Khảo sát truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái - 12

gồm đầy đủ bộ mặt ghê gớm, tàn ác như: vua, quan, dì ghẻ, yêu tinh, hổ ác… Nhóm nhân vật phụ có vai trò quan trọng, xuất hiện đông đảo trong truyện cổ tích. Đó là Xếnh Lầu, ông tiên, Long Vương, Thần Núi, tiên nữ, người thường, các con vật… Nhóm nhân vật phụ không chỉ giúp đỡ, quan tâm mà còn biến ước mơ, khát vọng của người lao động nghèo khổ thành hiện thực.

Từ nội dung về truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái, chúng ta thấy được tư tưởng, tình cảm, thái độ của nhân dân đối với con người trong xã hội. Đó là sự cảm thông sâu sắc đối với những kiếp người bất hạnh trong xã hội. Thông qua các câu chuyện cổ tích thần kỳ, ta thấy được tác giả dân gian Mông muốn bộc lộ triết lý nhân sinh, khát vọng “cái thiện thắng cái ác”, “ở hiền gặp lành”, “chính nghĩa thắng gian tà” một cách sâu sắc. Đây cũng là đặc thù của truyện cổ tích.

3. Nghệ thuật xây dựng truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái có nhiều điểm đặc sắc. Nó thể hiện ở các phương diện: kết cấu tác phẩm, đặc điểm xây dựng nhân vật, xây dựng không gian và thời gian nghệ thuật, dùng các biểu tượng. Truyện có mô hình kết cấu thống nhất với đầy đủ ba phần, mỗi phần đảm nhiệm một nhiệm vụ khác nhau. Một số truyện cổ tích thần kỳ mang có màu sắc của thần thoại. Yếu tố thần kỳ được sử dụng trong mỗi mảng đề tài là khác nhau. Bên cạnh yếu tố thần kỳ, sự miêu tả và cách tổ chức nội dung khéo léo của tác giả dân gian cũng góp phần làm cho nhân vật hiện lên sinh động và ấn tượng. Nhân vật người kể chuyện cũng được xây dựng thành công qua hai kiểu: nhân vật người kể chuyện dùng ngôn ngữ trần thuật thuần túy và nhân vật người kể chuyện sử dụng ngôn ngữ trần thuật xen ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. Bên cạnh đó, truyện cổ tích thần kỳ đã xây dựng thành công không gian và thời gian nghệ thuật với những nét đặc sắc. Việc xây dựng không gian nghệ thuật đặc trưng đã có hiệu quả đắc lực trong việc thể hiện nội dung chủ đề. Thời gian nghệ thuật được xây dựng mang tính phiếm chỉ, mơ hồ. Các biểu tượng trong truyện cổ tích thần kỳ gắn


83

liền với đời sống vật chất và tinh thần của người Mông. Thông qua hệ thống các biểu tượng, ta thấy được truyền thống văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng, phong tục tập quán …của người Mông ở Yên Bái.

Nói tóm lại, qua quá trình khảo sát và nghiên cứu truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái, chúng tôi thấy truyện cổ tích thần kỳ là một tiểu loại của truyện cổ tích. Nó có đóng góp không nhỏ vào kho tàng truyện dân gian Việt Nam. Văn học nói chung, truyện cổ tích thần kỳ nói riêng có quan hệ mật thiết với các yếu tố địa lý, lịch sử, văn hóa… của địa phương. Tuy nhiên cho tới nay, số lượng truyện cổ tích thần kỳ sưu tầm được còn hạn chế. Chính vì vậy mà chúng tôi rất mong muốn các cơ quan chuyên trách của trung ương và địa phương có phương hướng để mở rộng sưu tầm được nhiều nhất truyện dân gian nói chung và truyện cổ tích thần kỳ nói riêng còn tản mạn ở các địa phương và bảo tồn, phát huy giá trị của văn học dân gian trong đời sống tinh thần của nhân dân ta.


84

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.


1. Trần Thị An (1999), Truyện kể dân gian từ góc nhìn hiện đại, Tạp chí Văn học (3), Hà Nội.

Khảo sát truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái - 12

2. Tạ Duy Anh (2006), Vẻ đẹp của nhân vật chính diện trong cổ tích, Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ (9), Hà Nội.

3. Nguyễn Đổng Chi (1964), Nghiên cứu về truyện cổ tích, In trong cuốn “Kho tàng truyện cổ tích” (tập 1), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

4. Nguyễn Đổng Chi (2000), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, (tập 1,2), NXB Giáo dục, Hà Nội.

5. Chu Xuân Diên (1981), Về việc nghiên cứu thi pháp Văn học dân gian, Tạp chí Văn học (5), Hà Nội.

6. Chu Xuân Diên (1989), Truyện cổ tích trong con mắt các nhà khoa học, NXB Đại học Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Chu Xuân Diên (2001), Văn hóa dân gian - mấy vấn đề phương pháp luận và nghiên cứu thể loại, NXB Giáo dục, Hà Nội.

8. Nguyễn Đức Đạt (2010), Phong cách kể truyện cổ tích của Nguyễn Đổng Chi trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn, trường ĐHSP Hà Nội.

9. Nguyễn Tấn Đắc (2006), Mô típ cái duy nhất, Tạp chí Nghiên cứu Văn học (1), Hà Nội.

10. Nguyễn Tấn Đắc (2001), Truyện cổ dân gian đọc bằng tip và môtip, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

11. Cao Huy Đỉnh (1974), Tìm hiểu tiến trình Văn học dân gian Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

12. Hà Minh Đức (2000), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

13. Nguyễn Xuân Đức (2003), Những vấn đề thi pháp Văn học dân gian, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.



85

14. G.N. Pospelov (1985), Dẫn luận nghiên cứu văn học (tập 2), NXB Giáo dục, Hà Nội.

15. Nguyễn Bích Hà (1991), Hình tượng rắn từ thần thoại đến truyện cổ tích, Tạp chí Văn hóa dân gian (1), Hà Nội.

16. Nguyễn Bích Hà (1999), Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ ở Việt Nam và Đông Nam Á, NXB Giáo dục, Hà Nội.

17. Nguyễn Thị Bích Hà (2005), Vận dụng lý thuyết so sánh, tìm hiểu kiểu truyện người em trong truyện cổ tích Việt Nam và Châu Âu, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (4), Hà Nội.

18. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (2011), Từ điển Thuật ngữ Văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

19. Đặng Thị Thu Hà (2005), Kiểu truyện người lấy vật và sự phản ánh chủ đề phong tục trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn, trường ĐHSP Hà Nội.

20. Phùng Thị Phương Hạnh (2011), Khảo sát truyền thuyết các dân tộc lưu hành ở Yên Bái, Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn, trường ĐHSP Hà Thái Nguyên.

21. Phạm Đức Hảo (1996), Suối nước mắt - Tập truyện dân gian các dân tộc vùng Văn Chấn, NXB Văn hóa dân tộc.

22. Kiều Thu Hoạch (2004), Tổng tập Văn học dân gian người Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

23. Kiều Thu Hoạch (2006), Văn học dân gian người Việt - góc nhìn thể loại, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

24. Nguyễn Thị Huế (1997), Người mang lốt - môtíp đặc trưng của kiểu truyện cổ tích về nhân vật xấu xí mà tài ba, Tạp chí Văn học (3), Hà Nội.

25. Nguyễn Việt Hùng (2006), Tính hai mặt của không gian nghệ thuật trong truyện cổ tích, Tạp chí Văn hóa dân gian (1), Hà Nội.

26. Nguyễn Việt Hùng (2011), Sự tích vọng phu và tín ngưỡng thờ đá ở Việt Nam, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.


86

27. Đinh Gia Khánh (1999), Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua truyện Tấm Cám, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

28. Đinh Gia Khánh - chủ biên (2000), Văn học dân gian Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

29. Vũ Ngọc Khánh (1998), Truyện cổ tích trong phát triển, Tạp chí Văn học (3), Hà Nội.

30. Minh Khương (1997), Nàng Nu - truyện cổ dân tộc Mông, NXB Văn hóa dân tộc.

31. Nguyễn Xuân Lạc (1998), Văn học dân gian Việt Nam trong nhà trường, NXB Giáo dục, Hà Nội.

32. Phan Trọng Luận - chủ biên (2002), Ngữ văn 6 (tập 1), NXB Giáo dục, Hà Nội.

33. Phan Trọng Luận - chủ biên (2006), Ngữ văn 10 (tập 1), NXB Giáo dục, Hà Nội.

34. Nguyễn Hiền Lương - chủ biên (2008), Tài liệu Ngữ văn địa phương Trung học cơ sở, Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái.

35. Bùi Huy Mai (2004), Dân tộc và bản sắc văn hóa vùng Văn Chấn - Mường Lò (tập 1), NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

36. Bùi Huy Mai (2009), Dân tộc và bản sắc văn hóa vùng Văn Chấn - Mường Lò (tập 2), NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

37. Phương Lựu (2003), Lý luận Văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

38. Tăng Kim Ngân (1983), Về việc biên soạn từ điển “típ” và “môtíp” trong ngành Folklore thế giới, Tạp chí Văn hóa dân gian (3+4), Hà Nội.

39. Tăng Kim Ngân (1991), Khái niệm cốt truyện và sự phân biệt giữa cốt truyện của tác phẩm văn học thành văn với cốt truyện trong truyện cổ dân gian, Tạp chí Văn hóa dân gian (3), Hà Nội.

40. Tăng Kim Ngân (1994), Cổ tích thần kỳ người Việt – Đặc điểm cấu tạo cốt truyện, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.


87

41. Nguyễn Thị Kim Ngân (2009), Sự dịch chuyển không gian trong truyện cổ tích thần kỳ người Việt, Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn, trường ĐHSP Hà Nội.

42. Trần Đức Ngôn (1990), Một số vấn đề lý luận chung quanh việc nghiên cứu văn bản văn học dân gian, Tạp chí Văn hóa dân gian (3), Hà Nội.

43. Trần Đức Ngôn (1991), Lý thuyết hình thái học của V.Ia.Prop và truyện cổ tích thần kỳ người Việt, Tạp chí Văn hóa dân gian (3), Hà Nội.

44. Trần Đức Ngôn (2000), Những đặc trưng của văn bản Văn học dân gian, In trong cuốn “Góp phần nâng cao chất lượng sưu tầm, nghiên cứu văn hóa văn nghệ dân gian”, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

45. Phan Đăng Nhật (1981), Phương pháp nghiên cứu Văn học dân gian trong hệ thống của các tác phẩm, Tạp chí Văn học (5), Hà Nội.

46. Phan Đăng Nhật (1981), Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, NXB Văn hóa, Hà Nội.

47. Bùi Mạnh Nhị (1985), Tiếp cận văn hóa dân gian địa phương từ đặc trưng của văn học dân gian, (3), Tạp chí Văn học, Hà Nội.

48. Bùi Mạnh Nhị - chủ biên (2003), Văn học Việt Nam - Văn học dân gian, những công trình nghiên cứu, NXB Giáo dục, Hà Nội.

49. Võ Quang Nhơn (1983), Văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

50. E.M.Meletixki (1998), Nhân vật của truyện cổ tích thần kỳ (Nguồn gốc và hình tượng), NXB Văn học Phương Đông, Matxcơva, (Tư liệu thư viện Viện Văn học - Nguyễn Văn Dao, Phan Hồng Giang dịch), Hà Nội.

51. Lò Giàng Páo (1997), Tìm hiểu về văn hóa các dân tộc thiểu số, NXB Văn hóa dân tộc Hà Nội.

52. Lê Trường Phát (2000), Thi pháp Văn học dân gian, NXB Giáo dục, Hà Nội.

53. Nguyễn Hằng Phương (1987), Hình tượng người khổng lồ trong loại hình tự sự dân gian các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc và Tây Bắc Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn, lưu trữ tại trường ĐHSP Hà Nội.


88

54. Đặng Thị Oanh (2006), Giải mã biểu tượng Lanh trong dân ca dân tộc Mông, Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn, trường ĐHSP Hà Nội.

55. Nguyễn Tấn Phát, Bùi Mạnh Nhị (1984), Nhân vật lí tưởng và cốt truyện của truyện cổ tích thần kỳ, In trong cuốn “Văn học Việt Nam - Văn học dân gian, những công trình nghiên cứu”, (2003), NXB Giáo dục, Hà Nội.

56. Lê Trường Phát (1987), Về hiện tượng xen kẽ giữa văn vần và văn xuôi trong truyện kể dân gian, Tạp chí Văn học (4), Hà Nội.

57. Lê Trường Phát (1997), Thi pháp Văn học dân gian, NXB Giáo dục, Hà Nội. Hoàng Phê (2002), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.

58. Nguyễn Văn Quang (2004), Tiền sử và sơ sử Yên Bái, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

59. Hoàng Việt Quân, Lý Kim Hoa (2000), Một số nét đặc trưng các dân tộc tỉnh Yên Bái, Xí nghiệp in Yên Bái.

60. Hoàng Việt Quân (2004), Tìm hiểu dân ca dân tộc Mông, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội

61. Hoàng Việt Quân (2010), Bốn tiên núi Hoàng Liên, NXB Hội nhà văn, Hà Nội

62. Lê Chí Quế (2001), Văn hóa dân gian - Khảo sát và nghiên cứu, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

63. Lê Chí Quế (2001), Văn học dân gian Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

64. Trần Hữu Sơn (1996), Văn hóa Mông, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

65. Trần Hữu Sơn (1997), Văn hóa dân gian Lào Cai, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

66. Chu Thái Sơn (2005), Người H’Mông, NXB Trẻ, Hà Nội.

67. Trần Đình Sử (1997), Dẫn luận Thi pháp học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

68. Trần Đình Sử (2000), Mấy vấn đề thi pháp Văn học Trung đại, NXB Giáo dục, Hà Nội.


89

69. Chu Thị Hà Thanh (1998), Truyện cổ tích thần kỳ với trẻ em, Tạp chí Văn học giáo dục, Hà Nội.

70. Doãn Thanh (1997), Dân ca Mèo, NXB Văn học, Hà Nội.

71. Lê Thị Lệ Thanh (2010), Giải mã văn hóa một số hiện tượng hôn nhân siêu nhiên trong truyện kể dân gian các dân tộc ít người, Luận văn Thạc sĩ khoa học Văn học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

72. Hạng Thị Vân Thanh (2006), Đặc điểm nghệ thuật truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông ở Hà Giang, Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn, trường ĐHSP Thái Nguyên.

73. Lê Bá Thảo (1997), Thiên nhiên Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

74. Hoàng Thị Thủy (2004), Khảo sát dân ca nghi lễ cúng ma dân tộc Mông, Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn, trường ĐHSP Hà Nội.

75. Hoàng Thị Thủy (2005), Nét đặc sắc trong dân ca nghi lễ cúng ma dân tộc H’Mông, Tạp chí Văn hóa dân gian (2), Hà Nội.

76. Đặng Thái Thuyên (1983), Đề tài hôn nhân trong truyện cổ tích thần kỳ Mường, Tạp chí Văn học (5), NXB Hà Nội.

77. Đỗ Bình Trị (1991), Văn học dân gian Việt Nam (tập 1), NXB Giáo dục, Hà Nội.

78. Đỗ Bình Trị (1999), Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian, NXB Giáo dục, Hà Nội.

79. Vũ Anh Tuấn (1984), Suy nghĩ về một số biểu tượng đặc trưng trong truyện cổ miền núi, Tạp chí Văn hóa dân gian (2), Hà Nội.

80. Vũ Anh Tuấn (1991), Tìm hiểu một cặp mẫu kể dân gian miền núi dưới góc độ lợi hình, Tạp chí Văn học (4), NXB Giáo dục, Hà Nội.

81. Vũ Anh Tuấn, Nguyễn Xuân Lạc (1993), Giảng văn Văn học dân gian Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

82. Vũ Anh Tuấn - chủ biên (2012), Giáo trình Văn học dân gian, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.


90

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 20/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí