Các Công Trình Nghiên Cứu Về Tổ Chức Hoạt Động Dạy Học Môn Giáo Dục Thể Chất

Có nhiều tác giả nghiên cứu về phương pháp dạy học môn GDTC trong các nhà trường phổ thông và trong các trường Đại học, Cao đẳng như tác giả Huỳnh Thị Duyên với đề tài “Các giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn giáo dục thể chất” đã đề xuất 4 giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn GDTC trong đó đề cao vai trò của sân bãi, cơ sở vật chất cho các em HS luyện tập [16]; tác giả Hà Quang Ánh với đề tài “Các giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn giáo dục thể chất trong trường Đại học Đồng Nai” cũng đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giảng dạy trong nhà trường tuy nhiên nghiên cứu về dạy học môn GDTC trong giai đoạn đổi mới hiện nay còn rất hạn chế.[3]

Các công trình nghiên cứu nêu trên đều tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn của dạy học và dạy học môn giáo dục thể chất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

1.1.2. Các công trình nghiên cứu về tổ chức hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất

a) Các tài liệu, giáo trình: Ở Mỹ, trong những năm gần đây, trong công tác quản lý hoạt động GDTC đã coi trọng đổi mới chương trình đào tạo, coi trọng và tăng cường các môn học tự chọn, đồng thời chú trọng cải tiến phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tự giác tích cực của người học và ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong dạy học nói chung và GDTC nói riêng.

Ở Liên Xô cũ đã hình thành hệ thống nguyên lý phương pháp quản lý huấn luyện vận động viên thể thao trẻ bằng các công trình nghiên cứu về quản lý TDTT trong GDTC của Novicop Mátveep (1978)

Trung Quốc là một cường quốc về TDTT nên việc nghiên cứu về công tác tổ chức quản lý TDTT cũng như tổ chức quản lý hoạt động GDTC trường học là yêu cầu hết sức được coi trọng. Đã có hàng chục công trình nghiên cứu về quản lý TDTT, quản lý hoạt động GDTC trường học, chỉ tính từ năm 1996 đến 2004, trong 8 năm các công trình nổi bật nhất là của: Các giáo sư bộ môn quản lý học của học viện TDTT Bắc Kinh như, Trương Lê Chính (1990) Quản lý nhà

trường [12] đã xây dựng các giáo trình về quản lý TDTT trường học giúp các giáo viên, cán bộ quản lý GDTC có được các kiến thức cơ bản trong quản lý TDTT trường học. Chu Nghiêm Kiệt (1988) Kiểm tra đánh giá trong dạy học

[30] Tác giả Vương Nghị Cương (1999) Hệ thống các môn học ở trường đại học

[13] , Vương Lộ Đức (2001) Quản lý phương pháp dạy học [17] nghiên cứu về hệ thống quản lý các môn học cơ sở ở các trường đại học, cao đẳng và quản lý các số liệu kiểm tra thể chất nhân dân.

b) Các luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục: Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu ở cấp độ thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục về vấn đề quản lý dạy học như: Nguyễn Thị Dung (2014) nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất ở Trường Trung học phổ thông B Phủ lý- tỉnh Hà nam” [15]; Bùi Đức Thiện (2016) “Quản lý hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất ở các trường trung học phổ thông huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam”[39]; Trần Thị Nhài (2016) “Quản lý hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở Trường Trung học cơ sở Hòa Bình, Huyện Thủy Nguyên, Thành phố Hải Phòng”[35]; Hoàng Thị Kim Thành (2015) “Biện pháp quản lý hoạt động GDTC ở trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh”[38]....

Các luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục trình bày nội dung nghiên cứu của mình thành ba phần: a) Xác định khung lý luận của đề tài luận văn về quản lý dạy học, hoặc quản lý dạy học môn giáo dục thể chất (khái niệm, nội dung, các yếu tố ảnh hưởng); b) Phát hiện thực trạng dạy học hoặc dạy học môn giáo dục thể chất, thực trạng quản lý dạy học hoặc quản lý dạy học môn giáo dục thể chất cùng các yếu tố ảnh hưởng trên địa bàn nghiên cứu được xác định trong luận văn; c) Đề xuất các biện pháp quản lý dạy học, quản lý dạy học môn giáo dục thể chất nhằm nâng cao chất lượng dạy học, dạy học môn giáo dục thể chất. Các công trình nghiên cứu trên là tài liệu tham khảo tốt để luận văn kế thừa về lý luận, về phương pháp nghiên cứu cho đề tài luận văn của tác giả.

Nhận xét: Tổng quan nghiên cứu vấn đề cho thấy hiện nay các nghiên cứu về dạy học và dạy học môn giáo dục thể chất đã được nghiên cứu nhiều, còn các nghiên cứu về tổ chức hoạt động dạy học ít hơn. Trong lĩnh vực quản lý giáo dục, các nghiên cứu về quản lý dạy học nói chung được đề cập nhiều hơn trong các công trình nghiên cứu; các nghiên cứu về quản lý tổ chức hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất, đặc biệt ở Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I hầu như chưa được nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ phục vụ trực tiếp cho việc nâng cao chất lượng dạy học môn giáo dục thể chất từ góc độ quản lý ở Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I. Vì vậy luận văn đã xác định được điểm mới và có ý nghĩa thực tiễn.

1.2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài

1.2.1. Môn giáo dục thể chất

Giáo dục thể chất:

Phát triển toàn diện các tố chất thể lực, trên cơ sở đó phát triển các năng lực thể chất, giúp hoàn thiện thể hình, tăng cường sức khỏe, phát triển hoàn thiện kỹ năng kỹ xảo trong vận động, là một lĩnh vực thể dục thể thao xã hội[8]. Đồng thời chương trình giáo dục thể chất trong các trường Cao đẳng nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dục đó là: “Trang bị kiến thức, kỹ năng và rèn luyện thể lực cho sinh viên”. [8]

Mục tiêu môn học GDTC trong trường Cao đẳng nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, phát triển thể lực, tầm vóc, hoàn thiện nhân cách, hình thành thói quen luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, nâng cao khả năng học tập, kỹ năng hoạt động xã hội cho sinh viên với tinh thần, thái độ tích cực, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho sinh viên.

Nội dung chương trình giáo dục thể chất trong các trường Cao đẳng:

* Giờ học thể dục thể thao chính khoá: Là hình thức cơ bản nhất của giáo dục thể chất được tiến hành trong kế hoạch học tập của nhà trường, đào tạo cơ bản về thể chất cho học sinh sinh viên là nhiệm vụ cần thiết, nên trước hết phải có nội dung thích hợp để phát triển các tố chất thể lực và phối hợp vận động cho

học sinh sinh viên, giúp các em có trình độ nhất định để tiếp thu được các kỹ thuật động tác TDTT.

Mục tiêu chính của việc đào tạo cơ bản về thể chất trong trường học là: “Xúc tiến quá trình đào tạo năng lực đạt thành tích trong thể chất, phát triển năng lực tâm lý, tạo ý thức tập luyện TDTT thường xuyên, phát triển các tố chất thể lực, giáo dục được đức tính cơ bản và đạo đức cho học sinh”.

Tập luyện thể dục thể thao giúp con người phát triển một cách hài hoà, bảo vệ và củng cố sức khoẻ. Riêng bản thân giờ học TDTT có ý nghĩa quan trọng nhiều mặt đối với việc quản lý và giáo dục con người trong xã hội, hình thành năng lực chung và phát triển chuyên môn.

* Giờ học ngoại khóa:

Sau các buổi học tập trên lớp, giờ ngoại khóa là giờ học tập, rèn luyện theo nhu cầu, ham thích trong những khoảng thời gian nhàn rỗi của học viên, tập luyện ngoại khóa giúp phát triển thể chất một cách toàn diện, đồng thời góp phần nâng cao thành tích thể thao của học viên. Giờ học ngoại khoá nhằm củng cố, hoàn thiện các bài học chính khoá được thực hiện vào giờ tự học của học viên, hoặc được sự hướng dẫn của giáo viên GDTC. Các hoạt động thể thao quần chúng: Tập luyện trong các câu lạc bộ thể thao, thi đấu trong và ngoài trường, các bài tập thể dục ngoại khóa, giờ tự luyện tập của học viên, phong trào rèn luyện thể dục thể thao. Chức năng của hoạt động ngoại khoá là động viên lôi kéo nhiều người tham gia tập luyện, góp phần nâng cao sức khoẻ phục vụ học tập cũng như sinh hoạt.

Giáo dục thể chất và các hình thức sử dụng TDTT có tác dụng giúp phát triển toàn diện thể chất kết hợp với năng lực chuyên môn trong suốt thời kỳ học tập trong nhà trường, đảm bảo chuẩn bị thể lực chung và chuẩn bị thể lực chuyên môn phù hợp với những điều kiện của nghề nghiệp trong tương lai.

1.2.2. Hoạt động dạy học

Hoạt động dạy học là hoạt động giao tiếp sư phạm mang ý nghĩa xã hội. Thầy giáo là chủ thể của quá trình dạy, học sinh là chủ thể của hoạt động học,

các hoạt động khác nhau tiến hành nhưng không phải là những hoạt động đối lập nhau mà là song song tồn tại phát triển trong cùng một quá trình thống nhất để cùng hướng tới một mục đích. Hoạt động dạy học là sự truyền thụ tri thức, kỹ năng của người thầy với học trò. Vai trò của người thầy giáo là người dẫn đường, đồng hành với học sinh trên con đường chiếm lĩnh tri thức theo nội dung dạy học được chương trình quy định bằng phương pháp nhà trường, tạo nên sự gắn kết chặt chẽ giữa người dạy và người học [40], [36], [41], [33].

Hoạt động học của học viên là nhận thức được kiến thức lĩnh hội của người thầy, từ đó hình thành tính tự giác, tích cực, học hỏi và áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn.

Dạy và học luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Kết quả học tập của học sinh phụ thuộc vào kết quả giữa việc dạy và học của thầy và trò. Vì vậy không thể tách rời kết quả học tập của trò trong việc đánh giá kết quả giảng dạy của thầy.


Bảng 1.1. So sánh hoạt động dạy và hoạt động học



Hoạt động dạy

Hoạt động học

Định nghĩa

- Là việc tổ chức, điều khiển tối ưu quá trình học viên chiếm lĩnh tri thức hình thành và phát triển nhân cách.

- Là việc học viên tiếp thu khái niệm khoa học với quá trình tự giác, chủ động, tự lực, tích cực, sáng tạo chiếm lĩnh khoa học

dưới sự điều khiển của thầy cô.

Mục đích

- Điều khiển và tổ chức hoạt động học của học viên, giúp học viên nắm vững kiến thức để hình thành kỹ năng, kỹ xảo và ý thức thái độ.

- Trí dục: Giúp người học nắm vững tri thức

- Giáo dục: Giúp người học hình thành thế giới quan khoa học đạo đức, niềm tin, thái độ…

- Phát triển: Giúp người học

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Tổ chức hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất ở trường Cao đẳng An ninh nhân dân I trong giai đoạn đổi mới hiện nay - 3


hình thành tư duy, năng lực hoạt động trí tuệ

Chức năng

Cùng được 2 chức năng:

+ Điều khiển hoạt động học

+ Truyền đạt thông tin dạy học

Hai chức năng thống nhất:

+ Chủ động điều khiển quá trình chiếm lĩnh khái niệm khoa học

+ Lĩnh hội thông tin

Nội dung

- Theo chương trình quy định

- Toàn bộ hệ thống khái niệm của môn học.

- Ngôn ngữ khoa học

- Cấu trúc logic của môn học

- Ứng dụng hiểu biết vào học tập, lao động

- Các phương pháp đặc trưng

của khoa học tạo nên môn học

Phương pháp

Phương pháp nhà trường

- Phương pháp nhận thức

- Chiếm lĩnh khái niệm của khoa học biến thành học vấn của bản thân qua phương pháp:

mô tả - giải thích – vận dụng.



1.2.3. Tổ chức hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất

Chất lượng thân thể con người được thể hiện bởi thể chất, là những đặc trưng tương đối ổn định về hình thái, chức năng của cơ thể được hình thành, phát triển do bẩm sinh di truyền và điều kiện sống (gồm cả giáo dục và rèn luyện). [27; 18]

Quá trình hình thành và biến đổi có qui luật các thuộc tính về hình thái, chức năng tự nhiên của cơ thể dưới ảnh hưởng của điều kiện sống, trong đó có GDTC là sự phát triển thể chất của con người. Quá trình này phụ thuộc không những vào các qui luật về sinh học, mà còn cả các qui luật về cuộc sống xã hội, trong đố giáo dục luôn luôn giữ vai trò chủ đạo.

Sự phát triển thể chất ở trong một xã hội có thể toàn diện cân đối, hài hòa hoặc bị hạn chế, không cân đối.

Khái niệm hoàn thiện thể chất là phát triển thể chất lên một trình độ cao nhằm đáp ứng một cách hợp lý các nhu cầu của hoạt động lao động, xã hội, chiến đấu và kéo dài tuổi thọ và khả năng sáng tạo của con người.

Tính chất lịch sử cụ thể của sự hoàn thiện thể chất thể hiện ở chỗ, các đặc điểm quan trọng của nó (dấu hiệu, chỉ số…) luôn luôn bị các nhu cầu và điều kiện sống xã hội ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể chi phối và do đó các đặc điểm ấy thay đổi theo sự phát triển của xã hội.

Trong xã hội ta hiện nay, thể chất là một trong năm mục tiêu giáo dục con người toàn diện (đức, trí, thể, mỹ, lao), là cơ sở để tiếp nhận những mặt giáo dục còn lại. Giáo dục thể chất là một trong các mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và nhà nước ta và nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục thể chất là quá trình sư phạm với đầy đủ đặc điểm của nó với vai trò chủ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động của nhà sư phạm phù hợp với học viên cùng nguyên tắc sư phạm. Nội dung đặc trưng của giáo dục thể chất được gắn liền với giáo dục, trí dục, mỹ dục và giáo dục lao động.

Tổ chức hoạt động giáo dục thể chất là một chức năng của quản lý giáo dục nhà trường, lĩnh vực dạy thể dục thể thao xã hội với nhiệm vụ là: “phát triển toàn diện các tố chất thể lực, và trên cơ sở đó phát triển các năng lực thể chất, bảo đảm hoàn thiện thể hình, củng cố sức khỏe, hình thành theo hệ thống và tiến hành hoàn thiện đến mức cần thiết các kỹ năng và kỹ xảo quan trọng cho cuộc sống”. Giáo dục thể chất trong trường học giúp học viên năng động hơn, hứng thú hơn trong việc học tập. Đồng thời chương trình giáo dục thể chất trong các

trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dục đó là: “Trang bị kiến thức, kỹ năng và rèn luyện thể lực cho học sinh, sinh viên”. Những giờ học giáo dục thể chất giúp học viên giải tỏa những áp lực trong suốt quá trình học tập cả về lý thuyết lẫn thực hành.

Do đó, việc tổ chức hoạt động dạy học giáo dục thể chất vừa đảm bảo phù hợp với quản lý giáo dục (QLGD) nói chung, vừa phải mang tính đặc trưng của hoạt động dạy học. Xuất phát từ yêu cầu đó, tổ chức hoạt động dạy học giáo dục thể chất có những đặc điểm cơ bản sau: (i) Mang tính chất tổ chức hành chính sư phạm; (ii) mang đặc trưng của khoa học quản lý, của hoạt động quản lý nói chung. Tổ chức hoạt động dạy học trong thực tiễn có những nội dung cơ bản:

- Xác định mục tiêu của các hoạt động dạy học;

- Xây dựng kế hoạch của hoạt động dạy học;

- Lựa chọn, tổ chức, tập hợp, bồi dưỡng lực lượng GV;

- Động viên, thúc đẩy, tạo động lực, tạo điều kiện làm việc cần thiết cho GV, SV, cán bộ quản lý, nhân viên trong dạy học;

- Giám sát, điều hành, uốn nắn và định hướng hoạt động giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh;

- Đánh giá, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, rút ra bài học về sự thành công và hạn chế để triển khai tiếp hoặc chấm dứt;

- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV, đổi mới PPDH, tạo động cơ thúc đẩy, nâng cao động lực làm việc của giáo viên.

1.2.4. Quản lý nhà trường

Vấn đề cơ bản của QLGD là quản lý nhà trường, nhà trường là một tổ chức cơ sở giáo dục, trực tiếp làm công tác giáo dục thế hệ trẻ một cách toàn diện, tổ chức thực hiện mục tiêu giáo dục. Nó là tế bào của bất cứ hệ thống giáo dục ở bất cứ cấp nào.

“Quản lý trường học là lao động của các cơ quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức lao động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường” (Theo tác giả Phạm Viết Vượng) [36, 205]

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/06/2023