Đặc Điểm Xã Hội Của Người Nùng Dín Tại Lào Cai


đóng góp bằng thóc và công sức. Mỗi năm thợ sản xuất từ 3-4 lò ngói, mỗi lò 6000

- 7000 viên trị giá mỗi viên là 2000đ hiện nay đủ lợp cho 3 - 4 hộ.

Ngói máng có ưu điểm là độ bền cao được nhiều người ưu chuộng. Vì vậy chỉ từ năm 1970 đến 1975 ở Mường Khương, Si Ma Cai đã xuất hiện nhiều làng bản nông thôn lợp ngói máng rất bề thế và kỳ vĩ như các thôn: Lỗ Sứ Thàng, Văng Leng, Pạc Trà, Nấm Lư, Nấm Oọc, Cốc Cáng, Sà Chải, Nàn Vái, Na Pên,… làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi vùng cao. Hiện nay nghề này vẫn còn được duy trì ở xã Bản Mế (Si Ma Cai).

1.2.2.2. Đặc điểm xã hội của người Nùng Dín tại Lào Cai

Theo điều tra gia phả, lịch sử các dòng họ người Nùng Dín tại Lào Cai, đồng bào đều tự nhận có nguồn gốc từ các huyện Mã Quan, Vân Sơn, Hà Khẩu tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Và hiện nay, các dòng họ người Nùng Dín tại Lào Cai vẫn còn nhiều họ hàng và có mối quan hệ thân thiết với nhau ở các huyện trên.

Theo số liệu khảo sát, thống kê sơ bộ người Nùng Dín có tới 21 dòng họ, cụ thể là: họ Vàng (Vương), họ Hoàng, họ Lù (Lục), họ Lùng (Long), họ Ly (Lý), họ Nùng (Nông), họ Chẩn, họ Cáo (Cao), họ Thền (Điền), họ Nghề, họ Sần (Trần), họ Củ (Cù), họ Lèng (Lương), họ Tráng (Trương), họ Vùi, họ Chảo, họ Lò, họ Giàng (Dương), họ Tải, họ PPhừi (Bùi), họ Sùng. Trong số đó, các dòng họ: Vàng, Hoàng, Lù, Ly, Nùng, Lùng, Thền, Tráng,… phổ biến hơn cả bởi có số lượng hộ gia đình và nhân khẩu đông hơn; đời sống kinh tế phát triển và trình độ dân trí cao hơn. Tuy số lượng như vậy, song trong khá nhiều dòng họ còn phân ra những chi khác nhau do sự khác nhau về nguồn gốc, tập quán, ví dụ nhu: họ Vàng có Vàng dọc (Vàng tăng), Vàng Khangw (Vàng ngang); hai chi ngày được phân biệt bởi “Vàng dọc” thì khi làm lễ tang để quan tài dọc lòng nhà, còn “Vàng ngang” thì để quan tài ngang lòng nhà. Họ Lù (Lục) thì phan làm hai chi là Tả lù (tức Đại lục) và Sêu lù (tức Tiểu lục). Họ Lùng cũng gồm có hai chi là Lùng tsow ắt (Lùng mồng một) và Lùng tsow slamw (Lùng mồng ba)…

Mặc dù nhiều dòng họ khác nhau, song các dòng họ người Nùng Dín sinh sống xen kẽ với nhau không biệt lập, không phân biệt và đều có mối quan hệ khăng


khít gắn bó với nhau. Đặc biệt là các thế hệ gia đình trong cùng dòng họ dù cư trú ở các địa bàn khác nhau luôn quan tâm thăm hỏi giúp đỡ lẫn nhau nhất là chia sẻ vui buồn với nhau trong các việc đại sự như cưới xin, tang lễ, làm nhà …. Trong cuộc sống thường ngày, các dòng họ cư xử với nhau bình đẳng. Nếu cùng thế hệ thì người cao tuổi hơn bao giờ cũng được xưng hô bằng “anh, chị”; còn khác thế hệ thì dù nhỏ tuổi hơn cũng phải xưng hô ngang vai trên “cô, chú, ông bà trẻ,…”.

Gia đình truyền thống người Nùng Dín thường sinh sống theo cấu trúc xã hội gồm ba thế hệ: ông bà – cha mẹ - con cái. Trong đó, ông bà – cha mẹ thường sống chung với con trai trưởng hoặc con trai út. Người Nùng Dín có chế độ phụ quyền, con cháu trong gia đình theo họ cha. Người đàn ông thường là người quyết định các vấn đề trọng đại trong gia đình. Con cháu trong gia đình phải hiếu thảo, kính trọng, chăm sóc ông bà, cha mẹ; ông bà, cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dưỡng, dạy bảo, thương yêu con cháu. Đây là những đạo lý làm người cơ bản, những chuẩn mực đạo đức quan trọng trong gia đình cũng như cộng đồng người Nùng Dín.

Các gia đình người Nùng Dín tuy thuộc nhiều dòng họ, chi nhánh dòng họ khác nhau vẫn luôn thực hiện theo tín ngưỡng văn hóa, phong tục tập quán chung tộc người như: xem bói tử vi, chọn ngày giờ tốt để tổ chức cưới xin, tang lễ, làm nhà, các phong tục và nghi lễ trong cưới xin, trong đám tang, trong làm nhà mới,… Các gia đình đều tin và thờ cúng tổ tiên, thờ táo quân, thờ thổ địa, thờ thần bản mệnh, … trong các dịp lễ tết của gia đình và làng bản.

Hàng năm, các gia đình Nùng Dín Lào Cai cũng có nhiều lễ tết như: Tết Nguyên Đán; tết rằm tháng giêng; tết tháng 2; tết thanh minh; tết đoan ngọ; tết mùng 1 tháng 7 (khu vực Mường Khương); tết mùng 1 tháng 6 (ở Si Ma Cai, Bắc Hà); tết lúa mới; tết rằm tháng 7; tết 23 tháng chạp; tết tất niên (30 tháng chạp).

Tính theo chu kỳ thời gian 1 năm, lễ hội văn hóa cổ truyền của người Nùng Dín có các lễ hội sau đây: Hội cúng rừng (hủi củng chứ) tổ chức vào ngày 30 tháng giêng; Hội thổ địa (hủi thu tỷ) tổ chức vào ngày mùng 2 tết nguyên đán hoặc ngày mùng 2 tết tháng 2; Hội xuống đồng (hủi loong toòng) tổ chức vào ngày thìn tháng giêng; Hội mừng chiến thắng và ăn tết mùng 1 tháng 6, tháng 7; Hội cúng làng cấm


bản (hủi pắt ban) tổ chức vào ngày 27 hoặc 29 tháng chạp. Trải qua bao thăng trầm biến đổi của xã hội, hiện nay các lễ hội cổ truyền của người Nùng Dín đã bị mai một, chỉ còn bảo tồn được một số lễ hội chính là Hội cúng rừng, hội mừng chiến thắng, hội xuống đồng, hội thổ địa.

Tiểu kết chương 1:

Nghiên cứu về bản sắc văn hóa tộc người nói chung và các tộc người ở Việt Nam nói riêng, đề tài tri thức địa phương của các tộc người thiểu số đang ngày càng được các nhà dân tộc học và nhân học quan tâm. Ở Việt Nam, những nghiên cứu về “tri thức địa phương” cũng mới phổ biến những năm gần đây song cũng đã có rất nhiều kết quả nghiên cứu có giá trị thực tiễn và ý nghĩa khoa học cao.

Người Nùng Dín Lào Cai là một chi nhánh của người Nùng ở Việt Nam, sinh sống và làm việc trên các huyện Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai… Họ đã sống và định cư ở đây từ lâu đời, trong quá trình sinh tồn và phát triển nhóm người, người Nùng Dín đã xây dựng được một nền văn hóa riêng biệt, đậm đà bản sắc phản ánh quá trình thích nghi với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội tại nơi cư trú. Cùng với điều kiện phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của đất nước, môi trường kinh tế và môi trường xã hội nơi mà tộc người đang sinh sống cũng đang có sự biến đổi mạnh mẽ, từ đó kéo theo sự biến đổi văn hóa của nhóm người. Cũng như nhiều tộc người khác chịu ảnh hưởng của xã hội hiện đại, nền văn hóa của người Nùng Dín với nhiều giá trị văn hóa truyền thống đang có nguy cơ bị mai một.

Vì vậy, việc giáo dục trẻ em để bảo tồn, lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống cho trẻ em là một yêu cầu cấp thiết cho sự tồn tại của “văn hóa tộc người”.

Nhiều nhà dân tộc học, văn hóa học, nhân học đã có nghiều nghiên cứu sâu sắc với nhiều quan điểm riêng về tộc người và văn hóa tộc người ở Việt Nam nói chung và người Nùng Dín nói riêng. Dù vậy, có thể thấy rằng những nghiên cứu này còn chưa đi sâu vào nghiên cứu vấn đề giáo dục trẻ em như là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng cả về mặt khoa học cũng như ứng dụng thực tiễn. Chính vì vậy, luận văn này sẽ bước đầu phân tích hệ thống tri thức địa phương về giáo dục trẻ em của người Nùng Dín cũng như những biến đổi của hệ thống đó trong hoàn cảnh kinh tế - xã hội hiện nay của đất nước.


CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC GIÁO DỤC TRẺ EM CỦA NGƯỜI NÙNG DÍN LÀO CAI

2.1. Quan niệm về trẻ em nói chung và ở người Nùng Dín nói riêng

2.1.1. Khái niệm về trẻ em

- Khái niệm trẻ em trong khuôn khổ pháp luật quốc tế và Việt Nam

Trẻ em là một thuật ngữ nhằm chỉ một nhóm xã hội thuộc về một độ tuổi nhất định trong giai đoạn đầu của sự phát triển con người. Về mặt sinh học, trẻ em là con người ở giữa giai đoạn từ khi sinh và tuổi dậy thì. Định nghĩa pháp lý về một "trẻ em" nói chung chỉ tới một đứa trẻ, còn được biết tới là một người chưa tới tuổi trưởng thành. Trẻ em là những người chưa trưởng thành, còn non nớt về thể chất và trí tuệ, dễ bị tổn thương, cần được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi đời.

Khái niệm trẻ em được quốc tế sử dụng thống nhất và đã được đề cập trong Tuyên ngôn Giơ-ne-vơ năm 1924, Tuyên ngôn của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1959, Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1968, Công ước quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966, Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989, Công ước 138 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) về tuổi tối thiểu làm việc năm 1976. Theo Công ước Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em (1989), trẻ em là những người dưới 18 tuổi.

Trẻ em có vai trò quan trọng đối với gia đình và xã hội, vì vậy Đảng và Nhà nước ta cũng luôn quan tâm đến trẻ em, đến việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em. Việt Nam hiện đã tham gia tất cả các điều ước quốc tế cơ bản về quyền trẻ em, về lao động trẻ em. Nhà nước ta đã ban hành nhiều bộ luật, văn bản pháp luật có liên quan đến trẻ em. Tuy nhiên, có thể thấy rằng khái niệm trẻ em trong các văn bản pháp luật này còn chưa thống nhất.

Theo Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em của Việt Nam, trẻ em được định nghĩa “là những người dưới 16 tuổi”. Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính với quy định không xử phạt trẻ em dưới 14 tuổi thì độ tuổi của một người để được


coi là trẻ em đã khác – 14 thay vì 16. Trong khi đó, Điều 6 Bộ luật Lao động quy định: Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động. Thông tư liên tịch số 21/2004/BLĐTBXH- BYT ngày 9-12- 2004 hướng dẫn quy định danh mục chỗ làm việc, công việc không được sử dụng lao động dưới 18 tuổi trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm.

Về mặt dân sự, ở khía cạnh cơ bản nhất, Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Người từ đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên”. Người chưa thành niên khi xác lập giao dịch dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật. Tuy nhiên, cũng tại Bộ luật Dân sự 2005 lại quy định: Trong trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật. Đã là người thành niên (đủ 18 tuổi) nhưng theo Luật Hôn nhân và gia đình thì các nam thanh niên chưa đủ 20 tuổi vẫn bị cấm kết hôn; nếu có quan hệ vợ chồng với người khác rất có nguy cơ bị tội tảo hôn.

Về mặt hình sự, Bộ luật Hình sự quy định, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Người có hành vi giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì phạm tội giao cấu với trẻ em. Giao cấu với người từ đủ 16 tuổi trở lên mà thuận tình thì pháp luật không điều chỉnh. Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi đều phạm tội hiếp dâm trẻ em.

Điểm qua các quy định pháp luật liên quan đến trẻ em, chúng ta thấy rằng, không dễ để mọi người trong xã hội hiểu chính xác về độ tuổi trẻ em mà pháp luật quy định. Tuy nhiên, trong luận văn này sử dụng khái niệm trẻ em để chỉ những người từ 15 tuổi trở xuống.

- Quan niệm về trẻ em trong nghiên cứu khoa học xã hội


Vào khoảng giữa thế kỷ XVI, nhà thần đạo John Calvin khởi xướng thuyết Tiền Định, các nhà tâm lý học theo thuyết tiền định khi nghiên cứu về trẻ em cho rằng: Trẻ em là “người lớn thu nhỏ lại”. Họ cho rằng sự khác nhau giữa trẻ em và người lớn về các mặt như cơ thể, tư tưởng, tình cảm… chỉ ở kích thước, tầm cỡ chứ không phải khác nhau về chất. Nhà di truyền học người Anh S. Auerbac cũng theo trường phái này cho rằng mỗi người bắt đầu sống „„khi trong tay có các trang bị cũng giống như đấu thủ chơi một ván bài khi trong tay có các quân bài...‟‟. Trong khi đó, nhà tâm lí học người Mĩ E. Toocđai lại khẳng định: „„Tự nhiên ban cho mỗi người một vốn nhất định, giáo dục cần phải làm bộc lộ vốn đó là vốn gì và sử dụng nó bằng phương tiện tốt nhất...”

J.J Rutxô (1712-1778) - nhà triết học thuộc trào lưu Khai sáng có ảnh hưởng lớn tới Cách mạng Pháp 1789, sự phát triển của lý thuyết xã hội và sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc, ngay từ thế kỷ XVIII đã nhận xét rất tinh tế về những đặc điểm tâm lý của trẻ. Theo ông, trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại và người lớn không phải lúc nào cũng có thể hiểu được trí tuệ, nguyện vọng, tình cảm độc đáo của trẻ em. Bởi vì trẻ em có cách nhìn, cách suy nghĩ và cảm nhận riêng của nó. Sự khác nhau giữa trẻ em và người lớn là sự khác nhau về chất

Những nghiên cứu của tâm lý học duy vật biện chứng đã khẳng định: Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại. Trẻ em là trẻ em, nó vận động, phát triển theo quy luật của trẻ em. Ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời, đứa trẻ đã là một con người, một thành viên của xã hội. Việc nuôi nấng, dạy dỗ nó phải khác với con vật. Để nó tiếp thu được nền văn hóa xã hội loài người, đòi hỏi phải nuôi, dạy nó theo kiểu người (trẻ phải được bú sữa mẹ, được ăn chín, ủ ấm, nhất là cần được âu yếm, thương yêu…). Ngay từ khi ra đời, đứa trẻ đã có nhu cầu đặc trưng của con người – nhu cầu giao tiếp với người lớn. Người lớn cần có những hình thức riêng, “ngôn ngữ” riêng để giao tiếp với trẻ

Điều kiện sống và hoạt động của các thế hệ người ở các thời kì lịch sử khác nhau là rất khác nhau. Do vậy mỗi thời đại khác nhau lại có trẻ em của riêng mình.


2.1.2. Quan niệm về trẻ em và vai trò của trẻ em trong gia đình của người Nùng Dín

Theo quan niệm của người Nùng Dín, trẻ em là những người từ 15 tuổi trở xuống, chưa phát triển hoàn thiện cả về thể chất và tâm lý, cần được sự bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của gia đình cùng cộng đồng.

Cũng như những tộc người khác, đồng bào Nùng Dín cũng coi trẻ em là thành viên quan trọng để cấu thành một gia đình. Quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng chính là hai trong ba mối quan hệ cơ bản tạo nên gia đình và nhất là đối với các cặp vợ chồng mới cưới, một đứa trẻ ra đời không chỉ là niềm hành phúc lớn lao, là sợi dây kết nối tình cảm duy trì hạnh phúc vợ chồng và các mối quan hệ trong gia đình chặt chẽ hơn đồng thời cũng đánh dấu sự trưởng thành của đôi vợ chồng trẻ trong vai trò là cha là mẹ. Lập gia đình và sinh con đẻ cái là điều mà người Nùng Dín cho rằng là lẽ đương nhiên:

Tiếng Nùng Dín

Tạm dịch là:

Máy lê chào khân rang

Tre là phải mọc măng

Con chào mi lục lang

Người rằng phải sinh con

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Tri thức địa phương về giáo dục trẻ em của người Nùng Dín ở thôn Tùng Lâu, Xã Tung Chung Phố, Huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai - 5

Đồng bào quan niệm rằng người ta có con là do “mẹ Boóc” phân chia từ cây hoa vàng (con trai), hoa bạc (con gái) nên còn gọi là mẹ vàng - mẹ bạc. Vì vậy, người Nùng Dín có tục thờ mẹ Boóc hay còn gọi là “Mề - pangw” (Hoa vương thánh mẫu), họ thờ trong một bàn thờ nhỏ tại buồng các bà mẹ từ lúc có con đầu lòng đến khi con cái trưởng thành đi xây dựng gia đình. Đây là vị thần cai quản việc sinh nở và chăm sóc bảo vệ trẻ em. Từ khi có mang được 3 tháng đồng bào đã làm lễ báo mẹ Boóc, cầu mẹ phù hộ. Khi đứa trẻ sinh được 3 ngày phải cúng mẹ Boóc để tạ ơn và cầu phù hộ đứa trẻ luôn khỏe mạnh, chăm ngoan. Bà Mụ được thờ cúng thường xuyên trong các dịp lễ tết cùng với gia tiên, song không mổ gà cúng riêng mà chỉ chia phần các thức ăn cùng thờ cúng. Nhưng các lễ vật chủ yếu là còng gà, bộ cánh và các loại bánh trái.

Người Nùng thường cho rằng có con là có phúc, có nhiều con là có nhiều phúc, việc xây dựng gia đình chính là để sinh con đẻ cái nối dõi tông đường, trong


các bài cúng gia tiên cũng như các bài mo trong tang lễ cổ truyền của người Nùng Dín thường nhắc đi nhắc lại điệp khúc tại đầu hoặc cuối rằng:

Giêng lục nối chang đangw

Sinh con cái lo thân

Giêng lục lang changw ỷ

Sinh con cháu sửa thể

Giêng lục nhinh thưw giai

Sinh con gái giữ dòng

Giêng lục trai thưw đẩn

Sinh con trai giữ giống

Nuôi con trẻ để mai sau này khi mình già rồi có con cháu nuôi dưỡng, chăm sóc; khi qua đời có người lo tang ma, thờ cúng; huyết mạch và dòng họ gia đình được tiếp tục kéo dài – đó là quan niệm chung của đồng bào Nùng Dín ở đây. Có con là để “giữ dòng, giữ giống”. Bởi người Nùng Dín ở đây cũng có tính phụ hệ cao, con cái đều theo họ bố vì vậy con trai thường được coi trọng hơn con gái, những gia đình nào có nhiều con trai không những có thể “giữ giống” mà còn có thể “khai chi tán diệp” cho gia đình và dòng họ.

Mặt khác, đồng bào Nùng Dín có tập quán sản xuất nông nghiệp từ bao đời nay, trong đó quan trọng nhất là trồng lúa tại ruộng và trồng ngô trên nương rẫy, lối canh tác lạc hậu đòi hỏi phải có nhiều nhân lực lao động, vì vậy việc sinh con đẻ cái nhất là sinh nhiều con trai còn để tăng thêm nguồn lực lao động trong gia đình.

Ngoài ra, trong cộng đồng tộc người, gia đình có thêm nhiều thành viên còn có thể làm tăng sức mạnh của gia đình, tăng vị thế của gia đình đó trong dòng họ và cộng đồng tộc người, nhất là những gia đình sinh nhiều con trai.

Từ đó, có thể thấy rằng trẻ em có vai trò hết sức quan trọng trong mỗi gia đình người Nùng Dín tại đây, nhất là trẻ em trai – điều này biểu hiện tính phụ hệ khá cao trong cộng đồng tộc người. Có lẽ chính vì vậy, mỗi khi có cặp vợ chồng mới cưới sau một năm thường được ông bà, cha mẹ, anh em họ hàng và làng xóm quan tâm hỏi thăm xem “đã có gì chưa?”. Nếu chưa có thì phải xem bói toán giải hạn hay tìm thuốc nam uống hoặc thử các mẹo vặt dân gian để có con cháu.

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 30/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí