Dân Tộc Và Địa Bàn Cư Trú Của Người Nùng Dín Tại Lào Cai


triển khai các phân tích văn hóa của mình trên cơ sở những nhu cầu cơ bản của con người (như ăn, mặc, sinh đẻ, nghỉ ngơi) hay các nhu cầu về an sinh xã hội (như trao đổi kinh tế, giáo dục, kiểm soát xã hội, v.v…). Theo ông, sự khác nhau giữa các nền văn hóa chính là ở cách thức làm thỏa mãn các nhu cầu đó. Khái niệm chức năng, với Malinowski, giống như một công cụ để khám phá và giải thích các hiện tượng văn hóa cụ thể. Ông cho rằng, văn hóa là tổng thể những đáp ứng đối với các nhu cầu sống cơ bản và nhu cầu sản xuất của con người, trong đó bao gồm từ những dụng cụ nhà bếp và những sản vật tiêu dùng đến những pháp điền tổ chức việc nhóm họp xã hội, từ những tư tưởng và nghệ thuật đến những tín ngưỡng phong tục, đạo đức, v.v… Đó là một hệ thống cân bằng, trong đó mỗi yếu tố hoặc bộ phận đều thực hiện chức năng của nó. Trong cái chỉnh thể đó, nếu triệt tiêu đi bất cứ một yếu tố nào (như cấm đoán một nghi lễ hay một chuẩn mực đạo đức) thì toàn bộ hệ thống xã hội sẽ không vận hành được, nó sẽ bị suy thoái và hủy diệt. Nói cách khác, mỗi yếu tố hay thể chế xã hội đều tạo ra sự thống nhất chức năng với các yếu tố hay thể chế khác, và như vậy chúng đều có những đóng góp nhất định vào sự tồn tại của nền văn hóa mà chúng xuất hiện. Chính vì lý do đó, ông chủ trương xã hội nào cũng cần phải được bảo tồn và mở rộng các yếu tố của hệ thống với các chức năng cụ thể của chúng, bởi mỗi chức năng như thế đều nhằm thỏa mãn một nhu cầu cụ thể của con người. Công việc của các nhà nhân học, theo ông là "hòa nhập" vào nền văn hóa đó, bao gồm cả việc học bản ngữ, để khám phá các chức năng đó. Đó là lý do mà cách tiếp cận của ông được đặt tên là trường phái Chức năng.

A. Radcliffe - Brown (1881 - 1955) học Nhân học ở Đại học Tổng hợp Cambridge, từ 1931 đến 1937 là giáo sư đại học Chicago, năm 1939 làm Chủ nhiệm Bộ môn Nhân học xã hội thuộc Đại học Tổng hợp Oxford.

Về học thuật, Radcliffe - Brown chịu ảnh hưởng và kiên trì quan điểm của E. Durkheim, coi văn hóa và xã hội như một cơ thể sống, trong đó mọi bộ phận đều có quan hệ hữu cơ với nhau để tạo ra một cơ chế cân bằng và thống nhất. Quan điểm này nhấn mạnh rằng nếu văn hóa và xã hội tồn tại như tổng thể các chức năng, thì nhà nghiên cứu cần làm rõ mối quan hệ giữa các thành tố mang chức năng cụ thể


trong chỉnh thể, đồng thời cũng cần làm rõ cấu trúc chung của chỉnh thể với tư cách là một thực thể chứa đựng tổng thể các chức năng. Nói gọn lại, với Radcliffe - Brown, thuyết chức năng đã được nhấn mạnh thêm ở mối liên hệ giữa chức năng với cấu trúc chung của tổng thể. Người ta đã gọi đó là thuyết chức năng - cấu trúc.

Talcott Parsons (1902 – 1979) Chủ nhiệm Khoa Quan hệ xã hội ở Trường Đại học Harward. Ông từng du học ở Đức và chịu ảnh hưởng rất nhiều của Max Weber. Đối với ông, cấu trúc (hay là kết cấu) là tổng thể những quan hệ nội tại tương đối bền vững của các cá thể, các thành tố, còn chức năng là thứ vốn có của mọi sự vật, hiện tượng. Ông cho rằng mọi thứ trong thế giới đều có chức năng của nó, còn sự phụ thuộc giữa các chức năng đem lại không chỉ tính thống nhất mà cả sự cân bằng và trật tự cho tổng thể. “Nhiệm vụ của Xã hội học - theo Parsons - là tìm ra cái gì được ấn định sẵn cho cái gì trong hệ thống xã hội, có nghĩa là vạch ra vai trò của yếu tố này hay yếu tố kia của cấu trúc trong sự sắp xếp, bảo tồn và hoạt động của hệ thống”.

Ba tác giả B. Malinowski, Radcliffe - Brown, Talcott Parsons đều thống nhất với nhau ở chỗ coi lý thuyết chức năng - cấu trúc như một công cụ quan trọng trong việc tiếp cận nghiên cứu văn hóa và xã hội. Theo cách nhìn này, mỗi hiện tượng văn hóa hay xã hội đều được cấu thành bởi những bộ phận hay yếu tố nhất định, trong đó mỗi bộ phận hay yếu tố đều phải đảm bảo một hoặc nhiều chức năng. Khi các chức năng này bị rối loạn sẽ dẫn tới sự bất ổn định của cấu trúc tổng thể, thậm chí có thể phá vỡ cấu trúc tổng thể. Còn việc thực hiện đúng chức năng của các thành phần tạo nên cấu trúc sẽ đảm bảo cho cấu trúc tổng thể (hệ thống) vận hành một cách ổn định và bền vững. Vì coi văn hóa như một hệ thống mang tính hợp nhất và ổn định cao qua thời gian nên thuyết chức năng cấu trúc có tác dụng gợi mở trong việc sắp xếp cấu trúc chung của văn hóa ra sao để nó có thể đáp ứng các nhu cầu của con người một cách tốt nhất.


Luận văn sử dụng lý thuyết chức năng làm cơ sở lý luận là chỉ trường phái Chức năng của Bronislaw Malinowski (1884 - 1942), ông được coi là người đặt nền tảng "thực chứng" cho nghành Nhân học ở Anh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Áp dụng lý thuyết về chức năng giáo dục của gia đình vào nghiên cứu này để làm sáng tỏ vai trò giáo dục của các gia đình người Nùng Dín đối với trẻ em trong gia đình:

Nhiềunghiên cứu về gia đình đã phân tíchnhiều chức năng của gia đình như chức năng kinh tế, chức năng sinh đẻ, chức năng xã hội hóa, chức năng tâm lý tình cảm và chức năng giáo dục... tác giả sử dụnglý thuyết về chức năng giáo dục của gia đình để làm hướng tiếp cận chính trong nghiên cứu tri thức địa phương của người Nùng Dín về giáo dục trẻ em.

Tri thức địa phương về giáo dục trẻ em của người Nùng Dín ở thôn Tùng Lâu, Xã Tung Chung Phố, Huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai - 4

Đó là tiếp cận theo các mặt:

Nội dung giáo dục: giáo dục đạo đức, giáo dục lao động – nghề nghiệp, giáo dục giới tính, giao tiếp với người khác giới, …

Phương pháp giáo dục: nêu gương, kiểm soát, trừng phạt,…

Mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong chức năng giáo dục xã hội hóa cho trẻ em

Gia đình là một kiến tạo xã hội, mọi mối quan hệ trong gia đình là do ý thức cá nhân lựa chọn. Mỗi gia đình có quan hệ do nền tảng xã hội quyết định, do đó nó luôn biến đổi theo hoàn cảnh xã hội, không phải là bất biến. Vì vậy, chức năng gia đình cũng biến đổi tùy theo từng thời đại, trong đó có chức năng giáo dục.

Đây cũng là những hướng tiếp cận những tri thức địa phương về giáo dục trẻ em của người Nùng Dín ở Lào Cai.

1.2. Tổng quan về người Nùng Dín ở Lào Cai

1.2.1. Dân tộc và địa bàn cư trú của người Nùng Dín tại Lào Cai

Người Nùng thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái với địa bàn cư trú chủ yếu là vùng Lưỡng Quảng và một phần vùng Đông Nam tỉnh Vân Nam thuộc Trung Quốc và vùng Đông Bắc Bắc Bộ Việt Nam. Theo các nhà sử học và dân tộc học, người


Nùng ở Việt Nam có chung nguồn gốc với người Nùng (hiện nay gọi chung là người Choang) ở Trung Quốc.

Dân tộc Nùng ở Việt Nam được các nhà nghiên cứu dân tộc học, cơ quan nghiên cứu khoa học phân loại thành các nhóm ngành như: Nùng Phàn Slình, Nùng Inh, Nùng Cháo, Nùng Dín, Nùng An, Nùng Tung Slìn, Nùng Quý Rỉn. Mỗi nhóm ngành dân tộc cư trú tập trung ở một số địa phương, tỉnh, huyện khác nhau trên cả nước. Trong đó, đại đa số người Nùng ở Lào Cai và một số huyện trong tỉnh Hà Giang thuộc ngành Nùng Dín, số còn lại thuộc Nùng An.

Ở tỉnh Lào Cai, người Nùng Dín đã có mặt từ lâu đời trước cả người Nùng An. Người Nùng Dín gọi mình là “pphuw noong” hay “noong lảy” tức là “người Nùng” hay nhóm “Nùng sót”. Theo tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh Lào Cai năm 2009, Người Nùng Dín là một trong số 25 ngành nhóm tộc người của tỉnh có lượng dân số tính đến hết năm 2010 là trên 27000 người, xếp thứ 7 trong số các dân tộc trong tỉnh.

Tuy dân số đứng thứ 7 trong số các dân tộc thiểu số ở tỉnh Lào Cai song người Nùng Dín cũng chỉ cư trú tập trung trên địa bàn 4 huyện là: Mường Khương, Si Ma Cai, Bắc Hà và Bảo Thắng trong phạm vi 148 thôn bản của 40 xã, thị trấn (tính theo cộng đồng làng bản). Trong đó, người Nùng Dín tập trung đông nhất ở huyện Mường Khương chiếm tỷ lệ trên 50% dân số người Nùng toàn tỉnh, gồm

12.354 người, huyện Bắc Hà 4.761 người; huyện Bảo Thắng là 2.914 người; huyện Si Ma Cai là 3.095 người [20, tr.40]. Người Nùng Dín còn rải rác ở các huyện, thành phố khác nhưng không cư trú tập trung thành làng bản, nghề nghiệp không đồng nhất gồm cán bộ, công nhân viên chức, công nhân trong các doanh nghiệp, hợp tác xã và sản xuất kinh doanh…

Người Nùng Dín thường sống tập trung thành làng bản (lủng, ban), có nơi gọi là làng, có nơi gọi là bản, tùy theo cách gọi của mỗi người. Mỗi làng có số hộ gia đình ít nhất từ 15 – 20 hộ, đông nhất là trên 100 hộ. Làng người Nùng Dín thường lập ở dưới các chân núi phía trước có suối nước hoặc cánh đồng hoặc gò đồi xung quanh có núi cao bao bọc. Dù ở vị trí nào cũng đều tuân theo nguyên lý : trước mặt


có tầm nhìn xa trông rộng, sau lưng có điểm tựa vững chắc và có nguồn nước phục vụ sinh hoạt thuận lợi. Thông thường, làng bản của người Nùng Dín thường nằm ở thung lũng dọc theo các con sông, nơi có đất đai màu mỡ cũng như có nguồn nước thuận tiện sinh hoạt. Các gia đình trong làng bản người Nùng Dín không theo kiểu “gần nhà xa ngõ” của người Kinh, hoặc cách xa nhau theo kiểu người H’mông mà thường nằm kề sát với nhau theo kiểu như phố xá hiện nay. Điển hình nhất là làng Tùng Lâu, Na Bủ, Ba Đẩy xã Tung Chung Phố; làng Mã Tuyển, Sảng Chải xã Mường Khương; làng Lao Táo xã Pha Long; làng Pạc Ngam xã Nấm Lư (huyện Mường Khương); làng Nàn Vái xã Nàn Sán; làng Bản Mế xã Bản Mế (huyện Si Ma Cai)…. Nhiều thôn, bản người Nùng Dín ngày càng phát triển đông đúc nên hiện nay đã phải phân tách thành 2 thôn, bản. Điều này cũng phản ánh trình độ phát triển của tộc người. Nhờ lối sống quần tụ tập trung mà người Nùng Dín đã xây dựng làng bản vẫn còn tồn tại hiện nay.

1.2.2. Đặc điểm kinh tế và xã hội

1.2.2.1. Đặc điểm kinh tế của người Nùng Dín

Đặc điểm địa bàn cư trú của người Nùng Dín bao gồm cả vùng thấp lẫn vùng cao. Nơi vùng thấp thường là vùng có địa hình bẳng phẳng, tầm nhìn xa trông rộng, có khí hậu tốt đẹp, nguồn nước thuận lợi cho canh tác. Tại đây, người Nùng Dín đã định cư, khai khẩn và hình thành những cánh đồng rộng lớn như Mường Khương, Tùng Lâu, Nấm Lư, Lùng Vai, Bản Làu, Bản Sen (huyện Mường Khương); Bản Mế, Nàn Sán (huyện Si Ma Cai); Na Hối, Tà Chải (huyện Bắc Hà); … Nơi vùng cao hay trên các ngọn đồi người Nùng Dín canh tác, tạo ra các tràn ruộng bậc thang để trồng lúa nước, nâng cao sản lượng lương thực cung cấp cho nhóm người sinh tồn và phát triển.

Do môi trường sống thuận lợi nên sản xuất kinh tế chính của người Nùng Dín là sản xuất nông nghiệp là chính bao gồm trồng trọt và chăn nuôi. Ngoài ra, người Nùng Dín còn phát triển một số nghề thủ công khai thác tài nguyên sẵn có của địa phương phát triển kinh tế, phục vụ cho nhu cầu ăn, ở, đi lại cũng như nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhóm người.


Về trồng trọt, cây trồng chủ yếu của người Nùng Dín là lúa, ngô và một số loại hoa màu như đậu tương, khoai, sắn, lạc khác trên đồng ruộng nương rẫy, gò đồi. Ngoài lúa, ngô, người Nùng Dín trồng nhiều nhất là cây đậu tương và cây lạc, 100% số hộ gia đình các thôn bản đều trồng đậu tương và lạc. Số lượng nhiều hay ít tuỳ vào diện tích canh tác nhằm mục đích không chỉ phục vụ ăn uống sinh hoạt mà còn đem bán ở chợ để trao đổi hàng hoá. Đậu tương người Nùng Dín trồng gồm 2 vụ : vụ xuân - hè ở ruộng và vụ thu ở nương, đồi; họ trồng chủ yếu là 3 loại giống : đậu tương xanh (Trăng looc), đậu tương vàng (tsăng hên), đậu tương lông trắng (màu tảu). Lạcchủ yếu được trồng trên đất đồi, nương (hiện nay vùng thấp trồng cả ở ruộng) nhưng chỉ trồng 1 vụ vào tháng 2, thu hoạch tháng 6.

Ngoài ra đồng bào còn trồng nhiều loại cây thực phẩm rau quả ở đồi, nương, vườn, ruộng như rau cải, bắp cải, su hào, bầu, bí, su su, mướp; các loại cây ăn quả công nghiệp như chuối, bưởi, đào , mận, mía, cam, quýt, lê, hồng - trong đó cây mận và cây mía được chú trọng trồng nhiều hơn cả. Điển hình như mận tam hoa, lê, mía, mía sương gà ở Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường khương đã trở thành cây đặc sản hoa quả của địa phương.

Thời kì phong kiến người Nùng Dín Lào Cai còn trồng bông dệt vải. Thời kì pháp thuộc cây bôngbị xoá bỏ mà thay vào đó là trồng cây anh túc, làm thành thuốc phiện bán rẻ cho bọn thực dân và quan lại địa phương. Sau ngày giải phóng các huyện và tỉnh 1950, với chính sách phát triển văn hoá kinh tế mới của Đảng, Chính phủ,cây anh túc bị xoá bỏ thay bằng trồng cây đậu tương.

Về chăn nuôi, đồng bào thường nuôi trâu, ngựa. Bình quân 1,5 - 2 con trâu, 0,7 con ngựa/ 1 hộ để cày bừa, kéo gỗ, thồ củi và làm phân bón cho nông nghiệp. Ngoài ra, họ còn nuôi lợn, gà, vịt, ngan, chó nhưng chủ yếu là lợn, gà để góp phần thu nhập kinh tế nâng cao đời sống gia đình. Hiện nay do phát triển giao thông nông thôn, đường xá đi lại thuận lợi nên đồng bào ở các khu vực thị trấn, thị tứ, vùng thấp đã thay ngựa thồ bằng xe máy, xe công nông…do đó số lượng đàn ngựa và các hộ nuôi ngựa đã có xu hướng giảm và thay vào đó là chăn nuôi trâu, bò đàn, cá làm sản phẩm hàng hoá bán ở thị trường.


Người Nùng Dín Lào Cai vẫn duy trì loại hình kinh tế hái lượm và săn bắt các sản phẩm tự nhiên sẵn có. Đồng bào thường hái lượm các loại: măng vầu, măng nứa, củ mài, mộc nhĩ, hoa chuối, rau sương cá, rau rớn, rau rền dại, nấm đất, nấm hương, …; săn bắt các loại côn trùng, động vật như: châu chấu, con dế, nòng nọc, tôm tép, cá suối, con ốc, con ếch, con dúi, sâu măng, chuột rừng, cầy hương, tổ ong, các loại chim…Tuy nhiên các loại động vật, thú rừng quý hiếm hiện nay đã bị cấm và mai một, đồng bào chỉ còn săn bắt các loại côn trùng, động vật thứ cấp làm thức ăn lạ miệng cài xen trong bữa ăn.

* Về các ngành thủ công truyền thống:

Bên cạnh việc sản xuất kinh tế nông nghiệp là chính, người Nùng Dín còn làm nhiều nghề thủ công truyền thống tiêu biểu là: đan lát, nghề mộc, làm tranh cắt giấy, thêu hoa văn, làm ngói máng được khái quát như sau:

Nghề đan lát:

Đồng bào trong các làng bản đều có ít nhất từ 3 đến 5 người biết đan lát các đồ dùng lao động sản xuất và sinh hoạt gia đình như: bồ đựng thóc bằng nứa; gùi địu (củi, phân, lúa, ngô, rau lợn…) bằng vầu, nứa; dần sàng, thúng, mẹt, rổ rá, lồng gà bằng vầu; đồ dùng bắt tôm cá bằng cước dây sắn, tre, vầu; cót phơi bằng mây, nứa…Các sản phẩm đan lát thường được dùng trong gia đình là chính, ngoài ra có thể bán trao đổi hàng hóa ở chợ. Đồng bào thường đan lát vào thời gian nhàn rỗi (chiều, tối) sau các giờ lao động và ngày chủ nhật nghỉ ngơi.

Nghề làm mộc:

Người Nùng Dín chủ yếu dùng gỗ để làm nhà lầu, làm công cụ sản xuất như cày, bừa,… . Nếu làm nhà, nghề mộc được tổ chức theo kép thợ, mỗi làng đều có một kép thợ gồm thợ cả và các thợ phụ (chàng máy). Thợ cả chuyên tính toán, đo vẽ kích thước, thợ phụ chuyên thực hiện. Từ thời bao cấp trở về trước, các thợ mộc chủ yếu làm theo phương thức đổi công là chính, gia đình chỉ bồi dưỡng bằng công sức bằng nửa ngày công. Sang cơ chế thị trường, người Nùng Dín cũng đã chuyển phương thức khoán gọn. Các sản phẩm mộc khác như công cụ sản xuất (cày, bừa),


chuồng trại gia súc, bếp núc, bưng ván nhà … chỉ làm theo tính chất cá nhân chủ yếu là làm đem bán hoặc trao đổi vật liệu và đổi công.

Làm tranh cắt giấy:

Chủ yếu là chạm trổ tranh bằng giấy màu, các loại trang trí trên cây tiền, nhà táng và các lễ vật phúng viếng (chỉ vần) phục vụ tang lễ. Làm nghề này cũng có kép thợ như làm thợ mộc làm nhà (chàng slaw), có nghệ nhân được chuyên dạy chủ trì thực hiện mỗi khi làng bản có đám. Phương thức làm nghề này chủ yếu là giúp đỡ nhau trong lúc tang gia. Tang chủ chỉ bồi dưỡng thợ cả lấy lệ, nghệ nhân không được mặc cả. Sang cơ chế thị trường một số nơi đã làm theo phương thức khoán quy tiền như Bản Sen (Mường Khương); Na Hối, Tà Chải (Bắc Hà).

Nghề thêu hoa văn:

Làm nghề này chủ yếu là các nữ nghệ nhân trung tuổi, nếu gia đình nhà trai nào có đám đón dâu thách bộ trang phục cô dâu dân tộc mời các nghệ nhân đến thêu hoa văn trên khăn, áo, hài hoặc nhà gái nào nhờ giúp làm địu thêu hoa văn để đưa lễ mừng cháu ngoại đầy tháng. Làm nghề này cũng do một nghệ nhân kinh nghiệm hơn chủ trì cùng 2-3 người phụ thực hiện. Nghệ nhân chủ yếu là làm vào thời gian rỗi cách ngày,sử dụng 2 tuần đến một tháng và cũng làm theo phương thức giúp đỡ là chính, gia đình chỉ bồi dưỡng chút ít lấy lệ.

Nghề làm ngói máng:

Nghề này không phổ biến lắm, chỉ một số làng bản có nghệ nhân và thợ làm nghề. Nghề này xuất phát từ thực hiện công cuộc xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vào những thập niên 60-70 của thế kỷ XX, các nghệ nhân ở mọi địa phươngđi học ở Trung Quốc thông qua anh em họ mạc ở giáp biên (Mã Quan, Văn Sơn - tỉnh Vân Nam) về tự tổ chức sản xuất ngói máng tại chỗ để lợp nhà thay gianh vừa đẹp vừa bền vững.. Sản xuất ngói máng theo phương thức tổ hợp, thành lập 1 tổ gồm 7-8 người thực hiện dưới sự chỉ đạo của nghệ nhân (thợ kỹ thuật). Chất đốt (củi) do các gia đình đóng góp theo quy định, các chế độ của thợ (ăn uống, lao động vụ mùa) do làng bản

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/01/2023