Ở Châu Á, mỗi quốc gia trong khu vực đều hướng tới giáo dục những giá trị đặc trưng dành cho các công dân trẻ tuổi, dựa trên nền tảng giá trị chung của nhân loại. Trong khoảng 15 năm trở lại đây, các nước Châu Á - Thái Bình Dương đã có nhiều nghiên cứu về giá trị và định hướng giá trị. Đáng chú ý là “Chương trình giáo dục cho người Philippin” và tập tài liệu “Giá trị trong hành động” của Trung tâm Canh tân và Công nghệ giáo dục thuộc tổ chức Bộ trưởng giáo dục Đông Nam Á (1992), nhằm đưa nội dung chương trình và cách thức giáo dục giá trị vào nhà trường và cộng đồng các nước Đông Nam Á. Trong đó có 7 giá trị cốt lõi được diễn giải, phân ra thành những giá trị riêng biệt [76, tr. 37 - 38]:
- Giá trị đối với bản thân, gồm các mặt: Thể lực; tri thức (chân lý, kiến thức, tư duy sáng tạo và phê phán); đạo đức (tình yêu, liêm khiết, lương thiện, tự trọng/trọng danh dự, kỷ luật cá nhân); tinh thần (lòng tin vào thượng đế).
- Giá trị đối với cộng đồng, gồm các mặt: 1. Trách nhiệm xã hội: yêu thương lẫn nhau, sự tôn trọng, trung thực, quan tâm đến người khác, lương thiện, tự do bình đẳng, công lý xã hội, tôn trọng nhân quyền, hòa bình, tích cực, phi bạo lực, tham gia công việc xã hội. 2. Hiệu quả kinh tế: cần kiệm, bảo vệ tài nguyên, đạo đức lao động, tự lực năng suất, tri thức khoa học kỹ thuật, hiệu quả nghề nghiệp, đầu óc kinh doanh. 3. Chủ nghĩa dân tộc: hòa hợp dân tộc, quý trọng anh hùng dân tộc, mang trọng trách, ý thức công dân, tự hào, đoàn kết hữu nghị, trung thành với tổ quốc, đoàn kết hữu nghị toàn cầu, hiểu biết quốc tế và hợp tác.
Ở Thái Lan, quốc gia này đã trang bị cho công dân của mình những phẩm chất quý báu thông qua việc giáo dục tính cách. Theo đó, tính cách là những gì ở bên trong một con người, được thể hiện bằng những hành vi ứng xử đúng đắn ngay cả khi không có ai nhìn thấy. Đó là cách thức chúng ta đối xử những người mà chúng ta cho rằng họ không thể giúp hoặc làm tổn thương chúng ta. Một người có tính cách tốt sẽ có những giá trị đạo đức tốt, từ đó họ phân biệt giữa đúng và sai trong việc làm, ngay cả khi điều đó là bất tiện, không thoải mái hoặc tốn kém cho bản thân [dẫn theo 17, tr. 21]. Như vậy, tính cách tốt không tự phát triển bột phát mà phải trải qua quá trình tiếp thu và áp dụng các giá trị vào các tình huống của cuộc sống.
Về cơ bản, những giá trị mà trẻ em ở Thái Lan được tập trung giáo dục là:
(1) Đáng tin cậy: trung thực và nói thật; (2) Tôn trọng: lịch sự và nhã nhặn, chấp nhận sự khác biệt ở người khác; (3) Trách nhiệm: chấp nhận kết quả của hành động mình làm và cố gắng hết khả năng; (4) Tính công bằng: tuân thủ nguyên tắc, chia sẻ, lắng nghe và không đổ lỗi lên người khác; (5) Sự chu đáo: tốt bụng, động lòng thương, ý tứ và thể hiện quan tâm đến cảm giác của người khác; (6) Ý thức công dân: đóng góp cho gia đình và cộng đồng, tuân thủ nguyên tắc, hợp tác với người khác, kính trọng cha mẹ, thầy cô và những người có quyền uy, đồng thời bảo vệ môi trường [17, tr. 42 - 43].
Ở Nhật Bản, cha mẹ Nhật hướng tới giáo dục con các giá trị mà chọ cho là quan trọng như: có trách nhiệm, có cử chỉ lịch thiệp, đúng đắn và luôn ăn mặc tươm tất, độc lập trong cách ứng xử. Nội dung giá trị giáo dục cho trẻ em ở Nhật Bản tập trung vào ba lĩnh vực: (1) Dạy về sự tôn trọng cuộc sống; (2) Dạy về mối quan hệ giữa cá nhân với nhóm; (3) Dạy về ý thức tôn ti trật tự [59, tr. 51 - 52]. Nhìn chung “cách giáo dục của người Nhật Bản thiên về định hướng dựa vào hệ tư tưởng truyền thống của Khổng giáo, lấy lễ nghĩa làm trọng, trẻ phải vâng lời người già, cần cù, chăm chỉ là một trong những phẩm chất quan trọng nhất” [6, tr. 284 - 280]. Và để việc giáo dục giá trị cho trẻ em đạt hiệu quả cao, thường xuyên có mối quan hệ chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường - xã hội, người lớn hướng trẻ tới các giá trị như: 1/ Đối với bản thân: sự đúng mực; sự chuyên cần; lòng dũng cảm; sự chân thành; tự do và luật lệ; tự hoàn thiện; yêu chuộng chân thật. 2/ Quan hệ với người khác: phép lịch sự; sự quan tâm và lòng tốt; tình bạn; biết ơn và kính trọng; khiêm tốn. 3/ Quan hệ với tự nhiên: tôn trọng thiên nhiên; tôn trọng cuộc sống; tính nhạy cảm và thẩm mỹ; tính cao thượng. 4/ Quan hệ với nhóm và xã hội: nghĩa vụ công cộng, công bằng, sự tham gia và trách nhiệm trong nhóm, tôn trọng các thành viên trong gia đình, kính trọng giáo viên và mọi người trong trường học, đóng góp cho xã hội, tôn trọng truyền thống và yêu nước, tôn trọng các nền văn hóa khác [59, tr. 52 - 54].
Nhìn chung, một số nhóm giá trị đặc trưng cần giáo dục cho trẻ em ở một số nước như Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan, Philipin cụ thể như:
- Nhóm giá trị trong quan hệ với bản thân: Tự trọng, biết kiềm chế, tự lực, tự tin, có chính kiến, có hoài bão, khiêm tốn, có chí lập thân lập nghiệp, có ý thức giữ gìn và tập luyện để nâng cao thể lực.
- Nhóm các giá trị trong quan hệ với người khác: Cởi mở, chan hòa với mọi người, lịch sự tế nhị trong giao tiếp, thiện chí trong quan hệ, trung thực, thẳng thắn, đoàn kết, có ý thức xây dựng tập thể, biết hợp tác với mọi người, tôn trọng và khoan dung, quan tâm chia sẻ, kính trọng và biết ơn, chân thành trong quan hệ bạn bè, hiếu thảo với cha mẹ, thương yêu anh chị em trong gia đình, giữ gìn nền nếp gia đình, tôn trọng tổ tiên.
Có thể bạn quan tâm!
- Định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình - 1
- Định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình - 2
- Tổng Quan Các Nghiên Cứu Về Định Hướng Giáo Dục Giá Trị Cho Trẻ Em Chương 2: Cơ Sở Lý Luận Về Định Hướng Giáo Dục Giá Trị Cho Trẻ Em Trong
- Nghiên Cứu Về Mục Tiêu Giáo Dục Giá Trị Cho Trẻ Em
- Mối Quan Hệ Giữa Giáo Dục Giá Trị Với Một Số Nội Dung Giáo Dục Khác
- Một Số Đặc Điểm Tâm Lý Của Trẻ Ở Lứa Tuổi Học Sinh Thcs
Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.
- Nhóm giá trị trong quan hệ với công việc: Cần cù, có trách nhiệm, kỷ luật, sáng tạo, năng động, coi trọng giá trị của tri thức, học tập và làm việc theo phương pháp khoa học, sẵn sàng tiếp nhận cái mới.
- Nhóm giá trị trong quan hệ với tổ quốc, cộng đồng: Tôn trọng quy định chung của cộng đồng, thực hiện nghĩa vụ công dân, tuân thủ pháp luật, bảo vệ tài sản quốc gia, sống lành mạnh, trong sạch, bảo vệ cái đúng, đấu tranh chống tiêu cực, trung thành với tổ quốc, với nhân dân.
- Nhóm giá trị trong quan hệ với nhân dân và các dân tộc trong khu vực, trên thế giới: yêu hòa bình, tôn trọng các nền văn hóa khác, sẵn sàng hợp tác trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng nhau.
- Nhóm giá trị trong quan hệ với tự nhiên và môi trường sống: Hành động vì môi trường trong sạch, yêu và sống hài hòa với thiên nhiên, chăm sóc bảo vệ thiên nhiên [60, tr. 16 - 17].
1.1.3. Nghiên cứu về cách thức giáo dục giá trị cho trẻ em
Theo Daniel Goleman (2007), nhiều nghiên cứu đã cho thấy, cách đối xử của bố mẹ đối với con - nghiêm khắc hay thông cảm, dửng dưng hay yêu thương... có những hậu quả sâu xa và lâu bền đối với đời sống xúc cảm của trẻ [dẫn theo 16, tr. 335]. Từ đó, trẻ có sự đồng cảm, nhân ái và yêu thương với các thành viên trong gia đình và mọi người xung quanh. Theo Durning (2000), các nhà tâm lý học đã chỉ ra vai trò cảm xúc của cha mẹ và tác động của nó đến kết quả học tập ở trẻ. Do đó xuất hiện khái niệm “giáo dục gia đình”, nó bao gồm việc nghiên cứu những chuẩn mực liên quan đến phương pháp giáo dục của cha mẹ cũng như của những người trợ giúp chuyên nghiệp [dẫn theo 50, tr. 303]. Như vậy, có thể thấy rằng trình độ nhận thức, cách ứng xử của người chăm sóc (mà cụ thể là cha mẹ) có ảnh hưởng đến việc giáo dục trẻ trong gia đình, từ đó tác động đến nhận thức, cảm xúc và hành vi chuẩn mực ở trẻ.
Các tác giả Robert V.Kail và John C. Canvanaugh (2004) đã phân tích các kiểu ứng xử của cha mẹ đối với trẻ trong gia đình có ảnh hưởng đến việc hình thành giá trị ở trẻ. Điều này được thể hiện ở hai khía cạnh:
Thứ nhất là, khi cha mẹ ứng xử tình cảm và nhiệt tình với con, họ quan tâm đến con về mặt cảm xúc, sẵn sàng dành thời gian và nỗ lực cùng với con thì đứa trẻ sẽ cảm thấy yên tâm, hạnh phúc và có cách hành xử tốt hơn. Trái lại, khi cha mẹ không quan tâm, có cảm xúc thù địch thì con cái thường lo âu, kém kiểm soát hơn, lòng tự trọng thấp hơn.
Thứ hai là cha mẹ kiểm soát hành vi ở con mình: hoặc là cha mẹ kiểm soát chặt chẽ, can thiệp vào cuộc sống của con, hoặc là buông lỏng, hiếm khi kiểm soát con, chúng được tự do làm bất kỳ chuyện gì mà không phải sợ bị kỷ luật. Kết quả là cả hai hình thức này đều không phù hợp với việc giáo dục giá trị cho trẻ. Việc kiểm soát quá mức của cha mẹ làm cho con mất đi cơ hội chủ động đáp ứng tiêu chuẩn hành vi của xã hội, vốn là mục tiêu xã hội hóa sau này. Ngược lại, cha mẹ không hề kiểm soát con cũng thất bại vì con không nhìn thấy các tiêu chuẩn hành vi của nền văn hóa mà trẻ cần đáp ứng [64].
Cùng quan điểm này, nghiên cứu của Rollins và Thomas (1979) trên trẻ em Mỹ cho thấy, cha mẹ ứng xử quá khắt khe, độc đoán với con thường làm chúng chậm phát triển về nhận thức và về đạo đức, có mức độ tự đánh giá thấp, kém tự tin, khả năng giao tiếp xã hội thấp… Ngược lại, những cha mẹ có ứng xử kiểm soát thuyết phục và cách ứng xử chăm sóc, trẻ em thường phát triển về nhận thức và đạo đức cao, mức độ tự đánh giá về các giá trị của bản thân cao, khả năng xã hội cao [dẫn theo 41, tr. 132 - 133]. Do đó, để con phát triển các giá trị tốt đẹp, cha mẹ cần phải cân đối giữa việc kiểm soát con đồng thời để con được tự do trong một số quyết định của bản thân. Cha mẹ cần đưa ra tiêu chuẩn thích hợp đối với độ tuổi của con, sau đó chỉ cho con cách đáp ứng tiêu chuẩn ấy và sau cùng thưởng cho con khi con đã đáp ứng (Powers & Roberts, 1995; Rotto & Kratochwill, 1994). Đây là một yêu cầu hợp lý để trẻ hiểu chuẩn mực đạo đức và thực hiện được những hành vi tốt. Điều này có nghĩa là, sự quan tâm và giáo dục có kiểm soát của cha mẹ giúp trẻ có định hướng bản thân, hình thành những giá trị tích cực và có khả năng đương đầu với cuộc sống khi trưởng thành.
Theo tác giả K.Ryan, trẻ em ra đời không có sẵn các giá trị hoặc một lập trường đạo đức, các điều ấy do trẻ học hỏi mà có được. Vì vậy, các cách thức học tập giá trị của trẻ em phụ thuộc vào ứng xử của cha mẹ và trường học, được phân chia thành:
Kiểu hô hào cổ vũ (Exhortation):người lớn nói cho trẻ biết cái gì là đúng, cái gì là sai, thúc giục kêu gọi trẻ hành động theo cách này hoặc cách kia, chỉ dẫn cho trẻ sống theo một bộ chuẩn mực nào đó. Phương thức này cũng thay đổi, từ chỗ đòi hỏi trẻ theo một cách vô cùng tình cảm tới chỗ bắt buộc một cách tế nhị kèm theo lý lẽ chu đáo.
Kiểu noi gương (Example): Trẻ học qua khuôn mẫu của những người xung quanh bằng cách quan sát các cách ứng xử của người lớn, bắt chước cả bằng lời nói và hành động.
Kiểu kỳ vọng (Expectation): Là những tình huống đòi hỏi trẻ có những ứng xử đặc biệt với người khác. Và trong tình huống đó, trẻ cảm thấy bị thúc ép ứng xử theo những cách được chỉ định cho chúng phải làm theo. Ví dụ, trong lớp học với sức ép thi đua mạnh mẽ giữa bạn học với nhau thì ở đó có những cách ứng xử như: thầy giáo thúc giục học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau… sẽ tạo nên cách ứng xử và suy nghĩ vị tha giữa các học sinh. Từ sự trông đợi ấy, người học có được những giá trị nhất định.
Kiểu trải nghiệm (Experience): Liên quan đến hành động tham gia của người học vào những công việc cụ thể nào đó. Thông qua việc học, tương tác, trẻ được trải nghiệm thực tiễn cuộc sống, giải quyết các tình huống đạo đức. Từ đó, trẻ hình thành các giá trị cho riêng mình [dẫn theo 10, tr. 25 - 26].
Tóm lại, qua một số nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa cha mẹ và con trong gia đình đóng vai trò quan trọng đối với việc hình thành nhân cách ở trẻ. Cụ thể ở đây là cách ứng xử của cha mẹ sẽ tạo ra những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi ứng xử của trẻ với cha mẹ và mọi người xung quanh. Khi trẻ nhận được sự quan tâm có định hướng đúng đắn từ cha mẹ thì chúng sẽ sớm học được các giá trị tốt đẹp cho riêng mình. Những trải nghiệm tích cực hoặc tiêu cực mà trẻ có được thông qua ứng xử với cha mẹ là con đường quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách.
1.2. Nghiên cứu về định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em ở trong nước
Ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về giáo dục giá trị cho trẻ em, song hầu như chưa có các nghiên cứu về ĐHGDGT cho trẻ em. Tuy nhiên trong chương trình giáo dục phổ thông quốc gia và của từng trường, chúng ta có thể thấy mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục giá trị cho trẻ em.
Các nghiên cứu về định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em ở trong nước cũng có thể chia thành các hướng chính như sau:
1.2.1. Một số nghiên cứu dưới góc độ Văn hóa học
Qua phân tích một số nghiên cứu về gia đình Việt Nam truyền thống của các tác giả Trần Quốc Vượng (2005), Lê Ngọc Văn (2012), Trần Ngọc Thêm (2015) cho thấy, người Việt luôn coi trọng việc giáo dục giá trị, giáo dục lối sống và cách ứng xử cho trẻ trong gia đình. Với quan điểm “dạy con từ thuở còn thơ”, trẻ được dạy “học ăn, học nói, học gói, học mở” từ khi còn nhỏ để trở thành người tốt, có lối sống lành mạnh, sống có lý tưởng và có trách nhiệm... Nhiều giá trị làm người được ông bà, cha mẹ đề cao với mục đích để dạy con cháu như: hiếu nghĩa, lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết, đùm bọc, tinh thần tiết kiệm và yêu lao động. Từ đó, trẻ hình thành những những giá trị tốt đẹp, sống đúng mực từ trong gia đình cũng như ngoài xã hội.
Theo tác giả Trần Quốc Vượng (2005), Lê Ngọc Văn (2012) nội dung cơ bản của giáo dục gia đình là hiếu, nghĩa. Đạo hiếu là một nguyên tắc ứng xử trong gia đình và xã hội, là một chuẩn giá trị để đánh giá con người, “hiếu đễ là gốc của đạo đức con người” [83, tr. 214]. Đạo hiếu trong gia đình Việt Nam truyền thống có hai quan điểm chủ yếu: (1) Con cháu phải nuôi dưỡng ông bà cha mẹ khi về già, đó là đạo làm con. Đó là đạo lý “uống nước nhớ nguồn; ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Con cái phải luôn nhớ công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ là một trong những giá trị của người Việt Nam luôn được coi trọng trong mọi thời điểm. (2) Con cháu phải nghe lời dạy bảo của ông bà cha mẹ, không được tùy tiện sống buông thả mà phải theo “nếp nhà”, có khuôn phép “kính trên nhường dưới”.
Bên cạnh đó, việc coi trọng học vấn và đề cao giá trị của tri thức là một trong những nội dung cơ bản của giáo dục trẻ em trong gia đình. Truyền thống gia đình Việt Nam lấy học vấn làm trọng, học để biết chữ, biết nghĩa lý, học để làm người có
nhân cách; học để làm người biết trung, hiếu, lễ, nghĩa. Tinh thần “tôn sự trọng đạo”, ham học hỏi, tôn trọng tri thức là nền tảng của truyền thống đạo đức tốt đẹp. Các gia đình luôn đề cao tinh thần hiếu học, khuyên dạy con cháu phải cố gắng học hành để thành tài. Vì vậy, xây dựng truyền thống vãn hóa của gia đình không chỉ đảm bảo sự tồn tại phát triển của chính gia đình, mà còn có ý nghĩa trong việc hình thành các giá trị tốt đẹp cho trẻ, tạo điều kiện để trẻ phát triển nhân cách tốt, đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển xã hội.
Gia đình Việt Nam truyền thống gắn bó lâu đời với nông nghiệp lúa nước, vì vậy cha mẹ thường xuyên rèn luyện cho trẻ về ý thức lao động. Trẻ em trong gia đình được giáo dục lao động từ lúc nhỏ với các công việc như: chăn trâu, cắt cỏ, trông em, nấu cơm... từ đó trẻ có được những đức tính siêng năng, cần cù… Trẻ ý thức được giá trị của sức lao động và tôn trọng thành quả của lao động. Các em hiểu rằng cần phải lao động rất vất vả mới có cuộc sống no đủ, hạnh phúc. Do đó đây cũng chính là mục tiêu quan trọng của giáo dục gia đình Việt Nam truyền thống [83, tr. 224], [87]. Qua lao động, người Việt còn nhắc nhở con khi hưởng thành quả lao động phải ghi nhớ công ơn của những người làm ra, cũng như có ý thức tiết kiệm, không lãng phí, tôn trọng công sức của mình và của những người đi trước.
Ngoài ra, vấn đề giáo dục trẻ tinh thần đoàn kết cũng được đề cao. Cha mẹ dạy cho các con phải biết đùm bọc yêu thương nhau giữa anh chị em trong gia đình. Tinh thần đoàn kết trong gia đình chính là sự gắn bó quan tâm chăm sóc lẫn nhau trong cuộc sống đời thường, và cả những lúc khó khăn: “Anh em như thể tay chân; Chị ngã em nâng”. Từ đó, trẻ được mở rộng ra là những giá trị về tình làng nghĩa xóm, về tình yêu quê hương đất nước [87].
Tóm lại trong gia đình Việt Nam truyền thống, trẻ em được giáo dục các giá trị và hành vi ứng xử từ nhỏ. Dưới ảnh hưởng của Nho giáo, gia đình truyền thống quan tâm trước hết đến việc giáo dục tinh thần nhân ái, tình yêu thương sâu nặng và bổn phận, trách nhiệm của mỗi con người đối với những người thân trong gia đình. Lễ giáo đạo Nho đưa ra những yêu cầu khắt khe một chiều đối với con cái, song nó cũng có những điểm hợp lý - giáo dục người làm con phải biết kính trọng, quan tâm chăm sóc những người đã sinh thành và nuôi dưỡng mình khôn lớn; giáo dục con người khi làm bất cứ việc gì cũng phải nghĩ đến danh dự của gia đình… đó là những
điều vẫn cần thiết với xã hội ngày nay [20, tr. 118 - 119]. Tuy nhiên, bên cạnh mặc tích cực cũng tồn tại hạn chế đó là tư tưởng trọng nam khinh nữ, với những giá trị mà cha mẹ muốn hình thành ở con trai như: có chí tiến thủ, học hành thành tài, dũng cảm, gánh vác việc lớn trong gia đình… trong khi đó, những giá trị mà con gái được giáo dục đó là chăm chỉ, khéo léo, đảm đang, trách nhiệm, phải có đủ “công, dung, ngôn, hạnh”…[12, tr. 132 - 137]. Vì vậy, giáo dục gia đình ngày nay cần trân trọng các giá trị văn hoá, đạo đức, nếp sống truyền thống tốt đẹp, đồng thời tạo lập môi trường dân chủ, tôn trọng lẫn nhau giữa các thế hệ và các thành viên, khắc phục những hạn chế của lễ giáo đạo Nho.
1.2.2. Nghiên cứu về sự hình thành giá trị ở trẻ em
Các nghiên cứu đã chỉ ra, quá trình xã hội hóa là con đường hình thành nên các giá trị ở mỗi cá nhân. Theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn, “con người lĩnh hội các giá trị từ nền văn hóa - xã hội lịch sử cùng các kiến thức, thái độ và những tình cảm đã được xã hội hóa. Các tổ chức xã hội có vai trò quyết định trong việc giữ gìn, phổ biến các giá trị là gia đình, hệ thống giáo dục và tất cả các tổ chức xã hội (…) truyền đạt các mong đợi từ phía xã hội tới các cá nhân” [81, tr. 72].
Tán thành quan điểm của các tác giả nước ngoài, theo các tác giả Ngô Công Hoàn, Dương Thị Diệu Hoa, Trương Thị Khánh Hà, Trần Thị Minh Đức, cơ chế chủ yếu để hình thành giá trị ở trẻ đó là tập nhiễm, bắt chước, học tập và đồng nhất hóa [12, tr. 19], [19, tr. 59], [28, tr. 165 - 166]:
- Tập nhiễm: Là sự tiếp nhận và ảnh hưởng tự phát trong quá trình tương tác giữa cá cá nhân trong nhóm xã hội, dẫn đến hình thành hoặc thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của họ. Đặc trưng của tập nhiễm là sự tiếp nhận và ảnh hưởng diễn ra một cách tự nhiên, không chủ định: Trẻ tiếp nhận những nhận thức, xúc cảm, hành vi từ những người xung quanh mà không cần dạy dỗ. Có thể nói, nhiều ảnh hưởng phẩm chất đạo đức của cha mẹ và mọi người xung quanh lên con trẻ mà bản thân trẻ không nhận thức được, thậm chí cha mẹ cũng không nhận thức được hậu quả hành vi và cách ứng xử của họ. Các giá trị mà cha mẹ thể hiện ảnh hưởng trực tiếp lên tâm trí của trẻ trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày trong gia đình như: bố mẹ tôn trọng nhau, bố mẹ tôn trọng ông bà, cách bố mẹ ứng xử với người khác, cách bố mẹ thực hiện lễ nghi thờ cúng ông bà tổ tiên, tình yêu lao động, quý trọng