Các biện pháp Tổ chức hoạt động trải nghiệm, khám phá với đối tượng thực để trẻ tự tích luỹ vốn từ; Tạo cơ hội cho trẻ sử dụng vốn từ đã học được trong hoạt động khám phá khoa học vào các hoạt động sinh hoạt hằng ngày; Phối hợp với gia đình cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi khám phá khoa học để củng cố, tích cực hóa vốn từ giúp trẻ có cơ hội sử dụng VT của bản thân đã tích lũy được trong những hoàn cảnh khác nhau. Việc trải nghiệm, khám phá trực tiếp đối tượng giúp trẻ tích lũy kinh nghiệm về sự vật, hiện tượng xung quanh, củng cố vốn từ dùng để chỉ sự vật, hiện tượng mà trẻ tiếp xúc. Mặt khác, việc trẻ nhận xét bản thân và nhận xét bạn cùng lớp sẽ là cơ hội cho trẻ sử dụng VT đã học một cách linh hoạt, kích thích trẻ tích lũy và ghi nhớ VT nhiều hơn.
Mỗi biện pháp sẽ có hiệu quả ở những thời điểm khác nhau phụ thuộc vào mục tiêu, nội dung của từng hoạt động giáo dục và kinh nghiệm của trẻ cũng như điều kiện thực tế của trường, của lớp. GV căn cứ vào mục tiêu, nội dung giáo dục và nhận thức của trẻ để thiết kế hoạt động khám phá khoa học dựa trên mục tiêu PTVT tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm ngôn ngữ (biện pháp 1). Cần chủ động linh hoạt trong việc thực hiện các nội dung giáo dục để khai thác triệt để môi trường KPKH đa dạng về ngôn ngữ nhằm kích thích trẻ tiếp nhận VT (biện pháp 2). Trong quá trình thiết kế các hoạt động KPKH và xây dựng môi trường tổ chức hoạt động KPKH, GV tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, khám phá trực tiếp đối tượng thực để tích lũy và sử dụng VT đã học trong các hoạt động theo chế độ sinh hoạt hàng ngày (biện pháp 3, 4). Việc phối hợp với gia đình là điều cần thiết, không thể thiếu trong quá trình giáo dục trẻ nói chung và củng cố VT đã học của trẻ nói riêng. Gia đình cần nắm được tình hình sử dụng từ trong giao tiếp của con mình ở trên lớp thông qua GV, và ở chiều ngược lại, GV cũng cần biết được sự tương tác của trẻ với các thành viên trong gia đình trong các hoạt động tại nhà để có thể điều chỉnh kế hoạch hỗ trợ gia đình, khắc phục những điểm hạn chế của cha mẹ và trẻ trong quá trình tiến hành tổ chức hoạt động KPKH (biện pháp 5). Những nhận xét, đánh giá, phối hợp với gia đình là cơ sở để định hướng cho việc thiết kế và xây dựng môi trường tổ chức hoạt động KPKH (biện pháp 1,2).
Kết luận chương 3
1. Các biện pháp tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi được xây dựng dựa trên 05 nguyên tắc chính: đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục chung và mục tiêu PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi; phù hợp với đặc điểm trẻ trong độ tuổi này; phát huy được tính tích cực của trẻ trong hoạt động KPKH; có tính kế thừa và phát triển; phù hợp với điều kiện thực tiễn.
2. Luận án đề xuất được 05 biện pháp tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi: (1) Thiết kế hoạt động KPKH dựa trên mục tiêu phát triển VT và tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm ngôn ngữ; (2) Xây dựng môi trường khám phá khoa học đa dạng nhằm kích thích trẻ học từ; (3) Tổ chức hoạt động trải nghiệm, khám phá với đối tượng thực để trẻ tự tích luỹ VT; (4) Tạo cơ hội cho trẻ sử dụng VT đã học được trong hoạt động khám phá khoa học vào các hoạt động sinh hoạt hằng ngày; (5) Phối hợp với gia đình cho trẻ MG 3 - 4 tuổi khám phá khoa học để củng cố, tích cực hóa VT.
3. Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tuân theo tiến trình tổ chức hoạt động KPKH. Biện pháp 1 và biện pháp 2 tạo cơ sở, điều kiện cho hoạt động tổ chức được diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả. GV vận dụng biện pháp 3 để tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, trò chuyện với nhau về đối tượng khám phá. Biện pháp 4 sẽ giúp trẻ một lần nữa được củng cố VT kinh nghiệm đã học, sử dụng nó trong những điều kiện, hoàn cảnh khác. Biện pháp 5 giúp trẻ sử dụng VT trong mọi phạm vi, giúp GV điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho phù hợp. Các biện pháp đều hướng tới mục tiêu chung là PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi.
CHƯƠNG 4
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
4.1. Khái quát về quá trình tổ chức thực nghiệm
4.1.1. Mục đích thực nghiệm
Kiểm chứng tính hiệu quả của các biện pháp tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi đã đề xuất. Qua đó, xác định sự phù hợp giữa kết quả nghiên cứu với giả thuyết khoa học đã đề ra.
4.1.2. Đối tượng, thời gian và địa bàn thực nghiệm
- Đối tượng: 120 trẻ (60 trẻ nhóm TN, 60 trẻ nhóm ĐC) ở 02 trường mầm non.
- Thời gian: Từ tháng 07/2019 đến tháng 12/2019
- Địa điểm: 02 trường mầm non trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Trường mầm non Lam Sơn và Trường mầm non Hợp Thắng, Triệu Sơn).
4.1.3. Nội dung và yêu cầu thực nghiệm
4.1.3.1. Nội dung thực nghiệm
- Với nhóm ĐC: Thực hiện những nội dung và hoạt động giáo dục trong Chương trình GDMN hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Với nhóm TN: Áp dụng các biện pháp tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ đã được đề xuất, tuy nhiên hoạt động vẫn đảm bảo đúng Chương trình.
4.1.3.2. Yêu cầu thực nghiệm
Để đảm bảo tính khách quan của kết quả thực nghiệm, chúng tôi lựa chọn như sau:
- Trẻ nhóm TN và nhóm ĐC tương đồng nhau về sự phát triển.
- GV của nhóm ĐC và nhóm TN đều có trình độ đạt chuẩn; có thâm niên trong nghề từ 05 năm trở lên.
- Mỗi lớp đều có 02 GV phụ trách và thực hiện theo Chương trình GDMN hiện hành.
- Cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi ở lớp học tương đối đầy đủ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4.1.4. Tiến trình thực nghiệm
Quá trình TN được tiến hành như sau:
- Lựa chọn đối tượng thực nghiệm và đối chứng
+ Lựa chọn trẻ: Chọn mẫu TN và ĐC tương đương nhau về số lượng và mức độ PTVT, chú ý đến số lượng tương đương giữa trẻ nam và trẻ nữ.
+ Lựa chọn GV: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ GV của 02 nhóm TN và ĐC tương đương nhau và đều đạt chuẩn trở lên.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức TN và bồi dưỡng GV: Lập kế hoạch thực nghiệm, trao đổi chi tiết, cụ thể với GV về nội dung, hình thức, quy trình thực nghiệm. Bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn cho GV thực nghiệm về cách thức tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi. Hướng dẫn GV cách thức, nội dung cách tiến hành các biện pháp. Cùng với GV tham gia chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện cần thiết phục vụ quá trình TN. Xây dựng kế hoạch cụ thể trong tuần để tiến hành áp dụng các biện pháp.
Tiến hành thực nghiệm sư phạm tác động:
+ Thực nghiệm biện pháp 1 “Thiết kế hoạt động KPKH dựa trên mục tiêu phát triển vốn từ và tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm ngôn ngữ”: Hướng dẫn GV ở lớp TN xây dựng các hoạt động KPKH có tích hợp PTVT sao cho phù hợp với lứa tuổi, với nội dung Chương trình giáo dục mầm non; hướng dẫn GV cách tổ chức các hoạt động học, cách tổ chức một số trò chơi và các hoạt động giáo dục khác để trẻ hào hứng tham gia nhằm PTVT. (xem phụ lục 7).
+ Thực nghiệm biện pháp 2 “Xây dựng môi trường khám phá khoa học đa dạng nhằm kích thích trẻ học từ”: Hướng dẫn GV ở lớp TN xây dựng môi trường vật chất, tâm lí, sắp xếp phân loại đồ dùng; bố trí các góc khoa học, hướng dẫn trẻ cùng tham gia…
+ Thi trường vậihi trường vThi trường vật chất, tâm lí, sắp xếp phân loại đồ dùng; bố trí các góc khoa học, hướ”: Hưrường vật chất, tâm lí, sắp xếp phân loại đồ dùnt: Hcơ hưrường vật chất, tâm lí, sắp xếp phân loại đồ dùng; bố trí các góc
+ Thực nghiệm biện pháp 4 “Tạo cơ hội cho trẻ sử dụng vốn từ đã học được trong hoạt động khám phá khoa học vào các hoạt động sinh hoạt hằng ngày”: Hướng dẫn GV lồng ghép VT thông qua các hình thức như: trò chuyện, bài tập, trò chơi, tình huống mới,... trong các hoạt động khác theo chế độ sinh hoạt nhằm củng cố và gia tăng VT của trẻ.
+ Thực nghiệm biện pháp 5 “Phối hợp với gia đình cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi khám phá khoa học để củng cố, tích cực hóa vốn từ ”: Hướng dẫn GV trao đổi với gia đình trẻ về các nội dung học tập để trẻ có thể thực hành VT khi tham gia các hoạt động KPKH và tương tác với các thành viên trong gia đình.
- Đo đầu vào VT của trẻ 3 - 4 tuổi: Tiến hành đo đầu vào VT của trẻ MG 3 - 4 tuổi ở nhóm TN và nhóm ĐC.
- Tổ chức triển khai các hoạt động theo kế hoạch TN: Nhóm TN được tiến hành áp dụng các biện pháp đã đề xuất trong luận án. Nhóm ĐC vẫn tiến hành tổ chức KPKH như thông thường và không được áp dụng các biện pháp đã đề xuất trong luận án. Hướng dẫn GV soạn giáo án theo hướng tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi một cách cụ thể. (Chúng tôi mô tả 03 tuần thực nghiệm điển hình – Phụ lục 7)
- Đánh giá kết quả và xử lý số liêu: Đo kết quả VT của trẻ MG 3 - 4 tuổi ở nhóm TN và nhóm ĐC bằng công cụ của Pham, G., & Tipton, T. (2018) (Phụ lục 5).
Sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2010 để nhập kết quả VT tiếp nhận và vốn từ biểu đạt của trẻ trước và sau TN. Nhập số liệu và sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 20 để xử lý và phân tích số liệu. Các công cụ phân tích được sử dụng gồm: Thống kê mô tả (Descriptive Statistics) để lập bảng phân phối tần suất, vẽ biểu đồ và mô tả những tham số đặc trưng của mẫu (tỉ lệ phần trăm, giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch chuẩn). Trong đó, giá trị trung bình (điểm trung bình) đặc trưng cho sự tập trung của số liệu nhằm so sánh các thông số ở nhóm TN và ĐC; giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất cho biết tổng số điểm lớn nhất và nhỏ nhất trẻ đạt được. Độ lệch chuẩn phản ánh sự sai lệch hay độ dao động của
các số liệu xung quanh giá trị trung bình. Khi các giá trị này càng nhỏ chứng tỏ số liệu càng tập trung. Sử dụng công thức kiểm định Pair Sample Test để kiểm định sự khác biệt giữa kết quả đánh giá trước và sau TN. Nếu sig > 0.05, không có sự khác biệt về giá trị TB, kết quả sau TN không mang lại ý nghĩa. Nếu sig < 0.05 có sự khác về giá trị TB và kết quả trước và sau TN mang lại ý nghĩa.
4.2. Phân tích kết quả thực nghiệm
4.2.1. Kết quả đo vốn từ của trẻ trước thực nghiệm
Kết quả VT của trẻ MG 3 - 4 tuổi trước thực nghiệm được thể hiện ở bảng 4.1:
Bảng 4.1: Vốn từ của trẻ trước thực nghiệm
N | Giá trị nhỏ nhất | Giá trị lớn nhất | Giá trị trung bình | Độ lệch chuẩn | ||
Vốn từ tiếp nhận | Nhóm ĐC | 60 | 23.00 | 40.00 | 26.11 | 3.31 |
Nhóm TN | 60 | 23.00 | 39.00 | 25.40 | 3.19 | |
Vốn từ biểu đạt | Nhóm ĐC | 60 | 35.00 | 57.00 | 42.08 | 4.58 |
Nhóm TN | 60 | 34.00 | 55.00 | 41.62 | 4.46 |
Có thể bạn quan tâm!
- Khung Hoạt Động Kpkh Nhằm Ptvt Cho Trẻ Mg 3-4 Tuổi
- Biện Pháp 3: Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm, Khám Phá Với Đối Tượng Thực Để Trẻ Tự Tích Luỹ Vốn Từ
- Biện Pháp 5: Phối Hợp Với Gia Đình Cho Trẻ Mẫu Giáo 3 - 4 Tuổi Khám Phá Khoa Học Để Củng Cố, Tích Cực Hóa Vốn Từ
- Tần Suất Xuất Hiện Của Các Từ Được Trẻ Biểu Đạt Trong Vốn Từ Biểu Đạt Ttn
- Tần Suất Xuất Hiện Của Các Từ Được Trẻ Biểu Đạt Trong Vốn Từ Biểu Đạt Của Nhóm Tn Trước Và Sau Thực Nghiệm
- Tần Suất Xuất Hiện Của Các Từ Trong Vốn Từ Biểu Đạt Của Nhóm Đc Và Nhóm Tn Sau Thực Nghiệm
Xem toàn bộ 211 trang tài liệu này.
Nhìn vào kết quả thống kê ở bảng 4.1. chúng tôi nhận thấy các tiêu chí phát triển VT của trẻ MG 3 - 4 tuổi ở cả hai nhóm ĐC và TN không có nhiều sự khác biệt.
Về VT tiếp nhận: Mặc dù, giá trị nhỏ nhất trong vốn từ tiếp nhận của nhóm ĐC và nhóm TN như nhau, đều là 23/40 từ, song có sự khác nhau về giá trị lớn nhất. Nhóm ĐC đạt kết quả cao nhất là hiểu được 40/40 từ, trong khi đó, nhóm TN đạt được 39/40 từ. Vốn từ tiếp nhận trung bình của nhóm ĐC cũng cao hơn nhóm TN (26.11 và 24.40).
Về VT biểu đạt: nhóm ĐC đạt mức trung bình là 42.08/80 từ. Trong đó, trẻ đạt được mức tối đa là nói được 57/80 từ. Trẻ đạt được mức độ tối thiểu là nói được 35/80 từ. Nhóm TN đạt mức trung bình là 41.62/80 từ. Trong đó, trẻ đạt được mức tối đa là nói được 55/80 từ. Trẻ đạt được mức độ tối thiểu là nói được 34/80 từ.
Độ lệch chuẩn: về VT tiếp nhận và VT biểu đạt của trẻ khá cao. Đối với VT tiếp nhận, nhóm ĐC là 3.31, nhóm TN là 3.19. Đối với VT biểu đạt, nhóm ĐC là 4.58, nhóm TN là 4.46.
Chúng tôi tiến hành trao đổi, GV dạy lớp ĐC và TN, kết quả cũng phản ánh thực trạng PTVT như khảo sát. GV cho rằng: Nội dung phát triển ngôn ngữ được Bộ Giáo dục vàĐào tạo chú trọng trong quá trình thực hiện Chương trình GDMN. Đối với từng độ tuổi mầm non, Bộ cũng đưa ra từng tiêu chí cụ thể nhằm phát triển ngôn ngữ theo từng kĩ năng với từng độ tuổi. Tuy nhiên, việc PTVT chưa được nêu ra cụ thể nên mỗi GV có cách thức triển khai riêng. Hơn nữa, đây là giai đoạn nhiều trẻ mới bắt đầu đi học nên chưa thực sự mạnh dạn, tự tin và chủ động tham gia các hoạt động dạy của GV. Kết quả khảo sát trước TN đánh giá VT của trẻ chưa cao là đúng với thực tế.
Tần suất xuất hiện các từ được chúng tôi thống kê trong bảng 4.2 và 4.3:
Bảng 4.2: Tần suất xuất hiện của các từ được trẻ nhận biết trong vốn từ tiếp nhận TTN
Từ | NHÓM ĐC | NHÓM TN | STT | Từ | NHÓM ĐC | NHÓM TN | |
1. | Con khỉ | 98.33 | 96,66 | 21. | Con gà | 78.33 | 70.00 |
2. | Quyển sách | 20.00 | 18.33 | 22. | Mây | 20.00 | 18.33 |
3. | Lá cờ | 26.66 | 28.33 | 23. | Con cọp/ con hổ | 68.33 | 66,67 |
4. | Em bé | 100.00 | 100.00 | 24. | Con heo/ con lợn | 100.00 | 100.00 |
5. | Đường/ con đường | 10.00 | 1.67 | 25. | Con gái | 71.66 | 70.00 |
6. | Bàn/ cái bàn | 100.00 | 100.00 | 26. | Tô/ bát | 23.33 | 20.00 |
7. | Tóc/ mái tóc | 10.00 | 8.33 | 27. | Gương | 3.33 | 5.00 |
8. | Bác sĩ | 63.33 | 60.00 | 28. | Khăn | 65.00 | 63.33 |
9. | Con cá | 100.00 | 100.00 | 29. | Áo/ cái áo | 100.00 | 100.00 |
10. | Con chim | 100.00 | 100.00 | 30. | Con thỏ | 6.67 | 3.33 |
11. | Hộp/ cái hộp | 43.33 | 40.00 | 31. | Gối/ cái gối | 48,33 | 46.67 |
12. | Con trai | 83.33 | 80.00 | 32. | Trái chanh/ | 86.67 | 86.67 |
Từ | NHÓM ĐC | NHÓM TN | STT | Từ | NHÓM ĐC | NHÓM TN | |
quả chanh | |||||||
13. | Vua/ ông vua | 33.33 | 31.67 | 33. | Lỗ tai | 86.66 | 85.00 |
14. | Chìa khóa | 50.66 | 46.67 | 34. | Con gấu | 100.00 | 100.00 |
15. | Lá/ cái lá | 100.00 | 100.00 | 35. | Quần | 98.33 | 86.67 |
16. | Bánh mỳ | 5.00 | 3.33 | 36. | Mưa | 100.00 | 100.00 |
17. | Xương | 48.33 | 45.00 | 37. | cái thìa | 100.00 | 100.00 |
18. | Con mèo | 100.00 | 100.00 | 38. | Nón/cái mũ | 100.00 | 100.00 |
19. | cái bút/ chiếc bút | 100.00 | 100.00 | 39. | Con cua | 68,33 | 66.67 |
20. | Trái cam/ quả cam | 28.33 | 26.67 | 40. | Trái chuối/ quả chuối | 66.67 | 63.33 |
Bảng thống kê 4.2 cho thấy: Không có nhiều sự khác biệt về VT giữa hai nhóm ĐC và TN, cụ thể: Từ tất cả các trẻ thuộc hai nhóm đều hiểu những từ trên là những từ gọi tên các đối tượng, sự vật gần gũi với trẻ như: em bé; bàn; con cá; con chim; lá; con mèo, cái bút, con heo, cái áo, , con gấu, mưa, cái thìa, cái mũ. Những từ nhóm ĐC hiểu nhiều hơn nhóm TN là: con khỉ, quyển sách, đường, tóc/ mái tóc, bác sĩ,hộp, trái cam/ quả cam, con gái, con gà, khăn, lỗ tai, mây, tô/ bát, con thỏ, gối/ cái gối, quần, chuối/ quả chuối, con cua. Những từ nhóm TN hiểu nhiều hơn nhóm ĐC là: gương, lá cờ. Đây cũng là những từ chỉ những sự vật, đối tượng xung quanh trẻ, trẻ có thể tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua sách, ti vi, các công nghệ khác.Những từ cả hai nhóm ĐC và thực nghiệm có ít trẻ hiểu là: đường/con đường, tô/ bát, tóc/mái tóc, bánh mì, gương, con thỏ. Các từ trẻ ít hiểu là những từ có tần số xuất hiện ít hơn các từ khác nên trẻ có khả năng hiểu ít hơn so với các từ khác.