Khái Quát Về Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghiệp Thái Nguyên Và Ngành Công Nghệ Chế Tạo Máy

hiện đại như: tăng cường đầu tư phòng học hiện đại, trang bị cho giảng viên các phương tiện dạy học tiên tiến như: máy chiếu xách tay, máy chiếu đa năng, phòng học đa năng… Đặc biệt là trang bị máy móc hiện đại trong phòng thực hành, xưởng thực hành như: Trung tâm thực hành CNC; Phòng thí nghiệm CIM, CNC; Phòng CAM; Xưởng thực hành; Phòng thí nghiệm CNC ảo… Bên cạnh đó cũng cần trang bị hệ thống thư viện hiện đại có đủ giáo trình, tài liệu, sách báo, tạp chí chuyên ngành… để giúp sinh viên được học tập và thực hành trong môi trường tốt nhất.

Với đặc trưng của khối ngành kỹ thuật, nội dung học tập nếu không được tiếp cận với các máy móc hiện đại sẽ khiến chất lượng đào tạo không đạt yêu cầu theo chuẩn đầu ra, không đáp ứng nhu cầu của xã hội ngày càng phát triển.

Ngoài ra, cơ sở vật chất khang trang, phương tiện dạy học hiện đại còn giúp sinh viên thường xuyên được rèn luyện tay nghề, tiếp cận với cái mới. Nhà trường có đầy đủ các phương tiện hỗ trợ quá trình dạy học sẽ giúp sinh viên biết cách khai thác tri thức, tự nghiên cứu, xây dựng phương pháp học tập phù hợp, gỗ trợ đắc lực cho bài giảng của thầy giáo, nâng cao khả năng tư duy sáng tạo cho các em. Qua đó giúp các em hiểu rõ hơn, sâu hơn nội dung dạy học, nghiên cứu tạo điều kiện thực tế cho các sáng kiến mới. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và phát triển chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra cho sinh viên.

Kết luận chương 1

Xây dựng và phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ Chế tạo máytrình độ đại học đạt chuẩn là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển của các trường đại học khối kĩ thuật, góp phần quyết định việc thực hiện thành công sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao,có trình độ, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng nhu cầu của đất nước trong thời kì hội nhập; với vai trò nòng cốt và đầu tàu về đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục của nước nhà. Phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ Chế tạo máy sẽ đóng góp không nhỏ vào công cuộc nâng cao chất lượng đào tạo ngành cơ chí chế tạo máy, đặc biệt nâng cao trình độ cho kĩ sư cơ khí Việt Nam, sẵn sàng làm việc đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Trên cơ sở tìm hiểu một số khái niệm liên quan, chúng tôi cho rằng phát triển chương trình ngành Công nghệ chế tạo máy phải bao gồm một thệ thống các phương pháp xây dựng chương trình,nội dung và cách thức đào tạo các ngành nghề kĩ thuật phải trở thành quy trình đào tạo chuẩn, căn cứ vào yêu cầu chuẩn đầu ra để thiết kế các định chế chuẩn đầu vào, môi trường học tập; phương pháp giảng dạy.

Phát triển chương trình ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO trước hết cần xác định mục tiêu khi xây dựng chương trình cụ thể, chi tiết về các mặt: nhận thức, kỹ năng, thái độ, phẩm chất. Mục tiêu này phải phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Thực hiện phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy cần tuân theo quy trình phát triển chương trình đào tạo đại học: từ việc khảo sát đánh giá nhu cầu; đến việc rà soát lại chương trình hiện hành; xác định mục đích, mục tiêu của chương trình; xây dựng chương trình; thực hiện chương trình; và đánh giá, điều chỉnh chương trình… Trên cơ sở đó xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức thực hiện chương trình, cũng như xác định rõ chuẩn đầu ra cho sinh viên.

Để thực hiện tốt phát triển chương trình ngành Công nghệ chế tạo máy, trước hết đòi hỏi các lực lượng tham gia phát triển chương trình đào tạo phải có nhận thức đúng đắn; đồng thời trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, phát triển chương trình phải gắn liền với thực tiễn và chất lượng. Đồng thời xây dựng quy trình kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện chương trình đào tạo. Từ đó thấy được hiệu quả của việc phát triển chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC

KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN


2.1. Khái quát về Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên và Ngành Công nghệ Chế tạo máy

Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên nguyên tiền thân là trường Đại học Cơ điện, được thành lập ngày 06 tháng 12 năm 1965 theo quyết định số 164- CP của Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Năm 1976 trường được đổi tên là trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Việt Bắc. Năm 1982 trường mang tên là trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nuyên. Từ năm 1994 đến nay trường là thành viên của trường Đại học Thái Nguyên.

Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên có khuôn viên trên 50 hec-ta, đóng trên địa bàn thành phố Thái nguyên- trung tâm văn hóa, kinh tế của tỉnh Thái nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc, tự hào là một trường Đại học kỹ thuật đa ngành. Hiện nay trường có 7 ngành đào tạo ở các khoa, trong đó có 24 chuyên ngành đào tạo đại học, 5 chuyên ngành đào tạo thạc sỹ và 3 chuyên ngành đào tạo nghiên cứu sinh. Cùng với 9 phòng chức năng, 3 trung tâm, 1 viện nghiên cứu phát triển công nghệ cao về kỹ thuật công nghiệp và đội ngũ giảng viên cơ hữu của trường (365 giảng viên. Trong đó cử nhân chiếm 268, thạc sĩ là 260, Phó giáo sư 7, Tiến sĩ 6, và 1 Giáo sư). Hiện nay trường đã đào tạo cho đất nước, đặc biệt là nền công nghiệp khu vực miền núi phía Bắc trên 30.000 kỹ sư, 5.000 kỹ thuật viên, hàng ngàn thạc sỹ, tiến sỹ kỹ thuật phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Năm 2016 tổng số sinh viên chính quy hiện nay của trường lên tới 7.071 sinh viên, 72 học viên cao học, 30 nghiên cứu sinh

Đặc biệt, thực hiện phương châm “Học đi đôi với hành”, nhà trường đầu tư xây mới: 1 trung tâm thí nghiệm riêng biệt với 7 phòng thí nghiệm cho tất cả các ngành như: Điện, Điện tử, Cơ khí, Xây dựng với các trang thiết bị hiện đại như: máy tạo mẫu thanh, hệ thống sim mở, máy cắt dây, robot, phòng thực hành CAD/CAM, thiết bị điện ABB, OMON, SIEMEN, LABVOL… Trung tâm thực nghiệm có chức năng đảm bảo cho sinh viên thực hành 11 nghề phù hợp với hệ thống đào tạo.

Hiện nay, trường có hợp tác với rất nhiều trường Đại học, viện nghiên cứu có uy tín trong nước và trên thế giới nhằm chuyển giao công nghệ, trao đổi giáo viên và thực tập sinh. Tạo cơ hội cho sinh viên đủ điều kiện được thực tập, nâng cao tay nghề. Các hoạt động hợp tác quốc tế được nâng cao hiệu quả liên kết đào tạo, tăng cường cơ sở vật chất cũng như chất lượng đội ngũ giáo viên tạo điều kiện cho Nhà trường hội nhập nhanh với nền Kỹ thuật công nghiệp trên thế giới.

Từ năm 2007, trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên là một trong 23 trường đại học số 1 của Việt Nam được Bộ Giáo dục cho phép nhập khẩu Chương trình tiên tiến ngành Kỹ thuật Cơ khí và Kỹ thuật Điện từ Đại học New York

- Hoa Kỳ. Vì vậy trường đã khẳng định được vị trí của mình để trở thành một trong những cơ sở đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của đất nước.

Ngành Công nghệ chế tạo nằm trong sự quản lý của Khoa Cơ khí. Khoa Cơ khí là một trong các khoa lớn và lâu đời nhất của Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp. Khoa Cơ khí chính thức được thành lập vào ngày 30 tháng 10 năm 1972. Khoa có nhiệm vụ đào tạo cán bộ kỹ thuật Cơ khí có trình độ cao để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nhu cầu hội nhập với thế giới. Không chỉ

có số lượng mà chất lượng đào tạo của người học sau khi tốt nghiêp cũng đã được

thực tế khẳng định và đánh giá cao. Hầu hết cán bộ kỹ thuật do Khoa đào tạo ra đều làm đúng nghề. Hơn thế nữa, các cán bộ kỹ thuật do Khoa đào tạo đã phát huy tốt những kiến thức đã học, đóng góp thực sự có hiệu quả cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy nhằm đào tạo các Kỹ sư công nghệ chế tạo máy có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức tư cách tốt, có sức khỏe tốt và có trình độ chuyên môn cao, có khả năng ứng dụng và triển khai sản xuất cao. Sinh viên được cung cấp các kiến thức về các quá trình gia công, vật liệu, các chi tiết máy tiêu chuẩn, các tiêu chuẩn kỹ thuật, lập kế hoạch sản xuất, phân tích giá thành và quản lý chất lượng sản phẩm trong gia công cơ khí.

Khác với chương trình đào tạo Kỹ sư kỹ thuật cơ khí có mục tiêu đào tạo các cán bộ kỹ thuật vững về lý thuyết nhằm thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu về thiết kế,

nghiên cứu và phát triển sản phẩm cơ khí; chương trình Công nghệ chế tạo máy đào tạo các kỹ sư công nghệ có khả năng tốt về ứng dụng và triển khai trong thực tiễn sản xuất cơ khí

2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

2.2.1. Mục đích của khảo sát: Để làm rõ thực trạng về phát triển chương trình đào tạo ngành công nghệ chế tạo máy tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp phù hợp, thống nhất trong việc phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy.

2.2.2. Nội dung khảo sát

- Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên phát triển chương trình đào tạo ngành công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO.

- Nội dung và quy trình phát triển chương trình đào tạo ngành công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO.

- Các lực lượng tham gia, cơ sở vật chất, kết quả của phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy.

2.2.3. Đối tượng khảo sát: Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng phát triển chương trình đào tạo ngành công nghệ chế tạo máy trên 14 cán bộ quản lý, 45 giảng viên cơ hữu tại khoa Cơ khí, phòng Đào tạo, sinh viên ngành Công nghệ ché tạo máy tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên.

2.2.4. Phương pháp khảo sát: Khảo sát thực trạng này, chúng tôi sử dụng các phương pháp phỏng vấn, điều tra bằng anket, tổng kết kinh nghiệm để nắm được thực trạng quản lý hoạt động đánh giá kết quả phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế máy.

2.2.5. Cách thức xử lý kết quả khảo sát: Căn cứ vào các tiêu chí đánh giá, khi thu được kết quả khảo sát thực trạng, được chúng tôi sử dụng các phương pháp toán học để xử lý kết quả khảo sát, từ đó đánh giá kết quả thực hiện phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên. Công thức tính cụ thể như sau:

* Tính số trung bình cộng: Công thức:

n

xi

X i 1

n


Trong đó:


X : Là số trung bình cộng

n : Là số khách thể nghiên cứu



n

xi : Là tổng điểm đạt được của khách thể nghiên cứu

i1


* Tính phần trăm: Công thức:


Trong đó:

% m.100

n

+ m là số lượng khách thể trả lời

+ n là số lượng khách thể đươc nghiên cứu

2.3. Thực trạng phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ Chế tạo máy tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Thái Nguyên theo tiếp cận CDIO

2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý và giảng viên về phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO

2.3.1.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên về khái niệm phát triển chương trình đào tạo ngành công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO

Khảo sát thực trạng này, chúng tôi sử dụng câu hỏi “Theo thầy/cô, phát triển

chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo mô hình CDIO là gì” (Câu hỏi 1 - Phụ lục 1) với 14 cán bộ quản lý, và 45 giảng viên cơ hữu khoa Cơ khí tham

gia phát triển chương trình đào tao như sau:

ngành Công nghê ̣chế tao

máy. Kết quả thu được

Bảng 2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên về khái niệm phát triển chương trình đào tạo ngành công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO


Stt

Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên về khái niệm phát triển chương trình đào tạo ngành công nghệ chế

tạo máy theo tiếp cận CDIO

Cán bộ

quản lý

Giảng viên

Tổng TB

Số

lượng

Số

lượng

Số

lượng

%

Số

lượng

%


1

Phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội

về nguồn nhân lực


1


7.1


3


6.7


4


6.8


2

Phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO giúp sinh viên phát triển toàn diện, nhanh chóng thích ứng với môi

trường luôn thay đổi


3


21.4


11


24.4


14


23.7


3

Phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO không chỉ góp phần hình thành năng lực chuyên môn mà còn hình thành

kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên


1


7.1


4


8.9


5


8.5


4

Phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo theo tiếp cận CDIO giúp gắn kết cơ sở đào tạo với yêu cầu tuyển dụng lao động của

các doanh nghiệp


2


14.3


2


4.4


4


6.8


5

Phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO là điều kiện tiên quyết đảm bảo thực hiện có hiệu quả chất lượng Giáo dục và Đào tạo trong nhà trường, hướng đến mục tiêu đào tạo những con người

phát triển toàn diện


7


50.0


25


55.6


32


54.2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Phát triển chương trình đào tạo ngành công nghệ chế tạo máy ở trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - 6

Nhìn bảng kết quả trên ta thấy:

Có 50.0% cán bộ quản lý và 55.6% giảng viên cơ hữu có nhận thức đầy đủ và đúng đắn nhất về phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO. Họ cho rằng: “Phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO là điều kiện tiên quyết đảm bảo thực hiện có hiệu quả chất lượng Giáo dục và Đào tạo trong nhà trường, hướng đến mục tiêu đào tạo

những con người phát triển toàn diện”. Ở nôi

dung này cũng là nôi

dung tổng số cán

bô ̣quản lý và giảng viên có nhân thứ c có đúng đắn nhất (54.2%).

Bên cạnh số cán bộ quản lý và giảng viên cơ hữu có nhận thức đầy đủ nhất và phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO, thì có 21.4% cán bộ quản lý và 23.7% giảng viên cơ hữu có nhận thức tương đối đầy đủ về vấn đề này. Họ cho rằng: “Phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO là quá trình đào tạo nguồn nhân lực phát triển toàn diện, nhanh chóng thích ứng với môi trường luôn thay đổi”.

Ngoài ra, có 14.3% cán bộ quản lý và 6.8% giảng viên cơ hữu cho rằng: “Phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO là quá trình gắn kết cơ sở đào tạo với yêu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp”.

Nếu như 7.1% cán bộ quản lý cho rằng: “Phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO nhằm đào tạo các kỹ sư cơ khí đáp ứng nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực” và “Phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO không chỉ góp phần hình thành năng lực chuyên môn mà còn hình thành kỹ năng nghề nghiệp cho người học”; thì 6.8% giảng viên cơ hữu cho rằng “Phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO nhằm đào tạo các kỹ sư cơ khí đáp ứng nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực” và 8.5% cho rằng “Phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO không chỉ góp phần hình thành năng lực chuyên môn mà còn hình thành kỹ năng nghề nghiệp cho người học”.

Như vậy: có thể thấy, mặc dù nhận thức của cán bộ quản lý và giảng viên cơ hữu có nhận thức khác nhau về phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo theo tiếp cận CDIO, song đa số cán bộ quản lý và giảng viên cơ hữu đều có nhận thức đúng đắn về khái niệm phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022