Cân Bằng Cung Cầu Ngoại Tệ Của Một Nước Trên Thị Trường Ngoại Hối


hơn và họ sẽ mua nhiều hàng và tài sản của Việt Nam hơn và do vậy họ sẽ phải chuyển đổi nhiều ngoại tệ sang đồng Việt Nam để phục vụ cho mục đích này.

7.2.2. Cầu về ngoại tệ

Có cầu về tiền của nước A trên thị trường ngoại hối khi dân cư từ các nước khác mua hàng hoá và dịch vụ được sản xuất tại nước A. Các doanh nghiệp sản xuất và những người làm công sản xuất ra hàng hoá phải được chi trả bằng tiền của nước A, điều này đòi hỏi những người mua là người nước ngoài phải mua tiền trên thị trường ngoại hối. Một nước xuất khẩu càng nhiều thì cầu đối với đồng tiền nước đó cáng lớn trên thị trường ngoại hối.

Đường cầu về một loại tiền là hàm của tỷ giá hối đoái của nó (một lượng tiền khác mà đơn vị tiền ấy có thể trao đổi được hay “giá” của đồng tiền ấy trên thị trường ngoại hối) dốc xuống phía bên phải; tỷ giá hối đoái càng cao thì hàng hoá của nước ấy càng trở nên đắt hơn đối với những người nước ngoài và càng ít hàng hoá được xuất khẩu hơn.

Phương tiện thanh toán quốc tế về tiền dự trữ: riêng với một số nước có đồng tiền “mạnh”, cần để dùng cho các giao dịch dùng làm tiền dự trữ tại các ngân hàng ở các nước khác. Cụ thể là: đồng USD Mỹ, đồng mác Đức, đồng yên Nhật bản, đồng phrăng Thuỵ Sĩ và đồng bảng Anh.

Những nhu cầu này đẩy cầu về những đồng tiền này vượt lên trên mức phát sinh do các hoạt động thương mại của riêng các nước ấy, trên thị trường ngoại hối của chúng.

Ví dụ: Cầu về USD Mỹ trên thị trường trao đổi giữa đồng Việt Nam và USD Mỹ đơn giản bắt nguồn từ các giao dịch quốc tế theo chiều ngược lại so với cung về USD Mỹ. Vậy ai có nhu cầu về USD Mỹ ? Các công dân và công ty Việt Nam có nhu cầu mua hàng hoá hay tài sản của nước ngoài sẽ phải cung ứng đồng Việt Nam để chuyển đổi sang USD Mỹ.

Đường cầu USD Mỹ là một đường dốc xuống bởi vì khi đồng USD Mỹ lên giá so với đồng Việt Nam thì hàng ngoại và tài sản ngoại trở nên đắt hơn và ít hấp dẫn hơn đối với người Việt Nam. Chúng ta sẽ mua ít hàng hoá và tài sản ngoại hơn và do vậy sẽ cần ít đồng USD Mỹ hơn.

7.2.3. Cân bằng cung cầu ngoại tệ của một nước trên thị trường ngoại hối

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Tỷ giá hối đoái được xác định chủ yếu thông qua các quan hệ cung cầu tiền trên thị trường ngoại hối. Bất kỳ cái gì làm tăng cầu về một đồng tiền trên các thị trường ngoại hối hoặc làm giảm cung của nó, đều có xu hướng làm cho tỷ giá hối đoái tăng lên và ngược lại.


Kinh tế học vĩ mô - 23


EUSD/VND


E2 E0 E1


SUSD


DUSD


QUSD

Hình 7.1: Thị trường ngoại hối của VND so với USD

7.2.4. Các nguyên nhân của sự dịch chuyển các đường cung và cầu về tiền trên thị trường ngoại hối.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự dịch chuyển đường cung - cầu tiền tệ trên thị trường ngoại hối. Các nguyên nhân chủ yếu là:

+ Cán cân thương mại: Trong các điều kiện khác không đổi nếu nhập khẩu của một nước tăng thì đường cung về tiền của nước ấy sẽ dịch chuyển sang phía phải.

+ Tỉ lệ lạm phát tương đối: Nếu tỉ lệ lạm phát của một nước cao hơn tỉ lệ lạm phát của nước khác thì nước đó sẽ cần nhiều tiền hơn để mua một lượng tiền nhất định của nước kia. Điều này làm cho đường cung tiền dịch chuyển sang phải và tỷ giá hối đoái giảm xuống.

+ Dự trữ và đầu tư ngoại tệ: Đầu cơ có thể gây ra những thay đổi lớn về tiền, đặc biệt trong điều kiện thông tin liên lạc hiện đại và công nghệ máy tính hiện đại có thể trao đổi trị tiền tệ mỗi ngày.

+ Sự vận động của vốn: Khi người nước ngoài mua tài sản tài chính, lãi suất có ảnh hưởng mạnh. Khi lãi suất của một nước tăng lên một cách tương đối so với nước khác thì các tài sản của nó tạo ra tỉ lệ tiền lời cao hơn và có nhiều người dân nước ngoài muốn mua các tài sản ấy. Điều này làm cho đường cầu về tiền của nước đó dịch sang phải và làm tăng tỷ giá hối đoái của nó. Đây là một trong những ảnh hưởng quan trọng nhất tới tỷ giá hối đoái ở các nước phát triển cao.

Trên đây là 4 nguyên nhân cơ bản gây nên sự dịch chuyển các đường cung cầu trên thị trường ngoại hối. Sự dịch chuyển này đến lượt nó sẽ gây nên những dao động của tỷ giá hối đoái. Và như một phản ứng dây chuyền, những biến động của tỷ giá hối đoái lại tác động đến nền kinh tế trong nước.


7.2.5. Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ của một nước tính bằng số đơn vị tiền tệ của một nước khác.

Ví dụ: Một người dân Việt Nam mua 1 kg cafe tại Việt Nam thì tất nhiên người đó muốn trả bằng tiền Việt Nam. Người sản xuất cafe cũng muốn được trả bằng tiền Việt Nam vì chi tiêu hàng ngày của họ cũng được thanh toán bằng VNĐ. Tuy nhiên nếu muốn mua một máy photo của Mỹ thì bằng cách nào đó cuối cùng vẫn phải trả bằng USD cho người Mỹ. Ngược lại, người Mỹ muốn mua café của Việt Nam thì cuối cũng bằng cách nào đó cũng phải trả bằng VNĐ. Việc mua bán giữa hai nước sử dụng 2 loại tiền khác nhau đòi hỏi phải có sự chuyển đổi loại tiền này sang loại tiền khác. Từ đó hình thành nên tỷ giá hối đoái.

Thông thường, thuật ngữ “tỷ giá hối đoái” được ngầm hiểu là số lượng đơn vị tiền nội tệ cần thiết để mua một đơn vị ngoại tệ. Riêng ở Mỹ và Anh thuật ngữ này lại được sử dụng theo nghĩa ngược lại: Số đơn vị ngoại tệ cần thiết để mua một đồng USD hoặc đồng bảng Anh.

Ví dụ: Tỷ giá hối đoái đồng phrăng Pháp được công bố ở Pháp là 2FF/DM, trong khi cùng tỷ giá này ở CHLB Đức là 0,33 DM/FF. Còn tỷ giá hối đoái của đồng bảng Anh thường công bố, chẳng hạn, 1,25 USD/Bảng, hoặc của đồng đô là Mỹ: 250 Yên/USD.

Ở Việt Nam, tỷ giá hối đoái đồng Việt Nam do ngân hàng ngoại thương công bố là theo thông lệ quốc tế: số đơn vị tiền đồng Việt Nam cần thiết để mua một đơn vị tiền nước ngoài, chẳng hạn 21.135đ/USD.

Chúng ta ký hiệu tỷ giá hối đoái là E. Với tình huống trên chúng ta sẽ viết như sau: EVNĐ/USD = 21.135.

7.2.5.1. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực tế

- Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: là giá tương đối của đồng tiền hai nước. Thông thường tỷ giá hối đoái được hiểu là số lượng nội tệ cần thiết để đổi lấy một đơn vị ngoại tệ (ký hiệu là E), còn khi được hiểu là số lượng ngoại tệ cần thiết để đổi lấy một đơn vị nội tệ (ký hiệu là e).

Ví dụ: khi đến ngân hàng, bạn thấy người ta niêm yết 95yên/USD. Nếu đưa cho ngân hàng một USD, họ sẽ đưa lại cho bạn 95 yên Nhật; và nếu bạn đưa cho ngân hàng 95 yên, họ sẽ đưa lại bạn 1 USD. Trong thực tế, ngân hàng niêm yết giá bán và mua yên khác nhau. Mức chênh lệch này là một trong những nguồn tạo ra lợi nhuận của ngân hàng cho việc cung ứng dịch vụ này. Để đơn giản hóa vấn đề, chúng ta bỏ qua chênh lệch này.

Tỷ giá hối đoái có thể được biểu diễn dưới hai dạng. Nếu tỷ giá hối đoái là 95


yên một USD thì nó cũng là 1/95 (=0.0105) USD một yên.

Nếu tỷ giá hối đoái thay đổi sao cho một USD có thể đổi được nhiều ngoại tệ hơn, chúng ta nói đó là sự lên giá của đồng USD. Nếu tỷ giá hối đoái thay đổi sao cho một USD mua được ít ngoại tệ hơn, ta nói đó là sự xuống giá của đồng USD.

Có thể có lúc nào đó bạn thấy các phương tiện truyền thông nói rằng đồng USD mạnh hay yếu. Các thuật ngữ này thường được dùng để chỉ sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái danh nghĩa. Khi một đồng tiền lên giá, người ta nói đồng tiền đó mạnh lên vì nó có thể mua được nhiều ngoại tệ hơn. Ngược lại, khi một đồng tiền xuống giá, người ta nói nó yếu đi.

Đối với bất kỳ nước nào, chúng ta cũng thấy có nhiều tỷ giá hối đoái danh nghĩa. Đồng USD Mỹ có thể dùng để mua đồng Việt nam, yên Nhật, bảng Anh, Peso Mêhicô,v.v…Khi nghiên cứu những sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái, các nhà kinh tế thường sử dụng các chỉ số được tính bằng số bình quân của nhiều tỷ giá hối đoái. Cũng như chỉ số giá bán lẻ chuyển nhiều loại giá trong nền kinh tế thành một đại lượng duy nhất để phản ánh mức giá, chỉ số tỷ giá hối đoái chuyển các tỷ giá hối đoái khác nhau thành một đại lượng duy nhất để phản ánh giá trị quốc tế của đồng tiền. Cho nên, khi các nhà kinh tế nói đồng USD lên giá hay xuống giá, họ thường ám chỉ một chỉ số tỷ giá hối đoái tính đến nhiều tỷ giá hối đoái cá biệt.

- Tỷ giá hối đoái thực tế: là tỷ lệ tại đó một người trao đổi hàng hóa và dịch vụ của nước này lấy hàng hóa và dịch vụ của nước khác. Nói cách khác tỷ giá hối đoái thực tế là giá tương đối của hàng hóa hai nước.

Ví dụ: khi mua hàng, bạn thấy két bia Đức có giá gấp đôi két bia Mỹ. Chúng ta có thể nói rằng tỷ giá hối đoái thực tế là 1/2 két bia Đức bằng 1 két bia Mỹ. Hãy chú ý rằng tương tự như tỷ giá hối đoái danh nghĩa, chúng ta biểu hiện tỷ giá hối đoái thực tế bằng số đơn vị hàng hóa nước ngoài trên một đơn vị hàng hóa trong nước.

Tại sao tỷ giá hối đoái thực tế lại quan trọng? Có thể bạn cũng đoán ra, tỷ giá hối đoái thực tế là yếu tố then chốt quyết định việc nước sẽ xuất và nhập khẩu bao nhiêu. Ví dụ, khi công ty Trường An quyết định mua lúa của Mỹ hay của Nhật để dự trữ, nó quan tâm đến việc lúa của nước nào rẻ hơn. Tỷ giá hối đoái thực tế đưa ra câu trả lời cho mối quan tâm này. Ví dụ khác là bạn phải quyết định xem sẽ đi nghĩ mát ở đâu, ở Phuket thuộc Thailand hay ở Bali thuộc Indonesia. Bạn hỏi giá khách sạn ở Phuket (tính baht) và giá khách sạn ở Bali (tính bằng rupi) và tỷ giá baht và rupi. Nếu muốn quyết định đi nghĩ mát ở đâu bằng cách so sánh chi phí, thì như vậy bạn đang ra quyết định dựa vào tỷ giá hối đoái thực tế.

Khi nghiên cứu nền kinh tế với tư cách một tổng thể, kinh tế vĩ mô quan tâm đến mức giá cả chung, chứ không phải đơn giá của các hàng hóa cá biệt. Nghĩa là, để tính tỷ giá hối đoái thực tế, người ta sử dụng chỉ số giá, chẳng hạn chỉ số giá tiêu dùng, một


chỉ số cho biết giá của một giỏ hàng hóa và dịch vụ.

Tỷ giá hối đoái thực tế này cho biết giá một giỏ hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước so với một hàng hóa và dịch vụ ở nước ngoài. Tỷ giá hối đoái thực tế của một nước là nhân tố chủ chốt quyết định xuất khẩu ròng của nó về hàng hóa và dịch vụ.

7.2.5.2. Quan hệ giữa tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực tế

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa và thực tế có quan hệ mật thiết với nhau. Để hiểu tại sao, chúng ta hãy xét ví dụ sau. Giả sử một giạ lúa của Mỹ bán được 100 USD, và một giạ lúa của Nhật bán được 19.000 yên. Tỷ giá hối đoái thực tế giữa lúa của Mỹ và lúa của Nhật là bao nhiêu? Để trả lời câu hỏi này trước tiên ta sử dụng tỷ giá hối đoái danh nghĩa để chuyển các loại giá về cùng một đồng tiền. Nếu tỷ giá hối đoái danh nghĩa là 95 yên một USD và giá lúa của Mỹ là 100 USD một giạ, thì giá lúa của Mỹ sẽ là 9.500 yên một giạ lúa. Lúa của Mỹ rẻ bằng một nửa lúa của Nhật. Tỷ giá hối đoái thực tế là 1/2 giạ lúa của Nhật trên một giạ lúa của Mỹ.

Tỷ giá hối đoái thực tế = Tỷ giá hối đoái danh nghĩa x (Giá nước ngoài/Giá trong nước)

Từ công thức trên ta thấy: tỷ giá hối đoái thực tế phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái danh nghĩa và giá hàng hóa của hai nước tính bằng đồng tiền trong nước của họ.


Trong đó:

ε = E x (P*/P) (7.2)

ε là tỷ giá hối đoái thực tế

E là tỷ giá hối đoái danh nghĩa P là giá hàng hóa trong nước P* là giá nước ngoài

Như vậy: Nếu tỷ giá hối đoái thực tế của một nước giảm hàm ý hàng hóa của nước đó trở nên rẻ hơn so với hàng hóa nước khác. Sự thay đổi này khuyến khích cả người tiêu dùng trong nước và nước ngoài mua nhiều hàng hóa của nước đó hơn. Kết quả là xuất khẩu của nước đó tăng lên và nhập khẩu giảm đi. Cả hai yếu tố đều làm cho xuất khẩu ròng tăng lên. Trái lại sự lên giá của đồng tiền một nước trong tỷ giá hối đoái thực tế của nước đó, nghĩa là hàng hóa của nước đó trở nên đắt đỏ hơn so với hàng nước khác và xuất khẩu ròng sẽ giảm.

Dưới đây, hãy xem xét tỷ giá hối đoái được xác định như thế nào trên thị trường ngoại hối.


7.2.5.3. Xác định tỷ giá hối đoái trong hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi

Trong phần này chúng ta xét một hệ thống trong đó tỷ giá được xác định hoàn toàn bởi quan hệ cung cầu trên thị trường tự do cạnh tranh và không có bất kỳ sự can thiệp nào của ngân hàng trung ương.

Giống như bất kỳ một loại giá cạnh tranh nào khác, tỷ giá hối đoái sẽ dao động theo những điều kiện của cầu và cung. Giả sử mức giá USD hiện tại là quá thấp (ví dụ E1 trong hình 7.1). Khi đó lượng cầu về lượng cầu về USD vượt quá lượng cung. Do USD khan hiếm, một số công ty cần USD đê thanh toán các hợp đồng nhập khẩu không mua được USD và họ sẽ sẵn sàng trả giá cao hơn để mua được đủ số USD cần thiết. Những hành động như vậy sẽ đẩy giá USD tăng lên mức E0. Ngược lại, nếu hiện tại giá USD quá cao, chẳng hạn như E2. Khi đó lượng USD có nhu cầu thấp hơn lượng USD cung ứng. Nhiều người cần bán USD sẽ không bán được và họ sẽ sẵn sàng hạ mức giá để bán được đủ số USD cần thiết. Chỉ tại mức tỷ giá E0 thì quá trình điều chỉnh mới dừng lại. Khi đó lượng cầu về USD đúng bằng lượng USD cung ứng. E0 được gọi là tỷ giá hối đoái cân bằng.

* Sự thay đổi tỷ giá hối đoái

Điều gì làm cho tỷ giá hối đoái biến động? Câu trả lời đơn giản nhất là do sự thay đổi của cung và cầu trên thị trường ngoại hối. Bất kỳ điều gì làm dịch chuyển đường cầu về USD Mỹ sang bên phải hay đường cung về USD Mỹ sang bên trái đều làm cho đồng USD Mỹ lên giá so với tiền đồng của Việt Nam. Ngược lại, bất cứ điều gì làm dịch chuyển đường cầu về USD Mỹ sang bên trái hay đường cung về USD Mỹ sang bên phải đều làm cho đồng USD Mỹ giảm giá so với tiền đồng của Việt Nam. Đó chẳng qua chỉ là sự vận dụng qui luật cung và cầu vào thị trường ngoại hối.

Vậy, điều gì làm dịch chuyển đường cầu USD Mỹ và đường cung USD Mỹ trên thị trường ngoại hối và gây ra sự biến động của tỷ giá hối đoái? Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây chúng ta sẽ đề cập đến một số nguyên nhân quan trọng nhất:

- Sự tăng giá trong nước của hàng xuất khẩu

Giả sử giá tính bằng tiền đồng của hàng thuỷ sản Việt Nam tăng lên. Điều gì sẽ xảy ra với cung về USD Mỹ phụ thuộc vào hệ số co dãn theo giá của cầu của người Mỹ đối với hàng thuỷ sản Việt Nam.

Nếu cầu là rất co dãn, có thể bởi vì nhiều nước khác cũng bán các sản phẩm tương tự trên thị trường Mỹ, thì người Mỹ sẽ chi ít tiền hơn để mua hàng thuỷ sản Việt Nam và do đó sẽ có ít đồng USD được cung ứng để chuyển đổi sang tiền đồng của Việt Nam. Trên đồ thị, đường cung về USD Mỹ dịch chuyển sang bên trái và đồng USD Mỹ sẽ lên giá so với tiền đồng. Điều này được thể hiện ở phần b của hình 7.2.


Nếu cầu là ít co dãn, thì người Mỹ thực ra sẽ phải chi nhiều USD hơn để mua lượng hàng thuỷ sản của Việt Nam. Trong phần b của hình 7.2, đường cung về USD Mỹ sẽ dịch chuyển sang bên phải từ S0 đến S1 và đồng USD Mỹ sẽ giảm giá so với tiền đồng của Việt Nam từ E0 xuống E1.

EVND/USD


E2 E0

EVND/USD

B

S0


A

D1 E0


E1

D0


S0


B S1


A


D0


Q0 Q1

QUSD

Q0 Q1

QUSD

a. Sự dịch chuyển đường cầu b. Sự dịch chuyển đường cung Hình 7.2: Sự thay đổi tỷ giá hối đoái

- Sự tăng giá quốc tế của hàng nhập khẩu

Giả sử giá tính bằng USD của hàng điện tử sản xuất tại Mỹ tăng đáng kể. Cũng giả thiết rằng người tiêu dùng Việt Nam cũng có cầu co dãn mạnh theo giá đối với hàng điện tử của Mỹ. Do vậy, chúng ta sẽ cần ít đồng USD hơn so với trước đây để mua hàng điện tử của Mỹ. Trên đồ thị đường cầu về USD Mỹ dịch chuyển sang bên trái và đồng USD Mỹ sẽ giảm giá so với tiền đồng Việt Nam. Điều này được minh hoạ trong phần a của hình 7.2. Điều ngược lại xảy ra nếu cầu về hàng điện tử của Mỹ là ít co dãn.

- Sự thay đổi của mức giá chung

Thay vì giá của một mặt hàng xuất khẩu thay đổi, bây giờ chúng ta giả định có sự thay đổi giá của mọi hàng hoá do nền kinh tế đang trải qua lạm phát. Khi đó mức giá chung của hàng Việt Nam sẽ thay đổi một cách tương đối so với mức giá chung của các đối tác thương mại. Trong mô hình giản đơn chỉ có hai nước, Mỹ đóng vai trò là thế giới còn lại.

Nếu mức giá ở cả hai nước đều tăng lên theo cùng một tỷ lệ, ví dụ tăng 10%. Khi đó giá tính bằng USD Mỹ và giá tính bằng tiền đồng của hàng Việt Nam đều tăng 10%. Tại mức tỷ giá hối đoái hiện hành, giá tính bằng tiền đồng của hàng Mỹ và giá tính bằng USD của hàng Việt Nam đều tăng 10%. Do vậy giá tương đối giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước sẽ không thay đổi ở cả hai nước. Vì vậy, lạm phát giống nhau ở cả hai nước sẽ không ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái cân bằng.


Tuy nhiên, điều gì xảy ra nếu Việt Nam có lạm phát trong khi mức giá lại ổn định ở Mỹ? Giá tính bằng tiền đồng của hàng Việt Nam sẽ tăng và chúng sẽ trở nên đắt hơn tại Mỹ. Điều này sẽ làm giảm lượng hàng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ và giảm số lượng tiền đồng mà các nhà nhập khẩu của Mỹ có nhu cầu. Đồng thời, xuất khẩu của mỹ sang Việt Nam có mức giá tính bằng tiền đồng không thay đổi trong khi giá hàng Việt Nam bán ở trong nước tăng lên do lạm phát. Như vậy hàng Mỹ sẽ trở nên hấp dẫn so với hàng Việt Nam bởi vì chúng trở nên rẻ hơn một cách tương đối, và người Việt Nam sẽ sẵn sàng mua nhiều hàng Mỹ hơn. Tại mỗi mức tỷ giá hối đoái, cầu về USD Mỹ tăng.

Như vậy, trên đồ thị đường cung về USD Mỹ dịch chuyển sang bên trái còn đường cầu về USD Mỹ lại dịch chuyển sang bên phải. Kết quả là giá của đồng USD tại trạng thái cân bằng sẽ tăng: tiền đồng của Việt Nam giảm giá trị so với đồng USD Mỹ.

- Đầu cơ

Một nhân tố quan trọng quyết định tỷ giá hối đoái là đầu cơ. Cầu về một loại tài sản phụ thuộc vào mức giá kỳ vọng mà tài sản đó có thể bán được trong tương lai. Tiền ở bất kỳ nước nào cũng là một loại tài sản. Nếu người Việt Nam tin rằng trong tương lai đồng USD Mỹ sẽ lên giá tương đối so với tiền đồng của Việt Nam thì hiện tại họ có thể sẽ muốn giữ nhiều USD Mỹ hơn. Điều này làm đường cầu về USD Mỹ dịch chuyển sang bên phải. Kết quả là đồng USD Mỹ lên giá một cách tương đối so với tiền đồng Việt Nam. Trường hợp ngược lại diễn ra tương tự.

7.2.6. Hệ thống tỷ giá hối đoái

Có nhiều hệ thống đã được dùng để thiết lập tỷ giá hối đoái như: Hệ thống tỷ giá cố định, hệ thống tỷ giá thả nổi và các tỷ giá thả nổi có quản lý.

7.2.6.1. Hệ thống tỷ giá cố định: Bretton Woods (1944-1971)

Gần cuối thế chiến thứ II một hội nghị đa quốc gia đã được tổ chức ở Bretton Woods New Hampshies (Mỹ) để hoạch định “một hệ thống các tỷ giá hối đoái có trật tự thuận lợi cho luồng thương mại tự do”.

Hệ thống này có các yếu tố sau:

- Giá cả vàng được cố định là 35 USD Mỹ một Ounce. Nghĩa là giá trị của đồng USD Mỹ được cố định theo vàng.

- Tiền của các nước tham gia hệ thống được cố định theo đồng USD Mỹ, các ngân hàng Trung ương của những nước này có trách nhiệm duy trì các tỷ giá hối đoái của họ bằng việc mua và bán USD trên thị trường ngoại tệ.

- Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã được hình thành để quản lý hệ thống này và làm một số chức năng của ngân hàng Trung ương quốc tế.

Các chức năng của IMF trong hệ thống này là: đảm bảo rằng các nước duy trì các

Xem tất cả 216 trang.

Ngày đăng: 03/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí