Bảng 4.3: Tần suất xuất hiện của các từ được trẻ biểu đạt trong vốn từ biểu đạt TTN
Từ | NHÓM ĐC | NHÓM TN | STT | Từ | NHÓM ĐC | NHÓM TN | |
1. | Tay/ bàn tay | 61.66 | 50.00 | 41. | (suy) Nghĩ | 0.00 | 0.00 |
2. | Nhà/ ngôi nhà | 100.00 | 100.00 | 42. | Nhòm/ nhìn/ coi | 3.33 | 1.67 |
3. | Giấy | 15.00 | 13.33 | 43. | Nói (chuyện)/ gọi | 86.67 | 81.67 |
4. | Cửa sổ | 21.67 | 18.33 | 44. | Ngồi | 100.00 | 100.00 |
5. | Cây/ cái cây | 100.00 | 100.00 | 45. | Đứng | 76.67 | 76.67 |
6. | tranh/ bức tranh | 25.00 | 23.33 | 46. | Chụp/ bắt | 0.00 | 0.00 |
7. | cái giường | 56.67 | 55.00 | 47. | Té/ ngã/ rớt | 16.67 | 15.00 |
8. | (trái) Tim | 16.67 | 15.55 | 48. | Coi/ xem | 100.00 | 100.00 |
9. | Ghế/ cái ghế | 100.00 | 100.00 | 49. | Lái/ chạy | 100.00 | 100.00 |
10. | (con) Ngựa | 100.00 | 100.00 | 50. | Cắt | 13.33 | 18.33 |
11. | (con) Chó | 100.00 | 100.00 | 51. | Nghe | 3.33 | 15.00 |
12. | Hoa/ bông hoa | 100.00 | 100.00 | 52. | Cười | 100.00 | 100.00 |
13. | Núi | 25.00 | 23.33 | 53. | Chỉ | 0.00 | 0.00 |
14. | tàu lửa/ tàu điện | 100.00 | 100.00 | 54. | Lắc/ rung | 88.33 | 86.67 |
15. | Thuyền/ tàu | 3.33 | 3.33 | 55. | Khóc | 100.00 | 100.00 |
16. | Cầu | 0.00 | 0.00 | 56. | Trốn/ núp | 0.00 | 0.00 |
17. | Đĩa/ dĩa | 100.00 | 100.00 | 57. | Đánh | 11.67 | 10.00 |
18. | (con) Dao | 100.00 | 100.00 | 58. | Trèo/ leo | 3.33 | 1.67 |
19. | Bánh (xe) | 20.00 | 20.00 | 59. | Thổi | 26.67 | 25.00 |
20. | Đồng hồ | 100.00 | 100.00 | 60. | Sơn/ vẽ | 33.33 | 33.33 |
21. | (lọ) Muối | 00.00 | 00.00 | 61. | Nấu/ chiên/ | 88.33 | 88.33 |
Có thể bạn quan tâm!
- Biện Pháp 3: Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm, Khám Phá Với Đối Tượng Thực Để Trẻ Tự Tích Luỹ Vốn Từ
- Biện Pháp 5: Phối Hợp Với Gia Đình Cho Trẻ Mẫu Giáo 3 - 4 Tuổi Khám Phá Khoa Học Để Củng Cố, Tích Cực Hóa Vốn Từ
- Kết Quả Đo Vốn Từ Của Trẻ Trước Thực Nghiệm
- Tần Suất Xuất Hiện Của Các Từ Được Trẻ Biểu Đạt Trong Vốn Từ Biểu Đạt Của Nhóm Tn Trước Và Sau Thực Nghiệm
- Tần Suất Xuất Hiện Của Các Từ Trong Vốn Từ Biểu Đạt Của Nhóm Đc Và Nhóm Tn Sau Thực Nghiệm
- Với Các Cấp Quản Lí Giáo Dục Mầm Non
Xem toàn bộ 211 trang tài liệu này.
Từ | NHÓM ĐC | NHÓM TN | STT | Từ | NHÓM ĐC | NHÓM TN | |
rán | |||||||
22. | (con) Ruồi | 13.33 | 11.67 | 62. | Hôn/ thơm | 100.00 | 100.00 |
23. | Khoai (tây/lang) | 10.00 | 10.00 | 63. | Đốt/ thắp | 41.67 | 38.33 |
24. | Bánh (ngọt) | 10.00 | 8.33 | 64. | Quét | 100.00 | 100.00 |
25. | Mắt kính | 16.67 | 13.33 | 65. | Sấy | 0.00 | 0.00 |
26. | Ma/ con ma | 15.00 | 13.33 | 66. | Bơi/ lội | 1.67 | 1.67 |
27. | (quả) Táo | 100.00 | 100.00 | 67. | Ngửi | 76.67 | 76.67 |
28. | Váy/ cái váy | 100.00 | 100.00 | 68. | Gửi/ đưa thư | 65.00 | 63.33 |
29. | Nút/cúc/ khuy (áo) | 6.67 | 8.33 | 69. | Vẫy/ quắc tay/ chào | 0.00 | 0.00 |
30. | Râu | 1.67 | 0.00 | 70. | Tuột/ trượt/ xuống | 85.00 | 86,67 |
31. | Bắp/ ngô/ bắp ngô | 6.67 | 5.00 | 71. | Cân | 11.67 | 11.67 |
32. | Con rắn | 100.00 | 100.00 | 72. | Bò | 100.00 | 100.00 |
33. | (con) Chuột | 91.66 | 90.00 | 73. | Chảy | 0.00 | 0.00 |
34. | Vớ/ tất | 100.00 | 100.00 | 74. | Đánh | 100.00 | 100.00 |
35. | Quạt | 100.00 | 100.00 | 75. | Quỳ | 100.00 | 100.00 |
36. | (cây) Nến | 46.67 | 45.00 | 76. | Sợ/ hù/ dọa | 0.00 | 0.00 |
37. | Dù/ ô/ cái ô | 50.00 | 50.00 | 77. | Uốn/ cuốn | 0.00 | 0.00 |
38. | (con) Kiến | 100.00 | 100.00 | 78. | Chìm | 0.00 | 0.00 |
39. | (con) Bướm | 100.00 | 100.00 | 79. | Sủa/ kêu | 100.00 | 100.00 |
40. | (con) Nhện | 80.00 | 75.00 | 80. | Tưới | 81.67 | 50.00 |
Tương tự VT tiếpnhận VT biểu đạt không có sự khác biệt về tần suất xuất hiện giữa hai nhóm ĐC và thực nghiệm. Trong VT này, từ tất cả các trẻ đều nói được và từ xuất hiện với tần số cao là những từ chỉ những đối tượng sự vật xung quanh trẻ. Từ xuất hiện với tần số trung bình hoặc thấp là những từ chỉ các đối
tượng, hiện tượng không gần gũi với trẻ. Cụ thể: Từ tất cả các trẻ thuộc hai nhóm đều nói được là: nhà/ ngôi nhà; cây/ cái cây; ghế/ cái ghế, con chó; (con) ngựa; hoa/ bông hoa; tàu lửa/ tàu điện, đĩa/ dĩa, con dao, đồng hồ; quả táo, váy/ cái váy, con rắn, vớ/ tất, quạt, con kiến, con bướm, ngồi; coi/ xem; lái/ chạy; cười; khóc; hôn/ thơm; quét; bò; đánh; quỳ; sủa/ kêu.
Những từ nhóm ĐC nói nhiều hơn nhóm TN là: Giấy, tay/ bàn tay, tranh/bức tranh, cửa sổ, cái giường, (trái) tim, núi, mắt kính, (cây) nến, (con) nhện, thổi, tưới, ma/ con ma, nhòm/ nhìn/ coi. Những từ nhóm TN nói nhiều hơn nhóm ĐC là: nút/cúc/ khuy (áo), cắt, nghe, tuột/ trượt/ xuống. Những từ cả hai nhóm ĐC và thực nghiệm không có trẻ nào nói được là: cầu, lọ muối, (suy) nghĩ, chỉ, trốn/ núp, vẫy/ quắc tay/ chào, chảy, sợ/ hù/ dọa, uốn/ cuốn, chìm.
Chúng tôi tiến hành trao đổi, phỏng vấn với GV dạy nhóm ĐC và TN, kết quả cũng phản ánh thực trạng PTVT như khảo sát. GV dạy ở nhóm ĐC và TN cho rằng: Vốn từ của trẻ chưa cao, vì trong hoạt động giáo dục các GV còn chưa quan tâm đến vấn đề PTVT cho trẻ. Đối với trẻ MG 3 - 4 tuổi, hoạt động chủ yếu trong lớp là hoạt động ăn ngủ, vui chơi. Nhiều GV cho rằng: trẻ MG 3 - 4 tuổi hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo nên chưa chú ý đến việc PTVT cho trẻ. Thêm vào đó, việc tiến hành các hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn về chuẩn bị và tiến hành. Vì vậy, VT của trẻ chưa có nhiều cơ hội để phát triển.
* Nhận xét chung về kết quả trước thực nghiệm: Qua khảo sát, phân tích số liệu trước TN cho thấy không có sự khác biệt giữa hai nhóm ĐC và TN. Trẻ ở cả hai nhóm ĐC và TN đa số đạt kết quả cao ở phần VT tiếp nhận, kết quả phần biểu đạt ở cả hai nhóm ở mức độ thấp hơn. Kết quả khảo sát trước TN cho thấy có sự tương đồng nhau ở cả hai nhóm trẻ, điều này bảo đảm tính khách quan của quá trình TN.
4.2.2. Kết quả đo vốn từ của trẻ sau thực nghiệm
4.2.2.1. Kết quả chung về vốn từ của trẻ nhóm TN
Kết quả VT của trẻ sau thực nghiệm được thể hiện trong bảng 4.4:
Bảng 4.4: Kết quả chung về vốn từ của trẻ nhóm TN
N | Giá trị nhỏ nhất | Giá trị lớn nhất | Giá trị trung bình | Độ lệch chuẩn | |
Vốn từ tiếp nhận | 60 | 30.00 | 40.00 | 33.65 | 2.38 |
Vốn từ biểu đạt | 60 | 60.00 | 76.00 | 67.16 | 3.32 |
Bảng 4.4 cho thấy: VT tiếp nhận của trẻ đạt mức trung bình là 33.65/40 từ. Trong đó, có trẻ đạt được mức tối đa là hiểu được 40/40 từ. Trẻ đạt được mức độ tối thiều là hiểu được 30/40 từ. VT biểu đạt của trẻ đạt mức trung bình 67.16/ 80 từ. Trong đó, có trẻ đạt được mức tối đa là nói được 76/80 từ. Trẻ đạt được mức độ tối thiểu là nói được 60/80 từ. Độ lệch chuẩn trong VT tiếp nhận và VT biểu đạt thấp hơn trước thực nghiệm. Đối với VT tiếp nhận là 2.38. Đối với VT biểu đạt là 3.32. Điều này cho thấy, sự chênh lệch về VT của trẻ được rút ngắn.
Qua quan sát trẻ trong quá trình sinh hoạt chúng tôi nhận thấy: Trẻ chủ động tham gia các hoạt động và thích được trả lời các câu hỏi của GV, thích thể hiện mình. Khi tham gia hoạt động KPKH trẻ đã mạnh dạn, chủ động hơn. Trước TN, trẻ còn nhút nhát, phụ thuộc nhiều vào sự hướng dẫn, trợ giúp của GV đã dần dần trở nên mạnh dạn và tự tin hơn. Trẻ mạnh dạn trả lời các câu hỏi, đưa ra nhận xét, thậm chí nhiều trẻ biết hỏi thêm GV những vấn đề liên quan khác. Trong suốt quá trình hoạt động KPKH trẻ được tạo cơ hội để nghe, nói, hỏi và trả lời. Mặc dù câu trả lời của trẻ không phải lúc nào cũng chính xác nhưng trẻ đã mạnh dạn, tự tin và biết sử dụng từ đúng ngữ cảnh. Ví dụ: Khi tham gia trò chơi đóng vai con mèo, trẻ thích thú khi vừa làm động tác của con mèo vừa nói với bạn: “tớ là con mèo vàng (trẻ mặc áo màu vàng), cậu là con mèo trắng (trẻ mặc áo màu trắng), chúng ta kêu meo meo”
Nhìn chung, VT của trẻ ở nhóm TN đã phát triển thông qua các biểu hiện tích cực như: Một số trẻ nhút nhát đã bước đầu dám nói trước các bạn, trước cô giáo. VD: Trên HĐ “Tham quan vườn bách thú”, trẻ cảm thấy thích thú khi thấy các con vật, trẻ nói “con khỉ leo trèo kìa” “con cá đang bơi”… Khi trẻ được khám phá các loại quả, chúng tôi thấy trẻ nhóm TN rất thích. Khi cô hỏi, “Quả nào?”, trẻ biết
chỉ nhặt đúng loại quả và nói “Quả này ạ”. Ngoài ra, nhiều trẻ biết chỉ các bộ phận của quả (vỏ quả, thịt quả, múi, hạt,...), biết các sự thay đổi của quả theo thời gian (quả nhỏ, quả to, quả xanh, quả chín,...)
Trẻ cảm thấy rất hào hứng khi được chủ động tham gia hoạt động KPKH. Trong quá trình này, trẻ luôn có sự trao đổi với GV và với nhau. Nhờ sự tương tác này, VT của trẻ phát triển tốt hơn. Ví dụ: Khi được tham gia hoạt động góc, trẻ tích cực cùng nhau phân loại đồ dùng vào các khay khác nhau. Trẻ nói chuyện với nhau và cùng nhau phân loại. Trẻ hỏi nhau “Đây là cái gì?”, “Đây là lá cây phải không?”, “Để lá cây vào cái khay này nhé”. Nhiều trẻ phát hiện ra phân loại sai và chủ động nói với bạn “Đây là cốc nhựa, cốc nhựa ở khay này nhé”.
Vốn từ của nhóm TN theo giới tính: Mức độ PTVT có sự chênh lệch theo giới tính, tuy nhiên mức độ khác biệt không đáng kể. Đối với từng thang đo, mức độ điểm đánh giá sự PTVT của bé gái đều nhỉnh hơn bé trai. Cụ thể thể hiện trong bảng 4.5:
Bảng 4.5: Vốn từ của trẻ nhóm TN theo giới tính
Vốn từ tiếp nhận | Vốn từ biểu đạt | |||
Bé trai | Bé gái | Bé trai | Bé gái | |
N | 33 | 27 | 33 | 27 |
Giá trị nhỏ nhất | 30.00 | 30.00 | 60.00 | 60.00 |
Giá trị lớn nhất | 40.00 | 40.00 | 72.00 | 76.00 |
Giá trị trung bình | 33.00 | 34.62 | 66.75 | 67.66 |
Độ lệch chuẩn | 2.27 | 2.54 | 2.56 | 4.06 |
Bảng 4.5 cho thấy:
Về VT tiếp nhận: Giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất trong vốn từ tiếp nhận của bé trai và bé gái như nhau (giá trị nhỏ nhất là 30/40 từ, giá trị lớn nhất là 40/40 từ). Tuy nhiên giá trị trung bình của bé gái cao hơn bé trai (34.62 và 33.00).
Về VT biểu đạt: Giá trị nhỏ nhất trong VT của trẻ giống nhau (60/80 từ) nhưng giá trị lớn nhất và giá trị trung bình của bé gái đều cao hơn bé trai. Giá trị lớn nhất của bé gái và bé trai lần lượt là 76/80 từ và 72/80. Giá trị trung bình là 67.66 và 66.75.
Về độ lệch chuẩn: Độ lệch chuẩn của bé gái cao hơn bé trai ở cả VT tiếp nhận và VT biểu đạt (Vốn từ tiếp nhận là 2.54 và 2.27. Vốn từ biểu đạt là 4.06 và 2.56). Điều này cho thấy, khoảng cách VT của bé trai ít hơn bé gái, trình độ của bé trai đồng đều hơn bé gái.
Quan sát trẻ giờ học chúng tôi thấy, mặc dù vẫn còn chênh lệch giữa bé trai và bé gái nhưng khoảng cách chênh lệch được rút ngắn. Bé trai rất háo hức tham gia hoạt động KPKH và chủ động trả lời cô giáo giống các bé gái. Ví dụ: Trẻ hào hứng tham gia trò chơi “đố quả” và chủ động xin trả lời. Khi cô giáo giơ chùm nho, trẻ tập trung vào chùm nho và miêu tả: quả màu tím, mọc thành chùm, quả nhỏ như hòn bi, ăn có vị ngọt mát. Như vậy, bé trai và bé gái (có thể) không biết chính xác câu trả lời nhưng đã chủ động và biết lựa chọn từ ngữ thích hợp nhất trong VT của mình để trả lời. Điều này cho thấy, phương pháp tổ chức hoạt động KPKH đã có tác động tích cực đến trẻ, giúp trẻ chủ động tham gia hoạt động, VT của trẻ phát triển hiệu quả hơn.
Vốn từ nhóm TN theo khu vực: Xét theo khu vực, VT của nhóm TN sau TN được thể hiện trong bảng 4.6.
Bảng 4.6: Vốn từ của nhóm TN theo khu vực
Vốn từ tiếp nhận | Vốn từ biểu đạt | |||
Thành phố | Nông thôn | Thành phố | Nông thôn | |
N | 30 | 30 | 30 | 30 |
Giá trị nhỏ nhất | 30.00 | 30.00 | 60.00 | 60.00 |
Giá trị lớn nhất | 40.00 | 40.00 | 76.00 | 75.00 |
Giá trị trung bình | 33.83 | 33.73 | 67.70 | 66.63 |
Độ lệch chuẩn | 2.21 | 2.81 | 3.45 | 3.15 |
Bảng 4.6 cho thấy:
VT của nhóm TN sau TN có sự chênh lệch theo khu vực tuy không nhiều. Về VT tiếp nhận: Dù khác nhau về mức trung bình (Trẻ thành phố đạt mức trung bình là 33.83/40 từ, trẻ nông thôn đạt mức trung bình thấp hơn trẻ thành phố là 33.73/40 từ) nhưng giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất trong vốn từ tiếp nhận của trẻ
thành phố và trẻ nông thôn giống nhau (mức tối đa là hiểu được 40/40 từ, mức tối thiều là hiểu được 30/40 từ).
Về VT biểu đạt: Trẻ thành phố đạt mức trung bình là 67.70/80 từ; trong đó, mức tối đa là nói được 76/80 từ, mức tối thiều là nói được 60/80 từ. Trẻ nông thôn đạt mức trung bình thấp hơn trẻ thành phố là nói được 66.63/80 từ; trong đó, mức tối đa là nói được 75/80 từ, mức tối thiều là nói được 60/80 từ.
Như vậy, từ góc độ khu vực, chúng tôi nhận thấy VT của trẻ thành phố và trẻ nông thôn ở độ tuổi này mặc dù vẫn còn sự chênh lệch nhưng nhưng khoảng cách chênh lệch được rút ngắn. Ví dụ: Khi cô giáo tổ chức trò chơi Nông trại vui vẻ, trẻ thành phố và trẻ nông thôn đều tích cực tham gia, các em chủ động giới thiệu với các bạn “Đây là con bò”, “Đây là con gà, con gà gáy ò ó o đấy”
So sánh vốn từ của nhóm TN trước và sau thực nghiệm
80
70
67.16
60
50
41.62
40
33.65
30
25.4
25.54
20
10
8.25
0
Vốn từ tiếp nhận
Vốn từ biểu đạt
TTN STN chênh lệch
Biểu đồ 4.1: Vốn từ của nhóm TN trước và sau thực nghiệm
Biểu đồ 4.1 cho thấy: nhómTN có sự tăng lên ở cả vốn từ tiếp nhận và VT biểu đạt. VT tiếp nhận tăng thêm 8.25 từ (Từ mức trung bình 25.4 từ lên mức trung bình 33.65 từ). VT biểu đạt tăng thêm 25.54 từ (Từ mức trung bình 41.62 từ lên mức trung bình 67.16 từ). Điều này chứng tỏ các biện pháp đã tác động tích cực đến quá trình thực nghiệm, nâng cao mức độ phát triển VT của trẻ MG 3 - 4 tuổi.
Để kiểm tra độ tin cậy và hiệu quả của các biện pháp đề xuất, nghiên cứu đã kiểm tra sự khác biệt giữa điểm đánh giá trước và sau thực nghiệm bằng phần mềm SPSS 20.0 và công thức kiểm định T (Pair Sample T Test). Kết quả cụ thể như sau:
- Kiểm định bằng công thức tính kiểm định các mẫu cặp (Pair Sample T Test) cho thấy sự khác nhau một cách có ý nghĩa giữa kết quả đánh giá TTN và STN với mức ý nghĩa 95% của các đối tượng nghiên cứu.
Giá trị sig = 0.000 < 0.05 ở cả vốn từ tiếp nhận và vốn từ biểu đạt cho thấy có sự khác biệt trung bình mức điểm đánh giá TTN và STN.
Mean = 8.16667 và Mean = -25.55000, có sự khác biệt giữa TTN và STN cho thấy rằng STN trẻ có sự tiến bộ hơn về vốn từ. Việc áp dụng các biện pháp được đề xuất trong đề tài đã giúp trẻ nâng cao VT một cách đáng kể.
Giá trị sig = 0.000 (< 0.05) trong bảng Paired Sample Correlations cho thấy các dữ liệu có tương quan với nhau.
Như vậy, kết quả kiểm định cho thấy sự khác biệt giữa kết quả TTN và STN là có ý nghĩa. Từ đó, có thể kết luận rằng các biện pháp được đề xuất trong luận án và áp dụng đã tạo ra thay đổi trong VT của trẻ. Với kết quả nghiên cứu ở 120 trường hợp trẻ MG 3 - 4 tuổi có thể khẳng định, việc phát triển VT cho trẻ MG 3 -4 tuổi thông qua tổ chức hoạt động KPKH đã có nhiều sự thay đổi theo chiều hướng tích cực. Sự PTVT là kết quả của các tác động từ biện pháp đã áp dụng.
Tần suất xuất hiện của VT tiếp nhận, VT biểu đạt của nhóm TN sau TN
Bảng 4.7: Tần suất xuất hiện của các từ được trẻ nhận biết trong vốn từ tiếp nhận của nhóm TN trước và sau thực nghiệm
Từ | TTN | STN | STT | Từ | TTN | STN | |
1. | Con khỉ | 96.66 | 100.00 | 21. | Con gà | 70.00 | 80.00 |
2. | Quyển sách | 18.33 | 81.67 | 22. | Mây | 18.33 | 53.33 |
3. | Lá cờ | 28.33 | 71.67 | 23. | Con cọp/ con hổ | 66,67 | 76.67 |
4. | Em bé | 100.00 | 100.00 | 24. | Con heo/ con lợn | 100.00 | 100.00 |
5. | Đường/ con đường | 1.67 | 81.67 | 25. | Con gái | 70.00 | 81.67 |