Định Hướng Về Mục Tiêu Giáo Dục Giá Trị Cho Trẻ Em Trong Gia Đình

Định hướng giáo dục giá trị là hoạt động xác định mục tiêu tổng quát về những giá trị cần hình thành ở người được giáo dục mà người giáo dục cho là quan trọng, cần thiết và có ý nghĩa, từ đó họ lựa chọn nội dung và phương pháp giáo dục, hướng người được giáo dục tới mục tiêu đã đặt ra.

Như vậy, định hướng giáo dục giá trị là một hoạt động tâm lý có ý thức của người giáo dục đối với người được giáo dục. Đây là hoạt động xác định mục tiêu tổng quát của người giáo dục (trong một nhóm xã hội cụ thể là gia đình, nhà trường hoặc các tổ chức xã hội bất kỳ) đối với người được giáo dục (là trẻ em, là học sinh, con cháu trong gia đình) để người được giáo dục có được các giá trị theo mục tiêu mà người giáo dục đã đặt ra, nhằm hình thành và phát triển nhân cách.

Bên cạnh đó, việc hình thành giá trị cho trẻ em gắn liền với môi trường gia đình, trong đó nhấn mạnh đến vai trò của cha mẹ. Các giá trị mà trẻ tiếp thu được từ trong gia đình bền vững hơn hẳn so với sự tiếp thu giá trị từ nhóm xã hội khác. Đó là những đặc điểm về các mối quan hệ gia đình liên quan đến huyết thống, sự gắn bó, gần gũi về tình cảm... Qua đó, trẻ có được các giá trị cốt lõi để phát triển nhân cách. Do đó, khái niệm Định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình được hiểu là:

Định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình là hoạt động xác định mục tiêu tổng quát về những giá trị cần được hình thành ở trẻ, mà người lớn trong gia đình cho là quan trọng, cần thiết và có ý nghĩa, từ đó họ lựa chọn nội dung và phương pháp giáo dục, hướng trẻ tới mục tiêu đã đặt ra.

Với định nghĩa trên, khái niệm ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình có một số đặc điểm sau:

Thứ nhất: Đây là một hoạt động tâm lý có ý thức của người lớn trong gia đình đối với trẻ. Đó là việc định hướng của ông bà, cha mẹ, hoặc là anh chị (những người lớn tuổi có hiểu biết, có năng lực, sự trải nghiệm và có phương pháp giáo dục) đối với thế hệ sau là các con, cháu, em trong gia đình (những người nhỏ tuổi đang trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách). Trong đó, hoạt động định hướng này nhấn mạnh đến vai trò của người thường xuyên chăm sóc, gắn bó và có ảnh hưởng nhiều nhất đối với trẻ chính là các bậc cha mẹ. Vì vậy, đây là cơ sở để luận án xác định khách thể nghiên cứu là các bậc cha mẹ - những người đóng vai trò chính trong việc định hướng giáo dục giá trị cho con trong gia đình.

Thứ hai: Trong việc định hướng này, cha mẹ xác định mục tiêu tổng quát về những giá trị mà trẻ cần được hình thành, hay nói cách khác đó là việc cha mẹ hướng tới những mẫu hình nhân cách mà con của họ sẽ trở thành trong tương lai. Mục tiêu này được xác định khác nhau ở từng phụ huynh, phản ánh các nhóm giá trị chiếm ưu thế được cha mẹ hướng đến để giáo dục con và nó mang tính chủ thể cao, là những điều mà họ cho là quan trọng và cần thiết. Ví dụ có cha mẹ xác định mục tiêu là con sẽ trở thành người có lòng nhân ái, khoan dung; có cha mẹ lại xác định mục tiêu là con của họ sẽ trở thành người thành công, tự chủ, tự lập.

Thứ ba: Mục tiêu tổng quát về các giá trị được hình thành ở trẻ là kim chỉ nam dẫn dắt, định hướng nội dung và phương pháp giáo dục giá trị cho trẻ của các bậc cha mẹ. Điều này được hiểu là: nếu cha mẹ xác định mục tiêu con sẽ trở thành người có lòng nhân ái, khoan dung... hoặc mẫu người thành công, tự chủ, tự lập... thì họ sẽ hướng đến lựa chọn những giá trị và lựa chọn các phương pháp giáo dục mà họ cho là phù hợp để hướng con mình đạt tới mục tiêu đã đề ra. Điều này cũng cho thấy, việc định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kiến thức, kỹ năng của cha mẹ, phụ thuộc vào những giá trị mà cha mẹ coi trọng, cũng như những yếu tố từ đặc điểm nhân cách của trẻ và sự tác động từ những biến động của môi trường xã hội.

Thứ tư: Khác với trường học, giáo viên phải tuân thủ mục tiêu giáo dục chung của chương trình đào tạo, thì trong các gia đình, các bậc cha mẹ khá tự do trong việc định hướng giáo dục giá trị của mình. Vì vậy, nghiên cứu thực trạng ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình để biết được cha mẹ lựa chọn giá trị nào để giáo dục cho con, lựa chọn phương pháp giáo dục nào để đạt được mục tiêu giáo dục là điều cần thiết và có ý nghĩa.

2.5.2. Các mặt biểu hiện của định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình Như đã phân tích ở nội dung trên, về mặt lý luận, chúng tôi quan niệm định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình là hoạt động xác định mục tiêu tổng quát của cha mẹ về những giá trị cần được hình thành ở trẻ. Vì vậy, để có thể khảo sát, phân tích thực trạng việc định hướng này trong thực tiễn, rất cần thiết phải lượng hóa thành các mặt biểu hiện cụ thể. Qua việc điểm luận các nghiên cứu về ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình ở trong nước và ngoài nước cho thấy, chưa có

công trình nào dưới góc độ Tâm lý học nghiên cứu về vấn đề này. Vì vậy, việc cụ thể hóa các tiêu chí đo lường ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình của luận án được dựa trên cơ sở khoa học sau:

(1) Tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực Tâm lý học gia đình, Tâm lý học phát triển, Giáo dục học trong quá trình triển khai đề tài.

(2) Dựa trên các quan điểm phương pháp luận khoa học: quan điểm duy vật biện chứng, quan điểm hoạt động - giá trị - nhân cách, quan điểm phát triển.

(3) Kế thừa các nghiên cứu đi trước về giá trị và giáo dục giá trị, về sự hình thành giá trị ở trẻ, về việc xác định mục tiêu giáo dục cho trẻ cũng như lựa chọn nội dung và lựa chọn phương pháp giáo dục cho trẻ.

Từ những cơ sở trên, luận án tập trung khảo sát thực trạng ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình theo các mặt biểu hiện như sau:

2.5.2.1. Định hướng về mục tiêu giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình

Theo tác giả Lê Văn Hảo (2015), nhìn chung, trong bất kỳ nền văn hóa nào thì cha mẹ cũng nhận thức được vai trò của mình đối với sự hình thành nhân cách của trẻ, cha mẹ đều thẩm thấu những niềm tin và cách thức đúng đắn để giúp trẻ đạt được các mục tiêu phát triển [26; tr. 120]. Theo Baumrind (1971), sự định hướng của cha mẹ là nền tảng cho nhân cách của trẻ và có ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển tâm lý của trẻ, được biểu hiện theo nhiều cách khác nhau. Trên thực tế, những trải nghiệm từ cuộc sống cũng sẽ giúp trẻ hình thành phát triển các giá trị tiếp thu được. Tuy nhiên trẻ em lại không có nhiều kinh nghiệm và sự hiểu biết để tiếp nhận giá trị phù hợp với bản thân, nhất là ở những giai đoạn đầu đời. Vì vậy, trách nhiệm của cha mẹ là phải định hướng và truyền lại cho con những giá trị mà họ cho là quan trọng, cần thiết và có ý nghĩa [48].

Theo Ervin Staub (1979), việc xác định mục tiêu giáo dục giá trị cho trẻ được thể hiện ở qua những mẫu người mà cha mẹ hướng con tới (với các giá trị đặc trưng). Ví dụ cụ thể như: cha mẹ hướng con trở thành người có trách nhiệm, có lòng hiếu thảo, biết yêu thương gia đình…”, hoặc “trở thành người giàu có, có quyền lực, có sự tự tin, độc lập, quyết đoán…” [103]. Theo tác giả Nguyễn Đức Sơn (2016), việc xác định các giá trị mang tính hình mẫu là một công việc phức tạp, đòi hỏi sự kết hợp giữa các giá trị của người Việt và các giá trị chung của nhân loại trong bối cảnh toàn cầu hóa [68, tr. 75].

Trên thực tế, với trẻ ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở, mục tiêu quan trọng của cha mẹ là hướng đến giúp trẻ hình thành và phát triển các giá trị cốt lõi để trưởng thành và đương đầu được với các vấn đề của cuộc sống. Trong phạm vi luận án, các mẫu người mà cha mẹ hướng tới được chúng tôi xây dựng dựa trên lý thuyết của Schwartz (1992, 2006) trên cơ sở 4 nhóm giá trị mà tác giả nêu ra. Cụ thể: (1) Tự nâng cao (Self - enhancement);(2) Tự siêu việt (Self - transcendence);(3) Bảo thủ (Conservatism); (4) Cởi mở để thay đổi (Openess to change). Tuy nhiên, cách dùng thuật ngữ của Schwartz khi chuyển sang tiếng Việt có thể gây hiểu lầm về ngữ nghĩa, ví dụ nhóm giá trị Conservatism được dịch là“Bảo thủ” sẽ hiểu theo hướng tiêu cực, không chịu tiếp thu, thậm chí đi ngược lại với giá trị của xã hội. Do đó để phù hợp với văn hóa Việt Nam, tên nhóm giá trị của Schwartz được diễn đạt lại cho phù hợp với ngữ nghĩa hơn, thể hiện các mẫu người như sau:

1. Người quyền lực, quyền uy và thành đạt (Self - enhancement) được hiểu là: Người có sự thành công và có tầm ảnh hưởng, có khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn của xã hội hiện đại; có quyền lực xã hội, uy tín và sự giàu có; biết hưởng thụ và tận hưởng cuộc sống.

2. Người công bằng, nhân ái và khoan dung (Self - transcendence) được hiểu là: Người nhân ái, khoan dung, quan tâm đến mọi người xung quanh, sống tình nghĩa và được mọi người tin tưởng; đề cao sự công bằng, bình đẳng xã hội, hòa bình thế giới, sống hài hòa với thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống.

3. Người truyền thống, tuân thủ và an toàn (Conservatism) được hiểu là: Người kính trọng cha mẹ và người cao tuổi, tôn trọng truyền thống và các nghi lễ tôn giáo; sống khiêm nhường, tuân thủ các quy định xã hội; coi trọng sức khỏe, sự an toàn của bản thân và gia đình, an ninh đất nước, trật tự xã hội.

4. Người tự chủ, mạo hiểm và khám phá cái mới (Openess to change) được hiểu là: Người độc lập trong suy nghĩ và hành động, tự lựa chọn mục tiêu, tự lập kế hoạch và thực hiện mục tiêu; hứng thú trải nghiệm những điều mới lạ và các thách thức trong cuộc sống, có một cuộc sống phong phú và sôi động.

Cơ sở khoa học của việc chuyển đổi bốn nhóm giá trị trong trắc nghiệm của Schwartz thành bốn mẫu người nêu trên là bởi tác giả đã sắp xếp các giá trị vào một hệ thống có mối tương tác qua lại lẫn nhau. Các nhóm giá trị Schwartz đưa ra đã

bao quát hầu hết các nhóm giá trị đích của con người, chung cho nhiều nền văn hóa [20, 89]. Lý thuyết của Schwartz đã chỉ ra sự đấu tranh giá trị giữa những giá trị truyền thống và hiện đại; giữa xu hướng sáng tạo, chủ động với xu hướng bảo thủ, không muốn thay đổi; giữa xu hướng hưởng thụ cá nhân với tinh thần cộng đồng và lòng nhân ái,… [20, tr. 57 - 58]. Tất cả những mâu thuẫn trong việc lựa chọn giá trị của con người đều phù hợp với bối cảnh hội nhập và phát triển, với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ở nước ta.

Trên thực tế, việc phân chia các nhóm trên chỉ là tương đối, bởi mỗi cá nhân khác nhau có thể có các giá trị nêu trên, ví dụ như người vừa thành công, có tầm ảnh hưởng, biết hưởng thụ, tận hưởng cuộc sống và vừa là người nhân ái, khoan dung, kính trọng cha mẹ... Các nhóm giá trị này không tách bạch nhau, mà thể hiện xu hướng hướng tới của con người trong xã hội: cá nhân hướng tới nhóm giá trị nào nhiều nhất, và nhóm giá trị nào hướng tới ít nhất. Vì vậy, 4 nhóm giá trị này đặc trưng cho các mẫu người mà cha mẹ hướng con tới, xác định mục tiêu tổng quát về những giá trị cần được hình thành ở con.

2.5.2.2. Định hướng giáo dục cho trẻ em trong gia đình thể hiện qua việc lựa chọn các giá trị giáo dục cho trẻ

Trên cơ sở xác định mục tiêu tổng quát về các giá trị mà con cần đạt tới, cha mẹ lựa chọn giá trị giáo dục để hướng tới mục tiêu đó. Như vậy, việc xác định mục tiêu giáo dục giá trị là kim chỉ nam định hướng cha mẹ lựa chọn nội dung giá trị phù hợp cho trẻ. Qua các nghiên cứu đã chỉ ra, cha mẹ có thể tác động mạnh mẽ nhất đến sự phát triển nhân cách của trẻ: Nhà trường có một hệ thống chương trình giáo dục chung cho tất cả trẻ em, ít tính đến những khác biệt cá nhân. Trong khi đó ở gia đình, cha mẹ và các thành viên có thể tác động đến trẻ theo cách thức phù hợp nhất đối với chúng [8, 28, 29, 60] bởi mỗi trẻ có đặc điểm tâm - sinh lý, khí chất, tính cách, xu hướng khác nhau và chỉ có cha mẹ là người hiểu con rõ nhất.

Nghiên cứu ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình, luận án dựa trên lý thuyết giá trị (gồm 19 giá trị) của tác giả Shalom. H. Schwartz (2006) để nghiên cứu việc xác định mục tiêu và việc ưu tiên lựa chọn giá trị để giáo dục con của cha mẹ. Đây là cách tiếp cận mới khi nghiên cứu về những giá trị mà cha mẹ hướng đến hình thành ở trẻ trong giai đoạn hiện nay. 19 giá trị này được Schwartz nhóm lại cũng

với các tên gọi nêu trên: Tự nâng cao (Self - enhancement), Tự siêu việt (Self - transcendence), Bảo thủ (Conservatism), Cởi mở để thay đổi (Openess to change). Cụ thể, tên các nhóm được diễn đạt lại về ngữ nghĩa, bao gồm các giá trị như sau:

Nhóm 1: Quyền lực, quyền uy và thành đạt (Self - enhancement), gồm các giá trị: quyền lực kiểm soát vật chất, quyền lực kiểm soát con người, hưởng thụ, thành đạt.

Nhóm 2: Công bằng, nhân ái và khoan dung (Self - transcendence), gồm các giá trị: sự quan tâm chăm sóc, sự tin cậy, công bằng, bình đẳng, bảo vệ thiên nhiên, khoan dung.

Nhóm 3:Truyền thống, tuân thủ và an toàn (Conservatism), gồm các giá trị: truyền thống, an toàn cá nhân, an toàn xã hội, thể diện, tuân thủ quy tắc, thuân thủ liên cá nhân, khiêm nhường.

Nhóm 4: Tự chủ, mạo hiểm và khám phá cái mới (Openess to change),

gồm các giá trị: kích thích, tự chủ trong suy nghĩ, tự chủ trong hành động.

Nội hàm 19 giá trị của Schwartz được giải thích cụ thể qua bảng dưới đây:

Bảng 2.1. Nội hàm 19 giá trị theo Shalom. H. Schwartz


Các giá trị

Nội hàm giá trị


1. Tự chủ trong suy nghĩ

Thể hiện quyền tự chủ trong tư tưởng, coi trọng suy nghĩ độc lập có những ý tưởng mới mẻ sáng tạo; hình thành nên cách nhìn nhận một cách độc lập, được phát triển những quan điểm riêng của mình và tự

mình tìm hiểu ra vấn đề.

2. Tự chủ trong

hành động

Cá nhân tự lựa chọn lựa chọn mục tiêu của chính mình, tự lập kế

hoạch và làm theo dự định đã đặt ra.


3. Kích thích

Hứng thú, mới lạ, mạo hiểm và thách thức trong cuộc sống (táo bạo,

một cuộc sống phong phú và sôi động, có sự trải nghiệm nhiều bất ngờ, mới lạ)

4. Hưởng thụ

Cảm giác hài lòng của bản thân (tận dụng mọi cơ hội để thưởng thụ,

để được sống hạnh phúc)


5. Thành đạt

Biểu hiện qua việc cá nhân có nhiều tham vọng, đặt ra những kỳ

vọng và theo đuổi mục tiêu bằng năng lực của mình để đạt được thành công.

6. Quyền lực chi phối con người

Quyền lực kiểm soát, chi phối người khác làm theo mong muốn của

mình như: có quyền lực cao trong xã hội; có thể kiểm soát, sai khiến người khác phải làm theo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình - 8


7. Quyền lực kiểm soát vật chất

Kiểm soát các nguồn vật chất như tiền bạc, của cải và tài sản vật chất sự giàu sang, sở hữu những thứ đắt tiền thể hiện sự giàu có của

mình.

8. Thể diện

Cá nhân giữ gìn hình ảnh bản thân trong mắt mọi người. Điều quan

trọng với họ là luôn được người khác tôn trọng.

9. An toàn

cá nhân

Sự an toàn của bản thân và gia đình, tránh những nguy hiểm và

bệnh tật trong cuộc sống, bảo vệ sức khỏe.

10. An toàn

xã hội

Sự an toàn/ổn định của trật tự an ninh đất nước; muốn đất nước hòa

bình, ổn định và chống lại các mối đe dọa, bảo vệ công dân.

11. Tuân thủ

quy tắc

Tôn trọng các quy định của pháp luật, tuân thủ các điều luật và nội

quy, làm theo các quy định ngay cả khi không có người giám sát.

12. Tuân thủ liên cá nhân

Tôn trọng mối quan hệ cá nhân, không gây hại cho người khác, không làm cho người khác buồn bực, tức giận; và tôn trọng mọi

người xung quanh.


13.Truyền thống

Thể hiện qua việc cá nhân tôn trọng truyền thống, kính trọng cha mẹ và người lớn tuổi, duy trì các giá trị và cách suy nghĩ truyền thống; làm theo các phong tục gia đình, các nghi lễ tôn giáo; tôn vinh

truyền thống văn hóa dân tộc.

14. Khiêm

nhường

Cá nhân biết nhường nhịn/khiêm tốn; chấp nhận hoàn cảnh, không

đòi hỏi và hài lòng với những gì mình đang có.

15. Sự tin cậy

Cá nhân coi trọng chữ tín, trở thành người đáng tin cậy, nhận được

sự tin tưởng của những người thân thiết.

16. Sự quan tâm

chăm sóc

Sống tình nghĩa, quan tâm chăm sóc giúp đỡ những người thân

thiết.

17. Công bằng, bình đẳng

Cá nhân coi trọng sự công bằng, bình đẳng, hòa bình thế giới, đề

cao công lý xã hội, đối xử công bằng, đúng mực và bảo vệ những nhóm yếu thế.

18. Bảo vệ thiên nhiên

Được thể hiện qua các hành động bảo vệ môi trường tự nhiên khỏi sự phá hủy hay ô nhiễm, giữ nếp sống hòa hợp với thiên nhiên, giữ

gìn vẻ đẹp thiên nhiên.

19. Khoan dung

Thể hiện qua sự rộng lượng, biết lắng nghe, chấp nhận và hiểu

những người khác ngay cả khi khác biệt với ý kiến của họ.


Như vậy, lý thuyết giá trị của Schwartz được phân tích ở trên là cơ sở khoa học quan trọng để luận án tiến hành nghiên cứu ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình trong thực tiễn.

2.5.2.3. Định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình thể hiện qua việc lựa chọn các phương pháp giáo dục giá trị cho trẻ

ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình là hoạt động thường xuyên, liên tục và lâu dài của cha mẹ, được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày của gia đình, thông qua giao tiếp giữa cha mẹ và con. Việc lựa chọn các phương pháp giáo dục phù hợp giúp cha mẹ truyền tải thành công những giá trị mà họ hướng tới cho con. Phương pháp giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình có những đặc trưng nhất định so với phương pháp giáo dục trong nhà trường. Cơ sở khoa học của việc lựa chọn các phương pháp giáo dục này đó là: Việc hình thành các giá trị ở tuổi học sinh THCS vẫn là quá trình xã hội hóa thông qua cơ chế lĩnh hội. Theo các tác giả Ngô Công Hoàn (2011), Trương Thị Khánh Hà (2013), Dương Thị Diệu Hoa (2012), trẻ học các giá trị qua việc quan sát, bắt chước hành vi ứng xử của cha mẹ (một cách có ý thức hoặc vô thức), vì vậy cha mẹ cần phải nêu gương, làm gương cho con, cũng như cha mẹ phải khen thưởng động viên khi con có những hành vi ứng xử tốt và kỷ luật kịp thời khi con có những hành vi tiêu cực. Bên cạnh đó, việc học tập thông qua trải nghiệm giúp trẻ hiểu về kiến thức nói chung và các giá trị nói riêng sẽ sâu sắc hơn so với tiếp thu lý thuyết. Vì vậy, cha mẹ cần thể hiện sự kỳ vọng và tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm qua học tập, lao động và vui chơi. Qua việc tổng hợp các nghiên cứu của các tác giả cho thấy, những phương pháp giáo dục giá trị phù hợp với trẻ ở lứa tuổi học sinh THCS đó là: phương pháp nêu gương, làm gương, phân tích giải thích, khen thưởng, trừng phạt và tổ chức hoạt động trải nghiệm.

Phương pháp nêu gương

Theo tác giả Nguyễn Văn Tịnh và Ngô Công Hoàn (2015), nêu gương là phương pháp cha mẹ đưa ra những hình mẫu cụ thể, tiêu biểu, những giá trị xã hội chuẩn mực trong cuộc sống để con cái học tập và làm theo. Cơ sở của phương pháp này là tính bắt chước của trẻ: các em thường bắt chước những người xung quanh, nhất là những người thân như ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình. Sự bắt chước phụ thuộc vào độ tuổi, vốn kinh nghiệm và trình độ phát triển trí tuệ, đạo đức ở trẻ em. Phương pháp nêu gương có thể giúp trẻ phát triển được năng lực phê phán, đánh giá được những hành vi của người khác, rút ra được những kết luận bổ ích. Trên cơ sở đó, trẻ biết học tập theo gương tốt và đồng thời biết tránh những hành vi

Xem tất cả 229 trang.

Ngày đăng: 09/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí