Giáo Dục Kỹ Năng Lao Động Sản Xuất


trong gia đình, giải thích cho các em hiểu rõ đúng sai trong những trường hợp thực tế. Thậm chí, ông bà cha mẹ người Nùng Dín luôn chú ý lời ăn tiếng nói cũng như tự điều chỉnh hành vi của mình trong các mối quan hệ gia đình để trở thành tấm gương con cháu noi theo, học tập. Họ cho rằng khi mình dạy con cháu phải có lễ phép với ông bà, cha mẹ, anh chị nhưng chính họ lại không tôn trọng cha mẹ, ông ba, anh chị mình thì chắc chắn con trẻ sẽ không bao giờ lễ phép với ông bà, cha mẹ. Chính vì vậy, cùng với việc giáo dục cho trẻ em tuân theo những quy định ứng xử của chúng thì trước hết ông bà, cha mẹ, anh chị trong gia đình cũng phải tuân theo những quy định ứng xử của mình trong gia đình.

Những quy định về cách ứng xử của trẻ em trong gia đình tuân theo những chuẩn mực đạo đức nhất định được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, không những được các thế hệ và các thành viên trong gia đình chấp nhận mà còn được sự bảo vệ của cộng đồng tộc người. Những chuẩn mực đạo đức ấy được các thế hệ gia đình bảo vệ và trở thành gia pháp của gia đình. Nếu thành viên nào trong gia đình không ứng xử đúng với vị trí, vai trò của mình trong gia đình không chỉ chịu sự trừng phạt trong gia đình mà đôi khi còn phải chịu sự trừng phạt của cộng đồng tộc người trong những trường hợp vi phạm nặng nề. Gia đình văn hóa truyền thống của người Nùng Dín cũng tương đồng với văn hóa cổ truyền gia đình người Việt là có gia phong và gia pháp bằng hương ước làng bản. Đó là những điều con cháu các thế hệ phải thực hiện như: ông bà – cha mẹ bảo con cháu phải nghe những điều về đạo lý làm người (kính trọng, chăm sóc ông bà, cha mẹ; nhường nhịn các con cháu nhỏ, ốm đau bệnh tật; học và hành nghề theo ông bà, cha mẹ; không làm những điều bất nhân thất đức như trộm cắp, gây gổ đánh nhau, hủ hóa, phụ nữ ăn cơm trước kẻng…) Nếu ai vi phạm coi như làm nhục gia phong, phạm vào gia pháp và sẽ bị trừng phạt bằng hình thức cắt tóc cạo đầu, thậm chí đuổi ra khỏi nhà…

- Ứng xử trong dòng họ

Theo thống kê sơ bộ thì người Nùng Dín có 21 dòng họ 3, trong đó trong các dòng họ lại chia thành chi nhánh nhỏ có sự khác biệt về một số phong tục, tập quán.


3 Chương 1, mục 1.2.2


Tuy nhiên, các dòng họ này không sống biệt lập với nhau mà ngược lại còn sống xen kẽ với nhau thậm chí có mối quan hệ thông gia với nhau. Dòng họ ở đây là những người có cùng tổ tiên với nhau, có chung huyết thống biểu hiện ở cùng chung “họ”. Vì vậy, người Nùng Dín cũng coi dòng họ là một mối quan hệ không thể thiếu khi sinh sống trong cộng đồng tộc người. Dòng họ có đông người tạo nên vị thế mạnh trong cộng đồng tộc người, có tiếng nói trong những quyết định quan trọng của thôn bản Do đó, giáo dục cho những đứa trẻ cách ứng xử với anh em họ hàng cũng là nội dung quan trọng trong giáo dục đạo đức, lối sống cho con cháu.

Trẻ em khi bắt đầu học nhận thức về thế giới xung quanh cũng được ông bà cha mẹ dạy nhận thức những người anh em, cô bác, chú dì… trong dòng họ. Trong xưng hô, người Nùng Dín không phân biệt con anh, con em và có trưởng họ để chỉ đạo, quản lý. Trong họ hàng nói riêng và làng bản nói chung, những người cùng thế hệ thì ai sinh trước đều được gọi bằng anh, chị; sinh sau là em. Ngược lại, những người khác thế hệ (thế hệ trước – thế hệ sau) thì người thế hệ trước dù có trẻ tuổi hơn bao nhiêu cũng phải gọi bằng ông bà hoặc cô chú, người thế hệ sau dù sinh trước và cao tuổi hơn rất nhiều cũng chỉ là cháu. Trẻ em, con cháu phải nghe lời của ông bà, người lớn tuổi trong gia đình và dòng họ bởi “Khảo pphuw chể mi daw Lời người già có thuốc”. Ông bà, cha mẹ người Nùng Dín giáo dục cho trẻ tình yêu thương đùm bọc và ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ đối với họ hàng.

Trong ứng xử xã hội, quan hệ họ hàng cũng phải được ưu tiên. Trẻ em sẽ học cách phân biệt đối xử giữa người trong họ và người ngoài họ. Người trong họ phải bênh vực và bảo vệ lẫn nhau.

Mỗi khi gia đình có việc như đám ma, đám cưới, làm nhà… ông bà, cha mẹ sẽ mời cô dì, chú bác, anh em họ mạc … đến giúp đỡ. Ngược lại, khi những gia đình khác có việc, ông bà cha mẹ sẽ luôn mang theo con cháu trong nhà đến gia đình đó để giúp đỡ. Trong những dịp này, trẻ em sẽ có cơ hội quen thuộc hơn với những người họ hàng của gia đình cũng như chứng kiến cách ứng xử, giao tiếp với những người anh em họ hàng của mình.


Giáo dục ý thức về dòng họ, đạo đức, nguyên tắc ứng xử trong dòng họ cho mỗi thành viên là vấn đề mà được cả dòng họ quan tâm. Để làm được việc đó, từng gia đình trong dòng họ đều giáo dục con cháu mình trực tiếp bằng lời ăn tiếng nói hàng ngày, việc làm thường ngày … mà thậm chí nhiều dòng họ đem những nguyên tắc ứng xử trong dòng họ đó trở thành gia phong của dòng họ, gia pháp của từng gia đình.

- Ứng xử trong cộng đồng tộc người

Ngoài cộng đồng gia đình và dòng họ, mỗi cá nhân còn tồn tại trong cộng đồng thứ 3 – cộng đồng tộc người (vì người Nùng Dín thường sống tụ cư, ít khi xen lẫn với các tộc người khác nên cộng đồng thôn hay làng có thể coi là cộng đồng tộc người trên địa vực của 1 thôn hay làng). Chính vì thế mà khi đứa trẻ mới ra đời, làm sao để đứa trẻ nhanh chóng hòa nhập vào cộng đồng tộc người là điều mà mỗi gia đình cần phải chuẩn bị. Để có thể khiến đứa trẻ thích ứng với cộng tộc người thì việc dạy dỗ đứa trẻ cách cư xử trong tộc người phải được thực hiện từ khi còn nhỏ. Cách cư xử trong tộc người là tuân theo những chuẩn mực đạo đức mà được tộc người quy định thành hương ước của thôn, làng.

Người Nùng Dín tuy không có hương ước hay luật tục bằng văn tự nhưng tại các lễ hội cúng rừng, cấm bang làng bản bà con xây dựng hương ước bất thành văn mang tính luật tục và thề trước rừng cấm, làng bản thực hiện những điều cấm kỵ liên quan vận mệnh, hạnh phúc làng bản, như: không thể thả rông gia súc phá hoại mùa màng; không chặt cây rừng cấm, rừng đầu nguồn nước; các ngày lễ tết cấm bang nghỉ ăn tết thì phụ nữ có thai không đội nón qua làng, hay không được lao động sản xuất ngoài đồng, nương rẫy; mọi gia đình trong làng bản không được đánh nhau, cãi chửi gây mất trật tự an ninh làng bản; không được trộm cắp gia súc, gia cầm, hoa mầu, tài sản lẫn nhau; không được lười lao động, uống rượu bê tha, ham

mê cờ bạc, hủ hóa; người có vợ hoặc chồng không được ngoại tình; không được bỏ rơi ông bà, cha mẹ lúc ốm đau bệnh tật…4


4 Vàng Khuấy Mìn, người dân thông Tùng Lâu II


Nếu ai vi phạm sẽ bị phạt theo hương ước của làng, ví dụ trong hương ước rừng cấm làng Tùng Lâu có qui định: chặt cây rừng cấm thì phạt mua lợn gà cúng rừng; Đánh nhau và cãi chửi nhau để làng bản giải hòa thì phạt nộp từ 1 đến 3 con gà, 2 đến 3 lít rượu cho những người tham gia hòa giải ăn uống; Nếu thả rông gia súc phá hoại mùa màng sẽ phạt bồi thường gấp đôi số lượng thiệt hại (cộng cả công cày cấy, chăm sóc). Nếu phải nhờ làng bản hòa giải thì phải nộp lương thực, thực phẩm rượu thịt và trả thù lao cho những người tham gia giải quyết. Số lượng tùy theo thời gian, số người tham gia.

Ngoài ra, người Nùng Dín còn dạy cho con trẻ ý thức tộc người, sự phân biệt giữa thôn bản này với thôn bản khác, giữa cộng đồng tộc người này với tộc người khác. Trong đó, tính đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau là điều được họ coi trọng và nhấn mạnh: “Ngăn chên si rú nảo, dần tsìn bổ rú nào – Tiền của tiêu biết hết, tình người không biết hết”.

2.2.1.3. Giáo dục kỹ năng lao động sản xuất

Cùng với việc giáo dục cho trẻ em những đạo lý làm người, những cách ứng xử trong các mối quan hệ gia đình và xã hội thì người Nùng Dín còn cho rằng phải cần phải giáo dục cho con trẻ cách “kiếm sống” sau này hay giáo dục những kỹ năng lao động sản xuất để khi chúng lớn lên có thể nuôi sống bản thân và gia đình mình.

Như đã nói ở chương 1, người Nùng Dín có nền kinh tế nông nghiệp từ lâu đời, trong đó chủ yếu là trồng cây lương thực và cây lúa trên nương rẫy và trên ruộng đồng. Trải qua nhiều thế hệ sinh sống và lao động, người Nùng Dín đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc lao động sản xuất, những kinh nghiệm đó được tộc người lưu giữ, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và nhất là trao truyền cho con cháu mình từ khi chúng còn nhỏ.

Trao truyền kinh nghiệm làm ruộng nước

Ở người Nùng Dín, các công việc liên quan đến trồng trọt thường được cả đàn ông và đàn bà thực hiện. Những việc nặng như cày, bừa thường do đàn ông đảm nhiệm vì nó đòi hỏi người cày, bừa phải nhiều sức lực để nâng, chuyển cày trong


khi vẫn điều khiển trâu. Từ nhỏ, khoảng từ 6 đến 7 tuổi, các em trai và gái thường theo cha mẹ đi làm ruộng. Những lần đó, các em có thể vừa chơi vừa quan sát bố mẹ làm việc. Chính vì vậy, các em sẽ dần quen thuộc với con trâu, cái cày, cái bừa, cảnh làm ruộng, sự phân công lao động của cha mẹ, anh chị.

Làm đất là khâu đầu tiên trong canh tác lúa nước. Nó bao gồm nhiều công đoạn như cày, bừa, làm phẳng mặt ruộng, gieo mạ, cấy, làm cỏ, thu hoạch… Tuy nhiên, những kỹ năng lao động này không được người Nùng Dín dạy con trẻ một cách cứng nhắc từ đầu đến cuối mà lựa chọn, chỉ bảo những việc dễ làm trước như công việc làm cỏ. Sau khi các em đã thuần thục những công việc này thì mới được dạy những công việc khác nặng nề và phức tạp hơn. Trong quá trình làm đất, khó nhất là công đoạn cày vì thế các em chỉ làm quen chứ khó thực hiện ngay được. Thông thường, cha mẹ người Nùng Dín sẽ dạy con trẻ cách bừa trước vì nó đơn giản hơn. Trước khi học bừa, người cha sẽ giải thích cho con trai mình về công dụng của bừa, giải thích các bộ phận và chức năng của nó. Sau đó, cầm tay hướng dẫn cách thức và tư thế cầm bừa, cách di chuyển và điều khiển trâu (bò). Đến khi lớn hơn (tầm 16, 17 tuổi), các em trai được cha hướng dẫn cách dùng cày, điều khiển trâu và tập cày. Quá trình giáo dục này không phải là quá trình ngắn mà đòi hỏi một khoảng thời gian dài để con trẻ có thể quen thuộc với cái cày, cái bừa cũng như hiểu rõ cách sử dụng của chúng. Tuy nhiên, để có thể thuần thục cày, bừa theo hướng dẫn, các em sẽ được cha mẹ cho thực hành ngay trên thửa ruộng của nhà mình; làm đến đâu, người cha sẽ chỉ dẫn, chỉ những chỗ con trẻ sai lầm và truyền kinh nghiệm của mình đến đó, ví dụ như sao cho nhẹ tay cày mà luống cày vẫn sâu và thẳng. Quá trình thực hành này cũng không phải là 1 hay 2 lần mà mỗi lần ra ruộng, người cha sẽ cho con trai tập cầy một khoảng thời gian ngắn, sau đó thì người cha sẽ tiếp tục cày, bừa sao cho kịp tiến độ. Vì vậy, con trai sẽ dần dần học được cách cày, bừa một cách chậm chạp nhưng chắc chắn bởi mỗi lần tập cày đều có thể rút được kinh nghiệm của riêng mình.


Trong quá trình làm đất, một công đoạn nữa cũng rất quan trọng là làm phẳng mặt ruộng để nước ngập đều trong ruộng, nếu không sẽ có chỗ nước ngập quá cây lúa gây úng, trong khi đó có chỗ lại không có nước.

Ngâm mạ cũng là một kỹ thuật rất quan trọng trong canh tác lúa. Để có được mạ tốt, cần thực hiện tốt khâu chọn thóc giống. Những kinh nghiệm trong quá trình chọn giống cũng như ngâm mạ được người già đúc kết trong quá trình lao động sản xuất và phổ biến cho thế hệ sau.

Thời điểm cấy lúa cũng được coi là khâu quyết định của tính thời vụ, trong khi đó, chính thời vụ lại quyết định sự thành bại của vụ lúa. Vì thế, phải tranh thủ hoàn thành các công đoạn làm đất để cấy lúa đúng ngày theo lịch thời vụ. Bởi nghề nông là nghề “trông trời, trông đất, trông mây”, năng suất của vụ lúa còn phụ thuộc vào thời tiết và khí hậu mà không phải con người. Do đó, việc xác định thời vụ cũng được các thế hệ đi trước truyền lại qua kinh nghiệm cho thế hệ sau. Lịch nông nghiệp của người Nùng Dín cũng giống các dân tộc thiểu số khác trên địa bàn: Tháng 1 và đầu tháng 2 ăn tết, vui xuân; Từ giữa tháng 2 đến tháng 4 chuẩn bị gieo trồng; Từ tháng 4 đến tháng 5 gieo trồng; Từ tháng 6 hoàn thành gieo cấy, tiến hành chăm sóc cây lương thực. Đến cuối tháng 10 tiến hành thu hoạch; Tháng 11, 12 tổ chức các sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng.

Nói đến quá trình canh tác ruộng lúa, người Nùng Dín cũng có nhiều bài dân ca hát về lao động sản xuất với hình ảnh người lao động với con trâu trên những cánh đồng, và những kinh nghiệm trong làm ruộng nước. Bài Làm ruộng cấy [76, 60] có đoạn:

Tiếng Nùng Dín

… “Pồ mề chú phấn ly Ty slinư chú phấn pphải

Chú phấn pphải phẳn lung Chú phấn ly pphẳn pì

Pphải pì cha na khaow

Nẫư pực tức nâưw lư

Tiếng iệt

…“Bố mẹ bàn phân công Ông cha nay phân việc Phân việc cho từng anh Phân anh đi làm ruộng Anh đi làm ruộng cấy

Sáng ngày mai ngày kia

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Tri thức địa phương về giáo dục trẻ em của người Nùng Dín ở thôn Tùng Lâu, Xã Tung Chung Phố, Huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai - 7



Tinw phá rùng mủ mỉ Tinw phá rùng sỉ sai

Mung slaw toọcj hển vái Mung slaw tai ănw ẹcj

Rùng bả bẹc thangw thâyw Mung slaw vâyw chực pừ Loong hoồng pâyw tsiểng na Loong rân pâyw tsiểng rì

Pphẳn pì chú thang vai Pphẳn pì lê toống caiw Daiw vai loong toóc cỏn

Pphẳn pì dỏn tamw lăngw Thưw bặtj tẳm bặtj slungw Na khaow lungw thưw nảo Chú tầu lào hên na

Lào hên tẳm hên slungw Hên na lungw lào nảo Lào hên khow hên chiêng Na khaow liêng lào nảo Lào nảo lầy nắm ma

Nắm thumw cả pphaw thâyw Pâyw âuw banw ma lạc Lạc bặtj tẳm bặtj slungw

Na khaow lungw lạc nảo Lạc nảo thưw tảo sloôngw Thưw bặtj tẳm bặtj slungw Tảo sloôngw lung thưw nảo Thưw nảo lạc tảo sloôngw

Tảo sloôngw ca lạc nảo

Chân trời kia dần sáng Chân trời sáng mờ ảo Tay trái mở then chuồng Tay phải luồn vai trâu

ai mau vác cái cầy Tay trái sóc trạc trâu Xuống sân đi làm ruộng Xuống nhà đi làm đồng Anh lắp đặt vai trâu

Anh thật là khôn ngoan Lừa trâu kéo đi trước Cầm cày bước theo sau Cày nhát thấp nhát cao Ruộng to nào cày hết Cầy hết lại phát bờ

Phát bờ thấp bờ cao Bờ to nào phát hết

Phát bờ cong bờ nghiêng Bờ ruộng cấy phát xong Phát xong dẫn nước về Dẫn nước về đầy ruộng Nước ngập hết đường cày Đi lấy bừa về bừa

Bừa nhát thấp nhát cao Ruộng rộng nào bừa hết Bừa hết cày lần hai

Cày nhát thấp nhát cao Nào lần hai cày hết

Cày hết bừa lần hai



Lạc nảo nưng bổ vinhw Lạc slâưw nưng bổ vảng Ngảng hên rì păn cha Lan hên na păn păt Tàu ma păt hên na

Păt bặtj tẳm bặtj slungw Hên lungw ca păt nảo Păt nảo lê tầu dao

Na khaow ca dào nảo Dào nảo lê tầu thắt Dào slẫu lê tầu thủi Chú tầu thắt ma lủi Chú tàu thủi ma ran

Chú lan văn loóc cha…”

Lần hai cũng bừa hết Bừa sạch còn chưa yên

Ngắm đồng còn việc sắm Nhìn bờ ruộng thành đắp Ta lại đắp bờ ruộng Đắp bờ thấp bờ cao

Bờ ruộng nào đắp hết Đắp hết cày lần ba Lần ba ta cày hết

Cày hết ta mới hồi Cày xong rồi mới lại Mới trở về chốn cũ Nới trở lui về nhà

Mới tìm ngày nhổ mạ…”

Bài hát trên đã phần nào miêu tả những kinh nghiệm làm ruộng cấy của người Nùng Dín ở đây. Quá trình làm ruộng cấy không phải đơn giản mà gồm nhiều công đoạn, người Nùng Dín sau khi cày bừa còn quan tâm đến cả vấn đề thủy lợi và đắp bờ cho thửa ruộng. Nếu không đủ nước, cây sẽ khô hạn; nếu nước quá nhiều lại gây ngập úng. Thời điểm cho nước vào ruộng và tháo nước ra cũng phải thích hợp thì năng suất lúa mới cao. Để giữ cho nước ruộng, người ta phải đắp bờ. Kỹ thuật đắp bờ không quá khó cũng không quá đơn giản nên khi cho con trẻ tập đắp bờ phải làm cùng với cha mẹ hoặc người lớn khác thì mới có thể nhanh chóng hoàn thiện, đồng thời đảm bảo bờ được chắc chắn, trơn nhẵn và thoáng đãng từ khi cấy cho đến lúc lúa chín, không để cỏ mọc um tùm. Bờ ruộng phải thẳng, rộng từ 40 đến 50 cm, ở mỗi đầu bờ thường đào thêm rãnh con để nước dễ dàng chảy từ đám ruộng trên xuống đám ruộng thấp hơn.

Như vậy, canh tác lúa một kỹ năng lao động sản xuất quan trọng trong đời sống sản xuất của người Nùng Dín. Chính vì vậy, họ đã giáo dục cho trẻ em những kỹ năng này từ rất sớm để trẻ có thể quen thuộc và nắm vững. Quá trình giáo dục

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/01/2023