Tần Suất Xuất Hiện Của Các Từ Trong Vốn Từ Biểu Đạt


khác biệt lớn về sự xuất hiện của các từ trong VTcủa trẻ, có những từ xuất hiện với tần số lớn, tất cả các trẻ đều hiểu nhưng ngược lại có những từ xuất hiện với tần số ít, nghĩa là rất ít trẻ hiểu được từ này. Cụ thể như sau:

Có 9/40 từ tất cả các trẻ đều hiểu được (x.bảng 2.13). Có thể thấy, những từ trên là những từ gần gũi với trẻ, trẻ tiếp xúc thường xuyên nên dễ nhận biết hơn các từ khác.

Có 9/40 từ xuất hiện với tần suất cao, trên 75% trẻ hiểu là các từ: con khỉ (99,17%), trái chanh/quả chanh (86.67%), quần (99,17%), con trai (85,00%), lá/cái lá (84,17%), lỗ tai (85.00%), con gấu (93,33%), cái muỗng/ cái thìa (99,17%), nón/cái mũ (97.50%). Các từ trên cũng là các từ gắn với các đối tượng, hiện tượng mà trẻ dễ tiếp xúc (trực tiếp hoặc qua tranh ảnh, ti vi) nhưng không phải là các đối tượng, hiện tượng gần gũi với trẻ. Trong tư liệu của chúng tôi xét về giới tính bao gồm cả bé trai và bé gái. Xét về khu vực các bé này thuộc cả hai khu vực nông thôn và thành phố.

Có 9/40 từ xuất hiện với tần suất 50% - 75% trẻ hiểu là các từ: Bác sĩ (50.83%), chìa khóa (60,00%), con gà (63,33%), con cọp/con hổ (66,67%), con gái

(66,67%), gương (68,89%), gối/ cái gối (65,83%), con cua (65,003%), trái chuối/quả chuối (65,83%). Kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy trẻ hiểu các từ trên, xét về giới tính, đa số là bé gái; xét về khu vực đa số là khu vực thành phố.

Có 5/40 từ xuất hiện với tần suất 25% - 50% trẻ hiểu là các từ: Hộp/cái hộp (31,67%), vua/ông vua (28.33%), xương (35,83%), trái cam/quả cam (25,83%). Kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy trẻ hiểu các từ trên, xét về giới tính, đa số là bé gái; xét về khu vực đa số là khu vực thành phố.

Có 8/40 từ xuất hiện với tần suất thấp, dưới 25% trẻ hiểu là các từ: Quyển sách (15.00%), Lá cờ (22,50%), đường/ con đường (8.33%), tóc/ mái tóc (5.83%),

mây (24,17%), tô/bát (24,17%), con thỏ (10,83%), bánh mì (4,17%%). Kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy trẻ hiểu các từ trên, xét về giới tính, đa số là bé gái; xét về khu vực đa số là khu vực thành phố.

Tần suất xuất hiện của các từ trong VT biểu đạt được thống kê trong bảng 2.14:


Bảng 2.14: Tần suất xuất hiện của các từ trong vốn từ biểu đạt



Nhóm từ

Số lượng từ


Ghi chú


Tất cả các trẻ nói được


31/80

tay/ bàn tay; nhà/ ngôi nhà; cây/ cái cây; ghế/ cái ghế; (con) ngựa; (con) chó; hoa/ bông hoa; xe/tàu lửa/ tàu điện; đĩa/ dìa; bánh/xe; đồng hồ; (con) ruồi; mắt kính; (quả) táo; (con) chuột; vớ/tất; dù/ ô/ cái ô; (con) kiến; (con) nhện; lái/ chạy; cắt; cười; khóc; nấu/ chiên/ rán; hôn/ thơm; quét; tuột/ trượt/ xuống; đánh; quỳ; sủa/ kêu; tưới.

Trên 75% trẻ nói được


9/80

Giường, nói chuyện, ngồi, chụp/ bắt, váy/ cái váy, con rắn, con bướm, ngửi, gửi/đưa thư.

50% → ≤ 75%

trẻ nói được


3/80

cây nến, quạt, đứng

25% → < 50%

trẻ nói được


7/80

Cửa sổ, hình, tim, núi, nến, sơn, đốt.


Dưới 25% trẻ nói được


21/80

Giấy, nghĩ, coi/xem, thuyền/tàu, con dao, bánh ngọt, ngửi, nút/cúc/khuy (áo), râu, nhìn, bò, nghe, chỉ, trốn, bơi, vẫy/ quắc tay/ chào, cân, chảy, sợ/ hù, uốn/cuốn, chìm.

Không trẻ nào nói được


9/80

té/ngã/rớt, cầu, lắc/rung, trèo/leo, thổi, lọ muối, khoai (tây/lang), ma/con ma, sấy

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 211 trang tài liệu này.

Tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi - 11

Bảng 2.14 cho thấy, mức độ phát triển VTbiểu đạt của trẻ MG 3 – 4 tuổi còn thấp. Mặc dù, một số ít trẻ có VTbiểu đạt phong phú, song vẫn còn nhiều trẻ VTcòn nghèo nàn. Những trẻ có số lượng từ ít, thường gặp khó khăn về biểu đạt. Tuy nhiên, có nhiều trẻ đã có VTvựng nhất định, nhưng việc diễn đạt, cách dùng từ ngữ vào ngữ cảnh giao tiếp còn hạn chế. Thực tế, trong quá trình quan sát hoạt động dạy học của GV, chúng tôi thấy, GV thường đưa ra nhiệm vụ nhận thức cho trẻ thực hiện, GV chỉ hỏi và trẻ chỉ việc trả lời theo nên trẻ ít có cơ hội để được chia sẻ, trao đổi, trò chuyện, khám phá những hiểu biết về thế giới xung quanh trẻ. Do đó, mức độ PTVT của trẻ MG 3-4 tuổi chưa cao. Có sự khác biệt lớn về sự xuất hiện của


các từ trong VTbiểu đạt của trẻ, có những từ xuất hiện với tần số lớn, có những từ xuất hiện với tần số ít. Giống như VTtiếp nhận, trong VTbiểu đạt, từ tất cả các trẻ đều nói được và từ xuất hiện với tần số cao là những từ chỉ những đối tượng gần gũi với trẻ, trẻ tiếp xúc thường xuyên nên dễ nhận biết hơn các từ khác. Từ xuất hiện với tần số trung bình hoặc thấp là những từ chỉ các đối tượng, hiện tượng không gần gũi với trẻ. Cụ thể như sau:

Có 31/80 từ tất cả các trẻ đều nói được (bảng 2.14), trong đó, 19/36 danh từ; 17/36 động từ.

Có 9/80 từ xuất hiện với tần suất cao, trên 75% trẻ nói được là các từ: giường

(70.00%), nói chuyện (85,83), ngồi (87,78%), chụp/ bắt (76,67%), váy/ cái váy

(99,17%), con rắn (90,83%), con bướm (90,83%), ngửi (75,00%), gửi/đưa thư (75,83%).Các từ trên cũng là các từ gọi tên với các đối tượng, hiện tượng mà trẻ dễ tiếp xúc (trực tiếp hoặc gián tiếp) nhưng không phải là các đối tượng, hiện tượng gần gũi với trẻ. Trong tư liệu của chúng tôi xét về giới tính bao gồm cả bé trai và bé gái. Xét về khu vực các bé này thuộc cả hai khu vực nông thôn và thành phố.

Có 3/80 từ xuất hiện với tần suất 50% - 75% trẻ nói được là các từ: cây nến (50.00%), quạt (70,00%), đứng (73,33%), Kết quả này, xét về giới tính, đa số là bé gái; xét về khu vực đa số là khu vực thành phố.

Có 7/80 từ xuất hiện với tần suất 25% -50% trẻ nói được là các từ: Cửa sổ (28,33%), hình (21.67%), tim (21,67%), núi (20,83%), nến (47.50), sơn (26,67%),

đốt (37,50%). Kết quả này, xét về giới tính, đa số là bé gái; xét về khu vực đa số là khu vực thành phố.

Có 21/80 từ xuất hiện với tần suất thấp, dưới 25% trẻ hiểu là các từ: Giấy (13,33%), nghĩ (2,50%), coi/xem (18,89%), thuyền/tàu (6,67%), con dao (15.00%),

bánh ngọt (12,50%), ngửi (1,11%), nút/cúc/khuy (áo) (0,83%), râu (1,67%), nhìn

(7,50%), bò (11,11%), nghe (0,83%), chỉ (1,67%), trốn (0,83%), bơi (1,67%2), vẫy/

quắc tay/ chào (1,67%), cân (17,50%), chảy (6,67%), sợ/hù (9.17%), uốn (9,17%), chìm (8,33%). Kết quả này, xét về giới tính, đa số là bé gái; xét về khu vực đa số là khu vực thành phố.

Có 9/80 từ không trẻ nào nói được là các từ: té/ngã/rớt, cầu, lắc/rung, trèo/leo, thổi, lọ muối, khoai (tây/lang), ma/con ma, bơi/lội, sấy.


Xét về mặt giới tính và khu vực, không có sự khác biệt nhiều trong tần suất xuất hiện VTbiểu đạt của trẻ.

Như vậy, nhìn chung VTtiếp nhận và vốn từ biểu đạt không có nhiều sự khác biệt về mặt giới tính và khu vực.

* Đánh giá chung về thực trạng tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 – 4 tuổi ở trường mầm non

Ưu điểm

- Về phía GV:

+ Đa số GV đã nhận thức được mức độ cần thiết, mục tiêu, nhiệm vụ PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi.

+ GV đã biết lồng ghép mục tiêu PTVT cho trẻ MG 3 – 4 tuổi khi tổ chức hoạt động KPKH.

+ GV đã biết sử dụng một số biện pháp trong tổ chức các hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3-4 tuổi như là Tổ chức hoạt động trải nghiệm gắn với từng chủ đề khám phá; Tăng cường cho trẻ quan sát đối tượng kết hợp với sử dụng câu hỏi mở; Sử dụng trò chơi PTVT…

+ GV biết cách tổ chức các hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ thông qua các hình thức hoạt động khác nhau.

- Về phía trẻ: Trẻ thích thú và có nhu cầu được tìm tòi, khám phá, tham gia các hoạt động KPKH.

- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu: Bước đầu đã có những cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu, để GV sử dụng khi tổ chức hoạt động KPKH.

Hạn chế

- Về phía GV:

+ Một số GV chưa nhận thức đầy đủ về nhiệm vụ, bản chất, ý nghĩa PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi

+ Một số GV chưa linh hoạt khi lồng ghép mục tiêu PTVT cho trẻ trong các hoạt động dạy học.

- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu học liệu:

+ Chưa có nhiều tài liệu hướng dẫn tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ.


+ Thiếu một số đồ chơi, đồ dùng, trang thiết bị để tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ.

Nguyên nhân thực trạng

* Về phía GV: - Việc tổ chức các hoạt động giáo dục của GV còn mang nặng tính hình thức, lý thuyết, chưa có tính linh hoạt và sáng tạo.

- GV gặp nhiều khó khăn khi chú ý đến việc PTVT cho từng trẻ do số lượng trong lớp trẻ đông; GV phải chuẩn bị và tổ chức nhiều hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ trong ngày. Ở nhiều trường, mục tiêu đối với trẻ MG 3 - 4 tuổi nhiều khi chỉ là bảo đảm sức khỏe cho trẻ. Vì thế nhiều GV nhiều trường chú trọng ăn uống vệ sinh cho trẻ nhiều hơn là các hoạt động nhằm PTVT cho trẻ.

- GV thiếu những biện pháp cụ thể, thiết thực, phù hợp đi sâu vào việc PTVT. Các hoạt động KPKH cho trẻ chưa thực sự phong phú, nhiều hoạt động mang tính dập khuôn. Vì vậy, các GV dù nhận thức được vai trò của hoạt động KPKH với PTVT của trẻ nhưng vẫn không muốn thực hiện hoặc khi thực hiện thì chưa khai khác hết hiệu quả của hoạt động KPKH đối với sự phát triển ngôn ngữ nói chung và PTVT nói riêng.

*Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu học liệu

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, tài liệu tham khảo về tổ chức hoạt động KPKH còn thiếu thốn. Việc tổ chức, sắp xếp bố trí các đồ dùng này còn nhiều bất cập, chưa tạo môi trường phù hợp kích thích trẻ tìm tòi, khám phá, học tập nhằm PTVT.

- Một số lớp có số lượng trẻ quá đông;

- Thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa trường mầm non và gia đình trong việc tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3-4 tuổi.


Kết luận chương 2

1. Qua nghiên cứu thực trạng tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi, chúng tôi thấy đa số GVMN đã nhận thức được sự cần thiết phải PTVT cho trẻ. Mặc dù GV đã nhận ra cơ hội PTVT của hoạt động KPKH nhưng lại chưa chỉ ra được cụ thể những cơ hội đó là gì. GV cũng khẳng định việc tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quan trọng nhất là năng lực sư phạm của GV.

2. Kết quả khảo sát cho thấy, VT tiếp nhận và VT biểu đạt của trẻ chưa cao, tần suất xuất hiện các từ trong VT tiếp nhận và VT biểu đạt chưa đồng đều. Trẻ có VT tiếp nhận tốt hơn VT biểu đạt. Trẻ thành phố có VT cao hơn trẻ nông thôn.

3. Những hạn chế trong thực trạng tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ là: GV chưa linh hoạt khi tổ chức hoạt động KPKH; chưa khai thác được ưu thế của hoạt động KPKH đối với việc PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi. Các hạn chế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: GV chưa xác định đúng mục tiêu PTVT cho trẻ; chưa tạo nhiều cơ hội cho trẻ được trực tiếp tham gia các hoạt động KPKH; còn thiếu kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi…

Kết quả nghiên cứu thực trạng là cơ sở quan trọng để chúng tôi đề xuất các biện pháp tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi ở Chương 3.


CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ 3 - 4 TUỔI


3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp

3.1.1. Đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục chung và mục tiêu phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi

Các biện pháp được đề xuất phải góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non nói chung và mục tiêu PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi nói riêng. Các mục tiêu này phải được hoàn thành đồng thời, thể hiện rõ mối quan hệ biện chứng với nhau. Trong quá trình tổ chức hoạt động KPKH cho trẻ, GV không chỉ hướng đến mục tiêu phát triển nhận thức mà còn hướng đến phát triển VT. Đối với mỗi nội dung giáo dục, GV lựa chọn các hoạt động phù hợp với trẻ MG 3 - 4 tuổi để có thể khai thác tối đa kinh nghiệm của trẻ nhằm PTVT và hướng đến phát triển toàn diện cho trẻ.

3.1.2. Đảm bảo phù hợp với đặc điểm trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi

Xây dựng biện pháp KPKH nhằm PTVT cho trẻ phải dựa trên đặc điểm phát triển tâm, sinh lý của trẻ giai đoạn MG 3 - 4 tuổi, đặc biệt phải phù hợp với đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ. Ngoài ra, trong quá trình tổ chức hoạt động, GV cũng sử dụng cách tiếp cận cá biệt hoá để điều chỉnh cách thức tổ chức sao cho phù hợp với khả năng, đặc điểm của mỗi trẻ.

3.1.3. Đảm bảo phát huy tính tích cực của trẻ trong hoạt động khám phá khoa học, tăng cường trải nghiệm để phát triển vốn từ

GV cần coi trọng nguyên tắc “lấy trẻ làm trung tâm”, trẻ là chủ thể tích cực trong mọi hoạt động KPKH. Khi xây dựng các biện pháp PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi thông qua hoạt động KPKH, nhà giáo dục cần dựa vào nguyện vọng, sáng kiến của trẻ, không áp đặt mà luôn để cho trẻ có cơ hội được lựa chọn, khám phá, trải nghiệm. Chỉ trong quá trình trải nghiệm, hoạt động tích cực, thì trẻ mới có hứng thú chiếm lĩnh tri thức, phát huy được năng lực, phẩm chất cả nhân và PTVT. Khi trẻ có nhiều cơ hội được trải nghiệm, thực hành và sử dụng từ vựng trong nhiều tình huống khác nhau,


đặc biệt là trải nghiệm thực tế khám phá các sự vật, hiện tượng tự nhiên và xã hội, vốn từ của trẻ được hình thành, củng cố và phát triển. Để bảo đảm nguyên tắc này, GV phải là người khơi dậy tiềm năng vốn có của trẻ, định hướng, tạo điều kiện thuận lợi để trẻ có cơ hội được thể hiện bản thân, được thực hành trải nghiệm KPKH qua các hoạt động trong và ngoài giờ học.

3.1.4. Đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn

Các biện pháp xây dựng và cách thức tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ phải xuất phát từ điều kiện thực tiễn của trường mầm non và của địa phương. GV cần nghiên cứu, tìm hiểu về tự nhiên, xã hội, văn hoá, phong tục, truyền thống,… của địa phương, từ đó lên kế hoạch tổ chức thực hiện biện pháp cho phù hợp và đạt hiệu quả cao. Biện pháp đề xuất cần tuân theo Chương trình GDMN của Bộ Giáo dục vàĐào tạo nhưng đồng thời phải vận dụng trong điều kiện, hoàn cảnh đặc thù ở địa phương.

3.1.5. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Các biện pháp đưa ra có tính kế thừa, giai đoạn trước làm tiền đề cho giai đoạn sau. Xác định vốn từ của trẻ ở từng giai đoạn, củng cố từ đã học, kế thừa cách thức triển khai và chủ đề đã học, hướng trẻ phát triển vốn từ ở mức cao hơn. Đồng thời phát huy những mặt tích cực trong tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi. Ở trường mầm non có những yếu tố mới xuất hiện dưới ảnh hưởng của việc tiếp cận với các phương pháp giáo dục hiện đại nên các biện pháp giáo dục cần phải đáp ứng những thay đổi đó và có tính phát triển.

3.2. Đề xuất biện pháp tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi

3.2.1. Biện pháp 1: Thiết kế hoạt động khám phá khoa học dựa trên mục tiêu phát triển vốn từ và tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm ngôn ngữ

3.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa

Thiết kế hoạt động KPKH dựa trên mục tiêu PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi là xây dựng các hoạt động KPKH có tích hợp PTVT phù hợp với lứa tuổi vànội dung Chương trình giáo dục mầm non, giúp trẻ không chỉ nhận thức về thế giới xung quanh mà còn có nhiều cơ hội để PTVT.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/02/2023