Bảng 2.6. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc trong các nhà trường (58 cán bộ, giáo viên)
Nội dung | Mức độ | Giá trị trung bình | ||||||
Tốt | Khá | Cần cải thiện | ||||||
SL | TL | SL | TL | SL | TL | |||
1 | Giáo dục lòng yêu nước, ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, không kỳ thị dân tộc. | 5 | 8,6 | 41 | 70,7 | 12 | 20,7 | 1,9 |
2 | Giáo dục ý thức cộng đồng gắn kết, ý thức trách nhiệm công dân, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống | 6 | 10,3 | 36 | 62,1 | 16 | 27,6 | 1,8 |
3 | Giáo dục đức tính cần cù sáng tạo trong lao động | 2 | 3,4 | 22 | 37,9 | 34 | 58,6 | 1,4 |
4 | Giáo dục lối sống trong hoạt động sinh hoạt ký túc xá | 12 | 20,7 | 44 | 75,9 | 2 | 3,4 | 2,2 |
5 | Giáo dục văn hóa tham gia mạng xã hội | 0 | 0 | 0 | 0 | 58 | 100 | 1,0 |
6 | Giáo dục văn hóa tín ngưỡng dân tộc | 0 | 0 | 0 | 0 | 58 | 100 | 1,0 |
7 | Giáo dục những giá trị truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn như: những nét đẹp trong văn hóa, các lễ hội dân gian, phong tục, tập quán, cách ăn mặc, ẩm thực, làn điệu dân ca, dân vũ, những làng nghề... | 2 | 3,4 | 36 | 62,1 | 20 | 34,5 | 1,7 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổ Chức Giáo Dục Truyền Thống Văn Hóa Dân Tộc Cho Học Sinh Trường Phố Thông Dân Tộc Nội Trú
- Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Giáo Dục Truyền Thống Văn Hóa Dân Tộc Cho Học Sinh Các Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú
- Quy Mô Trường Lớp Các Trường Ptdt Nội Trú Thcs Tỉnh Bắc Kạn (Năm Học 2017 - 2018)
- Thực Trạng Tổ Chức Giáo Dục Truyền Thống Văn Hóa Dân Tộc Cho Học Sinh Tại Các Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú, Trung Học Cơ Sở Tỉnh Bắc Kạn
- Thực Trạng Hiện Thực Hóa Các Giá Trị Trong Nội Quy, Quy Tắc Ứng Xử Và Môi Trường Cảnh Quan Nhà Trường
- Đánh Giá Chung Về Thực Trạng Tổ Chức Giáo Dục Truyền Thống Văn Hóa Dân Tộc Cho Hs Các Trường Ptdtnt Thcs - Tỉnh Bắc Kạn
Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.
Qua bảng 2.6 thấy rằng giá trị trung bình từ 1,0 đến 1,9 số liệu trên đã cho thấy các trường thực hiện chưa tốt nội dung giáo dục truyền thống văn hóa
dân tộc cho học sinh. Đáng ngại nhất là chưa trường nào thực hiện giáo dục học sinh khi tham gia mạng xã hội, trong khi đa số học sinh có điện thoại để lên mạng xã hội. Mạng xã hội có vô vàn thông tin không thể kiểm chứng do đó nếu không được trang bị cách ứng xử khi tham gia các em rất dễ bị tiếp nhận cả các thông tin xấu, độc.
Đối với nội dung giáo dục văn hóa tín ngưỡng dân tộc cũng vậy, chưa trường nào chú ý giáo dục. Tín ngưỡng các dân tộc rất đa dạng, mỗi dân tộc thường có tín ngưỡng riêng, nhưng tựu chung lại cần cho học sinh thấy được những nét hay, nét đẹp của các tín ngưỡng, đồng thời biết phê phán những tín ngưỡng, hủ tục lạc hậu ảnh hưởng đến đời sống, xã hội.(cả 02 nội dung này được đánh giá ở mức thấp nhất 1,0)
Nội dung Giáo dục lao động, sáng tạo cũng được đánh giá thực hiện chưa tốt (1,4). Lao động sáng tạo có ý nghĩa quan trọng trong đời sống, đặc biệt với người vùng núi vốn quen làm theo lối mòn, theo những cái đã có sẵn, ngại thay đổi, do đó thường gắn với đói nghèo bền vững. Vì vậy giáo dục cho các em ý thức sáng tạo trong lao động, trong học tập là việc làm rất cần thiết.
Đa số các trường thực hiện tốt nội dung giáo dục lòng yêu nước, tinh thần dân tộc; tinh thần đoàn kết, nhân ái, không kỳ thị dân tộc; ý thức cộng đồng; lối sống trong hoạt động sinh hoạt ký túc xá; truyền thống đặc sắc của một số dân tộc.
Không có nội dung nào được đánh giá ở mức rất tốt (từ 2,34 đến 3,0)
Qua tìm hiểu thực tế tác giả thấy rằng nội dung giáo dục truyền thống dân tộc của các trường chưa được phong phú, chủ yếu tập trung vào giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc, yêu thương, quý trọng những người xung quanh. Các nội dung giáo dục truyền thống văn hóa của các dân tộc (theo nghĩa tộc người) chưa được chú trọng.
Để biết được mức độ phù hợp của chương trình giáo dục truyền thống văn hóa với môi trường học tập và đặc điểm vùng miền, tác giả đã đi khảo sát 58 cán bộ, giáo viên và có kết quả như sau:
Bảng 2.7. Thực trạng mức độ phù hợp của chương trình giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh
Nội dung | Mức độ | Giá trị trung bình | ||||||
Rất phù hợp | Khá phù hợp | Không phù hợp | ||||||
SL | TL | SL | TL | SL | TL | |||
1 | Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần dân tộc | 21 | 36,2 | 25 | 43,1 | 12 | 20,7 | 2,2 |
2 | Giáo dục tinh thần đoàn kết, nhân ái, không kỳ thị dân tộc | 23 | 39,7 | 28 | 48,3 | 7 | 12,1 | 2,3 |
3 | Giáo dục ý thức cộng đồng, ý thức trách nhiệm công dân | 18 | 31,0 | 27 | 46,6 | 13 | 22,4 | 2,1 |
4 | Giáo dục lao động, sáng tạo thông hoạt động trải nghiệm | 13 | 22,4 | 24 | 41,4 | 21 | 36,2 | 1,9 |
5 | Giáo dục lối sống trong hoạt động sinh hoạt ký túc xá | 31 | 53,4 | 15 | 25,9 | 12 | 20,7 | 2,3 |
6 | Giáo dục văn hóa tham gia mạng xã hội | 26 | 44,8 | 23 | 39,7 | 9 | 15,5 | 2,3 |
7 | Giáo dục văn hóa tín ngưỡng dân tộc | 11 | 19,0 | 28 | 48,3 | 19 | 32,8 | 1,9 |
8 | Giáo dục truyền thống đặc sắc của một số dân tộc | 14 | 24,1 | 26 | 44,8 | 18 | 31,0 | 1,9 |
Qua khảo sát bảng 2.7 cho thấy không trường nào đánh giá mức độ rất phù hợp của chương trình giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh, 100% đều đánh giá ở mức phù hợp (1,9 đến 2,3) có thể thấy chương trình chưa thực sự phù hợp với đặc thù trường Nội trú, đặc điểm vùng miền và bối cảnh xã hội hiện nay. Đặc biệt các nội dung như giáo dục văn hóa tham gia mạng xã hội các nhà trường hiện nay chưa quan tâm nhưng lại rất cần thiết và phù hợp trong giai đoạn hiện nay.
Nếu các nội dung trên được thực hiện tốt trong các nhà trường thì việc giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc sẽ đem lại hiệu quả cao.
2.3.3. Thực trạng hình thức giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc cho học sinh
Để tìm hiểu thực trạng hình thức giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc hiện nay ở các trường PTDTNT THCS, tác giả đã khảo sát mức độ thực hiện tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc vào môn học và các hoạt động khác trong nhà trường.
Bảng 2.8. Thực trạng thực hiện việc tích hợp, lồng ghép hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc vào môn học và các hoạt động khác của các nhà trường
Nội dung | Mức độ thực hiện | Giá trị trung bình | ||||||
Tốt | Khá | Cần cải thiện | ||||||
SL | TL | SL | TL | SL | TL | |||
1 | Khung chương trình giáo dục của trường có nội dung lồng ghép giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc. | 0 | 0 | 9 | 15,5 | 49 | 84,5 | 1,2 |
2 | Kế hoạch chuyên môn nhà trường có lồng ghép nội dung giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc. | 0 | 0 | 7 | 12,1 | 51 | 87,9 | 1,1 |
3 | Kế hoạch bộ môn của giáo viên có lồng ghép nội dung giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc. | 0 | 0 | 27 | 46,6 | 31 | 53,4 | 1,5 |
4 | Kế hoạch Đoàn - Đội có nội dung giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc | 0 | 0 | 22 | 37,9 | 36 | 62,1 | 1,4 |
5 | Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc vào các môn học: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa lí, Âm nhạc, GDCD, Thể dục | 6 | 10,3 | 26 | 44,8 | 26 | 48,9 | 1,7 |
Như vậy qua kết quả khảo sát tại bảng 2.8, giá trị trung bình từ 1,1 đến 1,7 cho thấy thấy việc tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc ở các trường thực hiện chưa tốt, chứng tỏ chưa thực sự được quan tâm.
Việc xây dựng khung chương trình có nội dung giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc được đánh giá ở mức chưa tốt chiếm đến 84,5%, trong khi không có đánh giá ở mức độ rất tốt; Kế hoạch chuyên môn nhà trường có nội dung giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc được đánh giá ở mức chưa tốt chiếm 87,9%, không có đánh giá ở mức rất tốt. Tìm hiểu thêm tác giả được biết một số trường chưa xây dựng khung chương trình, kế hoạch để chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác trên.
Công tác xây dựng kế hoạch bộ môn của giáo viên có lồng ghép nội dung giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc cũng có tới 53,4% ý kiến được hỏi cho là thực hiện chưa tốt. Kể cả ở một số giáo viên đã xây dựng kế hoạch cũng chỉ chỉ dừng ở việc xây dựng kế hoạch, còn việc tổ chức hoạt động dạy học có lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc qua các môn học đặc biệt là các môn: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa lí, Âm nhạc, GDCD, Thể dục... chưa thực sự thực hiện tốt. Cụ thể còn có 48,9% giáo viên cho rằng việc lồng ghép, tích hợp thực hiện chưa tốt, nhưng tín hiệu đáng mừng là có 10,3% cho rằng việc này được giáo viên thực hiện rất tốt.
Đối với kế hoạch Đoàn - Đội cũng có tới 62,1% số người được hỏi cho rằng thực hiện chưa tốt, trong khi đó đây là bộ phận quan trọng để thực hiện các hoạt động ngoài giới, trải nghiệm sáng tạo để giáo dục truyền thống văn hóa.
Chương trình giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc vẫn chỉ ở mức độ lồng ghép trong một số bộ môn. Số liệu trên chứng minh nội dung giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc chưa thực sự được quan tâm chỉ đạo trong việc xây dựng kế hoạch bộ môn, kế hoạch giáo dục của các nhà trường. Tuy nhiên thực tế cho thấy không hẳn việc giáo dục truyền thống văn hóa không được chú trọng trong các nhà trường, mà chỉ là chưa được thực hiện bài bản, khoa học vì vậy hiệu quả đạt được chưa như mong muốn. Tìm hiểu thêm tác giả được biết,
mặc dù việc giáo dục không nằm trong khung chương trình hay kế hoạch nhưng các hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa vẫn được tổ chức như học sinh vẫn được nhắc nhở trong các giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt nội trú, giờ chào cờ đầu tuần, qua những nội dung liên quan trong bài học…
Để biết được các trường đã tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh, tác giả đã đi khảo sát 58 cán bộ, giáo viên và có kết quả sau:
Bảng 2.9. Các hình thức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh thông qua ngoài giờ lên lớp
Hình thức giáo dục | Mức độ | Giá trị trung bình | ||||||
Thường xuyên | Thỉnh thoảng | Chưa bao giờ | ||||||
SL | TL | SL | TL | SL | TL | |||
1 | Thông qua các hoạt động trong tiết sinh hoạt dưới cờ (giờ chào cờ đầu tuần) | 12 | 20,7 | 46 | 79,3 | 0 | 0 | 2,2 |
2 | Thông qua hoạt động ngoại khóa (buổi sinh hoạt nội trú hoặc liên hoan văn nghệ và trò chơi dân gian...) | 8 | 13,8 | 50 | 86,2 | 0 | 0 | 2,1 |
3 | Thông qua Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu truyền thống lịch sử, văn hóa DTTS của địa phương | 14 | 24,1 | 34 | 58,6 | 10 | 17,2 | 2,1 |
4 | Thông qua việc mời nghệ nhân trên địa bàn đến truyền dạy văn hóa dân tộc cho học sinh | 8 | 13,8 | 35 | 60,3 | 15 | 25,9 | 1,9 |
5 | Thông qua các buổi sinh hoạt của Đoàn - Đội | 12 | 20,7 | 32 | 55,2 | 14 | 24,1 | 2,0 |
6 | Thông qua việc dạy học qua di sản văn hóa | 15 | 25,9 | 33 | 56,9 | 10 | 17,2 | 2,1 |
7 | Thông qua tổ chức các hoạt động sưu tầm ca dao, dân ca, các dân tộc thiểu số, tìm hiểu về các loại nhạc cụ dân tộc | 12 | 20,7 | 46 | 79,3 | 0 | 0 | 2,2 |
8 | Tổ chức sưu tầm, trưng bày các sản phẩm là hiện vật, tài liệu, tư liệu liên quan | 14 | 24,1 | 44 | 75,9 | 0 | 0 | 2,2 |
9 | Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, tham quan, khảo sát tìm hiểu thực tế tại các bản làng | 12 | 20,7 | 34 | 58,6 | 12 | 20,7 | 2,0 |
10 | Thông qua tổ chức được các câu lạc bộ (câu lạc bộ múa, câu lạc bộ ca dao dân ca, câu lạc bộ hát then, đàn tính...) | 25 | 43,1 | 33 | 56,9 | 0 | 0 | 2,4 |
11 | Thông qua tổ chức thực hành các nghề thủ công truyền thống. | 0 | 0,0 | 0 | 0,0 | 58 | 100 | 1,0 |
Qua bảng 2.9 có thể thấy rằng đa số người được hỏi cho rằng các hình thức tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp chủ yếu được đánh giá ở mức thỉnh thoảng được thực hiện. Thậm chí Tổ chức thực hành các nghề thủ công truyền thống chưa có trường nào thực hiện (1,0). Qua tìm hiểu thực tế tác giả thấy rằng ngay như bộ phận Đoàn - Đội - lực lượng chính để tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng có tới 24,1% chưa bao giờ thực hiện. Việc thành lập các câu lạc bộ để bảo tồn văn hóa dân tộc cũng chỉ có 02 trường thực hiện. Hay việc tham quan các bản làng cũng chưa được các trường tổ chức quy củ mà thường chỉ giao bài tập để các em tự bố trí đi thực tế tìm hiểu, sau đó báo cáo kết quả cho giáo viên.
Qua khảo sát này cho thấy các hình thức giáo dục truyền thống văn hóa đã được triển khai dưới nhiều hình thức nhưng chỉ có hình thức Thông qua tổ chức được các câu lạc bộ (câu lạc bộ múa, câu lạc bộ ca dao dân ca, câu lạc bộ hát then đàn tính được thực hiện thường xuyên (2,4).
Để thấy rõ hơn về hiệu quả của các hình thức giáo dục truyền thống văn hóa cho học sinh tác giả đã tiến hành lấy ý kiến 210 học sinh để tìm hiểu thái độ tham gia của các em và có được kết quả khảo sát như sau:
Bảng 2.10. Thái độ của học sinh khi tham gia các hình thức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc
Hình thức giáo dục | Thái độ tham gia | Giá trị trung bình | ||||||
Rất thích | Thích | Không thích | ||||||
SL | TL | SL | TL | SL | TL | |||
1 | Thông qua tích hợp các nội dung giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc thiểu số vào môn học trong giờ dạy chính khóa | 186 | 89,0 | 24 | 11,0 | 0 | 0,0 | 2,9 |
2 | Thông qua các hoạt động trong giờ chào cờ đầu tuần | 99 | 47,1 | 111 | 52,9 | 0 | 0,0 | 2,5 |
3 | Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và thông qua các hoạt động ngoại khóa (buổi sinh hoạt nội trú hoặc liên hoan văn nghệ và trò chơi dân gian...) | 178 | 84,8 | 21 | 10,0 | 11 | 5,2 | 2,8 |
4 | Thông qua Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu truyền thống lịch sử, văn hóa DTTS của địa phương | 147 | 70,0 | 63 | 30,0 | 0 | 0,0 | 2,7 |
5 | Thông qua việc mời nghệ nhân trên địa bàn đến truyền dạy văn hóa dân tộc cho học sinh | 186 | 89,0 | 24 | 11,0 | 0 | 0,0 | 2,9 |
6 | Thông qua các buổi sinh hoạt của Đoàn - Đội | 167 | 79,5 | 43 | 20,5 | 0 | 0,0 | 2,8 |
7 | Thông qua việc dạy học qua di sản văn hóa | 99 | 47,1 | 111 | 52,9 | 0 | 0,0 | 2,5 |
8 | Thông qua tổ chức các hoạt động sưu tầm ca dao, dân ca các dân tộc thiểu số, tìm hiểu về các loại nhạc cụ dân tộc | 191 | 91,0 | 19 | 9,0 | 0 | 0,0 | 2,9 |
9 | Tổ chức sưu tầm, trưng bày các sản phẩm là hiện vật, tài liệu, tư liệu liên quan | 137 | 65,2 | 73 | 34,8 | 0 | 0,0 | 2,7 |
10 | Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, tham quan, khảo sát tìm hiểu thực tế tại các bản làng; | 179 | 85,2 | 31 | 14,8 | 0 | 0,0 | 2,9 |
11 | Thông qua tổ chức được các câu lạc bộ (câu lạc bộ múa, câu lạc bộ ca dao dân ca, câu lạc bộ hát then, đàn tính...) | 204 | 97,1 | 6 | 2,9 | 0 | 0,0 | 3,0 |
12 | Thông qua tổ chức tốt việc giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trong trường học | 147 | 70,0 | 63 | 30,0 | 0 | 0,0 | 2,7 |
13 | Thông qua tổ chức thực hành các nghề thủ công truyền thống. | 40 | 19,0 | 158 | 75,3 | 12 | 5,7 | 2,1 |
14 | Thông qua duy trì việc mặc trang phục dân tộc trong những ngày do nhà trường quy định. | 88 | 41,9 | 122 | 58,1 | 0 | 0,0 | 2,4 |