản, tộc người và xã hội rộng hơn bên ngoài tộc người). Xã hội này là xã hội bất bình đẳng nam nữ, nhấn mạnh sự khác biệt nam nữ về địa vị, vị thế trong gia đình và xã hội. Ở đó, con trai có quyền hơn con gái, con trai là chủ gia đình, chủ sở hữu, kế thừa mọi tài sản trong gia đình ; con gái không có quyền kế thừa tài sản, không được học hành. Giáo dục bản sắc giới tính ở đây là làm cho con trai thấy được vai trò, sứ mệnh của mình và


làm cho con gái thừa nhận đàn ông có quyền hơn mình, chấp nhận sự hy sinh, địa vị thấp kém trong gia đình và ngoài xã hội, coi đó là hợp tự nhiên [103, tr. 266].

Người Việt có câu rằng « Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử » (ở nhà theo cha, lấy chồng theo chồng, chồng chết theo con trai). Người Nùng Dín cũng cho rằng, việc giáo dục trẻ em nhận thức được bản thân mình là một việc làm cần thiết, khi trẻ em nhận thức được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình (là nam/là nữ) thì mới có thể chấp nhận và chủ động trong việc học tập để chuẩn bị cho vai trò của mình (là nam/là nữ) khi trưởng thành và xây dựng gia đình. Quan niệm về sự khác biệt địa vị của nam nữ trong cộng đồng tộc người được thể hiện rõ trong môi trường xung quanh của đứa trẻ. Trong gia đình, người cha, người ông sẽ là những người quyết định những chuyện trọng đại, chuyện lớn như làm nhà, mua trâu, làm ruộng… còn những người mẹ, người bà thì chỉ quyết định những chuyện nhỏ trong gia đình. Những đứa trẻ từ khi sinh ra và lớn lên nhìn thấy quan hệ giữa cha – mẹ, ông – bà cũng sẽ có dần nhận thức về vai trò, địa vị của nam giới trong gia đình, nhất là sự khác biệt trong giáo dục anh, em trai với chị, em gái trong gia đình. Ngoài ra, sự khác biệt này còn thể hiện khá rõ trong các sinh hoạt cộng đồng của tộc người, khi quyết định các công việc trọng đại của làng bản như tổ chức lễ hội, làm lễ cúng rừng,… tộc người chỉ nghe ý kiến của nam giới là chủ yếu. Trong lễ hội cúng rừng, cấm bản của người Nùng Dín đều chỉ có nam giới được tham gia, còn phụ nữ thì không được tham dự. Quy định này biểu hiện sự phân biệt giới, quan niệm trọng nam khinh nữ và hơn hết là ảnh hưởng của chế độ phụ quyền tồn tại trong xã hội của tộc người. Chính vì vậy, trẻ em Nùng Dín trong quá trình trưởng thành của mình sống trong môi trường như thế sẽ dần có nhận thức về giới, về bản sắc giới tính và quan niệm về giới của tộc người.

Ông bà, cha mẹ người Nùng Dín khi dạy con cháu thường hay nói “là con trai/là con gái thì phải làm thế này” hoặc “không được làm như thế”. Trẻ em trai thường được dạy rằng mình sẽ là người đàn ông trụ cột trong gia đình, phải chịu trách nhiệm nuôi sống gia đình vì vậy phải học tập, lao động theo gương những người ông, người bố của mình ; người cha, người ông sẽ là người giáo dục chủ yếu


cho những cậu con trai trong gia đình. Trẻ em gái thì ngược lại, các em thường được dạy rằng mình sẽ là người “chủ nội” trong gia đình, lo các công việc nội trợ, may vá, … phải nghe lời những người đàn ông trong gia đình, vì vậy những người mẹ, người bà sẽ là những người giáo dục các em từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành và xây dựng gia đình. Do đó, khi các em trai đã bắt đầu học chăn nuôi, cắt cỏ trâu ngựa, hát nương, cày bừa, … thì các em gái đã bắt đầu học nấu cơm, may vá, thêu thùa, …

Em Xuân (em gái) có kể: « … lúc tôi còn nhỏ thường làm các công việc trong nhà như nấu cơm, giặt quần áo, nấu cám lợn, nhổ mạ… hầu hết là những công việc nhẹ thôi, đến lúc mùa vụ thì cũng cùng làm ruộng, làm nương nhưng thường cũng chỉ làm những việc như nhổ cỏ, đắp bờ, phát nương… » 7. Ngược lại, một em trai khác có kể : « … tôi thường theo anh hoặc bố mẹ đi phát nương, cày ruộng, … có khi cũng đi giúp anh em họ hàng trong làng làm nhà hoặc làm ruộng… » 8

Một biểu hiện nữa của giáo dục theo giới tính là giáo dục giao tiếp với người khác giới. Giáo dục giao tiếp với người khác giới là làm cho cá nhân giới này hiểu bản sắc giới tính của giới kia tạo ra sự thuận lợi trong giao tiếp, trao đổi quan hệ với người khác giới trong cuộc sống hàng ngày, biết tôn trọng những giá trị của người khác giới trong giao tiếp, tạo ra văn hóa giao tiếp giữa những người khác giới [103, tr. 268].

Gia đình truyền thống Việt Nam thường cấm đoán việc giao tiếp giữa con trai và con gái theo nguyên tắc “nam nữ thụ thụ bất thân”. Họ giáo dục con gái không nên, không được tiếp xúc trò chuyện với con trai, nhất là gặp gỡ, tiếp xúc riêng. Mối tình cảm giữa những người khác giới là không được phép, tình yêu nam nữ không được thừa nhận, con cái không được tự do lựa chọn hôn nhân theo ý thích của mẹ. Việc kết hôn hoàn toàn do cha mẹ quyết định. Trong khi đó, người Nùng Dín tuy cũng có sự phân biệt giới tính giữa nam và nữ, có sự ngăn cách trong giao



7 Vàng Thị Xuân, học sinh trường THPT số 1 thị trấn Mường Khương

8 Vương Truyền Nguyên, người dân thôn Tùng Lâu II


tiếp giữa nam và nữ nhưng không nặng nề như người Việt. Trẻ em nam và trẻ em nữ tuy được giáo dục khác nhau nhưng không có sự cấm đoán trong giao tiếp hàng ngày, sự phân biệt giới tính chỉ rõ ràng từ độ tuổi từ 10 đến 15 tuổi, lúc này trẻ em nam và nữ sẽ được giáo dục những công việc lao động khác nhau theo giới trong gia đình.

Trước kia, độ tuổi kết hôn của người Nùng Dín là tầm 15 – 16 tuổi, tức là khi mà các em đã có nhận thức khá đầy đủ về bản thân, gia đình, làng bản cũng như làm được hầu hết các công việc trong gia đình. Ở độ tuổi này, các em đã bắt đầu quan tâm đến tình yêu, đến việc dựng vợ, gả chồng [20,130]:

Lục chau luc pphuw nhinh

Con chủ, con nữ giới

Đay slíp ha bổ khaiw

Được mười lăm không bán

Rú pẹc đaiw nưng bảo

Biết bỏ nhà theo trai

Lục chau chầư lục nhinh

Con chủ là con gái

Đay slíp chét bổ khaiw

Được mười bảy không bán

Rú payw đaiw lăngw bảo

Biết đi không vì trai

Lục chau chầư lục trai đay slíp chét

Con chủ là con trai được mười bảy

Hằm hằm mìn ít ao lủng nưw

Tối tối cố qua dạo làng trên

Hân han mìn ít ưw lủng tâư…

Đêm đêm cố qua chơi làng dưới…

Người Nùng Dín không cấm đoán sự giao tiếp giữa nam và nữ một cách nghiêm khắc mà thậm chí còn tạo những cơ hội cho họ tìm hiểu lẫn nhau bởi lẽ họ cho rằng đây là một điều hết sức tự nhiên “Tủng ngải lum bảo ta slaow – Yêu nhau trai gái phải duyên”. Sau các phần nghi lễ thờ cúng trong các lễ hội của người Nùng Dín thường là thời điểm của các trò chơi sinh hoạt văn hóa như ném còn, hát giao duyên, đu quay... Lúc này, nam nữ thanh niên, trẻ em trai gái thường diện những bộ áo mới, đẹp nhất của mình tham dự các trò chơi dân gian. Thanh niên nam nữ chưa vợ, chưa chồng chơi ném còn để tỏ tình, giao duyên. Trai gái ăn mặc chỉnh tề với trang phục truyền thống, các cô gái chọn một bãi đất bằng phẳng để rủ các chàng trai ra chơi còn. Nam đứng một bên, nữ đứng một bên, thoạt đầu còn tung sang nhau đại trà, sau dần dần đôi nào phải lòng nhau tự khắc ném cho nhau, hình


thức này sau cùng là chơi từng đôi một, thông qua hội tung còn nhiều đôi trở thành chồng, thành vợ của nhau. Trò chơi đu quay cũng được chơi thành cặp gồm nam và nữ. Trong lúc đu, họ cùng nhau nhún xuống bàn đạp đẩy người lên cao, lúc bên nam lên trên, lúc bên nữ lên trên tạo thành cảnh tình tứ thân mật. Thực chất cuộc chơi đu dây là để người ta tìm bạn, các chàng trai cô gái ở tuổi cập kê tìm chọn bạn cho mình để cùng nhau vui chơi

Chị Minh (thôn Tùng Lâu) nhớ lại: “… vào ngày lễ cúng rừng, tôi là con gái và còn nhỏ nên không được tham gia phần nghi lễ cúng, tôi và mẹ chỉ ở nhà chuẩn bị đồ ăn nhưng đến sau đó, tất cả mọi người đều được tham gia ăn tại rừng cấm của làng rồi cùng nhau chơi trò ném còn hoặc đu quay…” 9

Buổi tối, các đôi thanh niên nam nữ tập trung tại một số gia đình hát đối đáp giao duyên về lao động sản xuất, về tâm tư tình cảm, tỏ tình với nhau và kết duyên đôi lứa. Việc tìm hiểu lẫn nhau trong các cuộc chơi thể hiện sự tự do trong mối quan hệ nam – nữ của người Nùng Dín. Sự tự do đó còn thể hiện trong quyền quyết định người bạn đời của các đôi nam nữ. Sau thời gian dài tìm hiểu, nếu ưng ý, chàng trai sẽ về nhà thưa chuyện với bố mẹ để sang thưa chuyện với nhà gái, chuẩn bị cho việc dựng vợ gả chồng, xây dựng một gia đình mới.

Trẻ em trai và trẻ em gái đều được tham gia vào những dịp này, chứng kiến anh/chị của mình tìm kiếm đối tượng dựng vợ, gả chồng một cách tự do theo yêu thích của cá nhân cũng giúp xây dựng nhận thức trực quan về mối giao tiếp giữa người khác giới (giữa nam và nữ), giúp cho quá trình trưởng thành của các em hoàn thiện hơn về nhân cách giới tính.

Có thể thấy rằng, người Nùng Dín cũng có quan niệm “trọng nam khinh nữ” như hầu hết các tộc người theo chế độ phụ hệ khác, tuy nhiên mức độ “trọng” và “khinh” ở đây có sự khác biệt khá tích cực, nam giới tuy có địa vị cao trong gia đình và trong xã hội nhưng địa vị của nữ giới cũng không quá thấp như người Việt theo quan niệm Nho giáo. Trẻ em nữ và nữ giới người Nùng Dín cũng tham gia vào


9 Lù Thị Minh, người dân thôn Tùng Lâu II

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/01/2023