+ Trong thẩm mỹ phải biết trân trọng các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những giá trị văn hóa mới. Không tiếp nhận các giá trị văn hóa độc hại. Biết chọn lọc về nội dung văn hóa mới.
+ Tôn trọng pháp luật, có lối sống văn minh. Chấp hành luật an toàn giao thông. Biết lên án những hiện tượng, hành vi thiếu văn hóa và không chấp hành các quy định của pháp luật.
+ Biết tuyên truyền, quảng bá các giá trị văn hóa của dân tộc mình cho mọi người và cộng đồng.
1.3.2.3. Hình thức giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc cho học sinh
Trong điều kiện kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu quốc tế các nhà trường cần tích hợp các nội dung giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh thông qua các môn học và các chủ đề giáo dục như: môn Ngữ Văn, Lịch Sử, Âm nhạc, Thể dục, GDCD,...
Ngoài ra, hiện nay các hình thức tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp là rất phong phú, đa dạng, với nhiều hình thức khác nhau như:
- Hình thức giáo dục thông qua việc tuyên truyền, giáo dục trong các giờ sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt nội trú, ngoài ra giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên TPT Đội, giáo viên bộ môn còn phải giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh bằng cách nêu gương trong lời nói, trang phục, cách ứng xử phù hợp với các chuẩn mực văn hóa mà xã hội đã thừa nhận. Qua đó giáo viên dần dần trở thành tấm gương cho học sinh noi theo và hình thành nên thói quen sống có văn hóa.
- Hình thức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục, các cuộc thi, các hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ, sinh hoạt chuyên đề. Qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo từng chủ đề để học sinh nhận thức đầy đủ về mục đích và ý nghĩa của các hoạt động theo từng chủ đề, giúp các em hình thành tư tưởng, tình cảm và hứng thú trong hoạt
động từ đó các em có cơ hội được trải nghiệm và nhận thức về giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
- Hình thức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh qua sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình và các lực lượng xã hội khác, trong đó nhà trường giữ vai trò nòng cốt, gia đình và các lực lượng xã hội khác giữ vai trò đồng hành trong việc giáo truyền thống văn hóa cho học sinh.
Có thể bạn quan tâm!
- Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở tỉnh Bắc Kạn trong bối cảnh hội nhập - 2
- Nghiên Cứu Lý Luận Về Tổ Chức Giáo Dục Truyền Thống Vhdt Cho Học Sinh Ở Trường Ptdtnt Thcs.
- Giáo Dục Truyền Thống Văn Hoá Dân Tộc Cho Học Sinh Trong Bối Cảnh Hội Nhập
- Tổ Chức Giáo Dục Truyền Thống Văn Hóa Dân Tộc Cho Học Sinh Trường Phố Thông Dân Tộc Nội Trú
- Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Giáo Dục Truyền Thống Văn Hóa Dân Tộc Cho Học Sinh Các Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú
- Quy Mô Trường Lớp Các Trường Ptdt Nội Trú Thcs Tỉnh Bắc Kạn (Năm Học 2017 - 2018)
Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.
- Hình thức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh thông qua việc xây dựng cảnh quan môi trường có văn hóa, có ý nghĩa giáo dục đối với học sinh. Các khẩu hiệu tuyên truyền, kêu gọi về lối sống văn minh, văn hóa được trang trí hợp lý trong lớp học, trong khuôn viên nhà trường hàng ngày sẽ giúp học sinh thường xuyên được nhắc nhở, tiếp cận từ đó dần hình thành thói quen trong việc thực hiện một nếp sống có văn hóa.
Quá trình giáo dục truyền thống văn hóa cho học sinh phổ thông có rất nhiều hình thức đa dạng và phong phú nhưng cốt lõi vẫn phải đạt tới mục đích biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục.
- Hình thức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh thông qua việc liên kết, phối hợp với cơ quan chuyên môn như Phòng Văn hóa thông tin, các tổ chức, cá nhân để phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống VHDT cho học sinh. Huy động sự tham gia của cộng đồng đối với hoạt động giáo dục truyền thống VHDT thông qua việc mời các trí thức địa phương, nghệ nhân, già làng, người có uy tín trong cộng đồng tham gia hoạt động giáo dục truyền thống VHDT, truyền dạy văn hóa truyền thống cho học sinh của nhà trường.
- Công tác giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh thông qua việc xây dựng nếp sống văn hóa trong các trường theo nét đẹp phong tục tập quán của các dân tộc (trang phục, giao tiếp, ứng xử…). Hay việc xây dựng phòng truyền thống, phòng sinh hoạt văn hóa nhà trường, thư viện văn hóa để trưng bày, lưu giữ, quảng bá các sản phẩm VHDT do học sinh sưu tầm, hoặc sáng tạo đáp ứng nhu cầu sử dụng lâu dài và kịp thời của các hoạt động giáo dục truyền thống VHDT.
1.3.3. Đặc trưng giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc ở trường phổ thông dân tộc nội trú
Ngoài nhiệm vụ giáo dục phổ thông, trường PTDT NT với mục tiêu tạo nguồn cán bộ, nguồn nhân lực có trình độ cho vùng đồng bào dân tộc, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nhà trường góp phần quan trọng trong sự nghiệp củng cố an ninh, quốc phòng, phát triển kinh tế, xã hội một cách bền vững cho vùng đồng bào dân tộc. Với những đặc thù riêng như: đối tượng học sinh là người dân tộc đến từ các làng, bản thôn thuộc vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc. Học sinh ăn ở sinh hoạt suốt 24 giờ tại trường. Vì vậy các trường PTDTNT cùng một lúc thực hiện ba nhiệm vụ đó là: Giáo dục phổ thông, giáo dục dân tộc và thực hiện nhiệm nhiệm vụ nuôi dưỡng, quản lý học sinh đảm bảo an toàn, an ninh trật tự trong suốt năm học. Tổ chức giáo dục hướng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng bảo vệ tài nguyên, môi trường..
Học sinh trường PTDTNT là con em đồng bào các dân tộc miền núi đến trường với lòng ham học hỏi, niềm tin sâu sắc về tương lai phía trước. Đa số các em đều thuộc các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, điều kiện kinh tế vô vùng thiếu thốn. Ngoài việc học, các em còn phải đi rừng, đi rẫy để phụ giúp việc với gia đình. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục và việc duy trì số lượng học sinh trên lớp. Tuy nhiên, mỗi người GV nếu nắm vững một số đặc điểm tâm lí của học sinh miền núi, con em đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa thì việc giáo dục sẽ phát huy hiệu quả cao hơn. Các em đang ở lứa tuổi học sinh THCS (từ 12 đến 15 tuổi) nên có các đặc điểm tâm lý của học sinh THCS, nhưng là người dân tộc thiểu số lại phải sống xa nhà, tự lập trong việc sinh hoạt ở nội trú, nhiều em chưa biết tự tắm, giặt, vệ sinh cá nhân, sẽ bị các bạn cười chê dẫn đến xấu hổ và bỏ học. Do đặc điểm tâm lý học sinh vùng núi thường e ngại, rụt rè, có tính thẳng thắn và có lòng tự trọng cao, vì vậy nếu các em gặp phải những lời phê bình nặng nề, gay gắt hoặc khi kết quả
học tập kém quá, thua bạn bè một vấn đề nào đó trong sinh hoạt, bạn bè chê cười... các em dễ xa lánh thầy cô giáo và bạn bè hoặc bỏ học. Học sinh luôn có niềm tin sâu sắc vào thầy cô giáo, dễ dàng nghe theo những người mình đã tin cậy, đặc biệt là GV. Khi các em đã tin GV, các em thường quyết tâm thực hiện cho được những công việc GV giao. Các em sống rất thực tế, những điển hình gần gũi đều có tác dụng thuyết phục rất lớn. Trong các tiết lên lớp, những vấn đề kiến thức có liên hệ thực tế đến bản thân học sinh sẽ thực hiện tốt. Do đó GV cần lưu ý việc nêu gương những điển hình tốt của học sinh trong lớp, trong trường về mọi mặt như trung thực, đoàn kết, giúp đở mọi người, vượt qua mọi khó khăn để đến lớp. Ý thức cao từ bạn bè và dư luận tập thể. Bạn bè và dư luận tập thể có tác dụng chi phối việc học tập của học sinh, nhất là việc đi học chuyên cần. Có những em hay nghĩ đến bỏ học mà nguyên nhân chủ yếu là thiếu bạn học cùng quê, cùng dân tộc... Có em nghe bạn rủ nghỉ học để đi đánh cá, đi rừng, đi suối. Học sinh miền núi, các em nữ thường ít nói, e dè và dễ xấu hổ. Cho nên những tác động ngoại cảnh dễ làm cho các em này bỏ học. Khi một em có ý định bỏ học thường rủ thêm một số em khác bỏ theo. Ngoài ra các em thường bị gia đình ép nghỉ học để lấy chồng, hoặc ảnh hưởng của của tục bắt vợ của dân tộc Mông.
Với những đặc điểm nêu trên cán bộ GV trường PTDTNT cần nắm rõ tâm lý học sinh để xây dựng nội dung chương trình giáo dục TTVHDT phù hợp và tổ chức các hoạt động giáo dục sẽ phát huy hiệu quả cao hơn.
1.3.4. Bối cảnh hội nhập và tác động của nó tới giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc trong nhà trường
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay những nhân tố có ảnh hưởng sâu sắc tới tất cả các phương diện của đời sống xã hội. Với sức mạnh của mình, kinh tế thị trường đã xâm nhập vào các làng bản xa xôi, hẻo lánh tạo điều kiện để người dân thụ hưởng nhiều sản phẩm tiêu dùng từ các nước khác, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiếp xúc, giao lưu văn hóa giữa các
dân tộc được mở rộng, làm cho diện mạo của các dân tộc có sự thay đổi theo hướng tích cực. Như vậy quá trình toàn cầu hóa đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và làm phong phú đời sống tinh thần của các tộc người người. Về phương diện văn hóa, quá trình toàn cầu hóa đã làm gia tăng quá trình tiếp biến văn hóa. Đó không chỉ thuần túy là sự vay mượn lai căng về văn hóa mà còn là sự tiếp thu có chọn lọc, bổ sung cho các tộc người nhiều giá trị văn hóa, cùng với đó nhiều ngành nghề thủ công truyền thống của cư dân bản địa được khôi phục và phát huy.
Đảng ta đã xác định rõ chủ trương giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc trong nền kinh tế mở. Nghị quyết Hội Nghị lần thứ 5 Ban chấp hành TW khóa VIII (1998) nêu rõ: “Phương hướng chung của sự nghiệp văn hóa nước ta là phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thụ tinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội” [12, tr.24,25].
Trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung phát triển năm 2011) Đảng ta xác định: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; là cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển.” [13, tr 35,36]
Trong bối cảnh hội hhập quốc tế và cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là CNTT TT, kinh tế tri thức phát triển mạnh làm biến đổi sâu sắc các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để đổi mới căn bản, toàn diện và đồng bộ các yếu tố cơ bản của chương trình giáo dục (nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục), đổi mới quản lý giáo dục và xây dựng một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại đáp ứng nhu cầu của xã hội và cá nhân người học.
Quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng về giáo dục đang diễn ra ở quy mô toàn cầu tạo cơ hội thuận lợi để các nhà trường tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những mô hình giáo dục và quản lý giáo dục hiện đại và tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để phát triển giáo dục.
Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại, song song với cơ hội được giao lưu, hội nhập là nguy cơ nhiều giá trị văn hóa truyền thống, nhất là truyền thống văn hóa của các DTTS bị mai một, lãng quên.
Thách thức đầu tiên phải kể đến là khả năng đánh mất ngôn ngữ truyền thống, linh hồn của văn hóa dân tộc, cũng là phương tiện để chuyển tải, trao truyền nghệ thuật, phong tục tập quán của các tộc người. Bên cạnh đó, âm nhạc, vũ đạo, trang phục vốn được coi là bản sắc của đồng bào DTTS cũng đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền. Hay những nguy cơ xung đột về văn hóa như việc chuyển đổi tín ngưỡng của một bộ phận dân cư làm thay đổi đức tin hay các hệ lụy tiêu cực khác nhất là về phương diện chính trị, về thuần phong mỹ tục, tập quán sinh hoạt, các giá trị văn hóa, các sản phẩm VHDT thiểu số ứng xử, lối sống, nhân cách, ngôn ngữ, phong tục, tập quán có nguy cơ bị mai một, bị mất đi...
Nhiều di sản văn hóa truyền thống của một số đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay đang có nguy cơ bị mai một, biến dạng, hoặc chưa được gìn giữ và phát huy đúng mức, rất cần được hướng dẫn, hỗ trợ để bảo tồn, phát huy trong cuộc sống đương đại.
Việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống cũng gặp không ít khó khăn trở ngại. Trong đời sống thường ngày ở nhiều vùng, văn hóa chưa thể hiện vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển. Thông tin tuyên truyền về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của cả nước đến với các vùng này còn hạn chế. Tình hình sinh hoạt tín ngưỡng và hoạt động của một số nhóm Tôn giáo trong vùng dân tộc thiểu số diễn biến rất phức tạp.
Sự biến tướng trong các hoạt động tôn giáo, nhiều dân tộc nghe theo sự tuyên truyền của các thế lực thù địch mà bỏ đi những truyền thống văn hóa tốt đẹp như: tục thờ cúng tổ tiên, thường xuyên tụ tập gây mất trật tự xã hội, mâu thuẫn ngay trong nội bộ dân tộc mình; có nơi bị kẻ xấu lợi dụng để tập hợp lực lượng, kích động phá hoại đoàn kết dân tộc. Không ít vùng dân tộc thiểu số phong tục tập quán còn lạc hậu, nếp sống văn hóa mới chậm được đổi mới, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng mình.
Xây dựng văn hóa mà Đảng và nhân dân ta hướng đến, trước hết là kế thừa được các giá trị văn hóa thẩm mỹ truyền thống dân tộc. Các giá trị văn hóa thẩm mỹ truyền thống dân tộc tồn tại bền vững trong nền văn hóa Việt Nam là những giá trị không thể thiếu trong quá trình xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số đang đứng trước những thách thức lớn, do chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển. Hàng nghìn bản, làng truyền thống với giá trị văn hóa tiêu biểu cho các dân tộc, đang có nguy cơ biến mất, hoặc biến dạng, một số dân tộc có nguy cơ bị mất tiếng của dân tộc mình, rất cần được hướng dẫn, hỗ trợ để bảo tồn, phát huy trong cuộc sống hiện đại.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó, nhưng trước hết phải thấy sự quan tâm của các ngành, các cấp về bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc chưa thật sự sâu sát, đồng bộ, đặc biệt là ngành giáo dục. Trong khi công tác bảo tồn, gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống còn chưa tốt, người dân không còn mặn mà với việc bảo tồn văn hóa truyền thống, thì sự bùng nổ thông
tin bởi công nghệ hiện đại, sự giao lưu văn hóa diễn ra rất nhanh và mạnh, nhiều sản phẩm văn hóa từ khắp nơi cũng tràn đến núi rừng xâm nhập vào trường học. Đồng bào các dân tộc và HS dễ dàng tiếp thu những văn hóa mới, nhưng lại thiếu chọn lọc, nên đã ảnh hưởng xấu tới truyền thống văn hóa các dân tộc. Thêm vào đó, ở các vùng miền núi, nơi đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống còn gặp rất nhiều khó khăn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, địa hình hiểm trở, bị chia cắt lớn; cơ sở vật chất hạ tầng lạc hậu, kinh tế chậm phát triển; địa bàn rộng, mật độ dân cư thưa thớt, không tập trung, đồng bào chủ yếu sống xa trung tâm, tiếng nói, tập quán không giống nhau; đời sống vật chất và tinh thần còn thấp kém, nguy cơ tụt hậu và mất dần bản sắc văn hóa ở một số dân tộc là đáng lo ngại.
Đối với nhà trường, bản thân HS với tư cách đối tượng giáo dục, một bộ phận HS không tự ý thức được vị trí, vai trò, tầm quan trọng của giáo dục TTVHDT với việc hình thành, phát triển nhân cách, chỉ thấy hiện tại mà không thấy quá khứ và sợi dây kết nối quá khứ với hiện tại và hướng tới tương lai. Từ nhận thức lệch lạc dẫn đến một bộ phận HS thiếu sự rèn luyện, tu dưỡng phấn đấu, dễ bị lôi kéo, kích động theo lối sống thực dụng, buông thả, coi thường đạo lý và pháp luật, quay lưng lại với truyền thống.
Bên cạnh tiện ích, Internet và viễn thông nói chung, mạng xã hội và điện thoại di động nói riêng để lại hệ lụy như: phát tán tài liệu, bài viết, hình ảnh, video clip... có nội dung không lành mạnh, trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc là nguyên nhân góp phần tạo nên thói hư tật xấu cho một bộ phận giới trẻ trong đó có HS thời gian qua. Mạng xã hội và viễn thông còn bị kẻ địch lợi dụng để thực hiện tuyên truyền xuyên tạc bóp méo sự thật lịch sử, nói xấu chế độ, Đảng và nhà nước ta, đã tác động xấu đến một bộ phận giới trẻ trong đó có HS. Đây thực sự là một thách thức trong giáo dục TTVHDT với việc hình thành, phát triển NCSV Việt Nam hiện nay.
Vì vậy bảo tồn và phát huy bản sắc VHDT là chiến lược phát triển bền vững quốc gia, là nhiệm vụ chung của toàn xã hội trong đó giáo dục giữ vai trò