Thực Trạng Hoạt Động Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Sinh Viên Đại Học Sư Phạm Theo Tiếp Cận Năng Lực


ĐH Vinh đã thực hiện đổi mới CTĐT, phương pháp dạy học và kiểm tra, ĐG theo định hướng phát triển phẩm chất và NL của người học ở các bậc, hệ đào tạo và đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Trường ĐHSP Huế, địa chỉ: 34 Lê Lợi - Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Trường ĐHSP Huế được thành lập năm 1957, là một phân khoa thuộc viện ĐH Huế. Trường ĐHSP Huế chính thức được thành lập theo Quyết định số 426/TTg, ngày 27/10/1976 của Thủ tướng chính phủ. Theo Nghị định 30/CP ngày 4-4-1994 của Thủ tướng Chính phủ, Trường ĐHSP trở thành trường thành viên của ĐH Huế. Trường có sứ mạng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ khoa học và QL giáo dục có trình độ ĐH, sau ĐH theo chuẩn quốc gia và quốc tế; NCKH và chuyển giao công nghệ, tư vấn GD, nâng cao chất lượng GD khu vực duyên hải Miền Trung và cả nước với 29 ngành đào tạo bậc ĐH, 31 ngành đào tạo Thạc sỹ, 12 ngành đào tạo Tiến sỹ. Trong những năm gần đây Trường ĐHSP Huế đã đổi mới và chuẩn hóa chương trình và hoạt động đào tạo ĐH, sau ĐH, đổi mới ĐG theo định hướng phát triển NL nhằm đào tạo đội ngũ giáo viên, CBQL giáo dục có phẩm chất, có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, có NL nghiên cứu, phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ, đặc biệt là khoa học và công nghệ GD, phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.

Trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: 280 An Dương Vương, Quận 5 thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 27 tháng 10 năm 1976, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định số 426/TTg thành lập Trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở của Trường ĐHSP Sài Gòn, là một trong 15 trường ĐH trọng điểm quốc gia Việt Nam. Trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh đào tạo 21 ngành thuộc hệ SP: Toán học, Tin học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, SP Khoa học tự nhiên, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Nga, GD Chính trị, GD Tiểu học, GD Mầm non, GD Thể chất, GD Đặc biệt, Quản lý Giáo dục, GD học, GD Quốc phòng, GD Thể chất - Quốc phòng, 22 chuyên ngành Thạc sĩ, 9 chuyên ngành Tiến sĩ. Trường đã đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của Bộ GD&ĐT. Trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh là một trong các trường SP đổi mới CTĐT và đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL đầu tiên trong các trường ĐH và có nhiều kinh nghiệm trong công tác ĐG và quản lý hoạt động đánh giá KQHT của SV theo TCNL.


2.3. Thực trạng hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực

2.3.1. Thực trạng nhận thức về đánh giá kết quả học tập của sinh viên đại

học sư phạm theo tiếp cận năng lực

2.3.1.1. Thực trạng nhận thức về các NL cần phát triển cho sinh viên ĐHSP

Hiện nay, ở Việt Nam chưa có một văn bản nào nói đến các NL của sinh viên ĐHSP một cách chi tiết và cụ thể, nếu có chỉ là nhắc đến những kiến thức, kỹ năng hay NL nghề nghiệp chung chung, chưa có mô tả cụ thể.

Qua trao đổi phỏng vấn trực tiếp với GV khoa SP tiếng Anh, Toán tại một số trường ĐHSP thì chúng tôi rút ra được nét đặc trưng của sinh viên ĐHSP là phải có NL thực hành chuyên môn nghiệp vụ, xã hội. Một số CBQL cho rằng: “NL của sinh viên SP cần có là giáo dục và dạy học”. Trên cơ sở các NL của sinh viên ĐHSP đã xác định, luận án đã xây dựng câu hỏi số 01 (CBQL, giảng viên) và số 01 (SV) (xem tại Phụ lục 5 và Phụ lục 6) với nội dung hỏi những NL nào cần thiết đối với sinh viên ĐHSP. Kết quả đánh giá của CBQL, giảng và SV về mức độ cần thiết của các NL của sinh viên ĐHSP thể hiện ở bảng 2.6 như sau:

Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL, giảng viên và SV về mức độ cần thiết

của các năng lực cần phát triển cho sinh viên ĐHSP


TT

Năng lực của sinh viên ĐHSP

CBQL, GV

SV

X

Thứ bậc

X

Thứ bậc

1

Năng lực giao tiếp, hợp tác

4.13

5

4.14

5

2

Năng lực tự học, tự rèn luyện

4.15

4

4.15

5

3

NL tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề

4.16

5

4.15

4

4

Năng lực dạy học

4.39

1

4.38

1

5

Năng lực giáo dục

4.27

2

4.27

2

6

NL ứng dụng CNTT, NL ngoại ngữ

4.26

3

4.25

3

7

Năng lực NCKH giáo dục

4.27

2

4.27

2


X

4.24


4.24


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực - 11

Từ kết quả bảng 2.6, chúng tôi rút ra nhận xét sau đây:

Thứ nhất, Điểm trung bình nhận thức của tất cả đối tượng khảo sát về mức độ cần thiết của các NL cần phát triển của sinh viên ĐHSP đều nằm trong khoảng


từ 4.13 đến 4.39; với điểm trung bình này, nhận thức của các đối tượng khảo sát về mức độ cần thiết của các NL của sinh viên ĐHSP nằm mức quan trọng (mức 5). Các đối tượng khảo sát ĐG về mức độ cần thiết của các NL cần phát triển của sinh viên ĐHSP là tương đối giống nhau. Điều này cho thấy, các NL mà chúng tôi xây dựng phù hợp với thực tiễn NL của sinh viên trong trường ĐHSP.

Thứ hai, trong các NL được khảo sát của sinh viên ĐHSP, các NL được đánh giá cao là “NL dạy học” (thứ bậc 1); “NL giáo dục” và “năng lực NCKH giáo dục” (thứ bậc 2).

Tuy nhiên, vẫn còn có các NL mà các đối tượng khảo sát CBQL, giảng viên đánh giá ở mức độ thấp như “Năng lực giao tiếp, hợp tác”, “Năng lực tự học - tự rèn luyện” ở bậc thứ 5. Từ kết quả này cho thấy, sự hiểu biết chưa thật sự sâu sắc về các NL của các đối tượng này; đối với các trường ĐHSP thường tập trung vào chuyên môn, vẫn chưa thường xuyên quan tâm tới NL tự học, tự rèn luyện của SV. Điều này ảnh hưởng tới quá trình công tác và thực hiện nhiệm vụ của SV sau khi tốt nghiệp ra trường.

Từ việc ĐG đúng các NL cần có của sinh viên ĐHSP, chúng tôi đã trao đổi với một số CBQL ở trường ĐHSP Hà Nội và trường ĐH Vinh (8 CBQL) thì vẫn còn khá nhiều SV sau khi tốt nghiệp vẫn chưa thể hiện đúng NL của mình. Cụ thể, một số SV sau khi ra trường NL vận dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và năng lực NCKH giáo dục vẫn còn hạn chế. Điều đó chứng tỏ rằng đào tạo SV các ngành SP vẫn chưa theo TCNL. Bởi vì khi đào tạo theo TCNL, sinh viên sẽ được đào tạo trên cơ sở về kiến thức, kỹ năng sẽ hình thành được những NL dạy học hoặc NCKH. Bên cạnh đó, trong quá trình công tác, những GV trẻ mới ra trường chưa chủ động trong giảng dạy, chưa thực sự phát huy hiệu quả vai trò, trách nhiệm của người GV, vẫn còn thụ động và rập khuôn trong hoạt động giảng dạy.

2.3.1.2. Thực trạng nhận thức về ý nghĩa của hoạt động đánh giá kết quả

học tập của sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng nhận thức về ý nghĩa của hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL theo các nội dung sau (Câu hỏi số 02, phần B, Phụ lục 5 và Phụ lục 6 của mẫu phiếu khảo sát dành cho CBQL, giảng viên và SV)


Bảng 2.7. Thực trạng nhận thức về ý nghĩa của hoạt động đánh giá

kết quả học tập của sinh viên ĐHSP theo tiếp cận năng lực



TT


Nội dung

Ý kiến đánh giá

CBQL, GV

SV


X

Thứ bậc


X

Thứ bậc


1

Giúp SV nhận thấy NL của bản thân, tự ĐG sự tiến bộ của bản thân và điều chỉnh phương pháp học tập phù hợp


4.43


2


3.94


3


2

Giúp GV thu được thông tin “liên hệ ngược ngoài” từ phía SV, từ đó điều chỉnh hoạt động giảng dạy của mình nhằm phát triển NL cho SV, đáp ứng CĐR của môn học và CTĐT


4.23


3


4.22


2


3

Giúp trường ĐHSP thu được thông tin về hoạt động giảng dạy của GV và KQHT của SV để có biện pháp chỉ đạo kịp thời nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.


4.56


1


4.39


1


4

Giúp cho gia đình biết được NL, sự phát triển của con em mình để cùng với nhà trường định hướng, tư vấn học tập cho SV


3.74


4


3.56


5


5

Giúp các cơ sở GD biết được hệ thống NL của SV có được trong quá trình đào tạo ở trường ĐHSP để lựa chọn ứng cử viên phù hợp với môi trường GD của mình


3.56


5


3.63


4


X

4.1


3.95


Qua kết quả khảo sát từ bảng 2.7 và qua phỏng vấn, có thể thấy đa số đối tượng khảo sát là CBQL, giảng viên đã đánh giá cao hơn về ý nghĩa của hoạt động đánh giá KQHT của SV theo TCNL so với đối tượng khảo sát là SV. Nhìn chung,


các đối tượng khảo sát đều cho rằng hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL rất có ý nghĩa trong quá trình giảng dạy và học tập, trong vai trò là căn cứ để các bên liên quan như gia đình, các nhà tuyển dụng có thể định hướng và ĐG đúng NL của SV. Mức độ đánh giá nằm trong khoảng 3.56 đến 4.56 (đối với CBQL, giảng viên) và khoảng 3.56 đến 4.39 (đối với SV).

Các nội dung được các đối tượng khảo sát ĐG cao là: “Giúp trường ĐHSP thu được thông tin về hoạt động giảng dạy của GV và KQHT của SV để có biện pháp chỉ đạo kịp thời nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.”, đều được xếp ở thứ bậc 1 đạt ở mức rất cần thiết (mức 5); “Giúp GV thu được thông tin “liên hệ ngược ngoài” từ phía SV, từ đó điều chỉnh hoạt động giảng dạy của mình nhằm phát triển NL cho SV, đáp ứng CĐR của môn học và CTĐT” và “Giúp SV nhận thấy năng lực của bản thân, tự đánh giá sự tiến bộ của bản thân và điều chỉnh phương pháp học tập phù hợp” lần lượt ở thứ bậc 2 và 3. Các nội dung này đều có tác động tích cực trong quá trình dạy và học, là thực hiện yêu cầu điều chỉnh chất lượng giảng dạy và thúc đẩy sự phát triển nhiều mặt của SV.

Tuy nhiên, qua khảo sát cũng có thể thấy rằng nhận thức của một bộ phận không nhỏ CBQL, giảng viên và SV đều cho rằng hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL chưa giúp phụ huynh nắm bắt được NL thực tế của SV để phối hợp cùng nhà trường trong hoạt động tư vấn học tập cho SV: X = 3.74 và X = 3.56, tuy nội dung này được đánh giá ở mức cần thiết nhưng lại được xếp thứ bậc 4 và 5. Qua phỏng vấn GV trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh và trường ĐH Vinh (10 GV), lý do họ cho rằng thực tế nhiều phụ huynh không dành thời gian để trao đổi với GV về tình hình học tập của con mình một cách thường xuyên, liên tục.

Theo chúng tôi, ý kiến này chưa đúng hoàn toàn vì hoạt động đánh giá KQHT của SV theo TCNL giúp phụ huynh của SV biết được NL của SV, đánh giá sự tiến bộ của SV và phối hợp với nhà trường trong công tác định hướng, tư vấn học tập cho SV. Nếu hoạt động đánh giá KQHT theo TCNL được thực hiện nghiêm túc sẽ phản ánh được chất lượng KQHT của SV.

Như vậy, CBQL, giảng viên của các trường ĐHSP được khảo sát về cơ bản đã nhận thức đúng về ý nghĩa của hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL.


2.3.2. Thực trạng đảm bảo các nguyên tắc đánh giá kết quả học tập của sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực

Hiện nay, hoạt động đánh giá KQHT của người học theo TCNL trong các cơ sở GD cũng như các trường ĐHSP đã có nhiều chuyển biến và đã phần nào đáp ứng được các nguyên tắc đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL. Việc đổi mới về phương pháp, hình thức ĐG, chuyển từ ĐG theo tiếp cận nội dung sang ĐG theo NL đã được thực hiện, tuy vậy sự đổi mới còn chậm, có nơi chưa thực sự quyết liệt. Hiện tượng học như thế nào thì thi như thế ấy vẫn còn phổ biến, việc đánh giá KQHT của người học sau mỗi môn học, năm học, khóa học vẫn chủ yếu bằng “điểm số”. Để làm rõ thực trạng đảm bảo các nguyên tắc đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP, chúng tôi đã xây dựng câu hỏi số 03, phần B của phiếu khảo sát (Phụ lục 5, phụ lục 6 và tham khảo bảng phụ lục 9.1; 9.2) kết quả được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.8. Thực trạng đảm bảo các nguyên tắc đánh giá kết quả học tập của sinh viên ĐHSP


TT


Nội dung

CBQL, GV

SV

X

Mức độ đánh giá


X

Mức độ đánh giá

1

Đảm bảo tính khách quan

3.98

4

4.17

4

2

Đảm bảo tính công bằng và tính tin cậy

4.16

4

4.24

5

3

Đảm bảo tính toàn diện

4.23

5

4.05

4


4

Đảm bảo tính thường xuyên, có hệ thống

và vì sự phát triển của SV


4.05


4


4.04


4

5

Đảm bảo ĐG được NL của SV

3.09

3

4.03

4

6

Đảm bảo tích hợp ĐG với dạy học

2.84

3

2.80

3

Qua bảng 2.8 có thể thấy hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP cơ bản đảm bảo được các nguyên tắc ĐG theo TCNL. Tuy nhiên bên cạnh đó một số nội dung vẫn còn được thực hiện chưa tốt như: Hoạt động đánh giá KQHT chưa phản ánh đúng NL của SV (trung bình 3.09, mức độ 4 theo ĐG của CBQL, giảng viên; 4.03 và mức độ 4 theo ĐG của sinh viên). Hoạt động đánh giá KQHT


của SV có lúc, có nơi chưa thật sự đảm bảo được tính khách quan (trung bình 3.98, mức độ 4 theo ĐG của CBQL, giảng viên; 4.17 và mức độ 4 theo ĐG của sinh viên). Hoạt động đánh giá KQHT chưa thật sự tích hợp được ĐG với hoạt động dạy học (trung bình 2.84, mức độ 3 theo ĐG của CBQL,giảng viên; 2.80 và mức độ 3 theo ĐG của sinh viên).

Qua phỏng vấn điều tra trực tiếp với CBQL, giảng viên tại 5 trường ĐHSP, hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP vẫn quan tâm nhiều đến kết quả cuối cùng hơn là cả quá trình học tập. Sinh viên chưa được cung cấp đầy đủ thông tin về sự phát triển NL của mình qua quá trình học tập, chưa tạo nhiều cơ hội để thúc đẩy người học nỗ lực, có hứng thú trong học tập, chưa ĐG được hết các NL của SV, các tiêu chí ĐG, kết quả ĐG chưa chi tiết. Thông tin đánh giá KQHT của SV chỉ bằng những điểm số “mức độ yếu, đạt, trung bình, khá…”; hầu như SV ít nhận được phản hồi về những ĐG với nhận xét, tư vấn từ GV đối với quá trình học môn học và kết quả kết thúc môn học. Lý do có thể bởi GV không có đủ thời gian, chưa đủ kỹ năng để thực hiện; cũng có thể bởi chưa nhận thức đầy đủ đổi mới về hoạt động đánh giá KQHT theo TCNL; Việc trả bài, đưa ra nhận xét cho SV chưa được thực hiện một cách thường xuyên. Khi tiến hành phỏng vấn với một số SV năm thứ 3, có ý kiến cho rằng việc chữa bài hầu như không được GV thực hiện thường xuyên, có trường hợp là không được thực hiện trong quá trình học môn học. Hoặc nếu có thì việc chữa bài thi kết thúc môn học chỉ được thực hiện tập trung vào một số bài điểm kém hoặc điểm cao nhất. Nhìn chung SV không nhận được phản hồi cụ thể từ GV về kết quả bài thi của mình.

- Hiện tượng tiêu cực vẫn xảy ra ở một số môn thi, như việc sử dụng tài liệu, trao đổi, cán bộ coi thi chưa thật sự nghiêm túc trong quá trình coi thi…

- Khi chấm bài thi vẫn còn hiện tượng có GV có biểu hiện ‘thương sinh viên” nên chấm rộng, nâng điểm, do vậy việc đánh giá KQHT vẫn chưa đảm bảo sự công bằng và ĐG đúng NL của sinh viên.

- Do tâm lý e ngại nên nhiều SV không khiếu nại, thắc mắc về kết quả thi, chưa phản ánh về kết quả thi của mình. Hoặc cũng có trường hợp SV có ý kiến phản ánh với GV về kết quả thi nhưng nhận được ý kiến trả lời chung chung.

- Qua thực tiễn công tác tuyển dụng giáo viên cũng như nghiên cứu các tài liệu,báo cáo tổng kết đánh giá KQHT của SV của một số trường ĐHSP cho thấy:


Chất lượng SV tốt nghiệp các ngành SP tuy đáp ứng được yêu cầu cơ bản về kiến thức, kỹ năng nhưng chỉ mới dừng lại ở mức độ “nắm được”, “hiểu kiến thức, lý thuyết” nhưng kỹ năng nghề nghiệp còn chưa thật sự đáp ứng yêu cầu, cần phải được tăng cường rèn luyện. Khi được phỏng vấn nhiều SV cho rằng quá trình đào tạo còn nặng nề về mặt lý thuyết hàn lâm, ít thời lượng dành cho thực hành, thực tập, vận dụng, sáng tạo, chưa trang bị cho SV đủ NL, kỹ năng nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn nảy sinh trong quá trình học tập tại trường cũng như tại cơ sở GD nơi sinh viên ra trường công tác.

Những vấn đề tồn tại trên tuy chưa phải là phổ biến, nhưng đây cũng là một trong những bất cập, hạn chế trong các trường ĐHSP. Tâm lý SV trong quá trình học đang còn chủ yếu học để thi, kiểm tra, nặng nề về điểm số, thành tích… Vì vậy, phải có những giải pháp quyết liệt hơn để cải tiến, đổi mới công tác đánh giá KQHT của sinh viên đáp ứng yêu cầu đào tạo theo TCNL.

2.3.3. Thực trạng thực hiện nội dung hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực

Để khảo sát thực trạng thực hiện nội dung hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL, chúng tôi đã xây dựng câu hỏi số 04, phần B của phiếu khảo sát (phụ lục 5 và phụ lục 6).

Xem tất cả 236 trang.

Ngày đăng: 28/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí