Về cơ bản, các giáo trình về giáo dục học ở Việt Nam đều trình bày “Giáo dục là hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử – xã hội của các thế hệ loài người”. Định nghĩa này nhấn mạnh về sự truyền đạt và lĩnh hội giữa các thế hệ, nhấn mạnh đến yếu tố dạy học, nhưng không đề cập đến mục đích sâu xa hơn, mục đích cuối cùng của việc đó.
Theo ông John Dewey (1859 – 1952), nhà triết học, nhà tâm lí học và nhà cải cách giáo dục người Mỹ, ông cho rằng cá nhân con người không bao giờ vượt qua được quy luật của sự chết và cùng với sự chết thì những kiến thức, kinh nghiệm mà cá nhân mang theo cũng sẽ biến mất. Tuy nhiên, tồn tại xã hội lại đòi hỏi phải những kiến thức, kinh nghiệm của con người phải vượt qua được sự khống chế của sự chết để duy trì tính liên tục của sự sống xã hội. Giáo dục là “khả năng” của loài người để đảm bảo tồn tại xã hội. Ngoài ra, ông John Dewey cũng cho rằng, xã hội không chỉ tồn tại nhờ truyền dạy, nhưng còn tồn tại chính trong quá trình truyền dạy ấy. Như vậy, theo quan điểm của ông John Dewey, ông cũng đề cập đến việc truyền đạt, nhưng ông nói rõ hơn về mục tiêu cuối cùng của việc giáo dục, là dạy dỗ.
Như vậy, có thể kết luận rằng, “giáo dục” là sự hoàn thiện của mỗi cá nhân, đây cũng là mục tiêu sâu xa của giáo dục; người giáo dục, hay có thể gọi là thế hệ trước, có nghĩa vụ phải dẫn dắt, chỉ hướng, phải truyền tải lại cho thế hệ sau tất cả những gì có thể để làm cho thế hệ sau trở nên phát triển hơn, hoàn thiện hơn.Với ý nghĩa đó, giáo dục đã ra đời từ khi xã hội loài người mới hình thành, do nhu cầu của xã hội và trở thành một yếu tố cơ bản để làm phát triển loài người, phát triển xã hội. Giáo dục là một hoạt động có ý thức của con người nhằm vào mục đích phát triển con người và phát triển xã hội.
1.1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Những nghiên cứu về tri thức địa phương ở Việt Nam
Đề tài nghiên cứu về tri thức địa phương không phải là một đề tài nghiên cứu mới ở trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy chưa đưa ra khái niệm tri thức địa phương nhưng nhiều nghiên cứu dân tộc học, nhân học, văn hoá học, … về phong tục tập quán, văn hoá dân gian, ứng xử với môi trường tự nhiên của các cộng
đồng hoặc tộc người cũng chính là nghiên cứu về tri thức bản địa hay tri thức địa phương.
Trong những năm gần đây, các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, đã cung cấp ngày càng nhiều thông tin về vai trò của kiến thức bản địa trong nhiều lĩnh vực như: Lê Trọng Cúc trong cuốn Vai trò của tri thức địa phương trong phát triển bền vững vùng cao-1999 đã đưa ra vai trò của kiến thức bản địa và những ứng dụng của nó trong các dự án về hợp tác và phát triển trong bối cảnh hiện nay; Tiến sĩ khoa học Trần Công Khánh với bài viết Cây thuốc dân tộc và vấn đề bảo tồn tri thức bản địa về cách sử dụng cây thuốc in trên tạp chí Y học và Đời sống online- 4/2005 đã cho biết những thông tin đầy hiệu quả của những tri thức bản địa về y học hay là y học cổ truyền,…
Có thể bạn quan tâm!
- Tri thức địa phương về giáo dục trẻ em của người Nùng Dín ở thôn Tùng Lâu, Xã Tung Chung Phố, Huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai - 1
- Tri thức địa phương về giáo dục trẻ em của người Nùng Dín ở thôn Tùng Lâu, Xã Tung Chung Phố, Huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai - 2
- Dân Tộc Và Địa Bàn Cư Trú Của Người Nùng Dín Tại Lào Cai
- Đặc Điểm Xã Hội Của Người Nùng Dín Tại Lào Cai
- Quan Niệm Về Giáo Dục Trẻ Em Của Người Nùng Dín
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
Đối với các nhà dân tộc học thì trước đây đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về tri thức bản địa dưới dạng là một bộ phần hợp thành của nền văn hoá của mỗi tộc người. Những nghiên cứu này đã đề cập khá chung chung tới những tri thức bản địa chưa thành hệ thống kiến thức riêng biệt và kỹ lưỡng trong văn hoá tộc người, như là tác phẩm: Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam của Cầm Trọng, Người Dao ở Việt Nam của Bế Viết Đằng, …
Hiện nay, nhiều tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu tri thức địa phương của một tộc người như tác giả Mai Văn Tùng (2011) với luận văn tiến sĩ Tri thức địa phương, về sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên của người Mường ở huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa; hai tác giả Nguyễn Ngọc Thanh và Trần Hồng Thu (2003) với cuốn sách Tri thức địa phương của người Mường trong sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên của NXB Khoa học xã hội; …
Có thể thấy rằng, nghiên cứu về tri thức địa phương đã trở thành một đề tài được nhiều nhà dân tộc học, nhân học quan tâm và nghiên cứu sâu sắc, đa dạng, phong phú.
Nghiên cứu về vấn đề giáo dục trẻ em ở Việt Nam
Vấn đề giáo dục trẻ em cũng là vấn đề được nhiều nhà chính sách, nhà pháp luật và nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu. Nhiều chính sách phát triển kinh tế -
văn hóa – xã hội cũng đề cập đến việc phát triển giáo dục trẻ em nhất là trẻ em dân tộc thiểu số ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề giáo dục trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay như Thấu suốt đường lối của Đảng đưa sự nghiệp giáo dục tiến lên mạnh mẽ vững chắc của Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Tố Hữu xuất bản năm 1972; Đề tài nghiên cứu trọng điểm cấp Bộ Nghiên cứu các giải pháp quản lý giáo dục trong môi trường hội nhập WTO do PGS.TS.Nguyễn Công Giáp làm chủ nhiệm (2006-2008); Đề tài độc lập cấp nhà nước “Phát triển Giáo dục Việt Nam trong nền Kinh tế Thị trường và trước Yêu cầu Hội nhập Quốc tế” do PGS.TS. Trần Quốc Toản làm chủ nhiệm (2007-2009); Tác giả Nguyễn Kim Dung với đề tài nhánh cấp nhà nước “Đánh giá thực trạng phát triển giáo dục iệt Nam trong nền kinh tế thị trường và trước yêu cầu hội nhập quốc tế”… Ngoài ra, hàng loạt các luật, nghị quyết, văn bản hướng dẫn pháp luật được Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền ban hành như Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, Luật lao động,…Các nhà giáo dục học lại nghiên cứu quá trình phát triển tâm, sinh lý của trẻ em cũng như những phương pháp giáo dục trẻ em trong gia đình, trong nhà trường mang tính khoa học. Nghiên cứu về giáo dục trẻ em dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa, trong cuốn Hiện đại và động thái của truyền thống ở Việt Nam: Những cách tiếp cận Nhân học, quyển II, TS Trương Huyền Chi có viết “Họ nói đồng bào không biết quý sự học” nghiên cứu về những mâu thuẫn trong giáo dục ở vùng đa dân tộc Tây Nguyên Việt Nam năm 2010. Đến năm 2011,Nguyễn Thu Hương và Nguyễn Trường Giang có nghiên cứu với đề tài “Học không được hay học để làm gì. Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số” (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang, Điện Biên). Tác giả Nguyễn Ngọc Thanh với cuốn Một số vấn đề về chính sách giáo dục ở vùng cao miền núi phía Bắc Việt Nam… Trong đó, chưa có nghiên cứu nào đi sâu vào nghiên cứu vấn đề giáo dục của người Nùng nói chung và người Nùng Dín Lào Cai nói riêng.
Những nghiên cứu về người Nùng và giáo dục trẻ em của người Nùng ở Việt
Nam
Nghiên cứu về văn hóa người Nùng ở Việt Nam cũng đã được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đề cập. Nghiên cứu đầu tiên về người Nùng phải kể đến tác phẩm “Sơ lược giới thiệu các nhóm dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” của hai tác giả Lã Văn Lô và Đặng Nghiêm Vạn do NXB Khoa học xã hội in năm 1968. Sau đó là tác giả Nông Minh Châu sưu tầm các bài dân ca trong đám cưới của hai dân tộc Tày – Nùng tập hợp trong cuốn sách “Dân ca đám cưới Tày – Nùng” do NXB Việt Bắc in năm 1973. Sau đó, người Nùng cũng được giới thiệu khái quát trong cuốn sách “Các dân tộc ít người ở Việt Nam” của Viện Dân tộc học do NXB Khoa học xã hội in năm 1978. Đến năm 1979, tác giả Vi Hồng trong cuốn sách“Sli, lượn dân ca trữ tình Tày, Nùng” của NXB Văn hóa ngoài việc nghiên cứu thể loại Sli, lượn của hai dân tộc Tày, Nùng còn đưa ra nhận xét về nguồn gốc và ngữ nghĩa của từ “Lượn ”. Tác giả đưa ra nhiều ý kiến giải thích khác nhau, nhưng đáng chú ý là ý kiến của cụ Nông Văn Mô ở huyện Hòa An tỉnh Cao Bằng. Theo cụ Mô thì “lượn” hay “vén” cùng có một nghĩa - xưa kia người Tày vẫn nói “lượn lục” hay “vén lục” đều có nghĩa là “ru con”.
Năm 1984, NXB Văn hoá ra cuốn sách ăn hoá Tày – Nùng của Lò Văn Lô và Hà Văn Thư, đến năm 1992 ra cuốn sách Dân tộc Nùng ở Việt Nam của Hoàng Nam. Hai tác phẩm này đã đưa ra những nghiên cứu khá toàn diện về mọi khía cạnh đời sống và văn hoá của người Nùng ở Việt Nam từ ăn mặc, đi lại, nhà ở đến những phong tục tập quán như cưới xin, tang ma, lễ hội cũng như những hoạt động kinh tế nông nghiệp của họ. Đó là hai cuốn sách mang tính tổng quát chung và chi tiết hơn những cuốn sách trước đó về tộc người Nùng ở Việt Nam. Hai cuốn sách này không có một mục riêng dành cho vấn đề giáo dục trẻ em của người Nùng ở Việt Nam nói chung.
Ngoài ra, nghiên cứu về văn hóa Tày – Nùng còn có cuốn sách “ ăn hóa truyền thống Tày – Nùng” của nhiều tác giả Hoàng Quyết, Ma Khách Bằng, Hoàng Huy Phách, Cung Văn Lược, Vương Toàn in tại NXB Văn hóa dân tộc năm 1993. Xuất phát từ mối quan hệ mật thiết của hai tộc người, giai đoạn đầu các tác giả chủ yếu nghiên cứu hai dân tộc Tày, Nùng bởi sự tương đồng trong văn hóa. Ngoài ra,
phương hướng nghiên cứu chủ yếu là phương pháp dân tộc học, trình bày một cách khái quát và chung chung toàn bộ văn hóa của hai tộc người. Ở đây, vấn đề giáo dục cũng chưa được đưa ra như một vấn đề riêng biệt, quan trọng mà chỉ được nhắc tới trong đôi câu, vài lời.
Những nghiên cứu sau đó về người Nùng thường đi sâu vào một khía cạnh nào đó trong nền văn hoá một cách chi tiết và kỹ lưỡng. Đỗ Thuý Bình với cuốn Hôn nhân và gia đình các tộc người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam của NXB Khoa học xã hội năm 1994 đã tập trung nghiên cứu và đi sâu về những phong tục trong cưới xin và những mối quan hệ trong gia đình của người Nùng ở Việt Nam trong cả sự so sánh với tộc người Tày và người Thái. Lê ăn Bé với bài viết Trang phục người Nùng ở Việt Nam in trên tạp chí Dân tộc học số 4 năm 1997 chỉ tập trung miêu tả bộ trang phục của người Nùng ở Việt Nam với biểu tương văn hoá của nó.
Đến năm 2004, hai đề tài cấp bộ “ ăn hoá dân tộc Nùng ở Cao Bằng” của tác giả Đàm Thị Uyên và “Tang ma của dân tộc Nùng ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Ngân đã đi sâu vào nghiên cứu một tộc người Nùng tại một vùng cụ thể là huyện Cao Bằng và một trong những phong tục của tộc người là phong tục ma chay của người Nùng ở Việt Nam.
Cuốn sách Người Nùng của tác giả Chu Thái Sơn (chủ biên) và Hoàng Hoa Toàn của Nhà xuất bản Trẻ in năm 2006 là tập mới thuộc bộ sách “ iệt Nam - Các dân tộc anh em”. Bộ sách gồm 48 tập giới thiệu một cách giản lược từng dân tộc trên các miền đất nước, từ lịch sử tộc người, các hoạt động kinh tế, phong tục, tập quán của từng dân tộc đến những tập tục trong hôn nhân, sinh đẻ... Bộ sách cũng đi sâu vào nghiên cứu và khai thác những nét đặc sắc riêng của từng dân tộc. Cuốn sách này sẽ giới thiệu những nét chính yếu về bản sắc văn hóa riêng của dân tộc Nùng, bao gồm nhiều nội dung về lịch sử tộc người; hoạt động dân tộc như săn bắt, hái lượm, trồng trọt, chăn nuôi…; văn hóa vật chất như ăn uống, nhà cửa, trang phục, phương tiện giao thông; ứng xử cộng đồng như gia đình, dòng họ, làng bản, phong tục…; đời sống tinh thần như tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội…
Luận văn Thạc Sỹ của Hoàng Thị Lê Thảo với đề tài Những biến đổi trong việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em của người Nùng : nghiên cứu ở xã Đại An, huyện ăn Quan, tỉnh lạng Sơn năm 2009 đã nghiên cứu quan niệm, ứng xử truyền thống của người Nùng trong việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, cụ thể là quan niệm về ốm đau, các nguyên nhân gây ốm đau và cách ứng xử khi bị ốm đau. Trình bày thực trạng những biến đổi trong hoạt động chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại địa bàn, từ nhận thức đến ứng xử cũng như những yếu tố tác động gây nên sự biến đổi này. Miêu tả thực trạng về các hoạt động chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em của Đại An, đưa ra nhận xét và những vấn đề đặt ra đối với sự biến đổi trong hoạt động này, đó là lối sống, phong tục tập quán và việc sử dụng các sản phẩm công nghiệp; yếu tố kinh tế và khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe; kết hợp đông y và tây y trong chăm sóc sức khỏe; nhận thức của người dân về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cùng một số biện pháp phòng ngừa khác.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Nùng ở Việt Nam có dân số 968.800 người, là dân tộc có dân số đứng thứ 7 tại Việt Nam, có mặt trên tất cả 63 tỉnh, thành phố. Người Nùng lại được phân gồm nhiều ngành khác nhau là: Nùng Inh, Nùng Phàn Slình, Nùng Cháo, Nùng An, Nùng Dín, Nùng Lòi, Nùng Tùng Slìn, ... Nhiều nhà nghiên cứu đã đi sâu vào nghiên cứu các nhóm ngành người Nùng này. Triệu Thị Mai trong cuốn ăn hoá truyền thống của người Nùng Khèn Lài ở Cao Bằng in ở NXB ĐHQGHN năm 2011 đã nghiên cứu khá tổng quát và bước đầu về nền văn hoá của ngành Nùng Khèn Lài ở vùng Cao Bằng, cuốn sách đã trình bày một cách kỹ lưỡng về những bài hát dân ca về nhiều chủ đề theo tiếng Nùng và dịch sang tiếng Việt ở phần cuối sách.
Nguyễn Thị Ngân trong luận án tiến sĩ với đề tài: Tang ma của người Nùng Phàn Slình ở tỉnh Thái Nguyên (2011) đã khảo cứu có hệ thống về các nghi lễ tang ma, quan niệm sinh tử, các yếu tố ảnh hưởng đến tang ma, các quy tắc ứng xử gia đình, cộng đồng liên quan đến đạo hiếu, đạo nghĩa, của người Nùng Phàn Slình ở tỉnh Thái Nguyên. Luận án đã cung cấp thêm nguồn tư liệu điền dã mới, qua đó góp phần nhận diện đầy đủ hơn về tang ma truyền thống và những biến đổi trong tang
ma của người Nùng Phàn Slình ở tỉnh Thái Nguyên. Từ đó góp phần khẳng định các giá trị văn hoá trong tang ma tộc người, làm cơ sở khoa học cho việc định hướng các chính sách văn hoá, xã hội phù hợp với đời sống mới trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tác giả Vàng Thung Chúng (Sở ăn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai) trong cuốn Phong tục tập quán của người Nùng Dín ở Tùng Lâu in năm 2003 lại tập trung nghiên cứu những phong tục tập quán, đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần của người Nùng Dín ở tỉnh Lào Cai và đưa ra những đánh giá bước đầu về các giá trị văn hoá cũng như đưa ra biện pháp bảo tồn cho nền văn hoá của tộc người này. Ngoài ra, tác giả cũng có nhiều bài viết đăng trên các tạp chí như: Hội cúng rừng của người Nùng in trên Tạp chí Văn hóa - Nghệ thuật số 11 năm 1998; Lễ tết cổ truyền mùng 1 tháng 7 của người Nùng ở Mường Khương đăng trên tạp chí Dân tộc học số 11 năm 1998; Tục ăn tết nguyên đán cổ truyền của người Nùng Lào cai đăng trên Tạp chí Văn hóa - TT Lào cai, Lào cai số 1 năm 2000; Tri thức dân gian về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của người Nùng Dín Lào Cai đăng trên Tạp chí Phansipăng, Số 139/ tháng 9 – 2012…. Những bài viết này chỉ trình bày một cách ngắn gọn và khái quát một nét văn hóa của người Nùng Dín ở Lào Cai.
Tuy có rất nhiều nghiên cứu về người Nùng ở Việt Nam nhưng có thể thấy rằng vấn đề giáo dục trẻ em còn là một vấn đề chưa được các nhà dân tộc học đề cập hay quan tâm.
1.1.3. Cơ sở lý thuyết
Luận văn sử dụng lý thuyết chức năng làm cơ sở lý thuyết chính trong việc tiếp cận và phân tích vấn đề, từ đó đưa ra những kết luận chính xác và có giá trị khoa học.
Các nhà nhân học theo thuyết chức năng – cấu trúc cho rằng: Xã hội như là một cơ thế sống trong đó mọi cơ quan có liên quan chặt chẽ với nhau.
Thuyết chức năng – cấu trúc được khởi xướng từ G. Spencer và E. Durkheim trong bối cảnh của xã hội châu Âu đầu thế kỷ XX đầy những loạn ly và khủng
hoảng, những người theo quan điểm chức năng mong muốn nhanh chóng lập lại trật tự để có một xã hội ổn định và phát triển.
Không tán thành với thuyết khuếch tán văn hóa, nhất là thuyết tiến hóa về văn hóa ở cuối thế kỷ XIX - một học thuyết nhấn mạnh đến sự thống nhất của loài người và sự đồng nhất trong phát triển văn hóa, quan điểm chức năng coi trọng sự khác biệt về văn hóa, và cho rằng nhờ có sự khác biệt này mà từng bộ phận của xã hội cũng như các xã hội có thể nương tựa lẫn nhau và bổ sung cho nhau để vận hành trong thế cân bằng và ổn định.
Người ta cho rằng, giống như các bộ phận khác nhau trong cơ thể con người, mỗi thiết chế xã hội như nhà nước, tôn giáo, gia đình, trường học… đều giữ những chức năng khác nhau, song lại luôn có sự liên hệ mật thiết với nhau theo cơ chế phân công - hợp tác và chính điều này tạo cho xã hội sự cân bằng trong vận động. Với những tiền đề xuất phát đó, thuyết chức năng không chỉ định hướng vào việc giải thích, mà còn xác định cần nghiên cứu văn hóa - xã hội của mỗi dân tộc như là một chỉnh thể thống nhất.
Nghiên cứu văn hóa như một chỉnh thể thống nhất cần chia tách chỉnh thể (văn hóa) thành ra các bộ phận, các yếu tố và vạch ra những mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng. Ở đây, mỗi tế bào hay yếu tố (một khuôn mẫu, một vai trò, một thể chế…) của văn hóa đều có một chức năng xã hội nhất định, mỗi yếu tố riêng lẻ vừa là chính nó, vừa như một khâu, một mắt xích, mà nếu thiếu chúng thì văn hóa không thể tồn tại như một chỉnh thể.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã xuất hiện nhiều nhân nhân học tiêu biểu chịu ảnh hưởng từ những quan điểm của thuyết chức năng – cấu trúc trên như Bronislaw Malinowski, A. Radcliffe – Brown, Talcott Parsons
Bronislaw Malinowski (1884 - 1942) sinh ra ở Ba Lan, lúc đầu Malinowski học vật lý và toán, về sau trở thành giáo sư nhân học tại Trường Đại học Tổng hợp Luân Đôn.
Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ quan điểm của Spencer coi xã hội như một tổ chức sinh học đặc biệt, Malinowski phản đối cả thuyết khuếch tán lẫn thuyết tiến hóa và