Biện Pháp 5: Phối Hợp Với Gia Đình Cho Trẻ Mẫu Giáo 3 - 4 Tuổi Khám Phá Khoa Học Để Củng Cố, Tích Cực Hóa Vốn Từ


tăng khả năng hiểu và sử dụng đúng từ. Qua hoạt động KPKH, trẻ tích lũy được VT chỉ các đối tượng, đặc điểm bên ngoài và tính chất bên trong của chúng. Vốn từ này nếu được sử dụng lặp lại ở nhiều hình thức, hoạt động, thời điểm khác nhau sẽ giúp trẻ khắc sâu thêm nghĩa của từ và biết cách sử dụng chúng trong các tình huống mới. Do đó, khi thiết kế hoạt động giáo dục theo chế độ sinh hoạt hằng ngày, GV cần chú ý đến xu hướng tích hợp các nội dung phù hợp nhằm tạo nhiều cơ hội cho trẻ được tái hiện VT đã học. Trong quá trình đó, GV khuyến khích trẻ nói tên, mô tả các đối tượng mới qua các bài tập, tình huống, trò chơi: đố vật, nhìn tranh mô tả, kể chuyện,....

Việc kết nối hoạt động KPKH với các hoạt động của sinh hoạt hằng ngày giúp tạo môi trường đa dạng để trẻ củng cố, vận dụng VT và kinh nghiệm đã học trong những hoàn cảnh mới. Sự tiếp nối và thống nhất về chủ đề, mục tiêu PTVT của hoạt động KPKH với các hoạt động theo chế độ sinh hoạt hằng ngày sẽ giúp trẻ được củng cố vốn từ và biết sử dụng từ đúng ngữ cảnh.

3.2.4.2. Nội dung và cách tiến hành

Lồng ghép, tạo cơ hội cho trẻ củng cố VT đã học qua các hình thức: bài tập, trò chơi, tình huống mới,... trong các hoạt động khác. Nhờ đó, trẻ có điều kiện để PTVT nói riêng, kĩ năng ngôn ngữ nói chung (trình bày, mô tả, lập luận,…), đồng thời phát huy khả năng tưởng tượng và sáng tạo cho trẻ. Một số cách thức thường được sử dụng trong các hoạt động học tập, vui chơi, đón - trả trẻ,... giúp củng cố và PTVT cho trẻ. GV có thể tổ chức phối hợp các hình thức PTVT ở nhiều hoạt động khác nhau trong ngày để đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Phối kết hợp với cha mẹ để trẻ có thể được tham gia tổ chức các hoạt động này với gia đình.

Cách thức tiến hành:

Để PTVT một cách có hiệu quả thì việc phối hợp các hình thức PTVT ở nhiều hoạt động khác nhau trong ngày sẽ giúp trẻ củng cố và gia tăng VT. Mỗi một hoạt động trẻ sẽ lại có thêm những kinh nghiệm mới, VT của trẻ vì thế mà được củng cố và gia tăng.

Đón, trả trẻ:

Trong giờ đón trẻ, GV có thể củng cố VT của trẻ bằng cách hỏi trẻ. Ví dụ,


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 211 trang tài liệu này.

hỏi về các món ăn trẻ đã ăn sáng như: sáng nay con đã ăn gì? (ăn cơm, ăn cháo, ăn bún, ăn phở…) Món ăn có ngon không? (ngon, bình thường, không ngon…), có màu sắc gì? (màu trắng, màu đỏ, màu xanh...). Hỏi về phương tiện giao thông, như hôm nay con đi học bằng xe gì? (xe đạp, xe máy, ô tô, xe bus…); xe đó như thế nào? (2 bánh, 4 bánh, có đầu, có đuôi, màu xanh, màu đỏ…)

Trong giờ trả trẻ, có thể sử dụng VT đã học trong lời nhắc nhở trẻ, chẳng hạn, khi học về chủ đề Thời tiết và hiện tượng tự nhiên, GV có thể đưa ra các lời khuyên: Ngày mai, trời trở lạnh, con nhớ phải mặc áo ấm, quàng khăn và đi tất nhé!, Ngày mai, dự báo thời tiết có mưa, con nhớ mang ô, áo mưa để tránh bị ướt và cảm lạnh nhé!, Tối nay, con thử quan sát bầu trời xem có trăng, sao không nhé!... Các hoạt động kể trên giúp trẻ biết cách sinh hoạt để phù hợp với thời tiết, đồng thời tạo hoàn cảnh tự nhiên để trẻ tham gia vào nói chuyện về nhiều chủ đề khác nhau, từ đó, VT của trẻ cũng trở nên phong phú hơn.

Tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi - 14

Chơi, hoạt động ở các góc; chơi ngoài trời:

GV có thể lựa chọn tổ chức các góc chơi, trò chơi giúp trẻ PTVT (Xem Phụ lục 7). Giáo viên hướng dẫn trẻ chơi để PTVT hiệu quả bằng cách huy động sự tham gia tích cực của tất cả các giác quan vào quá trình chơi. Khi trẻ chơi, GV bao quát và khuyến khích trẻ nói, trao đổi thảo luận. GV cũng có thể thiết kế PTVT vào các trò chơi quen thuộc của trẻ, như Trò chơi Chiếc túi kì diệu: Tùy chủ đề KPKH ngày hôm đó, đến giờ chơi, GV có thể bỏ một số con vật đồ chơi, một số loại quả (có thể là quả thật),... vào một chiếc túi màu đen. Trẻ không được phép nhìn, chỉ cho tay vào túi, nhặt một đối tượng bất kì, cảm nhận bằng xúc giác (cầm, sờ, nắn) và nói tên đối tượng đó.

Trò chơi Chiếc nón kì diệu: GV có thể thiết kế mô hình Chiếc nón có gắn mũi tên; mặt dưới là hình tròn dán hình ảnh các đối tượng gắn với chủ đề nhất định (động vật, hoa, rau, quả,...). Trẻ quay nón, mũi tên dừng ở hình nào thì trẻ phải nói tên đối tượng có trong hình. Trò chơi Bưu điện: GV đóng vai người chuyển phát đồ. Từng trẻ sẽ được nhận các món đồ được gói hoặc để trong hộp kín. Trẻ mở đồ và nói tên đồ món đồ được nhận. Tổ chức cho trẻ trải nghiệm với cát, nước, cây xanh…ở ngoài trời, khuyến khích trẻ trao đổi về tên, đặc điểm, công dụng của sự vật, hiện tượng đó…


Hoạt động chiều:

GV có thể cho trẻ kể lại những việc đã trải qua trong ngày để trẻ nhớ lại hoạt động đã trải nghiệm. Để diễn đạt suy nghĩ của mình, trẻ phải sử dụng VT liên quan các đối tượng, sự vật, hiện tượng, tình huống... Đây là một bước đòi hỏi nhiều kĩ năng ở trẻ: trẻ phải ghi nhớ vốn từ, sử dụng trong câu, biết sắp xếp nội dung theo trình tự, logic hợp lý... như: Hỏi mong muốn của trẻ, gợi nhắc về chủ đề đã học để trẻ chia sẻ, chẳng hạn, về chủ đề Rau, củ, quả, hỏi xem ngày hôm đó trẻ muốn ăn món gì, hỏi về đặc điểm, tác dụng của chúng, hướng cho trẻ xây dựng thói quen ăn rau/ củ/ quả để tốt cho sức khoẻ. Khuyến khích trẻ vận dụng, chia sẻ kinh nghiệm được học với người thân trong gia đình, đặc biệt là những trẻ nhút nhát, ít thể hiện suy nghĩ cá nhân: Hôm nay, tham gia trò chơi Bán hàng con có vui không? Con hãy chia sẻ cho ông bà, bố mẹ nghe về hoạt động này nhé!; Con còn nhớ quả nho gồm những bộ phận gì không? Về nhà con hãy chia sẻ cách nặn quả nho cho bố hoặc mẹ để bố mẹ cùng làm với con nhé!...

Ăn, ngủ, lao động

GV nên tận dụng khoảng thời gian này để trò chuyện với trẻ về các đối tượng đã khám phá, chẳng hạn: Khi tổ chức hoạt động ăn (bữa chính và bữa phụ), gợi mở, hỏi han trẻ về vốn từ chỉ động vật (Hôm nay chúng ta được ăn món gì, có con nào biết không? Món canh này nấu từ rau gì nhỉ?,...). Sau khi trẻ trả lời, cô có thể hỏi tiếp các kiến thức có liên quan để trẻ có cơ hội để trao đổi, chia sẻ (Con bò cho ta thịt để ăn, vậy con bò có đặc điểm gì nhỉ? Con gà nào đẻ trứng?,...). Trước giờ đi ngủ, lựa chọn một câu chuyện cùng chủ đề với hoạt động KPKH để giúp trẻ ghi nhớ và hiểu nghĩa của từ hơn khi được lĩnh hội trong ngữ cảnh sử dụng khác nhau. Hoạt động lao động theo chế độ sinh hoạt hằng ngày ở trường mầm non giúp trẻ một lần nữa có cơ hội được trải nghiệm đối tượng thực và trao đổi với cô và các bạn về chúng. Ví dụ, hoạt động chăm sóc hoa vườn trường, trẻ được quan sát trực tiếp nhiều loại hoa thật, được cảm nhận bằng tay để biết độ mịn màng của cánh, được ngửi hương thơm mỗi loài,... Trong quá trình đó, cô có thể hỏi trẻ về tên, đặc điểm của từng loài hoa (cây hồng, cây cúc, cây phong lan, cây hoa mười giờ,…), dụng cụ lao động có liên quan (kéo cắt cành, bình tưới, cái dầm, cái liềm, xẻng,…), hoạt động lao động chăm sóc cây


(nhổ, rẫy, tưới, bắt sâu, vun đất, bón phân,…),… để trẻ có cơ hội sử dụng, củng cố, mở rộng VT về các loài hoa và cách chăm sóc chúng.

Nêu gương

Nêu gương cũng là một cách thức có tác động lớn đến suy nghĩ và khả năng PTVT của trẻ. Ở tuổi MG trẻ bắt đầu hình thành sự tự ý thức và đánh giá bản thân mình và những người xung quanh. Để quá trình tự ý thức và đánh giá bản thân của trẻ phát triển theo hướng tích cực cần sự quan tâm, hướng dẫn của GV. Khi kết thúc các hoạt động KPKH, GV khích lệ để trẻ tự nêu ý kiến về những điều mà trẻ thể hiện. Trẻ có thể tự nhận xét xem mình trả lời được những câu hỏi nào, đã hiểu đúng về đặc điểm, tính chất của đối tượng chưa? GV hỗ trợ trẻ bằng cách đưa ra gợi ý/ câu hỏi hướng trẻ vào việc nhận xét hoạt động và thái độ của trẻ trong quá trình khám phá. Cho trẻ tự nhận xét bản thân là cách tạo cơ hội cho trẻ nhìn nhận lại bản thân mình, biết phân biệt đúng - sai, đồng thời cũng phát triển khả năng dùng từ và vận dụng câu.

Trong hoạt động nêu gương, trẻ học được cách đánh giá, nhận xét đúng/ sai, tốt/ xấu... nên khuyến khích, hỗ trợ để trẻ có thể lý giải đơn giản về đối tượng mà trẻ nêu gương, chẳng hạn:

- Trẻ: Con thưa cô, con thấy bạn A nặn đẹp nhất

- Cô: Con có biết bạn ấy nặn như thế nào không?

- Trẻ: Dạ. Con thấy chùm nho của bạn ấy giống chùm nho thật. Quả nho bạn ấy nặn tròn, đẹp; có cả cuống, cả nữa ạ.

- Cô: Ồ, cô cũng thấy vậy. Điều đó cho thấy bạn ấy quan sát rất kĩ chùm nho mà chúng ta đã khám phá đấy. Có con nào có ý kiến khác không?

Việc GV hỏi trẻ lý do chọn nêu gương một bạn nào đó cũng là cách để trẻ học cách vận dụng VT để lập luận, giải thích cho ý kiến của mình.

Nhận xét của trẻ thường bị ảnh hưởng bởi đánh giá của những người xung quanh, nếu chúng ta nhận xét đúng về trẻ thì dần dần trẻ cũng tự đánh giá đúng về bản thân mình, về đối tượng khác. Thực tế có nhiều trẻ chưa thể tự nhận xét đúng bản thân, không thể phát huy tối đa tố chất vốn có, trẻ học tập và tham gia các hoạt động với một tâm lí thiếu tự tin dẫn đến tự ti; vì thế khi trẻ tham gia vào các hoạt động ở trên lớp, GV cần hướng dẫn trẻ, gợi mở câu hỏi để trẻ có thể trả lời, khích


lệ, động viên giúp trẻ tự tin hơn nhận xét về mình và bạn cùng chơi trong nhóm, luôn luôn coi trẻ như một người bạn trong quá trình hoạt động và đánh giá.

Như vậy, việc trẻ sử dụng VT đã được học ở các hoạt động giáo dục theo chế độ sinh hoạt hằng ngày giúp trẻ củng cố VT một cách tự nhiên và hứng thú nhất. Bởi lẽ, trẻ không bị áp đặt vào việc học và áp lực phải ghi nhớ mà coi đó là hoạt động diễn ra tự nhiên, giao tiếp trao đổi bình thường. Sau hoạt động khám phá khoa học, trẻ rút ra kinh nghiệm cho mình, quá trình tham gia vào các hoạt động khác là cơ hội để trẻ vận dụng kinh nghiệm vào tình huống mới, hoàn cảnh mới của thực tiễn cuộc sống.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

GV cần nắm chắc các nội dung khám phá khoa học; chủ động sáng tạo, linh hoạt trong việc lựa chọn thời điểm (đón trẻ, giờ ăn, giờ chơi, trả trẻ…) để củng cố vốn từ đã học cho trẻ.

GV có kĩ năng thiết kế, khai thác thế mạnh của các trò chơi, các hoạt động nghệ thuật, lao động,… để có thể lồng ghép việc phát triển và luyện tập VT đã học.

GV phối hợp với cha mẹ (cung cấp thông tin về tổ chức hoạt động KPKH, cung cấp tài liệu, chia sẻ, hướng dẫn,...) để việc triển khai các hoạt động giáo dục nhằm PTVTđạt được hiệu quả cao.

3.2.5. Biện pháp 5: Phối hợp với gia đình cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi khám phá khoa học để củng cố, tích cực hóa vốn từ

3.2.5.1. Mục đích, ý nghĩa

Phối hợp giữa nhà trường với gia đình có vai trò quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho trẻ. Giáo viên hướng dẫn, phối hợp với gia đình cho trẻ KPKH không chỉ hướng đến PTVT mà còn giúp trẻ hình thành và phát triển nhiều kỹ năng khác. Trong quá trình tham gia các hoạt động KPKH và tương tác với các thành viên trong gia đình, VT của trẻ được củng cố và phát triển. Cha mẹ tham gia tích cực vào các sự kiện, hoạt động của trường, lớp để có thể hiểu rõ hơn về cách thức thực hiện mục tiêu giáo dục mà giáo viên đề ra. Qua tương tác, giáo viên và cha mẹ trẻ sẽ hiểu rõ hơn đặc điểm tâm lý, sinh lí, những thói quen, sở trường, sở đoản và vốn từ của trẻ; từ đó lên kế hoạch PTVT nói riêng và giáo dục cá nhân nói chung cho trẻ.


3.2.5.2. Nội dung

GV trực tiếp, gián tiếp trao đổi, thống nhất với cha mẹ trẻ về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động KPKH để PTVT cho trẻ.

Tổ chức các buổi thảo luận, hội thi ... để trao đổi nội dung PTVT cho trẻ trong đó có việc tổ chức các hoạt động KPKH, khuyến khích sự tham gia của cha mẹ.

Giáo viên kết hợp với cha mẹ trẻ lên kế hoạch và tổ chức các hoạt động KPKH để PTVT cho trẻ.

3.2.5.3. Cách thức tiến hành

- GV xây dựng nội dung, mục tiêu tổ chức hoạt động KPKH nhằm phát triển ngôn ngữ nói chung, PTVT nói riêng cho trẻ MG 3 - 4 tuổi phù hợp với từng hoạt động, từng chủ đề, từng giai đoạn để thống nhất với cha mẹ trẻ.

- GV trao đổi trực tiếp với cha mẹ trẻ:

+ Trong buổi họp phụ huynh đầu năm, GV trao đổi với cha mẹ về mục tiêu phát triển ngôn ngữ, PTVT cho trẻ, .

+ Trong giờ đón, trả trẻ, giáo viên có thể trao đổi với cha mẹ về tình hình sử dụng ngôn ngữ của con họ; gợi ý cho cha mẹ cách tương tác với trẻ tại nhà giúp củng cố và phát triển vốn từ cho trẻ; mặt khác GV cũng cần hướng dẫn hoặc đưa ra gợi ý cho cha mẹ để họ biết được các kĩ năng cần thiết khi triển khai hoạt động và phối hợp chơi cùng trẻ.

Ví dụ: Dạy trẻ nhận biết quả dứa, cha mẹ có thể cung cấp cho trẻ các từ theo cách sau: Dạy trẻ từ quả dứa khi dùng bút chì vẽ hình quả dứa lên giấy. Dạy trẻ từ mắt dứa, lá dứa khi dùng bút hoặc dùng kéo cắt hình mắt dứa, lá dứa. Sau đó lần lượt nhắc lại các từ đó khi dán hình vẽ lá dứa, mắt dứa, quả dứa. Hoàn thành sản phẩm và chơi với trẻ, nhắc lại các từ vừa học.

- Xây dựng các kênh kết nối với cha mẹ

+ Giáo viên hình thành những nhóm lớp riêng (nhóm zalo, facebook), cập nhật hoạt động giáo dục, trong đó có hoạt động KPKH để PTVT cho trẻ giúp cha mẹ nắm bắt được thông tin và củng cố các từ mà trẻ đã học trong ngày. Hàng ngày GV ghi


hình về việc học của trẻ đưa lêntrang liên kết để trẻ có dịp xem lại, cha mẹ kịp thời nắm bắt và biết các nội dung học, chơi của trẻ, góp phần giáo dục trẻ tại gia đình.

+ GV ghi lại những âm tiết khó, những từ ngữ khó, hoặc những từ trẻ chưa hiểu, hiểu sai, sử dụng sai cho cha mẹ, phối hợp với cha mẹ sửa các lỗi sai về phát âm, sử dụng từ của trẻ.

+ Hướng dẫn cha mẹ dạy trẻ cách phát âm các từ mà trẻ được làm quen.

+ Trao đổi qua sổ nhật kí của trẻ: Những tiến bộ hay hạn chế của trẻ hàng ngày, những từ mới mỗi ngày bé học, GV lưu sổ nhật ký để cha mẹ cùng dạy trẻ ở nhà.

- Lắng nghe phản hồi của cha mẹ về tình hình tổ chức các hoạt động KPKH nhằm PTVT của trẻ ở nhà.

Ngoài ra, nhà trường cần có những buổi tư vấn cho cha mẹ cách thức đồng hành cùng con trong quá trình học tập; GV tích cực phối hợp với các bậc cha mẹ, hỗ trợ kịp thời những khó khăn mà họ gặp phải khi tương tác với trẻ để đề ra kế hoạch mới, tìm các biện pháp phù hợp hơn để PTVT cho trẻ.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để đạt được hiệu quả cao khi áp dụng biện pháp này thì việc phối hợp giữa GV và cha mẹ được tiền hành một cách thường xuyên, có kế hoạch và khoa học.

Việc trao đổi giữa GV và các bậc cha mẹ diễn ra một cách thoải mái, vui vẻ, tích cực; GV quan sát để nắm bắt những thay đổi của trẻ trong các hoạt động giáo dục để lên kế hoạch phù hợp, đồng thời trao đổi lại với cha mẹ về khả năng và biểu hiện sử dụng vốn từ cũng như những hạn chế về vốn từ của trẻ. Cha mẹ cần chia sẻ, phối hợp với GV trong việc tổ chức các hoạt động KPKH nói riêng và các hoạt động giáo dục nói chung nhằm cung cấp từ vựng và PTVT cho trẻ, hướng dẫn trẻ vận dụng từ vụng trong giao tiếp hàng ngày để đạt được kết quả cao. Giáo viên luôn luôn lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, cũng như những đóng góp ý kiến của các bậc cha mẹ trong việc giáo dục trẻ tại nhà.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp được đề xuất tuân theo tiến trình tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ. Chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi một biện pháp


Thiết kế hoạt động KPKH dựa trên mục tiêu phát triển vốn từ và tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm ngôn ngữ

Xây dựng môi trường khám phá khoa học đa dạng nhằm kích thích trẻ học từ

Tổ chức hoạt động trải nghiệm, khám phá với đối tượng thực để trẻ tự tích luỹ vốn từ

Tạo cơ hội cho trẻ sử dụng vốn từ đã học được trong hoạt động khám phá khoa học vào các hoạt động sinh hoạt hằng ngày

Phối hợp với gia đình cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi khám phá khoa học để

củng cố, tích cực hóa vốn từ

đều được xây dựng theo một trình tự logic, có sự gắn kết chặt chẽ từ mục tiêu, ý nghĩa; nội dung, cách tiến hành và điều kiện thực hiện nhưng tất cả đều hướng tới mục tiêu chung là PTVT cho trẻ.


Sơ đồ 3.1: Mối quan hệ giữa các biện pháp tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi

Nhìn vào sơ đồ có thể thấy rõ sự phối hợp của các biện pháp KPKH nhằm PTVT cho trẻ 3 - 4 tuổi như sau:

Biện pháp Thiết kế hoạt động KPKH dựa trên mục tiêu phát triển vốn từ và tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm ngôn ngữ nhằm xác định được các hoạt động KPKH phù hợp với độ tuổi của trẻ, giúp trẻ được trải nghiệm ngôn ngữ, kích thích trẻ hứng thú, chủ động khám phá các tình huống nhằm PTVT. Đồng thời giúp cho GV chủ động hơn trong việc tổ chức các hoạt động trên lớp, có sự phân bổ thời gian hợp lí, linh hoạt trong các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra.

Biện pháp Xây dựng môi trường khám phá khoa học đa dạng nhằm kích thích trẻ học từ tạo ra những điều kiện vật chất, tinh thần phù hợp với các hoạt động đã được thiết kế, là cơ sở cho việc thực hiện biện pháp 3, 4.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/02/2023