Biến Đổi Tri Thức Địa Phương Trong Giáo Dục Trẻ Em Của Người Nùng Dín Lào Cai Hiện Nay


CHƯƠNG 3. BIẾN ĐỔI TRI THỨC ĐỊA PHƯƠNG TRONG GIÁO DỤC TRẺ EM CỦA NGƯỜI NÙNG DÍN LÀO CAI HIỆN NAY

3.1. Trường học

Giáo dục trong nhà trường là hệ thống giáo dục có đặc trưng khác hẳn với giáo dục trong gia đình. Nhà trường với những đặc trưng như tính chuyên nghiệp, tính khoa học, tính chính thống và sư phạm cao … là thiết chế chịu trách nhiệm chính trong việc phát triển khả năng nhận thức, truyền thụ tri thức và các kỹ năng cơ bản về cuộc sống, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, đạo đức, lối sống… cho trẻ em từ bậc mầm non đến tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, cao đẳng, đại học…

Đặc biệt, Nhà nước ban hành Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em số 25/2004/QH11 ngày 15 tháng sáu năm 2004 quy định quyền của trẻ em và trách nhiệm của cá nhân, gia đình, tổ chức, xã hội trong việc đảm bảo những quyền lợi đó, trong đó có quyền được học tập được quy định tại Chương II, Điều 16 – Quyền được học tập

“1. Trẻ em có quyền học tập

2. Trẻ em học ở cấp giáo dục tiểu học trong các cơ sở giáo dục công cộng không phải trả học phí”

Chương III, Điều 28 quy định trách nhiệm bảo đảm quyền của trẻ em để nghiên cứu như sau:

“1. Gia đình, Nhà nước có trách nhiệm để đảm bảo rằng trẻ em có thể thực hiện quyền của mình để nghiên cứu và hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục và tạo điều kiện cho em theo học ở cấp độ cao hơn .

2. Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm cung cấp tất cả các mặt đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, giáo dục thể chất và dạy nghề cho trẻ em, chủ động phối hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.


3. Cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông phải đáp ứng các điều kiện cần thiết về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất và trang thiết bị giảng dạy để đảm bảo chất lượng giáo dục.

Tri thức địa phương về giáo dục trẻ em của người Nùng Dín ở thôn Tùng Lâu, Xã Tung Chung Phố, Huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai - 11

4. Những người phụ trách của Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên tiền phong tại các trường phải được đào tạo chuyên nghiệp, bồi dưỡng, có sức khỏe tốt và phẩm chất đạo đức, yêu nghề, yêu trẻ em của họ và được tạo điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ.

5. Nhà nước có chính sách cho phát triển giáo dục mầm non và phổ thông, chính sách miễn học phí học phí và giảm, cấp học bổng và hỗ trợ xã hội để thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.”

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, người Nùng Dín ở huyện Mường Khương nói chung và thôn Tùng Lâu nói riêng đều tham gia các lớp học “bình dân học vụ” được Đảng và Nhà nước tổ chức. Khi đất nước hòa bình và đặc biệt từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới từ năm 1986 trở lại đây, nhờ chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho con em dân tộc được tham gia các lớp học từ tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đến cao đẳng. Hiện nay, bình quân có tới 90% số hộ gia đình có người đi học, biết đọc, biết viết, biết nói tiếng phổ thông (số còn lại chủ yếu là những người đã lớn tuổi). Ví dụ, theo tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh Lào Cai (1/4/2009), người Nùng Lào Cai có

3.206 người nam giới, 2.956 nữ giới theo học các bậc từ Tiểu học đến Đại học, trong đó có 140 nam, 138 nữ học các trường nghề, chuyên nghiệp từ sơ cấp đến Đại học và có tới 10% dân số tộc người đã thoát ly khỏi nông nghiệp làm công chức, viên chức nhà nước, công nhân, thương nhân …

Theo điều tra điền dã, hiện nay trên địa bàn huyện Mường Khương có 62 trường (chưa bao gồm cả các phân hiệu trường học). Trong đó, thị trấn Mường Khương đã hình thành được một hệ thống giáo dục tương đối hoàn chỉnh từ cấp mầm non đến cấp III: thị trấn có 3 trường cấp I, 3 trường cấp II, 1 trường cấp III ở tại trung tâm thị trấn và 2 trường mẫu giáo. Thôn Tùng Lâu có vị trí khá thuận lợi, nằm gần trung tâm của thị trấn nên cũng gần với các trường học. Do đó, việc đi lại


đến trường của trẻ em người Nùng Dín của thôn khá thuận lợi, hầu hết các em đều đi bộ để đi học.

Trẻ em Nùng Dín bắt đầu từ 30 năm trở lại đây đều tham gia vào hệ thống trường học từ thấp tới cao, tiếp nhận được những tri thức tự nhiên – xã hội một cách hệ thống, khoa học. Điều này cũng là nhân tố tác động đến tri thức địa phương của người Nùng Dín về giáo dục trẻ em.

Nhận thức và ứng xử của người Nùng Dín đối với hệ thống trường học

Từ khi hệ thống trường học được xây dựng và phát triển trên địa bàn huyện Mường Khương, người Nùng Dín ở đây đã có những nhận thức đúng đắn về việc cho con em mình đến trường.

Trước đây, vào những năm kháng chiến chống Mỹ, người Nùng Dín trong làng Tùng Lâu tham gia vào các lớp “bình dân học vụ” để xóa mù chữ, học nói và viết chữ phổ thông. Khi hệ thống trường học được xây dựng đầy đủ hơn, trẻ em trong làng cũng tham gia đi học tại trường nhưng thường chỉ đi học hết bậc tiểu học hoặc trung học rồi nghỉ ở nhà học làm ruộng làm nương, chỉ những gia đình nào khá giả hoặc có con em học thật giỏi mới được gia đình cho đi học tiếp bậc cao hơn “thời chúng tôi chỉ đi học hết tiểu học, cùng lắm là hết trung học, còn chỉ có vài

người học giỏi thì mới học phổ thông, thi cao đẳng, đại học nhưng ít lắm”10

Mặt khác, dù gia đình nào có điều kiện cho con em học tiếp thì bao giờ cũng ưu tiên cho con trai hơn là con gái. Bởi con gái sẽ kết hôn, trở thành con người khác. Vì thế, gia đình cũng không cho con gái đi học cao hơn mà chỉ cho đi học để biết đọc, biết viết, biết nói tiếng phổ thông là đủ.

Cùng với sự tuyên truyền, vận động của chính quyền địa phương cũng như nhận thấy được vai trò của trường học trong việc giáo dục cho con em mình những kỹ năng, kiến thức mới để phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội mới của đất nước và để con em mình có thể đi ra khỏi thôn làng, thích ứng với một xã hội rộng mở, yêu cầu cao hơn, các gia đình người Nùng Dín đều cố gắng để cho con em mình


được ăn học đàng hoàng, nhiều con em các thế hệ tộc người Nùng Dín ở đây đã phấn đấu học tập rèn luyện trong những điều kiện khó khăn, không chỉ trở thành những cán bộ công nhân viên chức Nhà nước mà còn trở thành những người lãnh đạo các cấp từ xã đến tỉnh, các nhà trí thức trẻ. Không chỉ lãnh đạo, cán bộ, viên chức cấp xã, riêng lãnh đạo các phòng chuyên môn cấp huyện và tỉnh cũng đã có nhiều gương mặt tiêu biểu tộc người Nùng Dín, điển hình như: Lục Bình Lợi, Hoàng Thị Hòa, Lục Thị Vinh, Vương Đức Quân, Lù Thị Chỉnh, Thền Dung Phù, Nùng Chản Phìn, Lù Thị Dín, Vàng Văn Li; các trí thức dân tộc như Thạc sĩ Vàng Thung Chúng, Lù Thị Nga, Hòang Thị Vượng… đang công tác ở các cơ quan tỉnh được bà con dân tộc khắp các địa phương đều ngưỡng mộ, tự hào.Với những tấm gương đó tiêu biểu đó, người Nùng Dín đã tiếp tục cho con em mình đến trường học tập, gia tăng kiến thức để trở thành những người có ích cho xã hội.

Khi đi khảo sát điền dã thực tế tại thôn Tùng Lâu năm 2014, ông Sáng – trưởng thôn Tùng Lâu cũng khẳng định 100 % trẻ em trong thôn đều được đi học, từ mầm non, tiểu học đến trung học cơ sở, trung học phổ thông. Thậm chí, trong thôn còn có nhiều sinh viên đại học, cao đẳng : “hiện giờ, trẻ em trong thôn đều đi học 100%, chủ yếu là đi học ở trường tiểu học ở Hàm Rồng, Na Bủ. Còn trường thị trấn thì ít lắm vì nó xa quá với lại ở đấy chủ yếu là người Kinh thôi”11

Trong thôn, dù gia đình điều kiện như thế nào đi nữa, cha mẹ đều cố gắng hết sức để con cái được học hành. Trên con đường vào thôn hay trên những cánh đồng, vào những giờ lên lớp, không còn bóng dáng những đứa trẻ rong chơi trên đường hay phụ giúp cha mẹ làm ruộng làm nương. Dù là con trai hay con gái, người Nùng Dín vẫn để cho con em mình tới trường học tập, không thua bạn bè cùng lứa tuổi.

Biến đổi hệ thống tri thức địa phương về giáo dục trẻ em người Nùng Dín do những tác động của trường học.

Trước đây, trẻ em Nùng Dín lớn lên và trưởng thành dưới sự giáo dục của hệ thống tri thức địa phương của tộc người nhưng đến nay trong quá trình trưởng


thành, trẻ em chịu ảnh hưởng của cả hai hệ thống giáo dục là hệ thống tri thức địa phương và hệ thống giáo dục nhà trường. Vì vậy, hệ thống tri thức địa phương về giáo dục trẻ em của người Nùng Dín cũng chịu ảnh hưởng của hệ thống nhà trường, tạo ra những biến đổi khá mạnh mẽ.

Thứ nhất là, thời gian giáo dục của hệ thống tri thức địa phương của tộc người Nùng Dín giảm mạnh. Hiện nay, khi hệ thống trường học được xây dựng ngày càng hoàn thiện hơn, phương pháp dạy học trong nhà trường càng khoa học, phổ biến hơn thì thời gian học tập của trẻ em ở trường học đang ngày một gia tăng. Trước đây, nếu trẻ em người Nùng Dín hoàn toàn sống trong thôn làng 24/24 giờ, thì nay từ việc trẻ em tham dự trường học 1 buổi/1 ngày đến tham dự 2 buổi/ngày. Hầu như thời gian 1 ngày của trẻ em là tại trường học để học tập những kiến thức khác biệt với kiến thức của gia đình, của cộng đồng. Theo những phân tích của chương II về những nội dung và phương pháp giáo dục của hệ thống tri thức địa phương của tộc người, một yêu cầu cần thiết của hệ thống tri thức địa phương là phải giáo dục trong một quá trình dài, kỹ năng lao động sản xuất phải có sự thực hành trực tiếp thường xuyên; các giá trị đạo đức, văn hóa tinh thần được trao truyền dựa trên việc xây dựng môi trường văn hóa truyền thống với những mối quan hệ thân thiết trong gia đình, cộng đồng. Chính vì vậy, khi thời gian để trẻ em tiếp xúc với bản sắc văn hóa tộc người, tham gia các thực hành văn hóa trong gia đình và cộng đồng giảm mạnh thì hiệu quả của giáo dục trong gia đình và cộng đồng củng giảm theo.

Thứ hai là, hệ thống trường học giáo dục và xây dựng cho trẻ một thế giới quan có sự khác biệt với thế giới quan của người Nùng Dín làm ảnh hưởng đến những nội dung giáo dục của hệ thống tri thức địa phương về giáo dục của tộc người. Tri thức trong trường học giải thích các hiện tượng tự nhiên xung quanh, bản chất các sự vật, hiện tượng dựa trên những lý giải có căn cứ khoa học, được khẳng định rộng rãi trên toàn thế giới vì thế nó làm dao động đến niềm tin về tín ngưỡng như quan niệm về linh hồn, quan niệm về thần thánh, sức mạnh siêu nhiên, nguyên nhân bệnh tật, … Ở đây không phán xét những quan niệm về tín ngưỡng, về thế giới của tộc người là đúng hay sai mà chỉ nói đến ảnh hưởng của hệ thống trường học


đến việc giáo dục cho trẻ em người Nùng Dín quan niệm tín ngưỡng, tâm linh của tộc người .

3.2. Sự phát triển đời sống kinh tế - xã hội theo hướng hiện đại hóa dẫn đến những biến đổi trong gia đình, cộng đồng người Nùng Dín

Ngày nay, đất nước đã chuyển mình mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế và văn hóa – xã hội. Điều này có tác động mạnh mẽ đến đời sống vật chất và tinh thần của người Nùng Dín ở đây. Cơ cấu kinh tế của người Nùng Tùng Lâu đã có sự chuyển dịch. Ngoài kinh tế nông nghiệp cổ truyền là trồng trọt lúa, ngô ở ruộng đồng, nương rẫy còn phát triển kinh tế vườn để trao đổi hàng hóa, đặc biệt là xuất hiện kinh tế thương nghiệp bao gồm dịch vụ ăn uống, buôn bán các sản phẩm nông nghiệp. Cùng với sự phát triển kinh tế là môi trường văn hóa – xã hội ngày càng mở rộng, người dân Nùng Dín ở đây có điều kiện học tập, tăng cường kiến thức, thoát ly thôn làng, trở thành công nhân viên chức nhà nước, thương nhân, công nhân. các huyện Mường Khương, Bắc Hà, Bảo Thắng đã bước sang thời kỳ đổi mới, xóa bỏ cơ chế bao cấp sang thị trường… làm xuất hiện tầng lớp thương nhân buôn bán, dịch vụ theo mùa ở huyện và tỉnh. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, tại thời điểm tháng 6/1999 có tới 10% tổng số hộ gia đình người Nùng Dín tham gia các hoạt động buôn bán dịch vụ ở chợ huyện (ăn uống, thực phẩm, buôn bán sản phẩm nông nghiệp)… Tất cả những điều này gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến những phong tục tập quán, các giá trị đạo đức, lối sống của người Nùng Dín ở đây từ đó tác động tạo ra sự biến đổi trong hệ thống tri thức địa phương về giáo dục trẻ em của người Nùng Dín.

Cùng với chính sách phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, người Nùng Dín không còn sống hẹp trong thôn làng mình với nền kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp. Sự gia tăng và trao đổi hàng hóa thông qua thương mại, dịch vụ đã biến thành một thị trường chung, chợ đóng vai trò quan trọng hơn trong đời sống người dân. Đó là nơi trao đổi, mua bán sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp do người dân làm ra; và ở đó, người dân cũng mua về những nhu yếu phẩm cần thiết cho gia đình. Làng Tùng Lâu cách chợ trung tâm thị trấn khoảng


200 mét, vì thế có điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi, mua bán hàng hóa ở đây. Chợ trung tâm thị trấn Mường Khương là chợ đầu mối chính của huyện, cứ đến cuối tuần, các tộc người thiểu số và người dân lại đi chợ để mua bán hàng hóa từ những món hàng nhỏ như kim, chỉ, trang phục,… đến con trâu, con ngựa, … Nhiều sản phẩm vải vóc công nghiệp như quần áo, chăn màn, khăn, túi,… bày bán với nhiều mẫu mã phong phú, hoa văn sặc sỡ phù hợp với thẩm mỹ của tộc người. Họ thường mua và sử dụng các sản phẩm may sẵn vừa rẻ lại không tốn công sức và thời gian. Vì vậy, nhiều nghề thủ công truyền thống của người Nùng Dín cũng không còn có thị trường để tiếp tục tồn tại như nghề đan lát, làm mộc, thêu hoa văn… Thế hệ trẻ của người Nùng Dín cũng không còn mặn mà với việc học thêm những nghề thủ công này vì không thể sản xuất ra hàng hóa có sức cạnh tranh trên thị trường. Chính vì thế, việc giáo dục về các nghề thủ công truyền thống của tộc người cho con em trong gia đình đến nay cũng không còn tiếp tục, nghề thủ công truyền thống của người Nùng Dín không còn tồn tại. Hiện nay, trong thôn Tùng Lâu chỉ còn một số người làm những nghề này khi rảnh rỗi, phục vụ cho gia đình.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, một điều có thể thấy rằng hiệu quả kinh tế của các sản phẩm nông nghiệp không cao. Người Nùng Dín có nền kinh tế nông nghiệp, chủ yếu là trồng trọt. Tuy nhiên, hàng năm thu hoạch lúa và các cây lương thực, hoa mầu chỉ vừa đủ để chi tiêu cho các nhu cầu ăn, mặc, ở của gia đình. Mặt khác, giá cả hàng hóa ngày càng tăng, nhu cầu chi tiêu trong gia đình ngày càng lớn như các khoản chi phí học hành của con em trong gia đình, chi phí chữa bệnh, … Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp không còn đáp ứng được yêu cầu đời sống của người dân, nhiều người dân đã chuyển hướng những nghề khác như đi làm thuê, buôn bán nhỏ… Dù vậy, đời sống của người dân Nùng Dín ở làng còn thấp so với mức sống trung bình của người Kinh ở trung tâm thị trấn. Chính vì thế, người dân ở đây đã có sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, trong định hướng nghề nghiệp cho con em mình sau này. Gia đình nào dù giàu hay nghèo đều cố gắng cho con được đến trường, học tập, nhất là cố gắng cho con em mình có thể học được những nghề nghiệp khác mà không phải quanh năm suốt tháng sống gắn liền


với đồng ruộng. Do đó, tuy người Nùng Dín vẫn dạy con trẻ các công việc nông nghiệp như làm ruộng nước, làm nương rẫy thì nay việc giáo dục những kỹ năng này không còn được coi trọng. Nếu như trước đây mục đích của việc giáo dục trẻ em là đào tạo nên những người lao động phục vụ cho sản xuất gia đình (nông nghiệp) thì nay mục đích giáo dục trẻ em là đào tạo nên những người lao động cho sản xuất phi nông nghiệp công nhân, viên chức, cán bộ, thương nhân,… làm việc trong các ngành nghề khác nhau của xã hội. Chỉ gia đình nào không có điều kiện hoặc con cái không học giỏi thì sau khi kết thúc cấp trung học phổ thông (hoặc ít nhất là trung học cơ sở) mới cho con cháu mình đi theo cha mẹ làm ruộng nương.

Đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn là nguyên nhân dẫn đến nhiều biến đổi trong những thực hành văn hóa của người Nùng Dín. Tại làng Tùng Lâu cùng xã, ông Vàng Khấy Mìn cho biết có tới 35% hộ đói nghèo, 50% hộ trung bình, 15% hộ khá và giàu. Trong khi giá cả hàng hóa thị trường ngày càng tăng cao, nhiều thực hành văn hóa trong gia đình người Nùng Dín như tổ chức tang ma, đám cưới theo phong tục cổ truyền của tộc người gồm nhiều nghi lễ, mất nhiều thời gian và tốn nhiều tiền của. Do đó, nhiều tục lễ trong các thực hành văn hóa đó cũng được người Nùng Dín từ bỏ như thách cưới hoặc hiến tế trâu trong đám ma. Trong lễ thách cưới của người Nùng Dín, lễ vật có giá trị cao nhất là bộ trang phục cưới của cô dâu. Bộ trang phục được làm tỉ mỉ, cầu kỳ với bộ trang sức hoa tai, vòng tay, vòng cổ bằng bạc có giá trị hiện nay từ 7 – 8 triệu đồng, đó là một lễ món tiền lớn đối với các gia đình có điều kiện khó khăn, chưa kể các lễ vật thách cưới khác cũng như khoản tiền để tổ chức lễ cưới. Đám tang người Nùng Dín hiện nay đã bỏ lễ thức nộp trâu, bỏ cột tiền nhà táng mà chuyển sang hiến tế lợn cho người quá cố. Đây đều là hai lễ vật có giá trị khá cao, có thể gây khó khăn cho đời sống kinh tế của gia đình tang chủ. Ta có thể thấy rằng, cùng với sự biến đổi trong kinh tế gia đình, nhiều thực hành văn hóa của tộc người cũng đã bị mất đi kèm theo những giá trị văn hóa tinh thần của nó. Điều đó là nguyên nhân làm biến đổi nội dung giáo dục những giá trị văn hóa tinh thần của tộc người trong hệ thống tri thức địa phương về giáo dục trẻ em ngươi Nùng Dín. Khi lễ hiến tế trâu, người Nùng Dín cũng bỏ những nghi thức hiến

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/01/2023