Tổ Chức Giáo Dục Truyền Thống Văn Hóa Dân Tộc Cho Học Sinh Trường Phố Thông Dân Tộc Nội Trú

quan trọng nhất, bằng con đường giáo dục và thông qua giáo dục, các giá trị về vật chất và tinh thần, các kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, kinh nghiệm ứng xử, lối sống, ngôn ngữ, phong tục, tập quán… của các dân tộc được lưu truyền, tồn tại, vận hành nối liền các thế hệ. Giáo dục giúp cho học sinh hiểu biết về truyền thống, bản sắc VHDT, tôn trọng, giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống văn hóa của dân tộc mình, tôn trọng bản sắc văn hóa của các dân tộc anh em.

1.4. Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trường phố thông dân tộc nội trú

1.4.1. Khái niệm tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh

Tuỳ theo ngữ cảnh, tính chất, yêu cầu, mục đích… có thể sử dụng thuật ngữ “tổ chức” khác nhau.

Luật học (khoa học luật dân sự) gọi tổ chức là pháp nhân để phân biệt với thể nhân (con người) là các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự.

Trong cuốn “Sổ tay nghiệp vụ cán bộ làm công tác tổ chức nhà nước” định nghĩa: “Tổ chức là một đơn vị xã hội, được điều phối một cách có ý thức, có phạm vi tương đối rõ ràng, hoạt động nhằm đạt được một hoặc nhiều mục tiêu chung (của tổ chức)” [19].

Khoa học tổ chức và quản lý định nghĩa: tổ chức với ý nghĩa là “tập thể của con người tập hợp nhau lại để thực hiện một nhiệm vụ chung hoặc nhằm đạt tới một mục tiêu xác định của tập thể đó”.[19]

Với mục tiêu, yêu cầu của đề tài này chúng ta có thể hiểu Tổ chức như sau: “Tổ chức là việc sắp xếp, bố trí các công việc theo vị trí và giao quyền hạn, sau đó phân phối các nguồn lực của tổ chức đó sao cho chúng góp phần một cách tích cực và có hiệu quả vào những mục tiêu chung của đơn vị.” [19] Như vậy tổ chức ở đây được hiểu là động từ.

Tổ chức có thể được hiểu là một trong các chức năng của quản lý (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra) nhưng có thể hiểu ngang nghĩa với từ quản lý, bao hàm đầy đủ 4 chức năng của quản lý.

Trong đề tài nghiên cứu ngày, khái niệm tổ chức được hiểu dưới dạng động từ và tương đương với một chức năng của quản lý. Tuy nhiên chức năng tổ chức không tồn tại riêng lẻ mà có mối quan hệ biện chứng với các chức năng khác của quản lý để thực hiện mục tiêu quản lý đề ra.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.

Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho HS là những tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà quản lý đến tập thể, cán bộ, giáo viên, học sinh và những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, huy động họ tham gia và quan tâm giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh nhà trường.

1.4.2. Vai trò quản lý của hiệu trưởng và phân cấp quản lý trong nhà trường

Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở tỉnh Bắc Kạn trong bối cảnh hội nhập - 6

Trong trường phổ thông, hiệu trưởng vừa là người lãnh đạo, vừa là người quản lý mọi hoạt động của nhà trường vì vậy hiệu trưởng có vai trò quan trọng. Trong tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh có thể kể đến các vai trò của Hiệu trưởng như

- Vai trò “đầu tàu”: Hiệu trưởng với vai trò lãnh đạo, quản lý, điều hành, hướng dẫn. Trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc rất cần khả năng lãnh đạo và hướng dẫn của hiệu trưởng, người đứng đầu tập thể, Hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm nhiều hơn đối với đơn vị mình quản lý. Trong nhà trường, Hiệu trưởng được xem như là người thuyền trưởng, dẫn dắt, lèo lái cho cả con thuyền đi đến đích đã đề ra. Hiệu trưởng còn giữ vai trò là người giáo viên, trực tiếp tham gia giảng dạy theo số tiết quy định và là người giám sát và hỗ trợ giáo viên trong quá trình dạy học. Khi tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa, giáo viên sẽ rất cần đến sự hỗ trợ từ hiệu trưởng.

- Vai trò định hướng các giá trị văn hóa; Trong giáo dục TTVHDT, hiệu trưởng quyết định việc hình thành các chuẩn mực, giá trị cốt lõi, niềm tin trong nhà trường. Sự quan tâm, chú ý của hiệu trưởng vào các vấn đề sẽ ảnh hưởng chi phối văn hóa nhà trường. Để phát triển bản sắc văn hóa nhà trường, hiệu trưởng chính là người định hướng và là tiêu biểu cho văn hóa nhà trường, là tâm điểm thống nhất các giá trị trong trường học. Qua quá trình xây dựng và

lãnh đạo nhà trường, hệ tư tưởng, tính cách, niềm tin, hoài bão lớn lao của người hiệu trưởng sẽ định hình trong triết lý nghề nghiệp và nó được phản chiếu lên văn hóa nhà trường, việc nêu gương, tuân thủ các giá trị chung của hiệu trưởng có vai trò vô cùng quan trọng. Hiệu trưởng trở thành một biểu tượng nhân cách văn hóa tiêu biểu trong việc thực hành các giá trị văn hóa nhà trường để mọi thành viên tin tưởng đi theo con đường đã được lựa chọn.

- Vai trò là động lực để đổi mới giáo dục; Bên cạnh việc quyết định và xây dựng hệ giá trị văn hóa nhà trường, hiệu trưởng phải là người đi đầu trong việc thực hiện mục tiêu đã đề ra, chứng minh tính hiệu quả để làm động lực gắn kết mọi thành viên trong nhà trường cùng thực hiện và noi theo. Để xây dựng văn hóa nhà trường trong điều kiện phát triển xã hội hiện nay, hiệu trưởng phải là tấm gương sáng về đạo đức văn hóa nhà giáo, đồng thời cần phải hướng tới những giá trị văn hóa có tính biểu tượng, thể hiện mục tiêu khát vọng mà tập thể nhà trường hướng tới.

Hiệu trưởng là người xác định mục tiêu, hướng đi cho nhà trường phát triển, nên việc tập trung thời gian, công sức, trí tuệ vào hoạt động của nhà trường trở thành động lực cho GV và HS đi theo.

Để xây dựng văn hóa nhà trường trong bối cảnh hội nhập, hiệu trưởng cần phải xây dựng hệ thống quản lý theo phương thức hiện đại, phải là người có khả năng nhạy bén, phản ứng nhanh và thích nghi với sự đổi thay của môi trường trong phạm vi quốc gia và quốc tế. Hiệu trưởng phải là tấm gương sáng về đạo đức văn hóa nhà giáo, đồng thời cần phải hướng tới những giá trị văn hóa có tính biểu tượng, thể hiện mục tiêu, khát vọng mà tập thể nhà trường hướng tớ, phải thiết lập mối quan hệ với cộng đồng thông qua truyền thông và các mối quan hệ xã hội, từ đối tượng người học, các đối tác, cơ quan quản lý, mọi cộng đồng xã hội liên quan. Hiệu trưởng cần có tính quyết đoán, độc lập, không thể lệ thuộc, không thể chờ vào sự hướng dẫn của người khác để do dự, thụ động mà chỉ có thể tham khảo mọi ý kiến, tư vấn để đưa ra quyết định một

cách tự tin. Phải có bản lĩnh thì mới đưa ra được quyết định chiến lược, các phương án hoạt động, các mục tiêu dài hạn, ngắn hạn để lãnh đạo tổ chức đi đến thành công.

Hiệu trưởng có vai trò vô cùng quan trọng trong tổ chức, quản lý, chỉ đạo điều hành toàn bộ hoạt động giáo dục của nhà trường trong đó có công tác tổ chức giáo dục truyền thống VHDT cho học sinh. Việc tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh thực chất là việc hướng học sinh đến những cái hay, cái đẹp trong đời sống hàng ngày từ đó tạo nên nét đẹp trong văn hóa học đường.

Việc phân cấp được quy định tại các điều 14,15,16,17 Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, của giáo viên, nhân viên và của học sinh tại Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành theo Thông tư số: 01/2016/TT-BGDĐT, ngày 15 tháng 01 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. [7, tr.3]

1.4.3. Nội dung tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc

* Tổ chức các lực lượng trong nhà trường rà soát chương trình, cập nhật và tích hợp các nội dung giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc vào các môn học và hoạt động giáo dục.

Hiện nay việc giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc mới chỉ được thực hiện thông qua việc tích hợp trong một số bộ môn, trong các chủ đề giáo dục địa phương của các môn, Ngữ văn, Lịch sử, Âm nhạc, Thể dục, GDCD... và thực hiện trong các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp. Ngày 7/7/2008, Bộ GD&ĐT ban hành văn bản số 5977/BGDĐT-GDTrH V/v: Hướng dẫn thực hiện nội dung GD địa phương ở cấp THCS và cấp THPT từ năm học 2008- 2009. Vì vậy các trường phổ thông phải chủ động rà soát chương trình, cập nhật các nội dung giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng trường.

Ngày 04/11/2013, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI đã thông qua Nghị quyết số 29-NQ/TW Về “đổi mới căn bản,

toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”[15]. Quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục của Nghị quyết là: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Ngày 04/5/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg Về việc “Tăng cường năng lực tiếp cận Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” với nhiều giải pháp quan trọng. Ngoài ra Bộ GD&ĐT, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch có ban hành Hướng dẫn số 73/HD-BGD- BVHTTDL, hướng dẫn sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở các trường phổ thông, trung tâm GDTX.

Theo đó các nhà trường được tự chủ về chương trình, chủ động rà soát, điều chỉnh chương trình phù hợp với đặc điểm học sinh và đặc thù của từng trường. Cụ thể BGH các nhà trường cần chỉ đạo tổ bộ môn, giáo viên giảng dạy xây dựng nội dung dạy học có tích hợp các nội dung giáo dục TTVHDT vào môn học, hoạt động giáo dục như: Thông qua các hoạt động trong tiết sinh hoạt dưới cờ; Thông qua hoạt động ngoại khóa (buổi sinh hoạt nội trú hoặc liên hoan văn nghệ và trò chơi dân gian...); Thông qua Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu truyền thống lịch sử, văn hóa DTTS của địa phương; Thông qua việc mời nghệ nhân trên địa bàn đến truyền dạy văn hóa dân tộc cho học sinh; Thông qua các buổi sinh hoạt của Đoàn - Đội; Thông qua việc dạy học qua di sản văn hóa; Thông qua tổ chức các hoạt động sưu tầm ca dao, dân ca, các dân tộc thiểu số, tìm hiểu về các loại nhạc cụ dân tộc; Tổ chức sưu tầm, trưng bày các sản phẩm là hiện vật, tài liệu, tư liệu liên quan; Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, tham quan, khảo sát tìm hiểu thực tế tại các bản làng; Thông qua tổ chức được các câu lạc bộ (câu lạc bộ múa, câu lạc bộ ca dao dân ca, câu lạc bộ hát then, đàn tính...); Thông qua tổ chức thực hành các nghề thủ công truyền thống.

* Phối hợp các lực lượng ngoài nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc gắn với đặc điểm địa phương.

Mỗi học sinh trường PTDTNT là đại diện văn hóa của một vùng quê, một dân tộc, với những khác biệt về nhận thức, văn hóa, nếp sống, ứng xử,... Trường PTDTNT tạo điều kiện để HS được thể nghiệm các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình và tiếp xúc với các giá trị văn hóa của dân tộc khác để dòng chảy văn hóa không ngừng được nuôi dưỡng và lớn mạnh. Trường PTDTNT tổ chức các hoạt động trải nghiệm như: tìm hiểu, thể hiện, giao lưu văn hóa để học sinh được trao đổi học tập và cùng tham gia vào việc bảo tồn, phát triển các giá trị VHDT. Nhờ các hoạt động trải nghiệm học sinh được tiếp xúc thường xuyên với các hoạt động văn hóa và thông qua hoạt động văn hóa mà học sinh luôn hiểu biết, gìn giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc mình, đồng thời còn là người hiểu biết và tôn trọng bản sắc văn hóa của các dân tộc anh em.

Tùy vào đặc điểm của mỗi nhà trường có thể tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho phù hợp như: Tổ chức cho học sinh sưu tầm, ghi chép lịch sử địa phương; triển lãm giới thiệu truyền thống địa phương; tổ chức cho các lớp, các chi đội nhận nhiệm vụ bảo quản, sửa sang các nghĩa trang liệt sỹ, các di tích lịch sử cách mạng, chăm sóc thương binh và các gia đ́ình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng; thăm làng nghề; tổ chức tốt những ngày kỷ niệm lớn, qua đó tổ chức những hoạt động sinh hoạt truyền thống, hoặc mời các anh hùng, các đồng chí lăo thành cách mạng, các nhà văn hóa, các nghệ nhân trên địa bàn, các văn nghệ sỹ... kể chuyện hoặc đối thoại với học sinh, hoặc truyền dậy các nghề thủ công, các làn điệu dân ca, dân vũ cho học sinh.

* Tổ chức đánh giá và hiệu chỉnh chương trình thường xuyên đáp ứng với nhu cầu người học và thay đổi của bối cảnh

Trong bối cảnh mới của quốc tế và trong nước, với những đổi thay to lớn trong đời sống kinh tế xã hội, hơn bao giờ hết, chất lượng của giáo dục và đào

tạo trở thành vấn đề sống còn, quyết định sự thành bại của cả một quốc gia trong điều kiện hội nhập với kinh tế thế giới. Yếu tố quyết định chất lượng của giáo dục phổ thông là chương trình giáo dục - chương trình một khoá học, chương trình một môn học. Như đã nói ở trên để chuẩn bị cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015, ngày 25/6/2013 Bộ GD&ĐT đã ban hành văn bản 791/BGDĐT, về phát triển chương trình giáo dục phổ thông. Theo đó các nhà trường được tự chủ về chương trình, chủ động rà soát, điều chỉnh chương trình phù hợp với đặc điểm học sinh và đặc thù của địa phương; Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CT- TTg Về việc “Tăng cường năng lực tiếp cận Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” với nhiều giải pháp quan trọng. Chính vì vậy các nhà trường cần chủ động trong việc đánh giá, rà soát, hiệu chỉnh chương trình giáo dục nhà trường, chương trình môn học và chương trình giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc. Những người quản lí giáo dục phổ thông, những cán bộ quản lý, giáo viên sẽ là những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ này.

Cơ cấu lại khung chương trình giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc phải bảo đảm sự liên thông của các khối lớp, giải quyết tốt mối quan hệ về khối lượng kiến thức và thời lượng học tập giữa các môn học và khối lượng tích hợp sao cho phù hợp và nâng cao hiệu quả đào tạo từng môn học.

Tuy nhiên việc thực hiện hiệu chỉnh chương trình cần đồng bộ, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh từng trường, bắt kịp với thời đại công nghệ thông tin, với xu hướng toàn cầu hóa, cũng như phù hợp với yêu cầu của xã hội, trong bối cảnh hiện nay.

Trong mỗi Nhà trường, văn hóa luôn tồn tại trong mọi hoạt động, vấn đề là con người có ý thức được sự tồn tại của nó để quản lý và sử dụng sức mạnh của nó hay không. Các nhà nghiên cứu về văn hóa nhà trường đều chỉ ra rằng: văn hóa là sự giáo hóa, vun trồng nhân cách con người, làm cho con người và cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn.

Với cách tiếp cận cơ bản như vậy, xin đưa ra quan niệm sau đây về văn hoá nhà trường: “Văn hoá nhà trường là hệ thống niềm tin, giá trị, chuẩn mực, thói quen và truyền thống hình thành trong quá trình phát triển của nhà trường, được các thành viên trong nhà trường thừa nhận, làm theo và được thể hiện trong các hình thái vật chất và tinh thần, từ đó tạo nên bản sắc riêng cho mỗi tổ chức sư phạm”.[25] Căn cứ theo hình thức biểu hiện thì văn hóa nhà trường gồm phần nổi có thể nhìn thấy như: không gian cảnh quan nhà trường, lôgô, khẩu hiệu, hành vi giao tiếp... và phần chìm không quan sát được như: niềm tin, cảm xúc, thái độ... Vậy để tổ chức chỉ đạo quản lý văn hoá nhà trường tác giả tập trung vào các nội dung sau:

* Định hình các giá trị văn hoá truyền thống của nhà trường phù hợp với văn hoá dân tộc trong bối cảnh mới.

Bối cảnh hội nhập, có thể làm thay đổi nhiều giá trị đã từng được xem là chuẩn mực trong đời sống xã hội. Tuy nhiên nhiều người không ý thức được rằng: các giá trị văn hóa của mỗi dân tộc đều có sức sống riêng, tạo nên bản sắc, tính đa dạng và sự khác biệt của chính dân tộc ấy. Thực tế đó đặt ra cho công tác giáo dục học sinh hiện nay ngoài việc trang bị các tri thức khoa học còn cần phải giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống giúp các em nhận ra giá trị đích thực và sức sống lâu bền của các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc.

Giáo dục giá trị văn hóa dân tộc cho học sinh, suy cho cùng chính là thực hiện chiến lược con người, xây dựng con người mới với những phẩm chất mới nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước. Làm tốt công tác giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trong các nhà trường sẽ có tác dụng chuyển hóa sức mạnh tinh thần, năng lực trí tuệ của tuổi trẻ thành sức mạnh vật chất, để phát huy tối đa sức mạnh nội sinh của dân tộc. Như vậy, chúng ta có thể vừa tiến lên văn minh hiện đại, vừa giữ gìn các giá trị văn hóa dân tộc, tạo lập con đường phát triển ổn định và bền vững cho đất nước trong thế kỷ mới.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2023