Giá trị văn học trong tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâm - 27


dấu một cột mốc lịch sử văn học được viết bằng tiếng Việt bắt đầu từ thế kỷ XIII. Như vậy, văn tự tiếng Việt phải xuất hiện từ lâu lắm rồi, ít nhất là nó được sử dụng trong ngôn ngữ đối thoại đời thường. Đây là quá trình hình thành và phát triển khách quan của bất kỳ ngôn ngữ nào, chứ không riêng gì ngôn ngữ tiếng Việt. Rõ ràng, các tác giả thơ văn của Thiền phái là những người tiên phong thực thi xã hội hoá tiếng Việt vào trong đời sống văn học nhằm thể hiện ý thức tự chủ trong sự phát triển với tầm nhìn văn hoá dân tộc.

Một yếu tố có giá trị về hình thức thể hiện nghệ thuật qua tác phẩm văn học Thiền phái là sử dụng thủ pháp nghệ thuật như là một phương thức sáng tác văn học Phật giáo ở đời Trần. Nó không chỉ có tác dụng như một biện pháp tu từ mà còn mở ra khả năng sáng tạo theo chiều hướng tư duy trực cảm tâm linh và sự cảm thụ cái đẹp thẩm mỹ nghệ thuật. Tại đây, tính cô đọng, hàm súc, gợi mở của ngôn ngữ Thiền học và hình tượng nghệ thuật được phát huy hữu hiệu trong tác phẩm văn học Thiền phái. Song hành với cách sử dụng các nguồn điển cố khác nhau theo từng nội dung của đề tài, các tác giả Thiền phái còn biểu đạt sự tiếp biến đặc trưng ngôn ngữ và thủ pháp nghệ thuật văn học Phật giáo như thí dụ, ẩn dụ, biểu tượng, nghịch ngữ vào trong tác phẩm như là yếu tố của sự biểu hiện hình thức nghệ thuật, đã tạo ra một phong cách rất riêng của các tác giả văn học Thiền phái và cũng rất tiêu biểu cho văn học Phật giáo đời Trần. Và như thế bộ phận văn học Thiền phái đóng một vai trò rất quan trọng trong lịch sử phát triển văn học, văn hoá của nước nhà.

4. Từ các giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật được đúc kết, ta thấy văn học Thiền phái có một vị trí rất đặc biệt trong tiến trình hình thành và phát triển nền văn học Phật giáo Việt Nam nói riêng, văn học Việt Nam nói chung. Hẳn nhiên, đây là những tác phẩm có giá trị văn chương học thuật cao, kế thừa và phát huy cả nền văn học nghệ thuật của cả dân tộc ta trước đó, cũng như tiếp thu tinh hoa của các nền văn học khác trong khu vực. Lê Quý Đôn khi nhận xét về văn học thời Lý – Trần trong mục Thiên chương của Kiến văn tiểu lục 4, tờ 2a5-6 đã viết “Văn thời Lý lối biền ngẫu, sặc sỡ diễm lệ, tựa như loại văn thời Đường, đến thời Trần thì lưu loát nõn nà, đã giống khẩu khí nhà Tống”. Phan Huy Chú cũng nhận định tương tự trong Văn tịch chí của Lịch triều hiến chương loại chí 2 tờ 1a5-7 “Nước Việt ta, từ gọi là nước có lễ nghĩa đã nghìn năm hơn, điển tịch ra đời kể cũng lâu lắm. Từ Đinh, Lê mở nước, kháng địch Trung Hoa mệnh lệnh từ chương dần dần rõ rệt.


Đến thời Lý - Trần nối trị, văn vật mở mang, sáng rõ. Tham định thì có sách hiến chương luật lệ, về ngự chế thì có văn thư, chiếu biểu, thi ca. Đến thời thịnh trị thanh bình thì văn nhã càng thêm rực rỡ”.

Nhận định như thế là có cơ sở, bởi đến đời Trần thì văn thơ Thiền phái đã đạt đến đỉnh cao, nó không chỉ tiêu biểu cho văn học đời này mà còn tiêu biểu cho văn học Việt Nam từ nội dung tư tưởng đến hình thức biểu hiện nghệ thuật. Lần đầu tiên Khoá hư lục được Trần Thái Tông viết bằng bút pháp tả thực nói về diện mạo và bản chất con người với “ý vị ngậm ngùi” [333, 19], bước đầu thoát khỏi tính ước lệ, sáo mòn của văn chương Trung Hoa, làm cơ sở về sau cho các tác giả Thiền phái kế thừa, sau này có Ôn Như Hầu với Cung oán ngâm khúc… ít nhiều ảnh hưởng Khoá hư lục, Nguyễn Gia Thiều chỉ khai thác yếu tố bi khi bàn về kiếp người. Tuệ Tung, được nhìn nhận là “một gương mặt lạ trong làng thơ Thiền thời Lý – Trần” [34, 116] có tác động mạnh cho cả giai đoạn văn thời này và sau đó. Trần Thánh Tông là nhà thơ “đã xen nhịp ba của thơ dân tộc với nhịp bốn quen thuộc của thơ Đường, tạo nên nét mới về nhịp điệu thơ và về thơ miêu tả thiên nhiên. Đây là thử nghiệm đầu tiên, mở đầu cho những cuộc cách tân thơ ca Việt Nam.” [333, 399] như chúng ta từng đề cập. Còn thơ Trần Nhân Tông thì “có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cảm quan triết học và cảm quan thế sự, có tinh thần lạc quan, yêu đời, tấm lòng vị tha của một nhân cách cỡ lớn và sự rung động tinh tế, lòng yêu tự do thích thảng của một nhà nghệ sĩ. Ở đấy cũng thể hiện sự hoà hợp khó chia tách giữa một ngòi bút vừa cung đình vừa bình dị, dân dã, có cả kiến thức sách vở uyên bác lẫn với sự từng trải lịch lãm.” [333, 452] khiến người đọc luôn có sự cảm thụ mới mẻ về vấn đề muôn đời của con người, cuộc sống. Pháp Loa là một cây bút Thiền “ngắn gọn, cô đúc, nhưng lập luận chặt chẽ, có sức khái quát” [333, 646] như trao truyền cho người đọc một thông điệp tiếp cận chân lý cuộc đời. Riêng Huyền Quang thì được giới phê bình đời trước như Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú khen là “ý tinh tế, cao siêu”, “lời bay bướm, phóng khoáng” [333, 680] để con người có cảm hứng sáng tạo các giá trị yêu thương và lẽ sống. Chứng tỏ, văn thơ Thiền phái là đỉnh cao tiêu biểu của một bộ phận văn học giai đoạn thời Lý – Trần. Đồng thời nó cũng là động lực phát triển cho giai đoạn văn học trung đại nối tiếp với những tác phẩm văn chương có giá trị tư tưởng nghệ thuật dân tộc của những tác giả lớn như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du, Ngô Thì Nhậm…, sau này là Hồ


Chí Minh của thời hiện đại. Nếu không đánh giá như thế thì tại sao hơn 800 năm qua, dù trải qua binh biến tàn khốc, nhất là ngọn lửa thiêu đốt sách vở của nước ta, do nhà Minh chủ trương gần 20 năm chiếm đóng, tác phẩm thơ văn của Thiền phái vẫn được nhân dân ta bảo lưu và khai thác các giá trị tư tưởng, nghệ thuật cho đến ngày nay. Đây cũng là một vấn đề mà luận án này kỳ vọng mở ra hướng nghiên cứu cho các công trình sau tiếp tục khai thác các yếu tố nội dung tư tưởng và hình thức biểu đạt nghệ thuật văn học Phật giáo.

5. Đây là một đề tài tương đối khó và rộng, song những kết quả khoa học mà luận án thu nhặt được bước đầu phần nào đã cung cấp một cái nhìn tương đối đầy đủ và toàn diện về giá trị nội dung tư tưởng cùng giá trị nghệ thuật trong tác phẩm Thiền phái Trúc Lâm của giai đoạn cực thịnh của nó, tức là giai đoạn thịnh Trần. Đề tài này không chỉ có giá trị Phật học mà còn có giá trị thực tiễn bởi có ảnh hưởng trực tiếp đến việc nghiên cứu giảng dạy và tiếp nhận tác phẩm văn học Phật giáo – Thiền tông ở bậc Đại học ngành Ngữ văn hiện nay, cũng như việc dạy văn học Phật giáo Việt Nam ở các trường Phật học các cấp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 399 trang tài liệu này.

Việc nghiên cứu các giá trị văn học trong tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâm, trên thực tế có thể triển khai theo nhiều hướng, ngoài việc chỉ ra hai giá trị như luận án đã nêu, còn có thể so sánh tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâm với tác phẩm của các Thiền phái trước đó (như tác phẩm của dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi, dòng Vô Ngôn Thông, dòng Thảo Đường), cũng có thể so sánh tác phẩm văn học Phật giáo đời Trần với tác phẩm văn học Phật giáo ở các nước đồng văn trong khu vực (Văn học Phật giáo Trung Quốc, Văn học Phật giáo Nhật Bản, Văn học Phật giáo Triều Tiên ở một giai đoạn lịch sử nhất định, một triều đại nhất định nào đó). Cũng có thể nghiên cứu, so sánh tác phẩm của Thiền Trúc Lâm với các tác phẩm văn học Phật giáo ở giai đoạn sau thời Lý - Trần. Cũng có thể tìm hiểu nguồn gốc điển cố trong văn học Lý – Trần nói chung, trong văn học Phật giáo Lý – Trần nói riêng; hoặc biên soạn Từ điển điển cố văn học Phật giáo… Nếu làm được việc này thì hy vọng, hứa hẹn sẽ có những đóng góp mới, có ý nghĩa khoa học và thú vị, góp phần giải mã bộ phận văn học uyên áo và sâu sắc như văn học Phật giáo của nước nhà.


Giá trị văn học trong tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâm - 27

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Thích Phước Đạt (Trần Lý Trai) (1996), “Đạo Phật với dân tộc Việt Nam”, Tập văn Phật đản, số 35, BVHTƯ - GHPGVN.

2. Thích Phước Đạt (Trần Lý Trai) (1996), “Lý Công Uẩn – Vị vua “Hộ pháp đầu tiên của triều đại nhà Lý”, Tập văn Vu Lan, số 36, BVHTƯ - GHPGVN.

3. Thích Phước Đạt (Trần Lý Trai) (2000), “Thiền định trong đời sống hàng ngày”,

Nguyệt san Giác ngộ, số 57, TP. HCM.

4. Thích Phước Đạt (Trần Lý Trai) (2003), “Suy niệm về thân phận và tình yêu con người”, Nguyệt san Giác Ngộ, soá 86, TP. HCM.

5. Thích Phước Đạt (Trần Lý Trai) (2004), “Tư tưởng Trần Thái Tông bước khởi đầu cho sự ra đời Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử”, Nguyệt san Giác Ngộ, soá 104, TP. HCM.

6. Trần Lý Trai (2005), Trần Thái Tông và Khoá hư lục, Luận văn Thạc sĩ, Trường ĐHKHXH & NV, TP. HCM.

7. Trần Lý Trai (2006), “Đặc trưng tinh thần Thiền học của Trần Thái Tông”, Tập san Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐHQG TP. HCM, soá 34.

8. Thích Phước Đạt (Trần Lý Trai) (2006), “Tản mạn về nụ cười của các thiền sư”, Tạp chí Văn hoá Phật giáo, soá 15, TP. HCM.

9. Thích Phước Đạt (Trần Lý Trai) (2006) Vài suy nghĩ về bài Đại Việt quốc đương gia đệ tứ Sùng Thiện Diên Linh tháp bi”, trong sách Thông báo Hán Nôm học năm 2005, Nxb KHXH, HN.

10. Thích Phước Đạt (Trần Lý Trai) (2006), “Tính năng động của Phật giáo trong quá trình hội nhập”, kỷ yếu tham luận Hội nghị Quốc tế Phật giáo thời đại mới: Cơ hội và thách thức (Internation Conference on Buddhism in the new era: Chances and challenges), Viện Nghiên cứu Phật học tổ chức ngày 15 - 16 tháng 7 năm 2006.

11. Thích Phước Đạt (Trần Lý Trai) (2006), “Vài suy nghĩ về Lịch sử truyền thừa Thiền

phái Trúc Lâm”, Tạp chí Nghienâ cứu Phật học, soá 5 (85), GHPGVN.

12. Thích Phước Đạt (Trần Lý Trai) (2006), “Mùa xuân Phật giáo”, Đặc san Ban Xây dựng Chùa Hương, Sở Văn hoá Thông tin Hà Tây.


13. Trần Lý Trai (Thích Phước Đạt ) (2006), “Hình ảnh con người trong Khoá hư lục của Trần Thái Tông” trong sách Bình luận Văn học – Niên giám 2006, Hội Nghiên cứu và Giảng dạy Văn học TP. HCM, Nxb Văn hoá Sài Gòn.

14. Thích Phước Đạt (Trần Lý Trai) (2007), “Tìm hiểu Tham đồ hiển quyết của thiền sư Viên Chiếu”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 3, Hà Nội.

15. Thích Phước Đạt (Trần Lý Trai) (2007), “Giấc mơ xuân”, Nguyệt san Giác Ngộ, soá 131, TP. HCM.

16. Trần Lý Trai (2007), “Tìm hiểu giá trị Cư trần lạc đạo phú của Trần Nhân Tông”,

Tập san Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐHQG TP. HCM, số 38.

17. Trần Lý Trai (Thích Phước Đạt) (2007), “Sự tiếp biến ngôn ngữ kinh điển Phật giáo trong các tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâm”, Tập tham luận Hội nghị Khoa học Văn học Việt Nam và Văn học Đông Nam Á, Khoa Văn học và Ngôn Ngữ, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐHQG TP. HCM, tổ chức tháng 10 – 2007.

18. Trần Lý Trai (Thích Phước Đạt) (2008) “Giá trị tư tưởng Thiền học trong bài Phật tâm ca” của Tuệ Trung Thượng sĩ, Tạp chí Hán Nôm, số 1 (86), Hà Nội.


TÀI LIỆU THAM KHẢO I - TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Thích Phước An (1990), “Trần Thái Tông và cuộc lên đường tìm kiếm quê hương vĩnh cửu”, Tập văn Thành đạo, số 16, BVHTƯ - GHPGVN, tr. 60 - 63.

2. Thích Phước An (1992), “Thiền sư Huyền Quang và con đường trầm lặng mùa thu”,

Tạp chí Văn học, số 4, HN, tr. 48-52.

3. Đào Duy Anh (1979), “Chữ Nôm thời Lý - Trần”, Tạp chí Văn học, soá 6, HN, tr. 44 - 48.

4. Lại Nguyên Ân (1997), “Các thể tài chức năng trong văn học trung đại Việt Nam”,

Tạp chí Văn học, soá 1, HN, tr. 56 - 60.

5. Lại Nguyên Ân (1997), “Các thể tài trước thuật và sáng tạo nghệ thuật ở văn học trung đại Việt Nam”, Tạp chí Văn học, soá 4, HN, tr. 31 - 36.

6. Lại Nguyên Ân, (2004), 150 Thuật ngữ văn học, Nxb ÑHQG HN.

7. Andre Bareu, Các bộ phái Phật giáo Tiểu thừa, Pháp Hiền dịch (2003), Nxb Tôn giáo, HN.

8. Bhadantacariya Buddhagosa, Thanh tịnh đạo luận, Thích Nữ Trí Hải chuyển dịch (2001), tập 1, Nxb Tôn giáo, HN.

9. Bhadantacariya Buddhagosa, Thanh tịnh đạo luận, Thích Nữ Trí Hải chuyển dịch (2001), tập 2, Nxb Tôn giáo, HN.

10. Bùi Huy Bích, Hoàng Việt thi văn tuyển, Bản dịch của nhóm Lê Quý Đôn (1957), tập 1, Nxb Văn hoá, HN.

11. Bùi Huy Bích, Hoàng Việt thi văn tuyển, Bản dịch của nhóm Lê Quý Đôn (1957), tập 2, Nxb Văn hoá, HN.

12. Bùi Huy Bích, Hoàng Việt thi văn tuyển, Bản dịch của nhóm Lê Quý Đôn (1957), tập 3, Nxb Văn hoá, HN.

13. Thích Minh Cảnh, chủ biên (2003), Từ điển Phật học Huệ Quang, tập I, Nxb Tổng hợp TP. HCM.

14. Thích Minh Cảnh, chủ biên (2003) Từ điển Phật học Huệ Quang, tập II, Nxb Tổng hợp TP. HCM.


15. Thích Minh Cảnh, chủ biên (2004) Từ điển Phật học Huệ Quang, tập III, Nxb Tổng hợp TP. HCM.

16. Thích Minh Cảnh, chủ biên (2004) Từ điển Phật học Huệ Quang, tập IV, Nxb Tổng hợp TP. HCM.

17. Thích Minh Cảnh, chủ biên (2005) Từ điển Phật học Huệ Quang, tập V, Nxb Tổng hợp TP. HCM.

18. Thích Minh Cảnh, chủ biên (2005) Từ điển Phật học Huệ Quang, tập VI, Nxb Tổng hợp TP. HCM.

19. Thích Minh Cảnh, chủ biên (2005) Từ điển Phật học Huệ Quang, tập VII, Nxb Tổng hợp TP. HCM.

20. Nguyễn Tài Cẩn, Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt (1979), Nxb KHXH, HN.

21. Huyền Chân (1989), “Phật giáo của Trần Thái Tông hay là thử tìm nguyên nhân bổ sung của cuộc chiến thắng đối với quân Nguyên Mông”, Tập văn Vu lan, soá 15, BVHTƯ- GHPGVN, tr. 49 - 52.

22. Thích Minh Châu, So sánh Kinh Trung A Hàm chữ Hán và kinh Trung Bộ, Thích Nữ Trí Hải dịch (1998), Nxb TP. HCM.

23. Thích Minh Châu (2002), Đạo đức Phật giáo, Nxb Tôn giáo, HN.

24. Thích Minh Châu (2002), Hành Thiền, Nxb Tôn giáo, HN.

25. Thích Thiện Châu (1985), “Trần Thái Tông (1218 - 1277)”, Tập văn Báo hiếu Báo ân, soá 3, BVHTƯ - GHPGVN, tr. 11- 12.

26. Chang Chen Chi, Thiền đạo tu tập, Như Hạnh dịch (1972), Nxb Kinh Thi, SG.

27. Minh Chi (1991), “Phật giáo và triều đại Lý Trần”, Tập văn Phật đản, soá 2, BVHTƯ

- GHPGVN, tr. 43 - 47.

28. Minh Chi (1991), “Vài ý kiến góp phần tổng kết Phật giáo đời Trần”, Tập văn Vu Lan, soá 21, BVHTƯ - GHPGVN, tr. 57 - 60.

29. Minh Chi (1998), “Phật giáo Việt Nam hôm nay học tập được gì, tiếp thu được gì, Phật giáo đời Trần”, Tập văn Vu lan, số 42, BVHTƯ - GHPGVN, tr. 30 - 33 và 48.


30. Minh Chi, (2001), Tôn giáo học, phần 1, Lý thuyết Tơn giáo học, Học viện Phật giáo Việt Nam (Lưu hành nội bộ).

31. Minh Chi (2002), “Phật giáo trong đời sống của người Việt”, Tập văn Thành đạo, soá 52, BVHTƯ - GHPGVN, tr. 25 - 27 và 35.

32. Minh Chi (2002), “Quan hệ giữa Nho giáo và Phật giáo ở Việt Nam”, Nguyệt san Giác Ngộ, soá 72, TP. HCM, tr. 31 - 44.

33. Minh Chi (2003), Truyền thống văn hóa Phật giáo Việt Nam, Nxb Tôn giáo, HN.

34. Nguyễn Huệ Chi (1977), “Trần Tung – Một gương mặt lạ trong làng thơ Thiền thời Lý - Trần”, Tạp chí Văn học, soá 4, HN, tr. 116 – 135.

35. Nguyễn Huệ Chi (1978), “Các yếu tố Nho – Phật – Đạo được tiếp thu và chuyển hóa như thế nào trong đời sống tư tưởng và trong văn học thời đại Lý - Trần”, Tạp chí Văn học, soá 6, HN, tr. 67-72.

36. Nguyễn Huệ Chi (1981), “Động” và “tĩnh” của đất nước qua thơ ca các vị vua thi sĩ thời Trần” trong sách Văn học Việt Nam trên những chặng đường chống Trung Quốc xâm lược, Nxb KHXH, HN, tr. 162 - 182.

37. Nguyễn Huệ Chi (1987), “Mãn Giác và bài thơ nổi tiếng của ông”, Tạp chí Văn học,

soá 5, HN, tr. 67-72.

38. Nguyễn Huệ Chi (1990), “Đổi mới nhận thức lịch sử trong nghiên cứu khoa học xã hội nói chung, nghiên cứu văn học cổ nói riêng”, Tạp chí Văn học, soá 6, HN, tr.1 - 9.

39. Nguyễn Huệ Chi (1992), “Con đường giao tiếp của văn học cổ trung đại Việt Nam nhìn trong mối quan hệ khu vực”, Tạp chí Văn học, soá 1, HN, tr. 13 - 23.

40. Nguyễn Huệ Chi (1992), “Hiện tượng hội nhập văn hóa dưới thời Lý -Trần”, Tạp chí Văn học, soá 4, HN, tr. 13 - 21.

41. Nguyễn Huệ Chi (2004), “Hiện tượng hội nhập văn hóa dưới thời Lý - Trần nhìn từ một trung tâm Phật giáo tiêu biểu Quỳnh Lâm”, Nguyệt san Giác Ngộ, soá 97, TP. HCM, tr. 24 - 42.

42. Nguyễn Phương Chi (1982), “Huyền Quang, nhà sư – thi sĩ, Tạp chí Văn học, soá 3, HN, tr. 75 - 78.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/02/2023