Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Ninh Bình - 2


DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ


Bảng 1.1 Khả năng đo lường của một số rủi ro 14

Bảng 1.2 Bảng xếp hạng tín dụng theo ý kiến chuyên gia 15

Bảng 2.1. Bảng tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh 44

Bảng 2.2: Tình hình dư nợ tại BIDV Ninh Bình 45

Bảng 2.3. Dư nợ cho vay theo kỳ hạn 46

Bảng 2.4. Dư nợ tín dụng theo ngành nghề 47

Bảng 2.5. Dư nợ tín dụng theo đối tượng khách hang 49

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Bảng 2.6. Dư nợ tín dụng theo tiền tệ 51

Bảng 2.7. Tình hình thu nhập từ hoạt động tín dụng 51

Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Ninh Bình - 2

Bảng 2.8: Bảng tình hình nợ quá hạn, nợ xấu tại BIDV Ninh Bình 53

Bảng 2.9: Bảng tình hình nợ xấu theo ngành nghề tại BIDV Ninh Bình 54

Bảng 2.9: Bảng phân loại nợ 56

Bảng 2.10: Các sai sót liên quan đến quá trình trước khi cho vay 58

Bảng 2.11. Các sai sót liên quan đến quá trình trong khi cho vay 60

Bảng 2.13. Các sai sót trong quá trình sau khi cho vay 62

Bảng 2.14: Bảng tổng hợp các tồn tại và nguyên nhân trong hoạt động tín dụng 65

Bảng 2.15 Bảng thẩm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng tại BIDV Ninh Bình. .. 68 Bảng 3.1: Kế hoạch kinh doanh của BIDV Ninh Bình trong năm 2014 79


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Ninh Bình (BIDV Ninh Bình) là chi nhánh trực thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Trước năm 1992, BIDV Ninh Bình là một phòng giao dịch trực thuộc BIDV Hà Nam Ninh. Đến năm 1992, BIDV Ninh Bình được chính thức trở thành chi nhánh trực thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Ban đầu, BIDV Ninh Bình có nhiệm vụ cấp phát vốn cho vay theo kế hoạch của nhà nước, đến năm 1995 với sự thay đổi chức năng và nhiệm vụ của toàn hệ thống BIDV Ninh Bình đã trở thành ngân hàng thương mại phục vụ chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư và phát triển, xây dựng nền kinh tế, củng cố cơ sở hạ tầng, phục vụ việc mở rộng sản xuất và phát triển kinh doanh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.Từ năm 1995 đến nay BIDV Ninh Bình liên tục phát triển mở rộng hoạt động kinh doanh của mình trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, là một trong ba ngân hàng lớn nhất trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Hiện nay BIDV Ninh Bình đang có 1 trụ sở chính và 3 phòng giao dịch tại Tam Điệp, Gián Khẩu, Đông Ninh Bình với dư nợ cho vay phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của BIDV Ninh Bình ngày càng tăng. Liên tiếp trong các năm BIDV Ninh Bình luôn hoàn thành vượt kế hoạch tín dụng mà BIDV giao. Dư nợ tín dụng hiện nay của Ngân hàng đạt 5.400 tỷ đồng. Với quy mô phát triển không ngừng và tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh như vậy thì công tác quản lý rủi ro là hoạt động sống còn của BIDV Ninh Bình.Việc xác định rõ những nguy cơ tiềm tàng (rủi ro) trong quy trình hoạt động của BIDV Ninh Bình và quản lý hiệu quả rủi ro (tức là thực hiện tốt những kế hoạch ngăn ngừa và khắc phục hậu quả của rủi ro) sẽ giúp cho BIDV Ninh Bình thành công, đạt mục tiêu của kế hoạch đặt ra. Trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, kinh doanh tín dụng mang lại nguồn lợi nhuận chủ yếu. Do đó các rủi ro liên quan đến các hoạt động tín dụng (rủi ro tín dụng) luôn luôn được các ngân hàng thương mại đặt ở mức độ ưu tiên cao nhất. Bởi khi những rủi ro này xảy ra sẽ gây thiệt hại khôn lường, thậm chí làm phá sản ngân hàng. Vì vậy mà tính cấp thiết cần phải có những biệm pháp quản lý rủi ro


đủ mạnh để có thể hạn chế nguy cơ rủi ro tín dụng đang ở mức cao tại BIDV Ninh

Bình.

Do đó, tôi đã chọn đề tài: " Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Ninh Bình" làm đề tài nghiên cứu.

2. Cơ sở khoa học thực tiễn của đề tài.

Thực trạng rủi ro tín dụng tại BIDV Ninh Bình hiện đang ở mức cao. Công tác quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV Ninh Bình chưa xây dựng được kế hoạch khả thi trong việc phòng ngừa rủi ro và khắc phục hậu quả nếu rủi ro xảy ra. Vì vậy cần phải nghiên cứu và đưa ra được các giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng tại BIDV Ninh Bình.

Cơ sở khoa học của đề tài sẽ kế thừa lý thuyết chuẩn mực và cập nhật về rủi ro và quản lý rủi ro (Nguồn: Risk management in banking (second editon), Joel Bessis) và quy trình tín dụng đang được áp dụng tại các ngân hàng thương mại để từ đó xây dựng mô hình lý thuyết về rủi ro tín dụng gắn chặt với các hoạt động tuần tự của quy trình tín dụng đang được sử dụng tại các ngân hàng thương mại hiện nay mà cụ thể là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Ninh Bình.

Cơ sở thực tiễn của đề tài là những số liệu thực tế qua nhiều năm được tham chiếu từ các báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Ninh Bình (Gồm các loại báo cáo tài chính và các báo cáo quản trị v.v.)

3. Mục tiêu nghiên cứu

- Làm rõ và góp phần hoàn thiện các lý luận về rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại.

- Tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại một ngân hàng thương mại Việt Nam (nghiên cứu tình huống Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Ninh Bình).

- Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng rủi ro tín dụng để đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro trong điều kiện chấp nhận được tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Ninh Bình.


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Lý thuyết về rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại và thực trạng rủi ro tín dụng tại BIDV Ninh Bình.

- Phạm vi nghiên cứu: Tình hình rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư

và Phát triển Ninh Bình trong giai đoạn 2011 – 2013.

5. Phương pháp nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là khảo sát thực tế; so sánh với mô hình lý thuyết; phân tích định lượng, định tính; thống kê...nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục đích đặt ra trong luận văn.

6. Kết cấu luận văn.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục nội dung luận văn được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về rủi ro và quản lý rủi ro áp dụng cho hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại

Chương 2: Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng và công tác quản lý rủi ro

tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Ninh Bình.

Chương 3: Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Ninh Bình.


CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO VÀ QUẢN LÝ RỦI RO ÁP DỤNG

CHO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


1.1. Lý luận chung về rủi ro và quản lý rủi ro.

1.1.1. Khái niệm rủi ro.

Bàn về khái niệm rủi ro: Cho đến nay chưa có được định nghĩa thống nhất về rủi ro. Những trường phái khác nhau, các tác giả khác nhau đưa ra những định nghĩa rủi ro khác nhau. Những định nghĩa này rất phong phú và đa dạng, nhưng tập trung lại có thể chia thành hai trường phái lớn:

- Theo trường phái truyền thống, rủi ro được xem là sự không may mắn, sự tổn thất mất mát, nguy hiểm. Nó được xem là điều không lành, điều không tốt, bất ngờ xảy đến. Đó là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến. Rủi ro còn được hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp.Tóm lại, theo quan điểm này thì rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người.

- Theo trường phái hiện đại, rủi ro (risk) là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến những tổn thất mất mát cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội. Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho tương lai.

Rủi ro phụ thuộc vào ngữ cảnh, nếu con người không có khái niệm hoặc không liên quan đến thì họ không có rủi ro. Ví dụ trời mưa sẽ là rủi ro với người đi đường nhưng người ở trong phòng đóng kín cửa, không bị ảnh hưởng thì không có rủi ro. Rủi ro bao gồm 3 yếu tố: xác suất xảy ra (Probability), khả năng ảnh hưởng đến đối tượng (Impacts on objectives) và thời lượng ảnh hưởng (Duration). Bản


chất rủi ro là sự không chắc chắn (uncertainty), nếu chắc chắc (xác suất bằng 0% hoặc 100%) thì không gọi là rủi ro.

1.1.2. Phân loại rủi ro.

Có rất nhiều tiêu chí để phân loại rủi ro. Tuy nhiên, thông thường người ta

phân loại theo 5 tiêu chí sau: (Tạp chí ngân hàng, số 17, năm 2007)

a. Phân loại theo bản chất.

Bao gồm các rủi ro tự nhiên, các rủi ro về công nghệ và tổ chức, các rủi ro về kinh tế - tài chính cấp vi mô và vĩ mô, các rủi ro về chính trị - xã hội, các rủi ro về thông tin khi ra quyết định dự án đầu tư:

- Rủi ro do môi trường thiên nhiên: Đây là nhóm rủi ro do các hiện tượng thiên nhiên như: động đất, núi lửa, bão, lũ lụt, song thần,…gây ra. Những rủi ro này thường dẫn đến những thiệt hại to lớn về người và của, làm cho doanh nghiệp bị tổn thất nặng nề.

- Rủi ro do môi trường văn hóa: Là những rủi ro do sự thiếu hiểu biết về phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lối sống, nghệ thuật, đạo đức,…của dân tộc khác dẫn đến cách hành xử không phù hợp, gây ra những thiệt hại, mất mát, mất cơ hội kinh doanh.

- Rủi ro do môi trường xã hội: Sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, hành vi của con người, cấu trúc xã hội, các định chế, … là một nguồn rủi ro quan trọng. Nếu không nắm được điều này sẽ có thể phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề.

- Rủi ro do môi trường chính trị: Môi trường chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến bầu không khí kinh doanh. Môi trường chính trị ổn định sẽ giảm thiểu rất nhiều rủi ro cho doanh nghiệp. Trong kinh doanh quốc tế, ảnh hưởng của môi trường chính trị lại càng lớn. Chỉ những người biết nghiên cứu kỹ, nắm vững và có những chiến lược, sách lược thích hợp với môi trường chính trị không chỉ ở nước mình, mà còn ở nước đến kinh doanh mới có thể gặt hái thành công.

- Rủi ro do môi trường luật pháp: Rất nhiều rủi ro phát sinh từ hệ thống luật pháp. Luật pháp đề ra các chuẩn mực mọi người phải thực hiện và các biện pháp trừng phạt những ai vi phạm. Luật pháp bảo đảm sự công bằng cho các doanh


nghiệp, chống lại sự cạnh tranh không lành mạnh. Xã hội luôn phát triển, nếu các chuẩn mực luật pháp không phù hợp với bước tiến của xã hội thì sẽ gây ra nhiều rủi ro. Ngược lại, nếu luật pháp thay đổi quá nhiều, quá thường xuyên, không ổn định, cũng gây ra những khó khăn rất lớn. Khi các tổ chức, cá nhân không nắm vững thay đổi của luật pháp, không theo kịp chuẩn mực mới chắc chắn sẽ gặp phải rủi ro.

- Rủi ro do môi trường kinh tế: Mọi hiện tượng diễn ra trong môi trường kinh tế như: tốc độ phát triển kinh tế, khủng hoảng, suy thoái kinh tế, lạm phát,…đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp, gây ra những rủi ro, bất ổn.

- Rủi ro do môi trường hoạt động của tổ chức: Hoạt động của mọi tổ chức có thể phát sinh rất nhiều rủi ro. Rủi ro có thể phát sinh ở mọi lĩnh vực như: công nghệ, tổ chức bộ máy, văn hóa tổ chức, tuyển dụng, đãi ngộ nhân viên, quan hệ với khách hàng (cả nhà cung cấp - đầu vào lẫn người tiêu thụ - đầu ra), đối thủ cạnh tranh, tâm lý của người lãnh đạo… Rủi ro do môi trường hoạt động của tổ chức có thể xuất hiện dưới rất nhiều dạng như: thiếu thông tin hoặc có những thông tin không chính xác dẫn đến bị lừa đảo,…

- Rủi ro do nhận thức của con người: môi trường nhận thức là nguồn rủi ro đầy thách thức. Một khi nhận diện và phân tích không đúng, tất yếu sẽ đưa ra kết luận sai.Nếu nhận thức và thực tế hoàn toàn khác nhau thì rủi ro sẽ vô cùng lớn.

b. Phân loại theo yếu tố chủ quan và khách quan.

Bao gồm các rủi ro khách quan thuần túy, rủi ro chủ quan của người ra quyết

định:

- Rủi ro khách quan thuần túy: là loại rủi ro mà nếu xảy ra thì chỉ có thể dẫn

đến tổn thất mà không có cơ hội kiếm lời. Ví dụ: lụt bão, sóng thần, hỏa hoạn, động đất, khủng hoảng kinh tế, đầu tư sai lầm, …

- Rủi ro chủ quan của người ra quyết định: còn gọi là rủi ro suy tính hay rủi ro đầu cơ, tồn tại cơ hội kiếm lời cũng như nguy cơ tổn thất. Đây là loại rủi ro gắn liền với khả năng thành bại trong hoạt động đầu tư, kinh doanh và đầu cơ, ví dụ mua cổ phiếu: khoản đầu tư này có thể lãi, hòa hoặc lỗ vốn.


c. Phân loại rủi ro theo nơi phát sinh.

Bao gồm các rủi ro do bản thân dự án gây ra, các rủi ro xảy ra bên ngoài

(môi trường) và tác động xấu đến dự án.

d. Phân loại theo mức độ khống chế rủi ro.

Bao gồm các rủi ro không thể khống chế được (rủi ro bất khả kháng) và các rủi ro có thể khống chế được:

- Rủi ro không thể khống chế được: Yếu tố khách quan xảy ra ngoài ý muốn của con người và không thể lường trước hay kiểm soát được. Đây thường là những nguyên nhân xảy ra từ môi trường tự nhiên như: động đất, cháy nổ, gió mưa, bão lụt, hạn hán,…; rủi ro khủng hoảng kinh tế hoặc có nguồn gốc từ chính sách kinh tế và điều hành vĩ mô của chính phủ. Vì vậy, chúng rất khó kiểm soát và thường khó khống chế.Biện pháp chống đỡ phụ thuộc vào khả năng dự báo và sự thích nghi của doanh nghiệp.Loại rủi ro này thường rất đa dạng phức tạp và khó dự báo trước.

- Rủi ro có thể khống chế được: là loại rủi ro do hành vi trực tiếp của con người hoặc từ các tổ chức kinh doanh. Ví dụ, hệ thống pháp luật luôn thay đổi, thể chế chính trị không ổn định, quyết định một chính sách quản lý vĩ mô lệch hướng.

e. Phân loại theo giai đoạn đầu tư.

Bao gồm rủi ro giai đoạn chuẩn bị đầu tư (chủ yếu do ra quyết định), rủi ro

giai đoạn thực hiện đầu tư và rủi ro giai đoạn khai thác dự án.

Vì rủi ro không thể đoán trước được và thường gây hậu quả không tích cực cho con người vì vậy người ta sẽ cố gắng để phân loại chi tiết nguyên nhân và nguồn gốc của rủi ro để từ đó xây dựng, lập kế hoạch chi tiết để hạn chế và kiểm soát chúng, gọi là quá trình quản lý rủi ro.

1.1.3. Quản lý rủi ro.

1.1.3.1. Khái niệm về quản lý rủi ro.

Quản lý rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro, đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/04/2023