Thứ tư, về các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xã hội.
Các doanh nghiệp xã hội phải cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác, trong khi nhiều doanh nghiệp xã hội lại tuyển dụng những người lao động kém may mắn, đối tượng khuyết tật... nên chất lượng lao động thấp, do các điều kiện về học vấn, tinh thần và sức khỏe. Chi phí bồi dưỡng, đào tạo và huấn luyện kỹ năng làm việc, chăm sóc cho nhóm đối tượng này của doanh nghiệp xã hội cao hơn so với chi phí đầu tư cho nhân sự của các doanh nghiệp khác, khiến mức lợi nhuận thấp hơn so mức trung bình của ngành. Tuy nhiên, Nhà nước chưa có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xã hội trong khi doanh nghiệp xã hội góp phần chia sẻ trách nhiệm và gánh nặng xã hội với nhà nước bằng các con đường riêng đầy sáng tạo, tiết kiệm, thiết thực và hiệu quả, đồng thời giúp bù đắp được một khiếm khuyết khó khắc phục của cơ chế thị trường là vận hành bởi động cơ lợi nhuận.
Tiểu kết Chương 2
Là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, ra đời vì mục tiêu và sứ mệnh cộng đồng, doanh nghiệp xã hội chính là cầu nối trong việc chia sẻ chức năng bảo đảm an sinh xã hội của Nhà nước với các thành phần kinh tế, góp phần giảm tải gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Luật Doanh nghiệp 2014 bước đầu ghi nhận sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp xã hội có ý nghĩa rất quan trọng trong tiến trình phát triển của doanh nghiệp xã hội nói riêng và xã hội nói chung.
Để phát huy tối đa tiềm năng, sức mạnh của doanh nghiệp xã hội cần phải có một khung pháp lý chi tiết, thống nhất cho tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp xã hội. Những hạn chế của quy định pháp luật về doanh nghiệp xã hội hiện nay làm cho doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam phát triển chậm hơn so với hệ sinh thái doanh nghiệp xã hội trên thế giới, vì vậy, việc ban hành những đạo luật, khung khổ pháp lý và các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xã hội là vô cùng cần thiết.
Chương 3
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM.
3.1. Đa dạng hóa loại hình doanh nghiệp xã hội.
Quy định doanh nghiệp xã hội phải tồn tại dưới hình thức doanh nghiệp còn cứng nhắc, chưa phù hợp với một thực tế là Việt Nam là kinh tế thị trường còn non trẻ, rất cần sự đóng góp của các doanh nhân xã hội đến từ nhiều lĩnh vực và quy mô hoạt động khác nhau, để cùng tham gia chia sẻ gánh nặng an sinh xã hội với Nhà nước. Những quy định hiện tại chưa thực sự thúc đẩy quyền tự do kinh doanh và tự do lựa chọn mô hình kinh doanh các Doanh nhân xã hội đang hoạt động dưới nhiều quy mô và lĩnh vực kinh doanh khác nhau, hạn chế khả năng tiếp cận nhu cầu của các cộng đồng thiệt thòi, đối tượng hướng tới của doanh nghiệp xã hội. Thêm nữa, gò bó doanh nghiệp xã hội dưới hình thức doanh nghiệp cũng sẽ làm hạn chế các sáng kiến xã hội, giảm tính đa dạng về sở hữu, tính linh hoạt của doanh nghiệp xã hội. Cần công nhận các HTX thành lập có cam kết mục tiêu xã hội là các HTX doanh nghiệp xã hội để các HTX này có cơ sở pháp lý để hoạt động và được hưởng các ưu đãi theo quy định của pháp luật.
Có thể bạn quan tâm!
- Nhu Cầu Điều Chỉnh Pháp Luật Đối Với Doanh Nghiệp Xã Hội .
- Sự Ra Đời Và Phát Triển Của Doanh Nghiệp Xã Hội Ở Việt Nam.
- Thực Trạng Pháp Luật Việt Nam Về Doanh Nghiệp Xã Hội.
- Một số vấn đề pháp lý về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay - 8
Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.
Tiêu chí này tự bó hẹp phạm vi của các doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam so với thực tế và xu hướng chung trên thế giới. Không phải tổ chức, cá nhân nào cũng muốn thực hiện các hoạt động phục vụ cộng đồng hay xã hội, môi trường thông qua việc thành lập một doanh nghiệp nhất định. Nó có thể bắt nguồn từ một ý tưởng, một dự định những cũng có thể là một dự án lớn của những cá nhân, tổ chức nhưng do nhiều rào cản nên họ không muốn hoặc không thể thành lập một doanh nghiệp xã hội. Thực tế tại Việt Nam cho thấy quyền tự do kinh doanh và quyền tài sản, tiếp cận các cơ hội kinh doanh, nguồn lực xã hội chưa thực sự bình đẳng giữa kinh tế tư nhân và các thành phần kinh tế khác; chi phí trung gian, không chính thức còn nhiều.
3.2. Xây dựng hệ thống cơ quan chuyên trách quản lý doanh nghiệp xã hội.
Ở nước Anh, để đưa các quy định pháp luật về doanh nghiệp xã hội vào thực tế, Chính phủ Anh đã nỗ lực tiến hành những hoạt động trợ giúp cho doanh nghiệp xã hội thông qua hệ thống các cơ quan hỗ trợ từ khâu đăng ký kinh doanh, tư vấn pháp lý thành lập doanh nghiệp xã hội, hỗ trợ thông tin về thuế, cho đến các chiến dịch truyền thông, quảng bá để cả xã hội biết và ủng hộ cho doanh nghiệp trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Năm 2002, chính phủ Anh thành lập Bộ phận Doanh nghiệp xã hội trực thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp, bộ phận này hoạt động để xây dựng các chính sách phát triển doanh nghiệp xã hội. Ở Hàn Quốc cũng đã thiết lập KoSEA do Bộ trưởng Lao động và Việc làm thành lập để thực thi việc khuyến khích và thúc đẩy doanh nghiệp xã hội. Singapore cũng thành lập Phòng doanh nghiệp xã hội, bộ phận này nhận sự hỗ trợ từ chính phủ, khu vực tư nhân, giới trí thức và các tổ chức xã hội dân sự để tìm hướng phát triển doanh nghiệp xã hội. Như vậy, Việt Nam cũng nên thành lập bộ phận riêng quản lý doanh nghiệp xã hội thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc độc lập sẽ thúc đẩy sự phát triển cũng như quản lý nhà nước tốt hơn đối với doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam. Cơ quan này có chức năng vừa hỗ trợ chính sách, vừa làm cầu nối giữa doanh nghiệp với Nhà nước, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có đầy đủ thông tin để tiếp cận các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước để thực hiện các mục tiêu xã hội và phát triển doanh nghiệp. Đồng thời, cơ quan này cũng thực hiện các nghiên cứu, điều tra để tham mưu cho Chính phủ trong việc đưa ra những quy định pháp lý phù hợp cho sự phát triển của hệ sinh thái doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam.
3.3. Xây dựng khung pháp lý đồng bộ cho doanh nghiệp xã hội.
Về lâu dài, cần xây dựng một khung khổ pháp lý đồng bộ điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp xã hội trong đó cần có một đạo luật riêng quy định về doanh nghiệp xã hội làm trung tâm. Luật này quy định về các hình thức pháp lý đa dạng, các điều kiện thành lập, hoạt động chuyển đổi các mô hình kinh doanh khác thành doanh nghiệp xã hội để tạo ra một sự kết nối chặt chẽ, khuyến khích doanh nghiệp xã hội thành lập và phát triển.
Cũng cần có những quy định tạo mối liên hệ thống nhất giữa các văn
bản quy phạm pháp luật để thực sự tạo hành lang pháp lý đầy đủ và thuận lợi cho các doanh nghiệp xã hội. Cụ thể đó là mối liên hệ giữa Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật Các tổ chức tín dụng... Doanh nghiệp xã hội không phải là một loại hình doanh nghiệp mới nhưng lại góp phần giúp nhà nước giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường mà nếu tiếp tục để Nhà nước thực hiện chưa chắc đã hiệu quả do đó trước hết những chính sách đầu tư, những quy định về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp xã hội không nên chỉ bó hẹp trong Luật Doanh nghiệp mà còn phải chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản pháp luật có liên quan khác nhưng chưa được đề cập đầy đủ khi quy định về doanh nghiệp xã hội trong Luật Doanh nghiệp. Doanh nghiệp xã hội hoàn toàn không phải là một “lợi thế” mà bên cạnh việc thực hiện các mục tiêu xã hội, các doanh nghiệp xã hội thực hiện hoạt động kinh doanh phải dựa trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng và công bằng như các loại hình doanh nghiệp khác.
Về việc xác định sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký có thể thực hiện việc kiểm tra, giám sát tốt trên thực tế được không? Tiêu chí này thực tế chỉ thực hiện được khi doanh nghiệp xã hội có lợi nhuận hàng năm. Doanh nghiệp xã hội nếu báo cáo lợi nhuận hàng năm là một con số âm, trong khi vẫn hưởng đầy đủ các chính xác hỗ trợ và ưu đãi của Nhà nước thì sẽ thực hiện như thế nào đối với mục tiêu xã hội đã đăng ký. Vấn đề này lại hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực quản trị kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp và đạo đức doanh nhân – là những vấn đề mà chúng ta yếu kém trong một thời gian dài. Nhà nước cũng cần xem xét lại là có bắt buộc tất cả các doanh nghiệp xã hội đều phải dử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hàng năm để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường hay không. Hay là có thể có các chế tài điều chỉnh linh động, phù hợp với cả những doanh nghiệp xã hội mới thành lập, chưa tạo ra lợi nhuận và những doanh nghiệp xã hội đã đi vào hoạt động ổn định và tạo ra lợi nhuận.
Báo cáo cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường của doanh nghiệp xã hội sẽ do Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh mà doanh nghiệp xã hội đặt trụ sở chính kiểm tra, giám sát; trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp theo những nội dung của cám kết trong báo cáo đó (Nghị định số 96/2015/NĐ-CP, Điều 11). Tuy nhiên, việc yêu cầu báo cáo này của Uỷ ban nhân dân cấp Tỉnh chỉ thực hiện trong trường hợp cần thiết. Tất nhiên trong vấn đề này sẽ có hai cách tiếp cận: (i) báo cáo hành chính nhiều lần sẽ gây phiền hà cho doanh nghiệp; (ii) nếu không thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động thông qua báo cáo của doanh nghiệp xã hội sẽ không có sự hỗ trợ và định hướng kịp thời, giúp doanh nghiệp xã hội tháo gỡ những khó khăn sẽ không thể giúp doanh nghiệp xã hội hoàn thành những mục tiêu xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng. Do vậy, công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp xã hội phải được thực hiện vừa thường xuyên vừa trong trường hợp đặc biệt cần thiết mới mang nhiều ý nghĩa và có hiệu quả thực thi. [20]
3.4. Xây dựng các chính sách trợ doanh nghiệp xã hội.
Doanh nghiệp xã hội phải gánh trên vai nghĩa vụ sử dụng phần lớn tổng lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư cho các mục tiêu xã hội, môi trường nên việc được hỗ trợ và ưu đãi là hoàn toàn hợp lý. Nhà nước cần hoàn thiện các chính sách khuyến khích, ưu đãi và hỗ trợ doanh nghiệp xã hội. Nhà nước cần có chính sách ưu đãi cho một số lĩnh vực nhất định. Trước mắt, cần có những chính sách hỗ trợ trực tiếp các doanh nghiệp xã hội để gia tăng số lượng và giúp các doanh nghiệp xã hội đi vào hoạt động ổn định, ví dụ như tổ chức các cuộc thi tìm kiếm sáng kiến doanh nghiệp xã hội để tìm ra những doanh nhân xã hội và dự án tiềm năng được tài trợ vốn khởi nghiệp ban đầu. Hỗ trợ tài chính trực tiếp cho các doanh nghiệp xã hội để mở rộng phạm vi tác động thông qua quá trình tuyển chọn, phân loại, theo dòi và đánh giá sát sao. Về lâu dài, Nhà nước có thể thực hiện các chính sách hỗ trợ gián tiếp để phát triển nguồn tài chính bền vững cho doanh nghiệp xã hội, cần
thành lập Quỹ phát triển doanh nghiệp xã hội, miễn, giảm thuế doanh nghiệp xã hội trong một số lĩnh vực được khuyến khích. Cần thực hiện công khai đấu thầu cạnh tranh để doanh nghiệp xã hội có thể tham gia cung cấp các sản phẩm và dịch vụ công ích. Ban hành quy định các cơ quan, tổ chức khu vực công ưu tiên các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp xã hội khi thực hiện mua sắm công hoặc thuê ngoài. Phát triển các chương trình đào tạo doanh nghiệp xã hội, nâng cao năng lực, kỹ năng quản lý doanh nghiệp, tài chính, nhân sự... thông qua các khóa đào tạo ngắn hạn cho các doanh nghiệp xã hội, hỗ trợ một phần chi phí đào tạo lao động cho các doanh nghiệp xã hội tuyển dụng các đối tượng yếu thế trong xã hội ở giai đoạn đầu.
Đối với những doanh nghiệp xã hội đang hoạt động cần phải có những ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích về đầu tư, thuế, quỹ đất; hỗ trợ về tài chính, nhân lực; phát triển quỹ tài chính hoặc nguồn tài chính để giúp cho doanh nghiệp xã hội phát triển.
Về vấn đề nguồn vốn, doanh nghiệp xã hội có thể tìm cách kêu gọi, thu hút vốn vay và có bảo lãnh của các tổ chức từ thiện hoặc chính phủ; phát hành nợ có đặc trưng của vốn chủ sở hữu với việc phát hành nợ cho các nhà đầu tư và nhà đầu tư được nhận lãi dựa vào hiệu quả sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp xã hội. Tại nhiều nước trên thế giới, mô hình doanh nghiệp xã hội đã phát triển từ lâu và nhận được nhiều hỗ trợ của nhà nước. Như tại Mỹ, những nhà đầu tư đổ tiền vào doanh nghiệp xã hội sẽ không phải đóng thuế, còn tại Thái Lan, chính phủ cũng dành 3% từ tiền thuế thu từ thuốc lá và hoạt động vũ trường để đầu tư vào doanh nghiệp xã hội…
Bên cạnh đó, những khoản viện trợ, ưu đãi, tài trợ cho doanh nghiệp xã hội sẽ phải có những báo cáo cụ thể liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp xã hội trong việc thực hiện những khoản viện trợ này. Tuy nhiên một vấn đề mà pháp luật chưa quy định đó là cần phải có những báo cáo, giải trình để xác định rò nguồn gốc của những khoản hỗ trợ tài chính này có thực sự hợp pháp hay không. Ở Việt Nam, trong nhiều lĩnh vực đặc biệt liên quan đến
các quỹ xã hội, quỹ từ thiện, bên cạnh việc quản lý quỹ còn nhiều yếu kém, việc xác định nguồn gốc hình thành những khoản viện trợ, tài trợ này chưa hề được quan tâm và kiểm soát bằng các cơ chế mang tính pháp lý. Nếu các quỹ này được chuyển đổi thành doanh nghiệp xã hội, nhưng thực tế số tiền được viện trợ hình thành quỹ lại được nhận từ các hoạt động tham nhũng, rửa tiền, kinh doanh bất hợp pháp, buôn bán ma túy... thì hậu quả pháp lý sẽ rất khó kiểm soát. Vì vậy không nên quan điểm cứ có tiền là nhận và làm từ thiện mà không cần quan tâm đến tiền đó có bất hợp pháp hay không.Việc thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng từ nguồn thu nhập hay hỗ trợ bất hợp pháp sẽ hoàn toàn không có ý nghĩa và cần phải được quy định chặt chẽ trong thời gian tới. [20]