ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------------- LÊ THANH HẢI
PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM
CHUYÊN NGÀNH : VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 60 22 34
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Có thể bạn quan tâm!
- Phong cách nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam - 2
- Con Người Và Sự Nghiệp Văn Chương Của Thạch Lam.
- Kiểu Nhân Vật Người Trí Thức Tiểu Tư Sản.
Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hà Văn Đức
HÀ NỘI-2010
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------------
LÊ THANH HẢI
PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
HÀ NỘI-2010
1. Lý do chọn đề tài
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam hiện đại, Thạch Lam chỉ hiện diện chừng non mười năm, nhưng ông vẫn được xem là tác giả văn xuôi có tầm vóc. Những sáng tác của ông khá đa dạng về thể loại: Các tập truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa” (1937); Nắng trong vườn (1938); Sợi tóc (1942); tiểu thuyết Ngày mới (1939); tiểu luận Theo dòng (1941); bút ký Hà Nội băm sáu phố phường (1943); truyện viết cho thiếu nhi : Quyển sách; Hạt ngọc…Trong số đó truyện ngắn chiếm một vị trí quan trọng. Những sáng tác của ông không chỉ có khẳng định sự nghiệp văn học của một nhà văn mà nó còn có ý nghĩa to lớn đối với việc phát triển của lịch sử văn học nói chung và thể loại truyện ngắn nói riêng.
Nhà văn Thạch Lam có một phong cách riêng “một lối riêng” trong Tự lực văn đoàn. Ông cũng là cây bút truyện ngắn hiện đại mà sự độc đáo của phong cách đến nay vẫn đầy sức hấp dẫn. Phong cách độc đáo thể hiện qua nhiều yếu tố từ nội dung đến hình thức nghệ thuật. Nghiên cứu phong cách nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam chúng tôi muốn góp phần tìm ra cái riêng, cái độc đáo trong phong cách nghệ thuật của nhà văn và những đóng góp của nhà văn trong văn học Việt Nam 1930-1945.Từ đó có cơ sở để lí giải những đóng góp có giá trị và sức sống của văn nghiệp Thạch Lam cùng vị trí xứng đáng của ông trong nền văn học dân tộc.
2. Lịch sử vấn đề
Thạch Lam là nhà văn “có tài nhất trong Tự lực văn đoàn” (Nhất Linh). Ngay khi tập truyện đầu tay của ông ra đời, giới nghiên cứu phê bình đã quan tâm chú ý. Tính đến nay đã hơn sáu mươi năm trôi qua, quá trình nghiên cứu tìm hiểu văn chương Thạch Lam có lúc rầm rộ sôi nổi, có lúc yên ả lặng lẽ. Các ý kiến đánh giá không khỏi khác nhau, nhưng nhìn chung là thống nhất.
2.1 Trước năm 1945
Ngay khi tập truyện đầu tay “ Gió lạnh đầu mùa” ra đời, Khái Hưng đã đánh giá rất cao văn phong của Thạch Lam. Với khả năng cảm nhận tinh tế chính xác, Khái Hưng đã chỉ ra các đặc điểm nổi bật nhất, hơn người của Thạch Lam là sự thành thực “Đọc nhiều đoạn văn của Thạch Lam, tôi rùng rợn cả tâm hồn vì sự can đảm”, sự thành thực mà Khái Hưng từng ao ước “nhưng không sao có được”. Ông đánh giá sự can đảm ấy tương đương với sự can đảm ở Tolstôi. Khái Hưng là người đầu tiên nhận ra nhà văn Thạch Lam là nhà văn của cảm giác, tư duy nghệ thuật của Thạch Lam là tư duy nghiêng về cảm giác: “Nếu ta có thể chia ra hai dạng nhà văn: nhà văn thiên về tư tưởng và nhà văn thiên về cảm giác, thì tôi qủa quyết đặt Thạch Lam vào hạng dưới”.
Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại đã có công khảo sát và phân tích một cách công phu dọc theo chiều dài sáng tác và phát hiện những nét đặc sắc cơ bản của Thạch Lam. Ông vừa nhấn mạnh vào những phát hiện của Khái Hưng vừa chỉ ra cụ thể hơn.Theo nhà nghiên cứu, Thạch lam có sở trường là truyện ngắn. Ông “có một ngòi bút lặng lẽ và điềm tĩnh vô cùng, ngòi bút đó chuyên tả tỉ mỉ những cái rất nhỏ và rất đẹp, những tình cảm, những cảm giác con con nảy nở và biểu lộ ở đủ các hạng người mà ông tả một cách tinh vi”. Từ Gió đầu mùa đến Sợi tóc, Thạch Lam đã có một bước tiến dài về nghệ thuật miêu tả cảm giác, nghệ thuật viết truyện ngắn. Ông nhấn mạnh “ngòi bút Thạch Lam ghi cảm giác rất tài tình”, “cảm giác chiếm hẳn một phần quan trọng”; “cảm giác rất nhỏ mà ảnh hưởng của nó đã rất lớn”. Nhà nghiên cứu cũng đưa ra những nhận xét về nghệ thuật viết văn của Thạch Lam, “cái lối viết nhẹ nhàng, kín đáo và xinh tươi trên này thật là một lối văn đặc biệt của Thạch Lam, lối văn rất hợp với những truyện tâm tình”. Tuy nhiên ông cũng
tỏ ra thiếu công bằng khi chê một số truyện là “tầm thường”, “đơn giản”, “nhạt nhẽo và rời rạc” như Nắng trong vườn, Hai đứa trẻ, Đứa con đầu lòng, Dưới bóng hoàng lan, Bên kia sông, Người đầm, Bóng người xưa
Nhân ngày giỗ đầu của nhà văn Thạch Lam, Thế Lữ, người bạn tâm giao của ông đã viết rất hay về “Tính cách tạo tác của Thạch Lam”. Bên cạnh những hoài niệm về cố nhà văn, Thế Lữ khẳng định: “Không một sáng tác nào của Thạch Lam mà không có rất nhiều Thạch Lam trong đó”; “Thạch Lam sống hết cả từng ý văn, từng câu văn anh viết trên giấy”. Cuối cùng ông kết luận: “Sự thực tâm hồn mà Thạch Lam diễn trong lời của văn chương phức tạp nhiều vẻ, nhưng bao giờ cũng đằm thắm, cũng nhân hậu, cũng nghẹn ngào một chút lệ thầm kín của tình thương”. Như vậy theo Thế Lữ, ở Thạch Lam, văn chính là người.
Nhìn chung trước năm 1945 những bài viết về Thạch Lam đều là những lời tri âm, những cảm nhận tinh tế. Các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng Thạch Lam có một phong cách riêng trong Tự lực văn đoàn.
2.2 Từ 1945 đến năm 1986.
Sau năm 1975, những bài nghiên cứu về Thạch Lam không có nhiều. Trong đó đáng chú ý nhất là ý kiến của Nguyễn Tuân trong bài giới thiệu riêng về Thạch lam. Nhà văn nổi tiếng và tài hoa này đã giành cho Thạch Lam những lời thật trân trọng. Ông rất khâm phục nghệ thuật viết truyện của Thạch Lam. Ông cho rằng “ Thạch Lam hay đi vào khám phá những cảnh ngộ trái nghịch mà đồng thời cũng là đi sâu vào những tâm trạng, tâm tình, cảm xúc, cảm giác”. Nhà văn đánh giá cao cách bố cục, kết cấu, giọng điệu, ngôn ngữ cách tả người tả việc …Ông chỉ ra một số truyện không nặng về cốt truyện mà “nặng về biểu hiện mặt bên trong của suy nghĩ hơn là diễn tả cái bên ngoài”.Và “ Bằng sáng tác văn học Thạch Lam đã làm cho Tiếng Việt gọn ghẽ đi, co duỗi thêm, mềm mại và tươi đậm hơn. Thạch Lam có đem sinh sắc vào
tiếng ta”. Theo Nguyễn Tuân, đây là công lao lớn nhất của Thạch Lam đối với nền văn xuôi nước nhà. So với Vũ Ngọc Phan, ông đã có bước tiến đáng kể khi nhìn lại và nhìn đúng giá trị văn chương ở một số truyện thuộc loại “truyện không có chuyện”, đã bị nhà nghiên cứu chê là tầm thường nhạt nhẽo như Hai đứa trẻ, Dưới bóng hoàng lan. Tuy vậy, đôi chỗ ông cũng hơi khiên cưỡng, cực đoan khi đánh giá những truyện như Nhà mẹ Lê, Người đầm…
Trong hai thập kỷ sáu mươi và bảy mươi, việc nghiên cứu Thạch Lam rơi vào im lặng dè dặt. Ở miền Bắc, trong khi Tự lực văn đoàn hầu như không được nhắc đến, có một số tác giả như Vũ Đức Phúc, Nguyễn Đức Đàn, Lê Thị Đức Hạnh, Hà Minh Đức…đã có một vài bài báo đăng trên các báo và các tạp chí chuyện ngành. Phần lớn các ý kiến chỉ dừng lại ở việc đánh giá tư tưởng, lập trường quan điểm của nhà văn mà ít chú ý đến nghệ thuật viết văn của ông
.Tuy vậy những sáng tác của Thạch Lam vẫn được xem xét với thái độ trân trọng (mặc dù dè dặt), thậm chí ông được xem là hiện tượng rất đặc biệt, tách ra khỏi Tự lực văn đoàn. Nhìn chung những ý kiến đánh giá ở giai đoạn này không có phát hiện gì mới đóng góp vào việc nghiên cứu Thạch Lam và văn nghiệp của ông.
Ở miền Nam, trong thời gian này, giới sáng tác phê bình văn học đã đưa ra hai tạp chí chuyên về Thạch Lam: Nguyệt san Văn số 36 (ra ngày 15.6.1965) và tạp chí Giao điểm (số ra 12.12.1971). Phần lớn bài viết ở hai tạp chí này là những hồi kí của bạn bè và người thân viết về Thạch Lam, song cũng có bài đi sâu vào tìm hiểu những nét đặc sắc của văn chương Thạch Lam. Có thể kể tới các bài viết như: Thời của Thạch Lam của Dương Nghiêm Mậu; Thạch Lam: những lời thủ thỉ của truyện ngắn của Đào Trường Phúc; Hương thơm và nỗi u hoài của Nguyễn Nhật Duật; Thạch Lam tiểu thuyết gia của Huỳnh Phan Anh… Đây là những bài viết đã đi thẳng vào văn bản để tìm kiếm những nét đặc sắc, độc đáo của tác phẩm Thạch Lam,
nhờ vậy mà không ít những nhận xét đều có tính thuyết phục. Tuy nhiên những bài viết này chỉ mang tính phát hiện, gợi mở một số nét độc đáo về phong cách nghệ thuật của Thạch Lam. Chúng chưa có tầm vóc như một công trình nghiên cứu thực sự.
Trong suốt hơn 40 năm giới phê bình, nghiên cứu vẫn chưa có một chuyên luận hay một tiểu luận nào thực sự đi sâu vào xem xét, nghiên cứu về Thạch Lam một cách đầy đủ.
2.3 Từ những năm 1986 đến nay.
Bắt đầu những năm tám mươi, hoà chung không khí đổi mới của văn học, việc đánh giá về vai trò và vị trí của Tự lực văn đoàn và việc nghiên cứu Thạch Lam dần trở lại sôi nổi.
Trong lời giới thiệu về Gió đầu mùa (Từ điển văn học, Tập I; 1988), Nguyễn Phương Chi và Nguyễn Hụê Chi đã phát hiện ra những hai yếu tố hiện thực và thi vị “đan cài xen kẽ với nhau” trong truyện ngắn Thạch Lam. Thạch Lam “thuộc số những nhà văn có khả năng đi sâu khai thác thế giới nội tâm nhân vật một cách tinh tế và phát hiện được trong những cái bình thường những điều sâu xa thầm kín”. Gió đầu mùa là tập truyện ngắn đầu tiên song cũng là tập truyện ngắn bộc lộ rõ phong cách già dặn và điêu luyện của Thạch Lam. Cũng trong tập truyện ngắn này thì chúng ta có thể thấy một Thạch Lam với phong cách nhẹ nhàng, rất riêng so với các nhà văn trong Tự lực văn đoàn. Nguyễn Hoàng Khung trong mục Thạch Lam (Từ điển văn học. Tập II, 1988) đã khẳng định thêm một lần nữa khuynh hướng đi vào thế giới bên trong của Thạch Lam. Tác giả cũng cho rằng: “Văn của ông giản dị, trong sáng nhiều khi nhẹ mà sâu sắc thâm trầm. Dường như ông là người đầu tiên biết khai thác chất thơ trong đời sống hàng ngày”. Về mặt phong cách nghệ thuật nhà nghiên cứu nhận xét “ Truyện của Thạch Lam xa lạ với mọi thứ hấp
dẫn bề ngoài, nhiều truyện dường như không có cốt truyện, song vãn có sức lôi cuốn riêng” [10. tr 347]
Trong Tuyển tập Thạch Lam(1988), Phong Lê viết lời giới thiệu khá dày dặn. Đặt Thạch Lam trong Tự lực văn đoàn, nhà nghiên cứu đã xem xét truyện ngắn Thạch Lam “ở giá trị hiện thực trên một số cảnh đời, ở tình thương và lòng trân trọng người nghèo, ở ý vị và màu sắc dân tộc, mà Thạch Lam không nặng vì những chữ dùng to tát, hoặc những cấu trúc gáp gáp, vội vàng. Câu chữ chỉ cần đủ cho phô diễn, và ôm sát những cảnh ngộ, những tâm trạng cần phô diễn”. Câu văn của Thạch Lam “mềm mại, uyển chuyển, giàu hình ảnh, nhạc điệu mà không mất đi vẻ giản dị, tinh gọn, không thừa thãi lời, chữ, không làm duyên dáng một cách uốn éo, cầu kỳ”. Tóm lại, Phong Lê đã khẳng định Thạch Lam có “ những đóng góp cho câu văn xuôi Tiếng Việt giữ được vẻ đẹp riêng tươi đậm và lâu bền của nó” [17. tr 28]
Tác giả Nguyễn Hoàng Khung trong Lời giới thiệu văn xuôi lãng mạn Việt nam 1930-1945 (1989) tiếp tục đưa ra những nhận xét xác đáng về nghệ thuật, về phong cách giàu chất nhân bản, chất thơ của truyện ngắn Thạch Lam. Theo ông “nhiều truyện ngắn Thạch Lam không có truyện mà man mác như một bài thơ”; “ngòi bút giản dị tinh tế lạ thường, ngôn ngữ đặc biệt trong sáng đầy chất thơ…”… Thạch Lam đã góp phần nâng cao trình độ truyện ngắn Việt Nam lên một bước mới.
Trong luận án PTS của Trần Ngọc Dung (1992) với đề tài “Ba phong cách văn học Việt Nam thời kỳ đầu những năm 1930 đến 1945: Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao” cho rằng: Thạch Lam đã xây dựng những tình huống trữ tình với nhiều cách thức khác nhau; kết câu truyện “nói chung đơn giản”. “kết cấu dựa theo tính chất và diễn biến tâm trạng của nhân vật”. Thạch Lam có “giọng điệu trần thuật nhỏ nhẹ, dịu dàng, chậm rãi.”.