DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ BẢNG
Bảng 2.1. Thực trạng đội ngũ giáo viên dạy môn giáo dục thể chất 43
Bảng 2.2. Quan điểm của CBQL, giảng viên về tầm quan trọng của việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo, chuẩn kiến thức, kỹ năng, giáo trình dạy học môn Giáo dục thể chất tại Trường Cao đẳng ANNDI 47
Bảng 2.3. Quan điểm của cán bộ quản lý, giảng viên về tầm quan trọng và hiệu quả của các con đường giáo dục thể chất trong nhà trường 50
Bảng 2.4. Kết quả học tập của học viên môn giáo dục thể chất năm học 2018 - 2019 52
Bảng 2.5. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về mức độ cần thiết và mức độ thực hiện những nội dung tổ chức quản lý hoạt động dạy học giáo dục thể chất ở Trường Cao đẳng ANNDI 53
Bảng 2.6. Thực trạng tổ chức việc xây dựng chương trình giảng dạy môn Giáo dục thể chất 54
Bảng 2.7. Thực trạng lập kế hoạch dạy học môn Giáo dục thể chất tại Trường Cao đẳng ANNDI 57
Bảng 2.8. Thực trạng tổ chức quá trình dạy học môn Giáo dục thể chất tại Trường Cao đẳng ANNDI 59
Bảng 2.9. Thực trạng chỉ đạo kiểm tra đánh giá môn Giáo dục thể chất tại Trường Cao đẳng ANNDI 61
Có thể bạn quan tâm!
- Tổ chức hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất ở trường Cao đẳng An ninh nhân dân I trong giai đoạn đổi mới hiện nay - 1
- Các Công Trình Nghiên Cứu Về Tổ Chức Hoạt Động Dạy Học Môn Giáo Dục Thể Chất
- Hoạt Động Dạy Học Môn Giáo Dục Thể Chất Trong Nhà Trường Cao Đẳng, Đại Học
- Tổ Chức Hoạt Động Dạy Học Môn Giáo Dục Thể Chất Trong Nhà Trường Cao Đẳng, Đại Học
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
Bảng 2.10. Thực trạng phát triển chuyên môn cho giáo viên dạy học môn Giáo dục thể chất tại Trường Cao đẳng ANNDI 63
Bảng 2.11. Thực trạng đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị dạy học môn Giáo dục thể chất 66
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm nhận thức của các khách thể về tính cần thiết của các biện pháp đề xuất 88
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm nhận thức của các khách thể về tính khả thi của các biện pháp đề xuất 89
Bảng 3.3. Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 91
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Đội ngũ giáo viên giảng dạy môn giáo dục thể chất 43
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã xác định mục tiêu tổng quát của “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo" là “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân...”. Nghị quyết 29 cũng xác định quan điểm chỉ đạo “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình, giáo dục xã hội được kết hợp chặt chẽ với nhau” [4].
Giáo dục thể chất là một trong những nội dung quan trọng, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Khoa học cũng như thực tiễn cho thấy, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của con người bằng “phương tiện” là bài tập thể chất, là biện pháp chủ động nhất, tích cực nhất, ít tốn kém nhất có khả năng thực thi, mà lại phù hợp với quy luật hoạt động tâm, sinh lý của cơ thể và lứa tuổi, mang tính phòng ngừa bệnh tật, nâng cao sức khỏe, làm đẹp hình thái, phát triển toàn diện các tố chất vận động một cách ưu thế nhất. Đồng thời, góp phần nâng cao thể lực giáo dục nhân cách, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần và phát huy tinh thần dân tộc của con người Việt Nam, có đạo đức lối sống lành mạnh, tăng cường, giữ vững an ninh quốc gia trong tình hình hiện nay của đất nước.
Hiện nay, xu hướng phát triển cả về quy mô và đa dạng hóa các loại hình đào tạo được các trường đại học và cao đẳng rất chú trọng. Trong khi đó, những điều kiện cơ bản cho hoạt động và phát triển thể thao trường học còn thiếu và yếu như: Công tác tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện, kiểm tra đánh giá
hoạt động còn bị bỏ ngỏ, có trường cao đẳng còn chưa có tổ bộ môn GDTC, mọi hoạt động chuyên môn còn bị... phụ thuộc, chồng chéo trong tình trạng “cầm tay chỉ việc” và lại… rất ít được quan tâm. Cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và học tập ít được đầu tư, tình trạng “dạy chay, học chay” còn phổ biến, ở nhiều trường, sinh viên phải tự túc… mua dụng cụ học tập môn GDTC. Qũy đất dành cho TDTT ngày càng bị thu hẹp… Trong khi tỉ lệ tuyển sinh ngày càng tăng, nhiều sinh viên mang tư tưởng học đối phó… Chất lượng giờ học còn mang tính hình thức. Như vậy đã đặt chất lượng GD, trong đó GDTC trước một thách thức to lớn.
1.2. Thực tế dạy học môn GDTC ở phần lớn các trường CĐ, ĐH mang tính bắt buộc, SV học chủ yếu để qua môn, không có sự lựa chọn theo sở thích, sở trường, theo năng lực của mỗi người. Từ năm học 2013 - 2014, Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I đã tổ chức triển khai thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ, tuy nhiên, đối với bộ môn GDTC, học viên chưa có nhiều cơ hội lựa chọn môn học, thời gian học, giảng viên .... Công tác quản lý dạy học môn giáo dục thể chất còn bộc lộ các hạn chế bất cập trong việc tổ chức hoạt động dạy và học, trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên... chưa nhấn mạnh nhiều đến học viên làm trung tâm, làm giảm thiểu hiệu quả dạy học môn giáo dục thể chất trong nhà trường và chưa phát triển được hết năng lực của học viên.
1.3. Trong lĩnh vực quản lý giáo dục đã có nhiều công trình nghiên cứu về quản lý dạy học ở các cơ sở giáo dục khác nhau như trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, ở trường phổ thông các cấp tiểu học, trung học cơ sở, v.v... và quản lý dạy học các môn học khác nhau như ngoại ngữ, ngữ văn, toán học, v.v... nhưng nghiên cứu tổ chức hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt tại Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I còn ít được nghiên cứu…. Vì vậy tác giả lựa chọn đề tài: “Tổ chức hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất tại Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I trong giai đoạn đổi mới hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu lý luận và thực tiễn dạy học môn giáo dục thể chất tại trường Cao đẳng An ninh nhân dân trong giai đoạn đổi mới hiện nay, từ đó xây dựng và đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn giáo dục thể chất nhà trường trong giai đoạn đổi mới hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất ở Trường Cao đẳng.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Tổ chức hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất ở Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I trong giai đoạn đổi mới hiện nay.
4. Câu hỏi nghiên cứu
4.1. Cơ sở khoa học của tổ chức hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất ở Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I là gì?
4.2. Làm thế nào để nâng cao được chất lượng tổ chức hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất trong giai đoạn hiện nay ở Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I?
5. Giả thuyết khoa học
Tổ chức hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất ở Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên, vẫn còn bộc lộ một số hạn chế bất cập. Nếu đề xuất và áp dụng biện pháp tổ chức hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất ở Trường Cao An ninh nhân dân I trong giai đoạn đổi mới hiện nay sẽ nâng cao được chất lượng dạy học môn giáo dục thể chất và phát triển năng lực cho học viên.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về tổ chức hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất ở Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I trong giai đoạn đổi mới hiện nay.
Khảo sát và đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động dạy học môn giáo dục
thể chất ở Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I trong giai đoạn đổi mới hiện nay.
Đề xuất các biện pháp tổ chức hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất ở Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I trong giai đoạn đổi mới hiện nay.
Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp tổ chức hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất ở Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I trong giai đoạn đổi mới hiện nay.
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Chủ thể quản lý trong đề tài bao gồm: hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn trường cao đẳng, nhưng chủ quản lý thể chính là hiệu trưởng. Các chủ thể khác là chủ thể phối hợp trong quản lý dạy học môn giáo dục thể chất.
- Địa bàn nghiên cứu: Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I
- Đối tượng khảo sát: Cán bộ quản lý, giáo viên Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I
- Thời gian lấy số liệu: từ năm 2018 đến năm 2019.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1.Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp, hệ thống các tài liệu về quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, các văn bản chỉ đạo của Bộ GDĐT, Bộ Công an về hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất và tổ chức hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất ở các trường Cao đẳng nhằm mục đích xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài luận văn.
8.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra bằng bảng hỏi; phương pháp phỏng vấn; tổng kết kinh nghiệm; toán thống kê... để thu thập các kết quả nghiên cứu thực tiễn về vấn đề thực trạng hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất và tổ chức hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất ở các trường cao đẳng trong giai đoạn đổi mới hiện nay.
9. Những đóng góp của đề tài
Luận văn đã hệ thống hóa các khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu và xây dựng khung lý luận về tổ chức hoạt động môn giáo dục thể chất Trường Cao đẳng ANND trong giai đoạn đổi mới hiện nay; đưa ra thực trạng của công tác tổ chức hoạt động dạy học ở trường Cao đẳng ANND I trong giai đoạn đổi mới hiện nay.
Thông qua khảo sát và phân tích thực trạng, luận văn đã chỉ ra được các nguyên nhân của thực trạng này.
Đề xuất một số biện pháp có tính khả thi để áp dụng vào tổ chức hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất ở Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I trong giai đoạn đổi mới hiện nay nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất của nhà trường.
10. Cấu trúc luận văn
Luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất tại cơ sớ giáo dục đại học, cao đẳng.
Chương 2: Thực trạng tổ chức hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất ở Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I trong giai đoạn đổi mới hiện nay.
Chương 3: Biện pháp tổ chức hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất ở Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I trong giai đoạn đổi mới hiện nay.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các công trình nghiên cứu dạy học và dạy học môn giáo dục thể chất
Đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu một cách toàn diện về quản lý giáo dục, quy trình tổ chức quá trình dạy học, ý nghĩa của việc đổi mới phương pháp dạy học, bản chất của mối quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học, vai trò của người dạy và người học..., trong đó nghiên cứu về dạy học nhằm phát triển năng lực của học sinh cũng đã bắt đầu được quan tâm.
Từ cuối thế kỷ 20, một số nhà nghiên cứu giáo dục học như Hồ Ngọc Đại, Hà Thế Ngữ, Trần Kiểm, Nguyễn Văn Lê, …. đã bắt đầu nghiên cứu nhiều vấn đề về đổi mới nội dung, phương pháp dạy học; dạy học lấy học sinh làm trung tâm, bản chất và mối quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học, vai trò của người dạy và người học; việc đổi mới nội dung cũng như cách thức tổ chức dạy học.
Nghị quyết Trung ương số 29/NQ-TW của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2013 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đã xác định "chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất người học" [4]; nhà trường phổ thông chuyển từ nhà trường kiến thức lên nhà trường kĩ năng, nhà trường năng lực. Trên cơ sở đó, thời gian gần đây, các tác giả như Trương Lê Chính (1990) Quản lý nhà trường [12], Đặng Quốc Bảo (2010) Những vấn đề cơ bản về lãnh đạo - quản lý và sự vận dụng vào quản lý giáo dục- quản lý nhà trường [6], Đặng Xuân Hải –Nguyễn Sĩ Thư (2012) Quản lý giáo dục - nhà trường trong bối cảnh thay đổi [21] đã tập trung đi sâu nghiên cứu vào lí luận quản lý giáo dục, các mô hình GD theo hướng phát triển năng lực quản lý, đồng thời nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động của giáo viên và học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.