này chúng tôi được biết, Hiệu trưởng nhà trường rất chủ động bám sát văn bản chỉ đạo của Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT nên đã triển khai kịp thời các hoạt động dạy học môn ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
Những nội dung đạt mức điểm đánh giá trung bình: nội dung 4 “Nội dung Ngữ điệu bao gồm: Truyện và văn xuôi; Thơ và văn vần; Kịch; Ký; Văn bản nghị luận; Văn bản thông tin”; nội dung 5 “Kỹ năng về kỹ thuật đọc, đọc hiểu”, nội dung 6 “Kỹ năng về kỹ thuật viết, cách viết câu, đoạn, văn bản”; nội dung 7 “Kỹ năng nói “, nội dung 8 “Kỹ năng nói” (với lần lượt = 2,31; = 2,21; = 2,32; = 2,06; = 2,33). Khi tìm hiểu nguyên nhân từ phía Hiệu trưởng, qua trò chuyện với GV chúng tôi được biết “Nội dung dạy học theo hướng liên môn, tích hợp, lồng ghép chỉ là nội dung phụ nên còn ít đầu tư, bên cạnh đó là tâm lý ngại mới, sợ không đúng” (Cô Đào Thúy M, THCS Hải Tiến).
Để khảo sát ý kiến của HS về hiệu quả của dạy học môn Ngữ văn, chúng tôi tiếp tục sử dụng câu hỏi số 1 (phụ lục 3), kết quả ở bảng 2.4:
Bảng 2.4: Tự đánh giá của HS về mức độ hứng thú đối với nội dung học tập môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới
Nội dung | Rất hứng thú | Hứng thú | Không hứng thú | Tổng điểm | Xếp hạng | |||||
Số lượng | % | Số lượng | % | Số lượng | % | |||||
1 | Kiến thức chung về môn ngữ văn | 103 | 64,38 | 40 | 25,00 | 17 | 10,63 | 406 | 2,54 | 1 |
2 | Kiến thức tích hợp từ các môn học liên quan | 100 | 62,50 | 32 | 20,00 | 28 | 17,50 | 392 | 2,45 | 2 |
3 | Nội dung cụ thể về Ngữ âm và chữ viết; Từ vựng; Ngữ pháp; Hoạt động giao tiếp; Sự phát triển của ngôn ngữ và các biến thể ngôn ngữ | 96 | 60,00 | 32 | 20,00 | 32 | 20,00 | 384 | 2,40 | 3 |
4 | Nội dung Ngữ điệu bao gồm: Truyện và văn xuôi; Thơ và văn vần; Kịch; Ký; Văn bản nghị luận; Văn bản thông tin | 85 | 53,13 | 40 | 25,00 | 35 | 21,88 | 370 | 2,31 | 5 |
5 | Kỹ năng về kỹ thuật đọc, đọc hiểu | 80 | 50,00 | 32 | 20,00 | 48 | 30,00 | 352 | 2,20 | 7 |
6 | Kỹ năng về kỹ thuật viết, cách viết câu, đoạn, văn bản | 83 | 51,88 | 32 | 20,00 | 45 | 28,13 | 358 | 2,24 | 6 |
7 | Kỹ năng nói | 81 | 50,63 | 24 | 15,00 | 55 | 34,38 | 346 | 2,16 | 8 |
8 | Kỹ năng nghe | 86 | 53,75 | 40 | 25,00 | 34 | 21,25 | 372 | 2,33 | 4 |
2,33 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Học Tập Môn Ngữ Văn Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới Ở Trường Thcs
- Quản Lý Phương Pháp, Phương Tiện Và Các Hình Thức Tổ Chức Dạy Học
- Vài Nét Về Tình Hình Kinh Tế - Xã Hội, Giáo Dục Đào Tạo Ở Địa Phương
- Đánh Giá Của Các Khách Thể Điều Tra Về Quản Lý Nội Dung, Kế Hoạch Dạy Học Môn Ngữ Văn Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới
- Quản Lý Việc Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Học Sinh Trong Dạy Học Môn Ngữ Văn Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới Ở Các Trường Thcs
- Các Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Ngữ Văn Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới Ở Các Trường Thcs Thành Phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
Nhận xét bảng 2.4: Bảng 2.4 cho thấy:
- Tự đánh giá của HS về nội dung trong toàn bảng đạt mức trung bình
= 2,33), điều này cho thấy HS chưa có hứng thú cao với môn học ngữ văn trong nhà trường.
- Tuy nhiên các nội dung cụ thể thì thấy mức điểm đánh giá cho mỗi nội dung khác nhau có mức điểm đánh giá khác nhau:
Những nội dung đạt mức điểm đánh giá cao: nội dung 1 “Kiến thức chung về môn ngữ văn”; nội dung 2 “Kiến thức tích hợp từ các môn học liên quan”, nội dung 3 “Nội dung cụ thể về Ngữ âm và chữ viết; Từ vựng; Ngữ pháp; Hoạt động giao tiếp; Sự phát triển của ngôn ngữ và các biến thể ngôn ngữ “ (với lần lượt = 2,54; = 2,45; = 2,40) nội dung này được đánh giá là rất hứng thú, qua khảo sát thực tiễn chúng tôi thấy là, ở các nội dung này GV rất quan tâm đến vấn đề đổi mới phương pháp, sử dụng nhiều phương tiện dạy học nên kích thích được tính tích cực của HS do đó mà HS cảm thấy hài lòng hứng thú.
Những nội dung đạt mức điểm đánh giá trung bình: nội dung 4 “Nội dung Ngữ điệu bao gồm: Truyện và văn xuôi; Thơ và văn vần; Kịch; Ký; Văn bản nghị luận; Văn bản thông tin”; nội dung 5 “Kỹ năng về kỹ thuật đọc, đọc hiểu”, nội dung 6 “Kỹ năng về kỹ thuật viết, cách viết câu, đoạn, văn bản”; nội dung 7 “Kỹ năng nói “, nội dung 8 “Kỹ năng nói” (với lần lượt = 2,31; = 2,20; = 2,24; = 2,16; = 2,33). Qua khảo sát thực tiễn chúng tôi nhận thấy sở dĩ các nội dung này chỉ đánh giá ở mức độ trung bình là do qua tìm hiểu nguyên nhân về sự không hứng thú của HS khi học môn ngữ văn chúng tôi được biết thêm khi phỏng vấn cô giáo Trần Thu H (trường THCS Ka Long) cho biết “Một số HS lớp 6 từ cấp tiểu học mới hòa nhập với trường lớp,
cách học mới nên đôi lúc các em còn chưa quen, GV phải hướng đến kiến thức nhiều hơn, kỹ năng sau một chút, các em lớp lớn như 8, 9 đã phát triển khá toàn diện nên quá trình dạy môn ngữ văn GV sẽ định hướng kỹ năng ưu tiên”. Qua quan sát chúng tôi nhận thấy, do một số tiết học HS chưa chú ý học, còn làm việc riêng trong lớp. Với kết quả đánh giá như vậy Hiệu trưởng cần phân nhóm, khối lớp của HS để sao cho các em được định hướng đồng bộ cả kiến thức và kỹ năng khi học môn ngữ văn.
Như vậy, qua kết quả đánh giá của CBQL, GV, HS chúng ta thấy, dạy học nói chung và dạy môn Ngữ văn nói riêng nhằm phát huy năng lực, óc sáng tạo của học sinh từ nhận thức đến hành động còn có khoảng cách nhất định. Do đó, Hiệu trưởng cần bám sát, có sự tăng cường giám sát, chỉ đạo và quản lý chặt chẽ hơn nữa các nội dung dạy học môn ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
2.3.3. Thực trạng về phương pháp dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
Để tìm hiểu thực trạng về phương pháp hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh chúng tôi sử dụng câu hỏi số 3 (phụ lục 1,2), kết quả thể hiện ở bảng 2.5:
Bảng 2.5: Đánh giá của khách thể điều tra về phương pháp dạy học môn Ngữ Văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS
Tiêu chí | Rất hiệu quả | Hiệu quả | Không hiệu quả | Tổng điểm | Xếp hạng | |||||
Số lượng | % | Số lượng | % | Số lượng | % | |||||
1 | Thuyết trình | 101 | 65,16 | 54 | 35,00 | 19 | 12,26 | 431 | 2,78 | 1 |
2 | Nêu vấn đề | 93 | 60,00 | 62 | 40,00 | 22 | 14,19 | 425 | 2,74 | 2 |
3 | Vấn đáp | 100 | 64,52 | 39 | 25,00 | 30 | 19,35 | 408 | 2,63 | 3 |
4 | Thảo luận | 32 | 20,65 | 54 | 35,00 | 88 | 56,77 | 293 | 1,89 | 10 |
5 | Trò chơi | 33 | 21,29 | 62 | 40,00 | 82 | 52,90 | 305 | 1,97 | 11 |
6 | Đóng vai | 32 | 20,65 | 78 | 50,00 | 73 | 47,10 | 324 | 2,09 | 8 |
7 | Dạy học tình huống | 93 | 60,00 | 47 | 30,00 | 32 | 20,65 | 404 | 2,61 | 4 |
8 | Hoạt động trải nghiệm | 27 | 17,42 | 70 | 45,00 | 83 | 53,55 | 304 | 1,96 | 12 |
9 | Luyện tập | 40 | 25,81 | 93 | 60,00 | 55 | 35,48 | 361 | 2,33 | 6 |
10 | Ôn tập | 35 | 22,58 | 96 | 61,94 | 58 | 37,46 | 355 | 2,29 | 7 |
11 | Công não | 30 | 19,35 | 78 | 50,00 | 75 | 48,39 | 320 | 2,06 | 9 |
12 | Dạy học cá biệt hóa | 73 | 47,10 | 70 | 45,00 | 37 | 23,87 | 396 | 2,55 | 5 |
2,32 |
Nhận xét bảng 2.5:
Bảng 2.5 cho thấy: Theo đánh giá của CBQL, GV về hiệu quả sử dụng các phương pháp trong dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS thì mức độ hiệu quả đạt mức đánh giá trung bình = 2,32) điều này cho thấy các phương pháp mà GV sử dụng chưa thực sự hiệu quả. Tuy nhiên các nội dung khác nhau trong bảng có mức điểm đánh giá khác nhau:
- Những phương pháp có mức điểm đánh giá ở mức độ cao gồm: phương pháp 1,2,3,7,12 (với lần lượt = 2,78; = 2,74; = 2,63; = 2,61; = 2,55). Sở dĩ có kết quả cao như vậy là do:Thế mạnh của phương pháp thuyết trình là truyền tải được một lượng kiến thức lớn cho nhiều người trong thời gian ngắn. Bằng âm điệu, cường
điệu hợp lý kết hợp với ngôn ngữ cơ thể, giáo viên Ngữ văn có thể dễ dàng truyền tải tình cảm, cảm xúc của nhân vật, của tác phẩm văn học tới học trò thông qua phương pháp thuyết trình, nên phương pháp này được đánh giá vị trí số 1. Vì vậy, thuyết trình là phương pháp dạy học được các giáo viên bộ môn Ngữ văn sử dụng thường xuyên nhất. Hiệu trưởng nhận thức được tầm quan trọng của môn ngữ văn trong chương trình giáo dục phổ thông mới, mong muốn các em HS được giảng dạy bằng nhiều phương pháp tránh nhàm chán, kích thích khả năng sáng tạo của HS.
- Những phương pháp có mức điểm đánh giá ở mức trung bình gồm: các phương pháp 4,5,6,8,9,10,11 (với lần lượt = 1,89; = 1,97; = 2,09; = 1,96;
= 2,33; = 2,29; = 2,06). Khi tìm hiểu nguyên nhân chúng tôi được biết do Hiệu
trưởng chưa bố trí được kinh phí, địa điểm tham quan trải nghiệm, bố trí GV và các lực lượng tổ chức cùng trường. Phương pháp này ít được sử dụng vì theo phân phối chương trình, môn Ngữ văn khó có thể sắp xếp thời gian để cho học sinh đi trải nghiệm thực tế một cách thường xuyên, cũng như trong lớp học không thể thường xuyên chia nhóm để các em học sinh tự điều khiển nhóm lĩnh hội, tìm tòi, khám phá tri thức bằng phương pháp khác.
Như vậy, với các phương pháp như thuyết trình, nêu vấn đề, vấn đáp là các phương pháp sử dụng chủ đạo trong quá trình GV giảng dạy môn ngữ văn trong nhà
trường. Các hình thức khá tùy vào đặc điểm khối lớp, học lực chung các lớp, khả năng tiếp nhận HS, phân loại HS của GV mà GV có thể linh hoạt sử dụng. Điều này cho thấy Hiệu trưởng các trường cần tập trung hướng GV vào phương pháp chính dựa trên căn cứ số đông HS tiếp nhận môn học, không nên thấy các phương pháp đa dạng mà máy móc áo dụng trong thực tiễn.
2.3.4. Thực trạng về hình thức dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
Để tìm hiểu thực trạng về hình thức hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh chúng tôi sử dụng câu hỏi số 4 (phụ lục 1,2), kết quả đánh giá như sau:
Bảng 2.6: Đánh giá của các khách thể điều tra về hình thức dạy học môn Ngữ Văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS
Nội dung | Rất phù hợp | Phù hợp | Không phù hợp | Tổng điểm | Xếp hạng | |||||
Số lượng | % | Số lượng | % | Số lượng | % | |||||
1 | Dạy học cả lớp | 101 | 65,16 | 24 | 15,48 | 30 | 19,35 | 381 | 2,46 | 1 |
2 | Dạy học theo nhóm | 70 | 45,16 | 70 | 45,16 | 15 | 9,68 | 365 | 2,35 | 3 |
3 | Dạy học trong môi trường giả định (E-learning) | 47 | 30,32 | 93 | 60,00 | 15 | 9,68 | 342 | 2,21 | 4 |
4 | Dạy học ở phòng học bộ môn | 54 | 34,84 | 78 | 50,32 | 23 | 14,84 | 341 | 2,20 | 5 |
5 | Dạy học tích hợp | 78 | 50,32 | 62 | 40,00 | 15 | 9,68 | 373 | 2,41 | 2 |
2,33 |
Nhận xét bảng 2.6:
Bảng 2.6 cho thấy: Theo đánh giá của CBQL, GV, sự phù hợp của các hình thức dạy học môn ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh thì mức độ được đánh giá trung bình = 2,33). Tuy nhiên các nội dung khác nhau trong bảng có mức điểm đánh giá khác nhau:
Những phương pháp được đánh giá mức độ sử dụng ở mức cao gồm: Dạy học cả lớp; Dạy học tích hợp; Dạy học theo nhóm (với lần lượt = 2,46; = 2,41= 2,35 điểm, xếp thứ 3), khi thực hiện phỏng vấn GV cho biết “Chúng tôi sử dụng chủ yếu hình thức lớp bài đảm bảo được các nội dung kiến thức, kỹ năng cho HS một cách
đồng đều; bên cạnh đó muốn HS thể hiện được quan điểm trong học tập có thực hiện nhóm, điều này có ý nghĩa lớn cho HS trong việc ôn bài, truy bài và bày tỏ ý kiến với nhau” (Cô Hoàng Thúy M, GV trường THCS Vạn Ninh).
Các hình thức được đánh giá mức độ phù hợp ở mức trung bình gồm: Dạy học trong môi trường giả định (E-learning) = 2,21 điểm, xếp thứ 4); Dạy học ở phòng học bộ môn ( = 2,20 điểm, xếp thứ 5). Sở dĩ các hình thức này có mức độ thấp là do điều kiện cơ sở vật chất như phòng máy tính kết nối mạng, ghế ngồi, điều kiện hoạt động trong môi trường mạng hạn chế; các phòng họp bộ môn hạn chế về diện tích, GV chỉ thực hiện cho nhóm HS ôn thi HS giỏi, lớp và các khối chung sĩ số lớn không áp dụng được.
Như vậy, có thể thấy, các hình thức trong hoạt động dạy học môn ngữ văn có mức độ phù hợp ở mức trung bình, Hiệu trưởng các trường chỉ đao thực hiện chưa đồng đều. Trong thời gian tới Hiệu trưởng cần thực hiện song hành, đan xen các hình thức làm phong phú hơn hoạt động dạy cho GV.
2.4. Thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn Ngữ Văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
2.4.1. Thực trạng quản lý mục tiêu dạy học môn Ngữ Văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
Để đánh giá thực trạng quản lý mục tiêu dạy học môn Ngữ Văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 5 (phụ lục 1,2), kết quả như sau:
Bảng 2.7: Đánh giá của các khách thể điều tra về quản lý mục tiêu của dạy học môn Ngữ Văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS
Nội dung | Thường xuyên | Đôi khi | Không thực hiện | Tổng điểm | Xếp hạng | |||||
Số lượng | % | Số lượng | % | Số lượng | % | |||||
1 | Hiệu trưởng nắm vững chương trình, mục tiêu đào tạo, quán triệt và chỉ đạo tổ chuyên môn, các giáo viên tuân thủ một cách nghiêm túc các mục tiêu dạy học | 93 | 60,00 | 23 | 14,84 | 39 | 25,16 | 364 | 2,35 | 3 |
2 | Chỉ đạo thực hiện và giám sát, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động dạy học môn Ngữ văn đảm bảo đạt được mục tiêu môn học | 86 | 55,48 | 54 | 34,84 | 15 | 9,68 | 381 | 2,46 | 2 |
3 | Kiểm soát thực hiện mục tiêu qua đề cương môn học, hoạt động trong và ngoài giờ lên lớp của GV và HS | 101 | 65,16 | 39 | 25,16 | 15 | 9,68 | 396 | 2,55 | 1 |
4 | Giám sát, rút kinh nghiệm việc đánh giá kết quả học tập HS theo mục tiêu môn học | 78 | 50,32 | 31 | 20,00 | 46 | 29,68 | 342 | 2,21 | 4 |
2,39 |
Nhận xét bảng 2.7:
Bảng 2.7 cho thấy: Theo đánh giá của CBQL, GV về thực trạng quản lý mục tiêu hoạt động dạy học môn Ngữ Văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đạt mức độ cao = 2,39 điểm). Tuy nhiên các nội dung khác nhau trong bảng có mức điểm đánh giá khác nhau:
Những nội dung được đánh giá mức độ sử dụng ở mức cao gồm: nội dung 1 “Hiệu trưởng nắm vững chương trình, mục tiêu đào tạo, quán triệt và chỉ đạo tổ
chuyên môn, các giáo viên tuân thủ một cách nghiêm túc các mục tiêu dạy học”; nội dung 2 “Chỉ đạo thực hiện và giám sát, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động dạy học môn Ngữ văn đảm bảo đạt được mục tiêu môn học”; nội dung 3 “Kiểm soát thực hiện mục tiêu qua đề cương môn học, hoạt động trong và ngoài giờ lên lớp của GV và HS” (với lần lượt = 2,35; = 2,46= 2,55). Sở dĩ có kết quả cao như vậy là do Hiệu trưởng thực hiện các biện pháp kiểm soát các mục tiêu qua theo dõi dự giờ, hoạt động ngoài giờ lên lớp trong việc dạy môn ngữ văn của GV, bên cạnh đó, kiểm soát qua cả tổ trưởng chuyên môn, hàng tháng báo cáo tình hình của bộ môn khi triển khai dạy học môn ngữ văn theo chương trình mới.
Những nội dung được đánh giá mức độ sử dụng ở mức trung bình là nội dung 4 “Giám sát, rút kinh nghiệm việc đánh giá kết quả học tập HS theo mục tiêu môn học” (với = 2,21). Qua khảo sát và trò chuyện với GV chúng tôi được nắm thêm thông tin “Hiện tại việc đánh giá kết quả theo mục tiêu môn học vẫn được diễn ra nhưng tổ chức giám sát hạn chế, do nhà trường chưa thành lập được tổ kiểm tra giám sát, kết quả đánh giá để rút kinh nghiệm cho đợt sau không được triển khai, GV không có căn cứ điều chỉnh” (Cô Phan Thị Bích H, THCS Ka Long).
Nhìn chung, việc thực hiện các biện pháp quản lý mục tiêu hoạt động dạy học môn Ngữ Văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh được quan tâm, chú trọng. Có thể nói rằng Hiệu trưởng đã chủ động, sát sao và luôn bám sát chủ trương chính sách đổi mới giáo dục để có thể làm tốt hoạt động này. Tuy nhiên còn một bộ phận ý kiến đánh giá mức độ thực hiện mức trung bình do nhà trường chưa bố trí nhân sự kiểm soát, giám sát nên kết quả HS theo mục tiêu chưa thực hiện đồng đều.
2.4.2. Thực trạng quản lý nội dung, kế hoạch hoạt động dạy học môn Ngữ Văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
Để đánh giá thực trạng quản lý nội dung, kế hoạch hoạt động dạy học môn Ngữ Văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh chúng tôi sử dụng câu hỏi số 6 (phụ lục 1,2), kết quả như sau: