Biện Pháp 3: Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm, Khám Phá Với Đối Tượng Thực Để Trẻ Tự Tích Luỹ Vốn Từ


nên chọn các đồ mô phỏng gần giống với vật thật để trẻ có nhận thức đúng về đối tượng. GV có thể cùng trẻ tận dụng các nguyên vật liệu tự nhiên, đồ phế thải (chai, vỏ hộp, giấy báo,...) để làm các đồ dùng, đồ chơi. Trong quá trình chuẩn bị này, trẻ không chỉ có cơ hội được trải nghiệm mà còn được giao tiếp, PTVT.

Các đối tượng khám phá, các khu đồ dùng, nhóm nguyên vật liệu cần được ghi tên và dán nhãn bằng các kí hiệu bắt mắt để tạo ấn tượng về chữ viết, giúp trẻ dễ nhận biết.

Ngoài chuẩn bị đối tượng khám phá, GV cũng nên chuẩn bị thêm các đồ chơi, nguyên vật liệu khác… để trẻ có cơ hội luyện tập và vận dụng kinh nghiệm được học, sáng tạo ra cái mới (tô, vẽ, cắt, nặn,…).

Phối hợp với cha mẹ trong quá trình làm phong phú các vật dụng, đồ dùng, nguyên liệu để xây dựng môi trường vật chất tốt cho trẻ khám phá và có điều kiện PTVT.

Môi trường phong phú, nguyên vật liệu đa dạng về chủng loại, màu sắc, kích thước, chất liệu,... sẽ thu hút sự chú ý của trẻ, kích thích sự mong muốn được tìm hiểu và ghi nhớ tên, thuộc tính các đối tượng mà trẻ chưa biết; tạo nhiều cơ hội cho trẻ được củng cố, vận dụng kinh nghiệm được học vào thực tiễn.

* Thiết kế, bài trí các góc/ khu vực tổ chức hoạt động KPKH

Đối với môi trường KPKH diễn ra trong phạm vi lớp học, việc chuẩn bị môi trường vật chất là rất cần thiết. Lớp học vốn rất quen thuộc với trẻ vì thế nếu không có sự sáng tạo, đổi mới trong việc thiết kế các góc theo chủ đề giáo dục thì trẻ sẽ dễ nhàm chán và không có hứng thú trải nghiệm. Để phục vụ cho hoạt động KPKH nhằm PTVT, GV cần chú ý xem có phù hợp với trẻ lứa tuổi MG 3 - 4 không hoặc có kích thích sự ham hiểu biết về từ, ngữ dùng để gọi tên các đối tượng, bộ phận của đối tượng hay không.

- Khuyến khích trẻ cùng tham gia xây dựng các góc

Việc bài trí các góc chơi phụ thuộc vào địa điểm tổ chức và chủ đề KPKH. GV cần tận dụng các không gian khác nhau của địa điểm để thiết kế, sắp xếp, lựa chọn các đồ vật, nguyên vật liệu trang trí khu vực các góc sao cho phù hợp chủ đề giáo dục. Trong quá trình đó, GV khuyến khích trẻ cùng tham gia vào việc xây

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 211 trang tài liệu này.


dựng các góc để trẻ có cơ hội thực hành, trải nghiệm, tích lũy tri thức, tự do trò chuyện, chia sẻ và học hỏi VT.

Tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi - 13

- Sắp xếp đồ dùng, nguyên vật liệu vào các góc theo các tiêu chí phân loại nhất định

Ở các góc, nên có các khay/ ngăn đồ dùng, vật liệu; phân loại thành các nhóm khác nhau, chẳng hạn, dựa vào nguồn gốc vật liệu, có thể chia thành: khay đồ dùng có nguồn gốc từ thiên nhiên (các loại lá, cành cây khô, hoa ép; vỏ sò, ốc, trai; đá, sỏi; hạt ngũ cốc;...); khay đồ dùng tái chế (từ giấy, sách báo cũ, bút, chai, lọ, vải vụi, cốc nhựa, ống hút, que kem, cúc áo,...); khay vật dụng mua sẵn (kính lúp, ống nhòm, cân, nam châm, bình, đồng hồ cát, bông gòn, lọ, màu nước, hồ dán, kẹp gắp, đĩa, muỗng, phễu, rây,...). Phân loại cũng là cách giúp trẻ học được vốn từ mang nghĩa khái quát cho nhóm đối tượng.

- Đảm bảo các yếu tố vệ sinh, an toàn, yên tĩnh, đủ ánh sáng, thuận tiện cho trẻ di chuyển giữa các khu vực và tương tác với nhau dễ dàng

Khi xây dựng góc chơi cần chú ý đến các yếu tố khác, như: kê các kệ, giá để đồ dùng, vật liệu không nên che tầm mắt của trẻ làm ảnh hưởng đến sự tương tác, giao tiếp ngôn ngữ; đảm bảo yên tĩnh, không ồn ào để ảnh hưởng đến các góc chơi; có ánh sáng tốt để trẻ dễ dàng quan sát, trải nghiệm bằng thị giác; đảm bảo vệ sinh, an toàn khi chơi;...

Ví dụ: Để tổ chức khám phá về các Loài hoa, nếu chọn địa điểm diễn ra hoạt động là ở lớp học thì GV có thể tổ chức dưới dạng trò chơi Cuộc thi sắc đẹp của các loài hoa và thiết kế các góc như sau:

- Góc xây dựng: Xây dựng con đường hai bên đặt các giỏ hoa, chậu hoa giả (hoa nhựa/ vải/ lụa/ giấy) hay hoa thật. Các loại hoa này phải phong phú về chủng loại, màu sắc, mùi, kích thước (hoa cúc, hoa hồng, hoa ly, hoa violet, hoa đồng tiền,...) để trẻ có cơ hội khám phá và trải nghiệm thế giới đa dạng của các loài. Nhờ đó, trẻ có cơ hội sử dụng tối đa các giác quan vào việc khám phá đối tượng (quan sát, sờ, ngửi,...). Càng nhiều đối tượng, càng nhiều thuộc tính thì càng kích thích trẻ tiếp nhận và mở rộng VT. Để đảm bảo an toàn và vệ sinh cho trẻ, không


nên mang những loại hoa có gai nhọn, loại có phấn dễ phát tán (có thể gây dị ứng). Ở mỗi chậu hoa nên cắm một tấm biển nhỏ gắn tên hoa hoặc dán tên hoa ở các chậu nhằm tạo ấn tượng ban đầu cho trẻ về tên hoa và mong muốn ghi nhớ tên của chúng. Có thể xây dựng cổng chào đề dòng chữ "Vương quốc hoa" hay "Công viên mùa xuân",...

- Góc học tập – thư viện: bày lọ hoa, dụng cụ thí nghiệm, chuẩn bị tranh, ảnh, sách, truyện về các loài hoa có chú tên hoa ở mỗi bức, các thẻ tranh, khuôn chữ nhiều màu, bảng chữ cái (tên hoa chứa chữ cái cần học và hình minh họa hoa),... Các loại đồ dùng nên có tính tương tác, kết nối với nhau để giúp trẻ tưởng tượng, liên hệ và ghi nhớ nghĩa từ, chẳng hạn, trẻ có thể liên hệ giữa màu sắc của hoa với màu con chữ trong bảng chữ cái, giữa nguồn gốc tên gọi của hoa với một truyện kể trong sách, giữa tên gọi chung của loài hoa (hoa hồng) với tên gọi chỉ loại cụ thể (hoa hồng nhung, hoa hồng bạch,...);... Góc học tập – thư viện nên bố trí ở nơi yên tĩnh, sạch sẽ, có nhiều ánh sáng (gần cửa sổ hoặc gần nguồn phát sáng) để không ảnh hưởng đến thị lực và giúp trẻ tập trung hơn khi xem sách, truyện,...

- Góc nghệ thuật: chuẩn bị bút màu, giấy màu, tranh tô, giấy vẽ, kéo, ghép hình, đất nặn, bảng, các loại hạt, lọ hoa, vật liệu tự nhiên (hoa khô, lá khô,...),... Góc nghệ thuật sẽ tạo cho trẻ thêm nhiều cơ hội trao đổi, trò chuyện với GV hoặc bạn bè, giúp trẻ hiểu hơn về nghĩa từ, phạm vi hoạt động của từ, biết vận dụng trong các tình huống khác nhau.

- Góc phân vai: trang phục, phụ kiện đóng vai các loài hoa (hồng, đào, mai, cúc,…), vương miện, băng đeo hoa hậu,...

- Góc thiên nhiên: chuẩn bị bộ dụng cụ chăm sóc cây, như: bình tưới, kéo cắt, xẻng, xô, găng tay… bằng nhựa, không có cạnh sắc, nhọn để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Đối với môi trường bên ngoài lớp học,tận dụng các điều kiện sẵn có của tự nhiên để cho trẻ khám phá về: cây cối, động vật, hiện tượng tự nhiên,... GV cần có sự khảo sát trước; phối hợp với địa phương, cộng đồng ở nơi diễn ra hoạt động để chuẩn bị các khu vực chơi đảm bảo phù hợp, an toàn và lý thú. Đối với loại hoạt động KPKH theo hình thức tham quan, có thể chuẩn bị thêm một số đồ chơi về một số loài


động vật, thẻ tranh, giấy, bút màu... Sau buổi đi thực tế, GV tổ chức trao đổi để tái hiện, củng cố kiến thức và VT cho trẻ.

b) Xây dựng môi trường tâm lý

Môi trường tâm lý bao gồm: mối quan hệ giao tiếp giữa cô và trẻ; giữa trẻ với trẻ; giữa trẻ với môi trường xung quanh; giữa nhà trường với gia đình trẻ;… Đối với việc xây dựng môi trường tâm lý cho hoạt động KPKH nhằm PTVT, cần chú ý một số điểm chính sau:

* Tạo môi trường thân thiện, ổn định và an toàn cho trẻ

Với quan điểm “Lấy trẻ làm trung tâm”, GV cần tạo không khí thoải mái, cởi mở gắn kết giữa cô và trẻ, giữa các trẻ với nhau ngay từ trong quá trình chuẩn bị. Muốn làm được như vậy, GV cần giữ thái độ, cảm xúc, lời nói chuẩn mực trong giao tiếp với trẻ. GV có thể trò chuyện một cách gần gũi, luôn nở nụ cười ấm áp, có những cử chỉ quan tâm ân cần với trẻ, dùng những từ ngữ tích cực để đánh giá trẻ mỗi ngày để trẻ hiểu được giá trị của bản thân, mạnh dạn, tự tin, thích thú và cảm nhận được sự yêu thương, quan tâm. Nội dung trò chuyện có thể liên quan đến bản thân trẻ (những sự kiện diễn ra hàng ngày xung quanh trẻ, những điều làm trẻ thích thú,...) và gắn với chủ đề giáo dục sẽ triển khai. Chẳng hạn, trong quá trình chuẩn bị cho việc tổ chức hoạt động chơi Bán hàng, có thể hỏi trẻ về các hoạt động thường ngày để kích thích trẻ chia sẻ thông tin, tạo sự gần gũi: Ở nhà con hay ăn loại rau nào? Thích ăn loại quả nào nhất? Quả đó như thế nào?... Nếu môi trường tổ chức hoạt động khiến trẻ sợ hãi, căng thẳng, bị phân biệt đối xử thì trẻ sẽ khó cởi mở để tương tác và hoà nhập với cô và các bạn. Khi trẻ chạy nhảy, mất trật tự, thay vì la mắng, ra lệnh, GV kiềm chế hành động của trẻ bằng cách nhắc nhở nhẹ nhàng hoặc mở một bài hát để ổn định lớp học. Khi trẻ làm sai, GV có thể hỏi han bằng thái độ tiếp nhận và đồng cảm với trẻ, giải thích lý do đúng/ sai để trẻ hiểu thay vì vội đưa ra các mệnh lệnh cấm đoán.

* Tạo nhiều cơ hội cho trẻ được giao lưu bằng lời nói

GV hỏi han, trò chuyện với trẻ; gợi mở, tạo tình huống để trẻ trả lời; khuyến khích trẻ tương tác, trao đổi với những người khác nhau (GV, người quản lý khu vực, hướng dẫn viên, bạn bè,…) về đối tượng sẽ học; cho trẻ tự lựa chọn bạn chơi;


khích lệ những bạn nhút nhát; sẵn sàng hỗ trợ trẻ trong các tình huống diễn ra trong các hoạt động.

* Quan sát, xem xét phản ứng, thái độ của trẻ để biết trẻ thích gì, sợ cái gì và có sự điều chỉnh trong quá trình chuẩn bị tổ chức KPKH

Việc xây dựng môi trường vật chất có các đồ dùng, thiết bị hấp dẫn, gần gũi, nổi bật sẽ kích thích trẻ tập trung chú ý, tạo tâm lý thích thú, vui vẻ, thoải mái. Đối với những thứ trẻ sợ thì GV tránh sử dụng mà tìm cách thức tiếp cận khác. Ví dụ, khi thực hiện chủ đề KPKH về động vật dưới nước, nếu mang con cua thật đến, có thể một số trẻ sẽ sợ, trong trường hợp này, GV có thể thay thế bằng con cua nhựa (đồ chơi). Hoặc, khi tham quan vườn bách thú, một số trẻ sợ các con thú dữ, GV có thể đưa trẻ đó ra khu vực xa hơn và chấn an tinh thần cho trẻ, chẳng hạn như giải thích để trẻ hiểu là các con vật đó đã được nhốt trong chuồng sắt rất chắc chắn, không thể ra ngoài được… Việc xây dựng môi trường xã hội tốt sẽ giúp trẻ có một tâm lý tự tin, sẵn sàng trải nghiệm, mạnh dạn trong giao tiếp; hình thành những phẩm chất, nhân cách tốt qua học tập, noi gương; tiếp thu vốn từ một cách tự nhiên, không khiên cưỡng.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- GV cần hiểu được đặc điểm phát triển tâm, sinh lí của trẻ để xây dựng môi trường nhằm kích thích sự hứng thú của trẻ trong việc tiếp thu, lĩnh hội vốn từ.

- GV chủ động trao đổi với cha mẹ của trẻ về kế hoạch giáo dục để có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình. GV khuyến khích trẻ và các bậc cha mẹ cùng đóng góp đồ dùng, nguyên vật liệu để xây dựng môi trường vật chất phong phú, đa dạng cùng tham gia chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động giáo dục.

3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động trải nghiệm, khám phá với đối tượng thực để trẻ tự tích luỹ vốn từ

3.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa

Việc tạo cơ hội cho trẻ quan sát, trải nghiệm, tiếp xúc với đối tượng thực bằng mọi giác quan sẽ giúp trẻ tích luỹ kinh nghiệm về sự vật, hiện tượng một cách sống động hơn. …, VT của trẻ sẽ được mở rộng đáng kể: từ biết cách gọi tên


đối tượng, trẻ có thể dùng từ miêu tả các đặc điểm, thuộc tính, sự biến đổi,… của sự vật, hiện tượng. Trong quá trình trải nghiệm, trẻ tương tác với bạn bè và GV, nhờ đó trẻ học được kĩ năng lắng nghe, phán đoán, đánh giá, thoả thuận, ra quyết định, thuyết phục… và đặc biệt là học hỏi, củng cố VT dùng để chỉ đối tượng mà trẻ trải nghiệm, hiểu chính xác nghĩa của từ và biết sử dụng từ trong các hoàn cảnh giao tiếp khác nhau.

3.2.3.2. Nội dung và cách tiến hành

GV căn cứ vào mục tiêu PTVT, chủ đề hoạt động để lựa chọn các hình thức, biện pháp phù hợp, tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm, quan sát, khám phá, trò chuyện, chia sẻ với nhau về các sự vật, hiện tượng theo hướng tích cực sử dụng các đối tượng thực nhằm tích luỹ kinh nghiệm ban đầu về các đối tượng đó.

* Tăng cường cơ hội cho trẻ tham gia trải nghiệm trong các hoạt động KPKH

GV tăng cường các cơ hội cho trẻ được tiếp xúc trực tiếp vật thật. Nhờ đó trẻ sẽ có được cảm nhận chân thực về đối tượng, thu nhận được nhiều thông tin và hình thành các kinh nghiệm mới. Đây là cơ sở để trẻ PTVT nói riêng và phát triển các kĩ năng ngôn ngữ nói chung.

Ví dụ: Trong giờ học Khám phá về các loại quả, GV cho trẻ tiếp cận với một số loại quả thật để trẻ có cơ hội tận dụng tối đa các giác quan (thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác) qua các hoạt động: nhìn, sờ, nắn, nghe, ngửi, nếm. Từ đó, trẻ sẽ biết được: trọng lượng nặng – nhẹ, hình dạng (tròn, dài, to, nhỏ,...), độ nhẵn – mịn, cứng – mềm, màu sắc, mùi, vị,.. của quả. Các loại quả lựa chọn nên có tính đại diện cho một nhóm các loại quả khác và có sự khác biệt nhau ở một/ một vài đặc điểm, tính chất (quả đơn – quả chùm, quả khô – quả mọng, quả có vị ngọt – chua – chát – đắng, quả màu xanh – đỏ - tím – vàng,...). Bên cạnh đó, GV có thể cung cấp thêm ảnh chụp các loại quả thật, video quay về hoạt động của bác nông dân thu lượm quả; quay về hoạt động của cửa hàng bán các loại quả khác nhau,... để trẻ thấy được sự đa dạng của các loại quả thông qua hình ảnh, phim về đối tượng thật để có cảm nhận chân thực hơn về đối tượng. Việc lĩnh hội nghĩa từ, đặc biệt là tính từ chỉ tính chất của sự vật, hiện tượng thường dễ dàng hơn nếu trẻ


có cơ hội trải nghiệm, khái quát từ nhiều sự vật thực tế. Chẳng hạn, cùng một từ "quả xoài" nếu được quan sát, tiếp xúc, trải nghiệm nhiều quả xoài với các hình dạng, kích thước, màu sắc khác nhau, trẻ sẽ hiểu được khi xoài chưa chín thì vỏ xanh, vị chua; khi chín xoài thì vỏ vàng, vị ngọt; hiểu được có nhiều loại xoài khác nhau; chúng có thể khác nhau ít nhiều về hình thức;... từ đó trẻ nắm được ý nghĩa khái quát của từ, miêu tả được đặc điểm của từng loại cụ thể. Chính cách trẻ kết nối thông tin giữa tên loại quả với từ chỉ đặc điểm, tính chất sẽ giúp trẻ ghi nhớ vốn từ lâu hơn.

- Đặt câu hỏi, gợi mở tình huống để trẻ tương tác với nhau

Với trẻ MG 3-4 tuổi, do VT còn chưa phong phú nên nội dung chia sẻ, trình bày còn nhiều hạn chế. Vì thế, trong quá trình quan sát trải nghiệm, thường xuyên đặt câu hỏi để kích thích trẻ khám phá sâu thêm về đối tượng, có thể đưa ra những gợi ý, câu hỏi gỡ “thế bí” giúp trẻ mở rộng nội dung chia sẻ. Một số dạng câu hỏi vừa giúp phát triển nhận thức, vừa tạo điều kiện cho trẻ PTVT:

Câu hỏi kích thích tri giác của trẻ: Hoa này có màu gì? Lá này có mùi gì? Quả này có vị gì? Vỏ quả như thế nào?...;

Câu hỏi khơi gợi kinh nghiệm của trẻ: Mèo thích ăn gì?...

Câu hỏi kích thích trẻ phân biệt, so sánh, khái quát hóa, suy luận: Gà trống khác gà mái ở điểm gì?

Từ câu hỏi và yêu cầu của GV, trẻ quan sát, suy nghĩ, trao đổi với nhau để tìm phương án trả lời.

- Tạo điều kiện để trẻ trình bày kết quả trải nghiệm

GV tạo điều kiện cho trẻ trình bày kết quả trải nghiệm của bản thân/ của nhóm về các đối tượng thực. Qua những lời chia sẻ của trẻ, GV cũng sẽ phát hiện ra VT mà trẻ chưa biết (thông qua cách diễn đạt ấp úng hoặc cố gắng mô tả đối tượng bằng những từ ngữ đã biết thay vì gọi tên,...) để cung cấp từ mới cho trẻ.

* Tận dụng thời điểm phù hợp trong ngày để trẻ được quan sát, khám phá đối tượng thực theo chủ đề

Với cùng một chủ đề, GV có thể tạo cơ hội để trẻ được quan sát, trải nghiệm ở nhiều thời điểm và hoạt động khác nhau trong ngày: giờ học trong lớp, giờ khám phá


ngoài trời, giờ ăn, giờ chơi,... Qua đó, trẻ được quan sát, khám phá bằng các giác quan những điều thú vị của các sự vật, hiện tượng xung quanh. Những thời điểm phù hợp trong ngày mà GV có thể tận dụng để trẻ có cơ hội được quan sát, khám phá, trải nghiệm các đối tượng thực như trong giờ ăn (quan sát các đồ dùng, vật dụng dùng cho ăn uống, rau, củ, quả, thịt, cá…); trong giờ hoạt động ngoài trời (quan sát cây cảnh, cây ăn quả, hoa, rau, con vật… ở vườn trường, khu để phương tiện giao thông…) Trẻ có thể học VT ở mọi lúc bằng các vật thật.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Mỗi hoạt động KPKH có những đặc thù riêng, GV cần hiểu rõ để quyết định lựa chọn các sự vật, hiện tượng, trong đó ưu tiên các đối tượng thực và có cách thức tổ chức phù hợp với chủ đề, giúp trẻ có nhiều cơ hội để trải nghiệm, chia sẻ và PTVT.

GV luôn là người chủ động, tích cực trong việc tổ chức, tối đa hóa các cơ hội để trẻ được quan sát, trải nghiệm các đối tượng thực. Xác định những thời điểm phù hợp trong ngày để trẻ được quan sát, khám phá các sự vật, hiện tượng thật nhằm củng cố, làm mới VT cho trẻ.

Đối với hình thức quan sát theo nhóm, GV cần chú ý khuyến khích tất cả trẻ tham gia đóng góp ý kiến, đặc biệt chú ý những trẻ nhút nhát, rụt rè . Có như vậy, việc PTVT cho trẻ qua tổ chức khám phá theo hình thức này mới đạt hiệu quả cao.

Phối hợp với cha mẹ/gia đình trẻ về việc hỗ trợ các nguyên vật liệu từ thiên nhiên, có sẵn ở gia đình và gắn với đặc thù vùng miền (các loại hạt, hột, quả, rau, vỏ sò, vỏ ốc và các nguyên vật liệu tái chế…) để trẻ có nhiều cơ hội tương tác, trải nghiệm, chia sẻ về đối tượng thật, từ đó VT của trẻ được phát triển.

3.2.4. Biện pháp 4: Tạo cơ hội cho trẻ sử dụng vốn từ đã học được trong hoạt động KPKH vào các hoạt động sinh hoạt hằng ngày

3.2.4.1. Mục đích, ý nghĩa

Việc trẻ sử dụng VT đã học được qua hoạt động KPKH vào các hoạt động giáo dục theo chế độ sinh hoạt hằng ngày ở trường mầm non như: hoạt động học (kể chuyện, làm quen với các biểu tượng toán, âm nhạc, làm quen với tác phẩm văn học…); hoạt động chơi; hoạt động chiều; hoạt động khác (ăn, ngủ…);… Biện pháp này giúp trẻ được thực hành, luyện tập sử dụng từ trong các mội trường khác nhau,

Xem tất cả 211 trang.

Ngày đăng: 21/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí