Kết Quả Khảo Sát Năng Lực Giảng Dạy Của Giảng Viên Sau Khi Tham Gia Khóa Đào Tạo - Bồi Dưỡng


chuyên dùng với đủ các trang thiết bị cần thiết để tiến hành giảng dạy. Trong quá trình tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nghiên cứu sinh sử dụng tối đa các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực và sự tham gia của các sinh viên như: Xêmina; đàm thoại, thảo luận nhóm, luyện tập thực hành… Khi sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, được tổ chức trong các điều kiện tốt các giảng viên tham gia tập huấn luôn hứng thú và tích cực tham gia vào các hình thức tổ chức và phương pháp tiến hành bồi dưỡng.

- Sau khi thử nghiệm:

Qua kết quả thu được sau khi thử nghiệm tổ chức đào tạo-bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giảng viên ngành ATTT ở các trường Đại học khối QPAN theo khung năng lực nghề nghiệp giảng viên ngành ATTT ở các trường Đại học khối QPAN, nghiên cứu sinh thấy có sự thay đổi rõ dệt theo hướng tích cực. Về kết quả trung bình chung của tất cả các tiêu chí: mức độ thực hiện tốt có thể so sánh (trước thử nghiệm là 15.0 % và sau thử nghiệm: 44,31%). Đó là kết quả thực hiện tốt tăng gấp 3 lần; mức độ thực hiện khá giảm đôi chút (trước thử nghiệm: 39,32 và sau thử nghiệm: 37,33 %); Tỉ lệ thực hiện trung bình tăng không đ ng kể (trước thử nghiệm: 6,05 và sau thử nghiệm: 8,68%). Ngược lại với mức độ thực hiện tốt, mức độ thực hiện chưa đạt yêu cầu giảm tương xứng (trước thử ngiệm: 39,63% và sau thử nghiệm: 9,68%).

Xét từng tiêu chí thì hai tiêu chí: “Chuẩn bị nội dung lên lớp” “Tổ chức, điều khiển lớp học, xây dựng môi trường học tập thân thiện” không còn mức độ thực hiện chưa đạt yêu cầu. Tỉ lệ thực hiện tốt rất cao lần lượt là 75.0 % và 65.0 %. Như vậy có thể thấy rằng các giảng viên rất tích cực tham gia hoạt động bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy của mình. Chuẩn bị tốt nội dung lên lớp rất quan trọng để giúp giảng viên thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy. Xây dựng môi trường thân thiện, tổ chức tốt lớp học là xu thế tất yếu hiện trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.


Hai tiêu chí “Sử dụng phương pháp, các phương tiện phục vụ cho hoạt động dạy học” “Sử dụng ngôn ngữ giao tiếp sư phạm trong dạy học” sau quá trình thử nghiệm cũng thực hiện tốt hơn rất nhiều thể hiện qua mức độ thực hiện chưa đạt yêu cầu giảm mạnh (Trước thử nghiệm từ 50.0 % và 55.0 %; sau thử nghiệm xuống còn 15.0 % và 20.0 %). Nếu nhìn về kết quả thực hiện chưa đạt yêu cầu giảm xuống là điều đ ng mừng, nhưng với tỉ lệ chưa đạt yêu cầu vẫn khá cao với 15.0 % và 20.0 %, vẫn cần phải cải thiện hơn nữa để nâng cao năng lực dạy học của giảng viên ngành ATTT. Đặt ra vấn đề cần phải tiến hành bồi dưỡng nâng cao trình độ thường xuyên cho giảng viên ngành ATTT vốn không được đào tạo bài bản về nghiệp vụ sư phạm.

Ý kiến đánh giá của giảng viên về “Đào tạo-bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên ngành ATTT theo khung năng lực nghề nghiệp”.

Bảng 3.5. Kết quả khảo sát năng lực giảng dạy của giảng viên sau khi tham gia khóa đào tạo - bồi dưỡng


Mức độ đánh giá


Tốt


Khá


Trung bình


Chưa đạt yêu cầu

Tiêu chí đánh giá

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Chuẩn bị bài giảng

45

75.0

15

25.0

0

0.0

0

0.0

Sử dụng phương pháp, các phương

tiện phục vụ cho hoạt động dạy học.

6

10.0

27

45.0

15

25.0

12

20.0

Sử dụng ngôn ngữ giao tiếp sư phạm

trong dạy học.

21

35.0

30

50.0

0

0.0

9

15.0

Kiểm tra đ nh giá kết quả học tập

của sinh viên.

22

36,6

25

41,6

5

8,34

5

8,34

Tổ chức, điều khiển lớp học, xây

dựng môi trường học tập thân thiện.

39

65.0

15

25.0

6

10.0

0

0.0

Trung bình


44,31


37,33


8,68


9,68

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 253 trang tài liệu này.

Phát triển đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối Quốc phòng an ninh trong bối cảnh hiện nay - 24


Sau khi kết thúc khóa bồi dưỡng, nghiên cứu sinh tiến hành lấy ý kiến từ phía các giảng viên tham gia bồi dưỡng về chương trình Đào tạo-bồi dưỡng nâng cao


năng lực cho đội ngũ giảng viên ngành ATTT theo khung năng lực nghề nghiệp. Kết quả khảo sát cho thấy:

- 100 % giảng viên tham gia thử nghiệm đều đ nh giá khóa tập huấn là rất cần thiết và đã đ p ứng được mong muốn của giảng viên khi tham gia khóa học.

- 100 % giảng viên đồng ý với việc đổi mới việc bồi dưỡng như cách sắp xếp chương trình, nội dung của khóa bồi dưỡng mà nghiên cứu sinh đã xây dựng.

- 80 % giảng viên rất hứng thú và 20 % giảng viên có hứng thú khi tham gia khóa bồi dưỡng.

- Đ nh giá về mức độ đ p ứng các mục tiêu của khóa học cho thấy: 100 % giảng viên đ nh giá mục tiêu của khóa tập huấn đã đạt được theo kế hoạch đề ra.

Qua phỏng vấn thầy LTD Phó giám đốc Học viện Kỹ thuật mật mã cho biết giảng viên sau khi tham gia khóa đào tạo-bồi dưỡng “Phương pháp dạy học Blended Learning cho giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN góp phần nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ” khi trở về đơn vị đã đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm tăng cường sự chủ động trong học tập từ phía sinh viên. Giảng viên không chỉ am hiểu lý thuyết mà còn hiểu biết thực tiễn, thông thạo kỹ năng mà người học cần để đ p ứng được yêu cầu hình thành năng lực cho người học chứ không chỉ là truyền đạt lý thuyết.

Thầy CNA trưởng khoa CNTT Học viện An ninh nhân dân khi được phỏng vấn cho biết các giảng viên ngành ATTT của Học viện sau khi tham gia khóa đào tạo-bồi dưỡng đã đóng góp rất tốt vào các hoạt động đào tạo E-learning của Học viện như: Giúp linh hoạt trong việc mở lớp (không hạn chế số lượng và không phụ thuộc vào lịch trình của giảng viên hay các khoa, Quy trình mở lớp học được tối ưu và triển khai nhanh chóng hơn rất nhiều), tiết kiệm chi phí (tiết kiệm được những khoản chi rất lớn cho không gian học, in ấn giáo trình), Tăng doanh thu (Nhờ khả năng đào tạo của phương pháp đột phá Blended Learning, giảng viên, sinh viên có thể hiểu được thông điệp của lĩnh vực đào tạo từ đó kích


thích hiệu suất làm việc, đem lại nhiều lợi nhuận cho sinh viên). Thầy TNN Phó chủ nhiệm khoa CNTT – Học viện Kỹ thuật Quân sự qua phỏng vấn cho biết các giảng viên ATTT của khoa sau khi tham gia quá trình đào tạo-bồi dưỡng đã có sự thay đổi tích cực trong phương pháp giảng dạy, lấy sinh viên làm trung tâm thay vì giảng viên như trước đây, sinh viên sẽ trở nên năng động và tương tác nhiều hơn. Các giảng viên đã thực hiện rất tốt sự kết hợp của hướng dẫn trên lớp truyền thống và môi trường kỹ thuật số tạo nên một trải nghiệm học tập thích hợp với mỗi sinh viên, hiệu quả hơn, kết quả thu được tốt hơn. Sinh viên có thể tiếp cận với nhiều nguồn hướng dẫn, đ nh giá và các công cụ kiểm tra giúp điều chỉnh tốc độ và cách học của họ.

Cô TTL, giảng viên khoa an toàn thông tin Học viện Kỹ thuật mật mã, cho biết sau khi tham gia khóa đào tạo trong học kỳ vừa qua cô đã ứng dụng giảng dạy Elearning kết hợp với lớp học truyền thống. Mặc dù lớp học online này còn mới mẻ với sinh viên, nhưng càng học thì các bạn càng tham gia nhiệt tình bởi có nhiều ưu điểm nhất là trong bối cảnh đại dịch COVID 19 hiện nay.

Tóm lại, từ những kết quả thu được qua thử nghiệm giải pháp đã cho thấy tính khả thi và hiệu quả của giải pháp “Đào tạo-bồi dưỡng đội ngũ giảng viên ngành ATTT theo khung năng lực nghề nghiệp”.

Phiếu khảo sát năng lực giảng dạy theo phương pháp Blended Learning được trình bày ở phụ lục số 05 (P24).


Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát phân tích thực trạng phát triển ĐNGV ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN theo lý thuyết phát triển nguồn nhân lực tác giả luận án đã đề xuất 07 giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT các trường đại học khối QPAN bao gồm: Nâng cao nhận thức của lãnh đạo và giảng viên ngành ATTT về phát triển ĐNGV ngành ATTT; Khung năng lực nghề nghiệp giảng viên ngành ATTT; Quy hoạch phát triển ĐNGV ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN; Tuyển dụng, sử dụng ĐNGV ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN; Kiểm tra, đ nh giá ĐNGV ngành ATTT theo khung năng lực nghề nghiệp; Đào tạo-bồi dưỡng đội ngũ giảng viên ngành ATTT theo khung năng lực nghề nghiệp; Chính sách đãi ngộ, kiến tạo môi trường làm việc tạo động lực phát triển ĐNGV ngành ATTT;

Các giải pháp đã đề xuất mang tính toàn diện và có mối quan hệ chặt chẽ, đan xen và cùng bổ sung cho nhau góp phần thúc đẩy phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN, thông qua đó giúp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ATTT cho lĩnh vực QPAN và KTXH. Phần khảo nghiệm, thử nghiệm với những kết quả thu được đã khẳng định tính cấp thiết, tính khả thi và hiệu quả của các giải pháp mà luận án đề xuất. Luận án đã thử nghiệm giải pháp “Đào tạo-bồi dưỡng đội ngũ giảng viên ngành ATTT theo khung năng lực nghề nghiệp” tại 03 trường đại học khối QPAN được giao đào tạo trọng điểm về ATTT là Học Viện Kỹ thuật mật mã, Học Viện Kỹ thuật Quân sự, Học Viện an ninh Nhân dân. Kết quả thực nghiệm đã khẳng định tính hiệu quả của giải pháp này.


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Kết quả tổng quan các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án đã giúp tác giả củng cố cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên đặc biệt là phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN nhằm đ p ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực ATTT chất lượng cao cho lĩnh vực QPAN và KTXH.

Phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN là làm cho tập hợp những người làm nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực ATTT ở các trường đại học khối QPAN biến đổi về số lượng và chất lượng theo chiều hướng tích cực, để thực hiện các mục tiêu đào tạo đã đề ra.

Nội dung phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT các trường đại học khối QPAN theo lý thuyết phát triển nguồn nhân lực bao gồm: 1) Quy hoạch đội ngũ giảng viên ngành ATTT; 2) Tuyển chọn đội ngũ giảng viên ngành ATTT; 3) Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên ngành ATTT; 4) Thực hiện chế độ chính sách, kiến tạo môi trường làm việc cho đội ngũ giảng viên ngành ATTT; 5) Kiểm tra, đ nh đội ngũ giảng viên ngành ATTT.

Thông qua việc khảo sát, phân tích thực trạng về phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT các trường đại học khối QPAN cho thấy: nhìn chung việc phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN đạt mức độ trung bình.

Chất lượng phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT vẫn còn khá hạn chế ở một số mặt quản lí: Khâu đào tạo và bồi dưỡng; luân chuyển và bổ nhiệm, Kiểm tra và đ nh giá; chế độ, chính sách tạo động lực cho đội ngũ giảng viên ngành ATTT phát triển.

Các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng rất lớn đến phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan tác động mạnh hơn yếu tố khách quan. Sự tác động của các yếu tố là khác nhau


trong đó yếu tổ chủ quan ảnh hưởng lớn nhất là “Chính sách thu hút, đãi ngộ của trường đại học khối QPAN đối với đội ngũ giảng viên ngành ATTT” và khách quan là “Tác động của cuộc cách mạng 4.0 đến yêu cầu phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT”.

Luận án đã góp phần củng cố sâu sắc thêm cơ sở lý luận về đội ngũ giảng viên ngành ATTT và phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN. Về việc phát triển đội ngũ giảng viên, luận án đã khái quát được những vấn đề lý luận về giảng viên ngành ATTT, ngành ATTT, đội ngũ giảng viên ngành ATTT, đặc biệt là nội dung phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT theo lý thuyết phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ATTT, nâng cao vai trò của giảng viên ngành ATTT trong bối cảnh cách mạng công hiện 4.0.

Kết quả khảo nghiệm đ nh giá cao tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT được đề xuất trong luận án.

Luận án đã tiến hành thử nghiệm giải pháp “Đào tạo-bồi dưỡng đội ngũ giảng viên ngành ATTT theo khung năng lực nghề nghiệp”. Kết quả thử nghiệm đã khẳng định hiệu quả của giải pháp trong việc phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Quốc Phòng và Bộ Công an

- Kiến nghị chính phủ xây dựng Đề án mới về “ Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin” thay thế cho Quyết định số 99/QĐ- TTg, của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020”, đã hết hiệu lực.

- Nghiên cứu xây dựng và ban hành Đề án “Đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên ngành ATTT trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0” nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, định kỳ hàng năm cho giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN. Có như vậy đào tạo, bồi dưỡng giảng viên ngành ATTT mới được thực hiện tốt hơn,


hướng tới việc thay đổi tích cực ở giảng viên ngành ATTT giúp họ đ p ứng được yêu cầu ngày càng cao về chất lượng đào tạo của các trường đại học khối QPAN, đ p ứng yêu cầu chuẩn đầu ra của các trường.

- Nghiên cứu xây dựng và ban hành đề án “Hợp tác Quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực ATTT” trong đó quan tâm và đầu tư cho đào tạo giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN.

- Tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các trường đại học khối QPAN được giao đào tạo trọng điểm về ATTT: Cho phép các trường hàng năm được tự xác định số lượng biên chế giảng viên; và triển khai trả lương theo vị trí việc làm.

2.2. Đối với các trường đại học khối QPAN được giao đào tạo trọng điểm về ATTT.

- Ban hành các văn bản quy định về tiêu chuẩn, chức trách, nhiệm vụ của giảng viên ngành ATTT theo tiếp cận năng lực.

- Xây dựng và áp dụng hệ thống BSC-KPIs (Blanced Scorecard - Key Profremance Indicator) trong việc phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT.

- Lãnh đạo các trường đại học khối QPAN được giao đào tạo trọng điểm ATTT cần xây dựng kế hoạch tổng thể về chiến lược phát triển nhà trường, trong đó cần cải tiến khâu luân chuyển và bổ nhiệm giảng viên đảm bảo việc luân chuyển giảng viên phải thực sự công tâm, khách quan vì lợi ích chung của nhà trường, giảng viên được luân chuyển cảm thấy yên tâm, công bằng. Có như thế họ mới yên tâm công tác.

- Việc bổ nhiệm giảng viên ngành ATTT bên cạnh việc theo đúng quy trình quy định, Lãnh đạo của các trường cùng với phòng Tổ chức cán bộ xây dựng được quy trình chặt chẽ từ việc lấy phiếu tín nhiệm đến việc xem xét các cách tiếp cận đa chiều đối với giảng viên ngành ATTT từ đó có thể thực hiện tốt việc bổ nhiệm, đảm bảo “đúng người, đúng việc” xuất phát từ lợi ích của nhà trường trong đó có lợi ích của mỗi giảng viên ngành ATTT.

Xem tất cả 253 trang.

Ngày đăng: 29/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí