Nghiên Cứu Lý Luận Về Tổ Chức Giáo Dục Truyền Thống Vhdt Cho Học Sinh Ở Trường Ptdtnt Thcs.

2. Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích đề xuất biện pháp phối hợp tốt các nguồn lực trong và ngoài nhà trường thực hiện nhiệm vụ tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh tại các trường PTDTNT THCS tỉnh Bắc Kạn, góp phần giáo dục cho học sinh nhân cách con người mới toàn diện có tri thức, có văn hoá, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng dân tộc và miền núi trong bối cảnh hội nhập hiện nay,

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường PTDTNT THCS trong bối cảnh hội nhập

3.2. Đối tượng nghiên cứu.

Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường PTDTNT THCS tỉnh Bắc Kạn trong bối cảnh hội nhập của các trường PTDTNT THCS tỉnh Bắc Kạn.

4. Giả thuyết khoa học

Bối cảnh hội nhập đem đến những thời cơ và cả thách thức cho giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc cho học sinh trong nhà trường. Nếu đề xuất được các biện pháp của lãnh đạo nhà trường tổ chức phối hợp các nguồn lực, phát huy tốí đa vai trò của các lực lượng giáo dục để cụ thể hoá và thực hiện hiệu quả nội dung giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường PTDTNT THCS tỉnh Bắc Kạn sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh của các nhà trường trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.

5.1. Nghiên cứu lý luận về tổ chức giáo dục truyền thống VHDT cho học sinh ở trường PTDTNT THCS.

5.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá đúng thực trạng tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh ở các trường PTDTNT THCS tỉnh Bắc Kạn

Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở tỉnh Bắc Kạn trong bối cảnh hội nhập - 3

5.3. Đề xuất các biện pháp tổ chức giáo dục truyền thống VHDT cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh trong bối cảnh hội nhập

6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu, đề xuất các biện pháp tổ chức của ban giám hiệu nhà trường mà chủ thể chính là hiệu trưởng đối với vấn đề tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh thông qua các môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Trong nghiên cứu này khái niệm dân tộc bàn đến ở cả 2 cấp độ quốc gia dân tộc và tộc người (ứng với những tộc người sinh sống ở vùng miền núi phía Bắc - là địa bàn mà đề tài này khảo sát). Tuy nhiên khía cạnh tộc người được nhấn mạnh nhiều hơn khía cạnh quốc gia.

Giới hạn đối tượng để tập trung khảo sát nghiên cứu là 58 CBQL, GV, NV (trong đó có 18 cán bộ quản lý, 34 giáo viên gồm giáo viên chủ nhiệm, giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Âm nhạc, Thể dục, và 06 tổng PT Đội) và 210 học sinh của 6 trường PTDTNT THCS tỉnh Bắc Kạn.

Địa bàn khảo sát tại các trường PTDTNT THCS trong tỉnh bắc Kạn; Số liệu thống kê giới hạn từ năm 2016 đến 2018

7. Các phương pháp nghiên cứu.

7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận.

Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa lý thuyết để xác định những quan điểm lý luận về tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường dân tộc nội trú.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

a) Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi;

Xây dựng phiếu điều tra đối với cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh trong các nhà trường về hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc.

b) Phương pháp quan sát và tổng kết kinh nghiệm

Quan sát các hoạt động giáo dục học sinh có liên quan đến giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc; Tổng kết kinh nghiệm trong việc tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trong các trường PTDTNT THCS trong tỉnh bắc Kạn.

c) Phương pháp chuyên gia

Xin ý kiến chuyên gia khảo nghiệm mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất đối với: Cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường về vấn đề tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh.

7.3. Phương pháp thống kê toán học

Tác giả sử dụng phương pháp thống kê để xử lý các số liệu thu nhận từ các phương pháp nghiên cứu ở trên.

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục.

Luận văn bao gồm 3 chương sau:

Chương 1. Cơ sở lý luận về tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường PTDTNT THCS trong bối cảnh hội nhập.

Chương 2. Thực trạng công tác tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường PTDTNT THCS tỉnh bắc Kạn.

Chương 3. Biện pháp tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường PTDTNT THCS tỉnh Bắc Kạn trong bối cảnh hội nhập.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ‌‌

TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP


1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Nghiên cứu về giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc

Vấn đề truyền thống và giáo dục truyền thống văn hóa đã từng thu hút sự chú ý, quan tâm của các nhà lãnh đạo, quản lý giáo dục, của giới lý luận trong và ngoài nước.

Đảng cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ cách mạng luôn chú trọng và phát huy các giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc và đã tạo ra được sức mạnh to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và trong công cuộc xây dựng CNXH. Nhiều chủ trương, đường lối nhằm phát huy giá trị truyền thống văn hóa dân tộc của Đảng đã được thể hiện trong các văn kiện của các kỳ đại hội, đặc biệt là đại hội lần thứ VIII, IX, X, XI, XII và các Nghị quyết khác của Trung ương.

Đã có những công trình chuyên khảo nghiên cứu về truyền thống và giá trị truyền thống văn hóa Việt Nam trong công cuộc đổi mới, trong sự nghiệp CNH, HĐH, đã đi sâu vào phân tích những thách thức và cơ hội của toàn cầu hoá đối với việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống văn hóa trước thách thức toàn cầu hoá. Tiêu biểu trong đó có các công trình như: Tác giả Trần Quốc Vượng“Về truyền thống dân tộc” [41]; tác giả Lương Quỳnh Khuê “Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, một nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại” [29]; tác giả Thái Duy Tuyên chủ biên, năm 1994 với tác phẩm “Tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường” [40]; và đề tài “Sự biến đổi định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường” [39]; tác giả Đỗ Huy “Định hướng xã

hội chủ nghĩa về các quan hệ đạo đức trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay” [27]; tác giả Hoàng Trung “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và vấn đề giáo dục, rèn luyện đạo đức trong nền kinh tế thị trường” [38]; tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn “Vấn đề khai thác các giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển” [10]; Luận án tiến sỹ của tác giả Nguyễn Văn Lý “Đạo đức truyền thống trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay” [31].

Trong các công trình nghiên cứu, các tác phẩm nêu trên, các tác giả đã phân tích các giá trị truyền thống văn hóa Việt Nam, đặc biệt là truyền thống văn hóa dân tộc - cái làm nên bản sắc, tinh thần, cốt cách con người và những đặc sắc riêng của vùng đồng bào dân tộc. Tác giả nhận thấy các công trình nghiên cứu nêu trên đều đưa ra vấn đề cấp thiết để bảo tồn và phát triển VHDT, đề ra các giải pháp để tổ chức giáo dục truyền thống VHDT trong nhà trường.

1.1.2. Nghiên cứu về tổ chức giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc

Ở nước ta có nhiều người nghiên cứu về tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dưới góc độ của giáo dục học và quản lý giáo dục như:

Đề tài “Vai trò của Nhà trường trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam bằng con đường giáo dục và đào tạo”, Chủ nhiệm đề tài: tác giả Hoàng Đức Nhuận [33]. Đề tài đã xác định hệ thống những giá trị nhân cách mà nhà trường cần góp phần hình thành và phát triển ở Việt Nam trên cơ sở xác định rõ phạm trù nhân cách con người Việt Nam; Tác giả Đỗ Huy cùng các cộng sự đã bàn tới lối sống văn hóa trong “Nhân cách văn hóa trong bảng giá trị Việt Nam” [28]. Theo đó, tác giả đề cao truyền thống văn hóa thể hiện được cái đúng, cái đẹp trong quan hệ giữa con người với nhau; Tác giả Văn Hùng cùng bài viết: “Thanh niên với lối sống thời mở cửa” [26], bài viết đã phản ánh tình hình thay đổi lối sống của thanh niên trong thời kỳ mở cửa, đồng thời mở ra nhiều vấn đề cần quan tâm nghiên cứu về lối sống thanh niên trong điều kiện mới.

Năm 2012, tác giả Cao Thu Hằng với luận án tiến sĩ triết học “Kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách con người Việt Nam

hiện nay” [23]. Công trình khoa học này, tác giả đã trình bày một cách tương đối có hệ thống quan niệm Mác - xít về nhân cách; vai trò của giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay; đề xuất một số giải pháp kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay.

1.1.3. Nghiên cứu về tổ chức giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc cho học sinh Để phát triển toàn diện con người, hình thành nhân cách văn hóa ở con người, đặc biệt ở lứa tuổi học sinh THCS, vai trò của Văn hóa và Giáo dục là cực kỳ to lớn và có ý nghĩa then chốt trong giáo dục học sinh. Đưa các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc vào giáo dục trong các nhà trường là nhằm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và hình thành nhân cách vãn hóa cho thế hệ trẻ góp

phần đưa Nghị quyết Trung ương V (khóa VIII) của Đảng vào cuộc sống.

Nghiên cứu về tổ chức giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc cho học sinh có nhiều tác giả như: Tác giả Bùi Thị Kiều Thơ - Vụ Giáo dục dân tộc - Bộ Giáo dục và Đào tạo với bài viết “Hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc trong các trường Phổ thông dân tộc nội trú với vai trò bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số” [37] bài viết đã chỉ rõ Bảo tồn và phát huy bản sắc VHDT là chiến lược phát triển bền vững quốc gia, là nhiệm vụ chung của toàn xã hội trong đó giáo dục giữ vai trò quan trọng nhất, bằng con đường giáo dục và thông qua giáo dục, các giá trị về vật chất và tinh thần, các kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, kinh nghiệm ứng xử, lối sống, ngôn ngữ, phong tục, tập quán… của các dân tộc được lưu truyền, tồn tích, vận hành nối liền các thế hệ. Giáo dục giúp cho học sinh hiểu biết về truyền thống, bản sắc VHDT, tôn trọng, giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống văn hóa của dân tộc mình, tôn trọng bản sắc văn hóa của các dân tộc anh em.

Những công trình nghiên cứu nêu trên đã chỉ ra ý nghĩa, vai trò của giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc nói chung và con đường, cách thức tổ chức những hoạt động giáo dục này dưới cả góc độ của nhà giáo dục và nhà quản lý

giáo dục. Tuy nhiên chưa có công trình đi sâu nghiên cứu về vai trò của cán bộ quản lý các trường PTDTNT THCS tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc và đặc biệt là đặt trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

1.2. Truyền thống văn hoá dân tộc

1.2.1. Khái niệm truyền thống văn hóa dân tộc

1.2.1.1 Văn hóa

Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Vì thế, không ít người đã đồng nhất nó với lối sống.

Theo Từ điển triết học, “văn hóa” được định nghĩa như sau:

Nói đến văn hoá là nói đến toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần do nhân dân sáng tạo ra trong qúa trình lịch sử của mình.

Năm 1943 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra một định nghĩa khá đầy đủ về văn hóa như sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, nhưng công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở, và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [36, tr.16]

Cuối thế kỷ XX, Federico Mayor - Tổng thư ký của UNESCO đưa ra quan niệm “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và các thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của từng dân tộc” [36, tr.16]

Năm 2002, UNESCO tiếp tục có bổ sung định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã

hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin...” [36, tr17]

1.2.1.2. Dân tộc.

Theo giáo trình Lý luận dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam do Nhà xuất bản lý luận chính trị xuất bản năm 2018 định nghĩa.

- Dân tộc theo nghĩa quốc gia - dân tộc: “Dân tộc hay quốc gia - dân tộc là cộng đồng chính trị - xã hội được hình thành ổn định và lâu dài trong lịch sử, chịu sự chỉ đạo bởi một nhà nước trong một quốc gia như: Dân tộc Việt Nam, dân tộc Trung Hoa, dân tộc A...” [32, tr.13]

- Dân tộc theo nghĩa tộc người:“Dân tộc là cộng đồng mang tính tộc người (Ví dụ dân tộc Tày, Thái, Mường...) là cộng đồng hình thành lâu dài trong lịch sử, có thể là bộ phận chủ thể hay thiểu số của một dân tộc sinh sống ở nhiều quốc gia - dân tộc khác nhau được liên kết với nhau bằng những đặc điểm ngôn ngữ, văn hóa và nhất là ý thức tự giác tộc người” [32, tr.14]

1.2.1.3. Truyền thống văn hóa dân tộc

Truyền thống văn hóa dân tộc là những giá trị gốc, căn bản, cốt lõi, những giá trị hạt nhân của mỗi một dân tộc, những hạt nhân giá trị tức là không phải tất cả mọi giá trị mà chỉ nói những giá trị văn hóa tiêu biểu nhất, bản chất thật, chúng mang tính dân tộc sâu sắc chúng biểu hiện trong mọi lĩnh vực như văn hóa nghệ thuật, sân khấu, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, trong sinh hoạt, giao tiếp ứng xử hàng ngày của người dân tộc đó. Những truyền thống văn hóa đó được tạo thành và được khẳng định trong quá trình phát triển của mỗi dân tộc, những truyền thống này luôn được thay đổi trong quá trình lịch sử, những truyền thống lỗi thời bị xóa bỏ, những truyền thống mới, tiến bộ được bổ sung.

1.2.2. Đặc trưng văn hoá dân tộc ở miền núi phía Bắc

Vùng núi phía Bắc nước ta là khu vực tập trung nhiều nhóm dân tộc, với những giá trị và sắc thái văn hóa riêng, làm phong phú nền văn hóa Việt Nam, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam.

Xem tất cả 149 trang.

Ngày đăng: 09/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí