Hoạt Động Dạy Học Môn Giáo Dục Thể Chất Trong Nhà Trường Cao Đẳng, Đại Học

“Quản lý nhà trường là tập hợp những tác động tối ưu của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và những cán bộ khác nhằm tận dụng các nguồn dự trữ do nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp và do lao động xây dựng vốn tự có, hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường mà điểm hội tụ là quá trình đào tạo thế hệ trẻ, thực hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đưa nhà trường tiến lên trạng thái mới”( Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang).[25;78]

Bản chất của hoạt động quản lý trong nhà trường là quản lý hoạt động dạy học, tức là làm sao cho hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo.

Quản lý nhà trường là hoạt động được thực hiện trên cơ sở những quy luật chung của quản lý, đồng thời có những nét đặc thù riêng của nó.

Quản lý nhà trường là phải quản lý toàn diện nhằm hoàn thiện và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ một cách hợp lý, khoa học và hiệu quả. Thành công hay thất bại của nhiệm vụ đổi mới, nâng cao hiệu quả giáo dục trong nhà trường phụ thuộc rất lớn vào điều kiện cụ thể của nhà trường. Vì vậy, muốn thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục người quản lý phải xem xét đến những điều kiện đặc thù của nhà trường, phải chú trọng tới việc cải tiến công tác quản lý giáo dục để quản lý có hiệu quả các hoạt động trong nhà trường.

Trong nhà trường đại học được thực hiện theo 3 cấp độ quản lý sau: đó là cấp trường, cấp khoa và cấp bộ môn.

Như vậy: “Đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, tức là mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh để quản lý nhà trường mình thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình”. [3; 61]

1.3. Hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất trong nhà trường cao đẳng, đại học

1.3.1. Vị trí, ý nghĩa của giáo dục thể chất trong trường cao đẳng, đại học

GDTC được thực hiện trong hệ thống nhà trường từ mầm non đến đại học, góp phần đào tạo những công dân phát triển toàn diện [12].

GDTC là bộ phận hữu cơ của mục tiêu giáo dục và đào tạo nhằm giúp con người phát triển cao về trí tuệ, cưêng tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức. Thể chất – sức khỏe tốt là nhân tố quan trọng trong việc phát triển sự nghiệp, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

GDTC trong nhà trường các cấp nhằm từng bước nâng cao trình độ văn hóa thể chất và thể thao của học sinh, sinh viên, góp phần phát triển sự nghiệp TDTT của đất nước, đáp ứng nhiệm vụ giao tiếp thể thao của học sinh, sinh viên Việt Nam và quốc tế.

* Nội dung và trách nhiệm

GDTC bao gồm nhiều hình thức và có liên quan chặt chẽ với nhau: giờ học TD, tập luyện thể thao theo chương trình, tự luyện tập của sinh viên, giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.

TDTT là phương tiện quan trọng để GDTC. Chương trình thể dục và các hình thức GDTC khác được sắp xếp phù hợp với trình độ sức khỏe, giới tính và lứa tuổi.

Có kế hoạch hướng dẫn học viên tự tập luyện thể thao ngoại khóa ở trường và ở nhà, ở kí túc xá...

Thường xuyên tổ chức hội thao của trường và xây dựng thành nền nếp truyền thống. Tổ chức thi kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thể lực cho học viên theo quy định của chương trình GDTC.

* Tổ chức thực hiện GDTC trong trường đại học

Giáo viên TDTT có trách nhiệm lên lớp giảng dạy giáo dục thể chất, tổ chức ngoại khóa TDTT, tham gia hướng dẫn tập luyện TDTT tại nhà trường, phối hợp giao lưu TDTT trong và ngoài trường.

Giáo viên GDTC có trách nhiệm ươm mầm tài năng TDTT, giúp đỡ và tăng cường thể lực cho các học viên yếu kém trong nhà trường.

Sở Giáo dục – Đào tạo, Phòng Giáo dục các huyện, thị và Hiệu trưởng các trường chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá công tác GDTC cho học sinh trong trường học các cấp.

Học viên cần đạt kết quả kiểm tra từ điểm trung bình trở lên. Đối với sinh viên các trường đại học và cao đẳng phải thực hiện kiểm tra lấy chứng chỉ, là điều kiện để thi tốt nghiệp, thường xuyên tập luyện thể thao, rèn luyện thể chất, bảo đảm thi đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể ở lứa tuổi mình. Tích cực tham gia hội thao và cố gắng đạt thành tích cao. Các học viên đạt thành tích cao sẽ được khen thưởng cũng như khích lệ.

1.3.2. Cấu trúc, nội dung, chương trình đào tạo, chuẩn kiến thức, kỹ năng giáo dục dạy học môn Giáo dục thể chất

* Xây dựng chương trình giảng dạy

Xây dựng chương trình giảng dạy thực chất là xây dựng chương trình hoạt động của khoa/bộ môn theo năm học, học kỳ nhằm đảm bảo thực hiện tốt nhất chất lượng GDTC. Chương trình hoạt động này bao gồm các chi tiết: mục tiêu, nội dung hoạt động, thời gian, biện pháp thực hiện và phân công người chịu trách nhiệm về những hoạt động đó.

Việc soạn thảo chương trình kế hoạch hoạt động dựa vào mục tiêu của chương trình GDTC do Bộ GD-ĐT đề ra, dựa vào tiềm lực của nhà trường và các hoàn cảnh và điều kiện cụ thể hiện tại. Quản lý xây dựng chương trình thực chất là:

Hình thức, phương pháp dạy học được chỉ đạo một cách đa dạng; Trong phát triển chương trình cần khuyến khích hợp tác; Biết cách khảo sát mức độ hài lòng và nhu cầu của người học; Lấy người học làm trung tâm; Đổi mới cũng như luôn cập nhật chương trình thường xuyên.

Theo quyết định số 6 năm 2018 của Bộ lao động – thương binh và Xã hội, khung chương trình dạy học môn GDTC trong trường cao đẳng được thể hiện trên bảng sau.

Bảng 1.2. Khung chương trình giảng dạy môn Giáo dục thể chất ở trường Cao đẳng


Phần


Nội dung

thuyết (giờ)

Thực

hành (giờ)

Kiểm

tra (giờ)

Tổng

số (giờ)

I

Giáo dục thể chất chung

2

34

2

38

1

Lý thuyết nhập môn

2



2

2

Thực hành

* Điền kinh

- Chạy cự ly trung bình (1500m nam và 800 nữ)

- Nhảy xa

- Chạy cự ly ngắn (100m)

- Đẩy tạ

- Kiểm tra:

* Thể dục:

- Thể dục cơ bản

- Kiểm tra:



6


6

6

6


10


1


1


6


6

6

6

1


10

1

II

Giáo dục thể chất tự chọn

theo nghề nghiệp

2

18

2

22

1

Lý thuyết

2



2

2

Thực hành: Lựa chọn 1 trong số các môn sau: Bóng chuyền, Bơi lội, Bóng đá, Cầu lông, Bóng rổ, Thể dục dụng cụ (leo dây, sào, gậy…), Điền kinh (các môn chạy)

Kiểm tra


18


18


Cộng

4

52

4

6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Tổ chức hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất ở trường Cao đẳng An ninh nhân dân I trong giai đoạn đổi mới hiện nay - 4

* Tổ chức hoạt động dạy học của giảng viên

Giảng viên dạy giáo dục thể chất trong nhà trường đại học là những người có trình độ chuyên môn tèt, tèt nghiÖp từ các tr•êng đại học thÓ thao hoặc cö nh©n sph¹m thÓ thao tại các trường đại học sư phạm.

Trong các khoa tổ chuyên môn của nhà trường đại học, việc quản lý hoạt động dạy của giảng viên được thực hiện qua hai nội dung cơ bản đó là: quản lý hoạt động dạy ở trên lớp và việc thực hiện quản lý hồ sơ chuyên môn của giảng viên.

Với hoạt động giảng dạy gồm một số nội dung cơ bản như sau:

+ Quản lý giờ lên lớp của học viên

+ Thực hiện các chương trình và tiến trình giảng dạy.

Hình thức dạy học trên lớp đối với các trường ĐH hiện nay vẫn được coi là một trong các hình thức cơ bản và chủ yếu của quá trình dạy học. Chất lượng của hoạt động dạy học phụ thuộc rất lớn vào chất lượng các giờ lên lớp của cán bộ giảng dạy. Quản lý giờ lên lớp của các cán bộ giảng dạy cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

+ Tổ chức bàn bạc dân chủ và đi đến thống nhất xây dựng một mẫu giờ “chuẩn” cho các loại hình bài học lí thuyết, thực hành, trên cơ sở đó quản lí tốt giờ lên lớp của cán bộ giảng dạy.

+ Xây dựng và giám sát chặt chẽ việc thực hiện giờ lên lớp và đảm bảo tiến độ về nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học.

+ Tổ chức thao giảng, dự giờ và đề ra những biện pháp cụ thể nhằm thực hiện tốt việc vận dụng phương pháp dạy học, nhất là việc vận dụng cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học bộ môn.

+ Xây dựng kế hoạch trang bị các phương tiện dạy học, quản lý tốt việc sử dụng phương tiện dạy học trong các giờ lên lớp.

* Tổ chức quản lý công tác đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ giảng dạy

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ giảng dạy đồng thời tổ chức tốt công tác tự học, tự bồi dưỡng của các cán bộ giảng dạy nhằm

không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy đáp ứng tốt nhiệm vụ đào tạo của nhà trường.

Với bộ môn giáo dục thể chất công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy cßn h¹n chª, cha tham gia c¸c líp tËp huÊn cđa Bé gi¸o dôc, cÇn t¨ng c•êng giao lu häc hái víi c¸c tr•êng kh¸c.

1.3.3. Các hình thức phương pháp giáo dục thể chất cho học viên nhà trường

Đổi mới hình thức phương pháp dạy học môn GDTC không chỉ chú ý tích cực hoá hoạt động rèn luyện cơ bắp của sinh viên mà còn chú ý khả năng hoạt động trí tuệ, rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động luyện tập, rèn luyện cơ bắp. Tăng cường việc trao đổi trong nhóm, đổi mới quan hệ giảng viên – sinh viên và sinh viên – sinh viên theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội.

Tổng quát về hính thức PPDH môn GDTC cho học viên trường đại học, cao đẳng là:

- Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học, tự rèn luyện (xây dựng kế hoạch học tập rèn luyện khoa học , trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy.

- Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của bộ môn như hướng dẫn, hướng dẫn kết hợp với thực hành, thực tập tại sân bãi.

- Phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy học. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức thích hợp như rèn luyện cá nhân, rèn luyện theo nhóm; học trong lớp, ngoài sân bãi"... cần chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, dụng cụ luyện tập, điều kiện sân bãi, vận dụng kiến thức thể dục thể thao vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho người học.

- Cần sử dụng đủ và hiệu quả các dụng cụ, thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã qui định. Giảng viên tích cực vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học GDTC, điều này ít được giảng viên thể hiện trong thời gian vừa qua.

Việc đổi mới PPDH môn học GDTC của giảng viên được thể hiện qua bốn đặc trưng cơ bản sau:

- Dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, từ đó giúp sinh viên tự khám phá, phân tích các động tác. Theo tinh thần này, giảng viên là người tổ chức và chỉ đạo sinh viên học tập và rèn luyện, vận dụng sáng tạo kiến thức TDTT vào các tình huống thực tiễn trong cuộc sống,...

- Chú trọng rèn luyện cho sinh viên những tri thức phương pháp để họ biết cách rèn luyện, luyện tập những lúc rảnh rỗi.

- Tăng cường phối hợp rèn luyện cá nhân với hợp tác rèn luyện theo nhóm theo phương châm “tạo điều kiện cho sinh viên nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn”. Điều đó có nghĩa, mỗi sinh viên vừa cố gắng tự lực một cách độc lập, vừa hợp tác chặt chẽ với nhau trong quá trình rèn luyện, theo dõi, so sánh thành tích, điều đó mang lại hiệu quả cao.

- Chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu đặt ra, đánh giá kết quả theo chuẩn đầu ra của chương trình, thành tích mỗi cá nhân cần đạt được sẽ khích lệ sinh viên cố gắng sáng tạo trong học tập và rèn luyện.

1.3.4. Đánh giá kết quả học tập của học viên

a) Nhằm mục đích cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đạt chuẩn của chương trình, theo dõi sự tiến bộ của học viên để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lý, phát triể̉n chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học viên và nâng cao chất lượng giáo dục.

b) Phạm vi đánh giá là toàn bộ nội dung và yêu cầu cần đạt của chương trình. Đối tượng đánh giá là sản phẩm và quá trình học tập, rèn luyện của học viên thông qua học tập môn giáo dục thể chất.

c) Việc đánh giá tổng kết do cơ sở giáo dục tổ chức.

d) Phương thức đánh giá bảo đảm độ tin cậy, phù hợp, khách quan. Kiểm tra, đánh giá phải thực hiện được các chức năng chính:

- Kiểm tra, đánh giá có chức năng kép là đánh giá mức độ đạt được yêu cầu cần đạt và phương pháp dạy học.

- Khẳng định mức độ bảo đảm chất lượng học tập theo yêu cầu cần đạt của chương trình.

- Cung cấp thông tin phản hồi đầy đủ, chính xác kịp thời về kết quả học tập có giá trị cho học viên tự điều chỉnh quá trình học; cho giangr viên điều chỉnh hoạt động dạy học; cho cán bộ quản lý nhà trường để có giải pháp cải thiện chất lượng giáo dục; cho gia đình để giám sát, giúp đỡ học viên.

- Tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học viên được chú ý và xem đó là biện pháp rèn luyện năng lực của học viên.

- Kết hợp kiểm tra, đánh giá quá trình với đánh giá tổng kết; đánh giá định tính với đánh giá định lượng, trong đó đánh giá định lượng phải dựa trên đánh giá định tính được phản hồi kịp thời, chính xác.

- Kiểm tra, đánh giá được phối hợp nhiều hình thức khác nhau bảo đảm đánh giá toàn diện nội dung, năng lực chung, năng lực đặc thù môn học, phẩm chất.

- Đánh giá yêu cầu tích hợp nội dung, kỹ năng để giải quyết vấn đề nhận thức và thực tiễn. Đây là phương thức hiệu quả đặc trưng cho đánh giá năng lực học sinh.

Căn cứ vào chương trình giảng dạy môn giáo dục thể chất, điều kiện về nguồn lực, cơ sở vật chất hiện có của nhà trường để tiến hành thống kê và phân tích kết quả học tập môn giáo dục thể chất của sinh viên.

Đánh giá kết quả học tập của học viên được xếp theo 6 loại: xuất sắc, giỏi, khá, trung bình, đạt, không đạt.

Học viên được kiểm tra đầu vào theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an. Thông qua đánh giá để đánh giá được về mức độ kiến thức,

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 22/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí