Hình Ảnh Các Sản Phẩm Rừng Được Bày Bán Công Khai.


Qua bảng trên cho thấy, tình hình săn bắn động vật hoang dã tại VQG Cát Bà vẫn đang trong tình trạng báo động. Cụ thể:

Năm 2015, Phá lán trại (điểm nghỉ đêm): 11 lán trại (02 lán Áng Mé Dậu, 01 lán Áng Cau, 05 lán Áng De Bờ Đa, 01 lán Áng Cả Trong, 01 lán Áng Nước Chảy, 01 lán Áng Cá Hồng); điểm bắn động vật: phá 03 điểm phục bắn khu vực Áng Muội, nhặt 04 tút đạn thể thao; phá bẫy: 875 bẫy các loại, trong đó: 103 bẫy cùm, 153 bẫy lồng, 39 bẫy xập, 12 bẫy sơn dương, 565 bẫy dây và 03 bẫy kẹp; tăng 533 bẫy các loại so với cùng kỳ năm 2014.

Năm 2016, phá lán trại trong rừng (điểm nghỉ đêm): 04 lán trại (01 lán Áng Bà Thành, 01 lán Áng Dáu Cây, 01 lán Áng Cá Hồng, 01 lán Lờm Ông Bọ); Phá các điểm bắn động vật: 02 điểm (01 điểm khu vực Áng Mồ, 01 điểm khu vực Áng Muội); phá bẫy: 1068 bẫy các loại, trong đó: 60 bẫy cùm, 45 bẫy lồng, 05 bẫy xập, 953 bẫy dây, 01 bẫy lưới, 01 lồng bát quái nghi bẫy kỳ đà, 01 bẫy sơn dương cũ và 02 lờ sắt.

Năm 2017, Phá 01 điểm bắn tại khu vực Áng Tôm (Trà Báu); thu, phá bẫy: 780 bẫy các loại (84 bẫy cùm, 14 bẫy lồng, 03 bẫy lồng bát quái, 13 bẫy kẹp, 16 bẫy xập, 01 bẫy chim, 01 bẫy rắn và 648 bẫy dây).

Số liệu điều tra cho thấy, mặc dù số lượng bẫy và điểm săn bắt có giảm qua các năm, tuy nhiên đây vẫn là áp lực lớn đến nguồn tài nguyên cũng như hoạt động bảo tồn của VQG nếu không được bảo vệ.

Bên cạnh những nhu cầu về động vật rừng, lâm sản ngoài gỗ cũng là những hàng hóa có nhu cầu rất lớn từ khách du lịch như: mật ong, rượu mật gấu, cao động vật, thú nhồi, phong lan, cây thuốc….




Hình 4.8. Hình ảnh các sản phẩm rừng được bày bán công khai.

(Nguồn: Tác giả, năm 2017)

Người dân khai thác các sản phẩm từ rừng, một mặt phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch, mặt khác phục vụ chính nhu cầu cuộc sống hàng ngày của họ; mà chủ yếu là lấy củi đốt, củi đem bán, củi đốt lấy than, để phục vụ

cho hoạt động đun nấu, nướng thịt trong khu du lịch... Hoạt động này đã và đang làm suy kiệt nguồn tài nguyên gỗ, tàn phá sinh cảnh sống của các loài động vật sinh sống trong và ngoài khu bảo tồn.

Như vậy, người dân địa phương là những người cung cấp các sản phẩm từ rừng để phục vụ nhu cầu của khách du lịch cũng như phục vụ đời sống của mình đã trực tiếp tác động tới nguồn tài nguyên động, thực vật tại VQG Cát Bà.


* Tác động đến diện tích rừng và đất rừng:

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho mục đích du lịch cũng là một nguyên nhân dẫn tới tình trạng đa dạng sinh học bị suy giảm nghiêm trọng trong những năm gần đây.

Bảng 4.10: Các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng phòng hộ để phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng, du lịch trên đảo Cát Bà 2013 đến nay.‌


TT


Tên dự án


Địa điểm

Diện tích chuyển đổi (ha)

Loại rừng chuyển đổi

Ghi chú

1

Khu nghỉ dưỡng Cát Cò 1

Thị trấn

Cát Bà

0,37

Rừng tự nhiên

2017

2

Khu nghỉ dưỡng cao cấp Cát Cò 2

Thị trấn Cát Bà

2,0

Rừng tự nhiên

2017

3

Dự án cáp treo Phù Long- Cát Bà

Xã Phù Long

0,73

Rừng ngập mặn

2017

4

Dự án đường nối khu 1 đến Tùng Dinh

Thị trấn Cát Bà

1,7

Rừng tự nhiên

2016


5

Dự án mở đường giao thông 356 Ngã ba Hiền Hào đến Áng Sỏi


Xã Hiền Hào


1,35


Rừng tự nhiên


2016

6

Dự án mở ruộng đường giao thông Ngã ba Bến Bèo

Thị trấn Cát Bà

1,2

Rừng tự nhiên

2016

7

Dụ án khu xử lý Áng Chà Chà

Xã Chân Châu

2,0

Rừng tự nhiên

2016

8

Dự án khu dịch vụ Áng Thảm

Thị trấn Cát Bà

2,9

Rừng tự nhiên, rừng trồng

2016


9

Dự án khu du lịch leo núi mạo hiểm thôn Liên Minh- Trân Châu


Xã Trân Châu


3,0


Rừng tự nhiên


2016


TỔNG


15,25



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên tại Vườn Quốc gia Cát Bà - Hải Phòng - 9

(Nguồn: Chi cục Kiểm lâm Hải Phòng 2017)


Qua bảng trên cho thấy có tới 15,25 ha các loại rừng bị chuyển đổi mục đích để xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch sinh thái tại đây. Điều này đã làm suy giảm đáng kể đa dạng sinh học tại VQG Cát Bà. Chính vì vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra cho Ban quản lý VQG là cần xem xét và điều chỉnh quy hoạch xây dựng hợp lý hơn trong thời gian tới.

Nhận xét chung: Từ các tác động trên đã và đang làm cho tài nguyên động, thực vật tại VQG Cát Bà giảm về số lượng và chất lượng. Nhiều loài động, thực vật đang dần bị suy giảm nghiêm trọng.

Thực vật:

Kết quả điều tra đánh giá chỉ số đa dạng sinh học trên các tuyến du lịch được thu thập trên các OTC, tùy thuộc vào chiều dài tuyến du lịch để lập số lượng OCT khác nhau.

Từ kết quả thu thập được ta lập được biểu đồ so sánh chỉ số đa dạng thực vật trên các tuyến điều tra ở các vị trí so với trục đường chính:


Hình 4.9: Tuyến Trung tâm vườn - rừng Kim Giao - đỉnh Ngự Lâm – động Trung Trang.

Hình 4.10: Tuyến động Trung Trang

- hang Ủy ban - suối Treo Cơm.



Hình 4.11: Tuyến Du lịch giáo dục môi trường - động Trung Trang.


Hình 4.12: Tuyến Trung tâm vườn - Ao Ếch - Việt Hải.



Hình 4.13: Tuyến Việt Hải - Trà Báu.

Hình 4.14: Tuyến Trung Trang - Áng Xum - Liên Minh - suối Gôi.


Qua các hình 4.11 - 4.14 cho thấy, tại các ô tiêu chuẩn có vị trí sát đường, hoặc gần sát đường có chỉ số đa dạng sinh học thấp hơn, chất lượng loài cũng kém hơn ở những vị trí cách xa đường đi du lịch.

Nguyên nhân của sự suy giảm đa dạng loài thực vật là do ý thức của du khách đến du lịch tại VQG Cát Bà chưa cao. Tình trạng khách du lịch trèo lên


cây, khắc hoặc vẽ bậy lên cây vẫn còn nhiều. Ngoài ra, hằng năm, số lượng học sinh, sinh viên về VQG tham quan, học tập nghiên cứu đông. Với sự hiếu động, tò mò của tuổi trẻ khi nhìn thấy nhiều loài thực vật lạ, quý hiếm, ý thích và ham muốn ghi lại những khoảnh khắc đẹp sẽ dẫn đến sự chen lấn nhau và vô tình dẫm đạp lên các loài thực vật để chụp được hình.

Việc phát quang thảm thực vật để làm đường mòn du lịch cũng là một nguyên nhân tác động đến đa dạng sinh học của VQG Cát Bà. Hoạt động này ảnh hưởng rất lớn đến các loài thực vật, đời sống của động vật xung quanh, mỗi đường mòn được tạo ra đồng nghĩa với hệ thực vật bị phá huỷ. Thảm thực vật – hệ sinh thái chịu nhiều sự ảnh hưởng từ hoạt động du lịch của khách, chủ yếu là hoạt động đi bộ xuyên theo các tuyến đường mòn du lịch.

Đường mòn tạo ra là để cho du khách tham quan có thể nhận thức tốt hơn về môi trường sống, tăng thêm ý thức bảo vệ nhưng những hoạt động hay tác động nào không tốt cho môi trường thì phải hạn chế và nếu như hoạt động được xem xét là ít tác động xấu hoặc tác động xấu ở mức có thể chấp nhận được thì mới tiến hành.

Động vật:

Sự suy giảm giá trị đa dạng sinh học các loài động vật được tác giả ghi nhận thông qua việc kế thừa các số liệu về điều tra động vật trong những năm gần đây. Điều này thể hiện rõ nhất ở sự biến động một số loài động vật quý hiếm như:

Bảng 4.11: Sự suy giảm số lượng một số loài động vật quý hiếm.


STT

Loài

Sự suy giảm số lượng quần thể


1


Voọc Cát Bà

- Đây là loài linh trưởng đặc hữu của Việt Nam, ở mức độ rất nguy cấp (CR). Voọc đầu trắng hiện nay chỉ còn lại duy nhất trên đảo Cát Bà.

Trong vòng 5 năm trở lại đây loài Voọc quý hiếm này đã giảm trên 50% số cá thể : Năm 1998 còn 120-150 con ; Theo số liệu mới nhất hiện nay số lượng Voọc Cát Bà

chỉ còn khoảng 60 con.



2


Sơn dương

- Đây là loài loài thú móng guốc lớn nhất còn tồn tại ở Cát Bà.

- Trước đây (từ 1980), Sơn dương phân bố rộng khắp các sườn núi đá vôi trên đảo và tương đối phổ biến. Theo số liệu điều tra mới nhất hiện nay số lượng cá thể

Sơn dương chỉ còng khoảng 22 cá thể (2013).


3


Hồng hoàng (Buceros bicornos)

Là loài chim lớn, có giá trị làm cảnh, Sách đỏ Việt Nam 2007 ghi cấp VU, Phu lục IIB NĐ 32.

- Trước đây khá phổ biến tại VQG, trong các đợt điều tra năm 1998, 2004, 2006 không còn gặp loài này và một số ý kiến (Đỗ Tước và cs) cho rằng đã bị tiêu diệt tại Cát Bà. Năm 2011 đã quan sát lại được 1 quần thể tại khu

vực gần Ao Ếch.


4

Các loài thú ăn thịt nhỏ khác (Cầy giông, Cầy hương, Cầy vòi mốc,

Mèo rừng...)

Nhìn chung, các loài thú ăn thịt nhỏ tại Cát Bà đã suy giảm nhưng mật độ còn khá, có thể gặp ở hầu hết các vùng trong VQG. Dọc đường giao thông lớn, đường mòn trong rừng thường xuyên gặp dấu chân, phân của các loài Cầy giông, Cầy hương. Trong rừng cũng thường

gặp dấu chân, phân của Cầy vòi mốc, Vòi hương, Mèo rừng.


5


Các loài bò sát

- Trăn đất, Kỳ đà hoa, Rắn hổ mang chúa có thể bắt gặp ở sinh cảnh rừng từ rừng giàu, trung bình tới rừng nghèo, phục hồi ở độ cao dưới 150m. Riêng loài Kỳ đà hoa thường gặp ven bờ đảo Tiểu khu I, Gia luận (phỏng vấn).

- Các loài Rắn hổ mang, Rắn cạp nong, Rắn ráo, Rắn ráo trâu... mặc dù mật độ đã giảm sút đáng kể nhưng vì khả năng lẩn trốn tốt nên mật độ còn khá cao, người dân các

địa phương vẫn thường xuyên bắt gặp

(Ban quản lý VQG Cát Bà)


Một trong những nguyên nhân làm suy giảm số lượng quần thể các loài động vật, đặc biệt là các loài quý hiếm là do hoạt động xây dựng và tổ chức du lịch sẽ gây ra những tác động nhất định. Việc phát triển các loại hình du lịch như: xem chim - thú, đi bộ trong rừng, cắm trại, chèo thuyền, chạy xuồng máy... góp phần thu hút một lượng lớn khách du lịch đến với VQG nhưng song song đó thì các loại hình du lịch trên cũng chính là nguyên nhân của tác động không mong muốn đối với các loài động vật trong phạm vi VQG.

Tuy đường mòn du lịch được đưa vào hoạt động không gây ảnh hưởng trực tiếp nhiều đến động vật lớn nhưng các tác động kèm theo có thể gây ảnh hưởng như các loài chim, động vật có thể bị săn bắt do ý thức kém của các du khách đi du lịch mà không có sự hướng dẫn của hướng dẫn viên. Hay việc khách du lịch gây ra tiếng ồn khi trong thấy một loài chim, thú trong hành trình sẽ làm cho các loài động vật bị hoảng sợ và sự xuất hiện của các du khách làm chúng tránh xa khu vực đường mòn hơn. Việc phát tuyến đường mòn tham quan, ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh sống và tập tính kiếm ăn của các loài động vật. Gây ra hiệu ứng đường biên, thu hẹp khoảng cách di chuyển kiếm ăn, sinh sống của các loài xung quanh đường mòn.

Kết quả điều tra ý kiến của khách du lịch về cơ hội nhìn thấy các loài động vật hoang dã được tổng kết tại bảng 4.12:

Bảng 4.12: Cơ hội nhìn thấy động vật hoang dã tại VQG Cát Bà.


Ý kiến khách du lịch

Động vật hoang dã


Nhiều

Ít

Không

Tỷ lệ (%)

0

66,67

33,33

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra) Từ số liệu tổng hợp trên cho thấy: cơ hội nhìn thấy các loài động vật hoang dã trong VQG Cát Bà bị giảm đi, thậm chí một số loài động vật hiện nay không còn nhìn thấy tại đây. Những loài động vật mà du khách nhìn thấy

hầu hết là các loài chim.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/05/2024