Mục tiêu GD giá trị truyền thống văn hóa dân tộc đã được quy định tại các văn bản pháp lí, các văn kiện của Đảng qua các kỳ đại hội, đặc biệt là Nghị quyết số 29 của Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI), Quyết định số 1501/QĐ- TTG, ngày 28/8/2015. Một số nội dung liên quan đã được quy định tại Thông tư 01/2016/TT-BGDDT, Thông tư 26/2017/TT-BGDĐT.
Theo đó các giá trị văn hoá truyền thống của nhà trường phù hợp với văn hoá dân tộc trong bối cảnh hiện nay bao gồm các giá trị là: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, sáng tạo, hợp tác, những giá trị này vốn thuộc hệ giá trị truyền thống Việt Nam.
Những giá trị truyền thống đó đã từng là nguồn sức mạnh to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước trước đây. Ngày nay, bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, những truyền thống, giá trị văn hóa ấy vẫn đang là những đòi hỏi cần phải có đối với mỗi người.
Ngoài ra cần kể đến những giá trị văn hóa truyền thống của vùng miền rất gần gũi với các thầy cô giáo và các em học sinh trong nhà trường. Ví dụ như những lễ hội truyền thống, trang phục truyền thống, nét đẹp trong giao tiếp ứng xử truyền thống, những sản phẩm lao động truyền thống… Để tránh mai một những nét đẹp truyền thống văn hóa dân tộc, vùng miền, nhà trường cần đánh giá đúng thực trạng văn hóa, xác định rõ những giá trị cần bảo tồn, gìn giữ và phát huy, những giá trị mới nảy sinh và những hủ tục, lỗi thời cần thay đổi để đào tạo được những con người biết trân quý giá trị truyền thống nhưng cũng sẵn sàng hội nhập để phát triển.
* Hiện thực hoá các giá trị trong nội quy, quy tắc ứng xử, và môi trường cảnh quan của nhà trường.
Văn hóa nhà trường sẽ giúp cho Nhà trường thực sự trở thành một trung tâm văn hóa giáo dục, là nơi hội tụ sức mạnh của trí tuệ và lòng nhân ái trong xã hội, góp phần quan trọng tạo nên sản phẩm giáo dục toàn diện. Các giá trị văn hóa của mỗi nhà trường cần được các trường thể hiện cụ thể trong nội quy, quy tắc ứng xử và tạo dựng cảnh quan của mỗi nhà trường cụ thể là:.
Các giá trị được thể hiện trong nội quy, quy định, quy tắc ứng xử: Nhà trường đề cao các giá trị nhân văn, tình yêu thương giữa những con người trong tập thể; tính cộng đồng trách nhiệm và sự sáng tạo trong công việc. sự trung thực, khả năng đổi mới thường xuyên để nâng cao chất lượng các hoạt động dạy học, giáo dục, hoặc quan tâm xây dựng và phát huy các giá trị biểu hiện ra bề nổi như vẻ đẹp cảnh quan của trường lớp, cổng vào, khuôn viên, khẩu hiệu, trang trí vườn hoa cây cảnh …
Phần nổi: Đó là kiến trúc không gian trường lớp, bàn ghế, cảnh quan trang trí trong và ngoài lớp học và cảnh quan chung của trường, thiết bị dạy học, cách bố trí không gian khuôn viên, nơi làm việc của giáo viên, học sinh, nhân viên, trang phục của giáo viên và học sinh; Đó là những ký hiệu, các tuyên ngôn về triết lý, sứ mệnh, các nguyên tắc, quy định, nội quy, các cách thức giải quyết vấn đề, các quy định chung về phương pháp tiến hành các hoạt động giáo dục, các thủ tục tiến hành công việc, các chương trình công tác; Các hành vi có thể nhìn thấy như nghi thức tập thể, cách tổ chức các hoạt động tập thể như tổ chức phát thưởng, sinh nhật, thăm viếng, liên hoan…trong tập thể giáo viên, học sinh; Các hình thức sử dụng biểu tượng, ngôn ngữ: logo, khẩu hiệu hành động, ngôn ngữ xưng hô giao tiếp giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với học sinh và giữa học sinh với học sinh…
Các ngầm định nền tảng: là những điều được nhóm cá nhân hoặc cộng đồng tổ chức đồng thuận thừa nhận ngầm với nhau bao gồm: giá trị, niềm tin, niềm tự hào, những suy nghĩ và trạng thái xúc cảm tình cảm... Những thừa nhận ngầm định này đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi cá nhân và tạo thành đặc điểm có sức hội tụ chung trong tập thể nhà trường; đồng thời trở thành những điểm riêng giữa tập thể thành viên trường này với trường khác.
Phong cách ứng xử hàng ngày: là cách thể hiện của mỗi thành viên nhà trường trong ứng xử hàng ngày. Chẳng hạn, mỗi tập thể giáo viên có một phong cách ứng xử khác nhau, tuy nhiên cần thực hiện các chuẩn mực
Có thể bạn quan tâm!
- Giáo Dục Truyền Thống Văn Hoá Dân Tộc Cho Học Sinh Trong Bối Cảnh Hội Nhập
- Hình Thức Giáo Dục Truyền Thống Văn Hoá Dân Tộc Cho Học Sinh
- Tổ Chức Giáo Dục Truyền Thống Văn Hóa Dân Tộc Cho Học Sinh Trường Phố Thông Dân Tộc Nội Trú
- Quy Mô Trường Lớp Các Trường Ptdt Nội Trú Thcs Tỉnh Bắc Kạn (Năm Học 2017 - 2018)
- Thực Trạng Thực Hiện Nội Dung Giáo Dục Truyền Thống Văn Hóa Dân Tộc Trong Các Nhà Trường (58 Cán Bộ, Giáo Viên)
- Thực Trạng Tổ Chức Giáo Dục Truyền Thống Văn Hóa Dân Tộc Cho Học Sinh Tại Các Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú, Trung Học Cơ Sở Tỉnh Bắc Kạn
Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.
văn hóa và luôn có thái độ niềm nở, thân mật, vui nhộn, trang trọng, nhiệt tình, quan tâm …
Phong cách làm việc: Mỗi nhà trường, dù có ý thức hay vô thức, đều hình thành nên một phong cách làm việc riêng. Xây dựng tập thể giáo viên mà ở đó mỗi cán bộ giáo viên tận dụng mọi thời gian để làm việc sạy mê, sáng tạo, với tinh thần đồng đội cao, hợp tác và chia sẻ, có tinh thần trách nhiệm cao “tất cả vì học sinh thân yêu”...
Phương pháp ra quyết định: Việc ra quyết định cho mỗi chủ trương, phương hướng, kế hoạch, chính sách phát triển của nhà trường cũng thể hiện rất rõ tính chất và mức độ văn hoá của một tổ chức sư phạm. Người khi ra quyết định quản lý có thể sẽ độc đoán, gia trưởng hoặc dân chủ của mọi thành viên trong tổ chức nhà trường; hoặc cũng có thể bộc lộ rõ thái độ mạnh dạn đổi mới, dám nghĩ dám làm hay né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm hoặc thậm chí vô trách nhiệm với lợi ích của nhà trường...
1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú
1.5.1. Yếu tố bên trong
- Yếu tố tâm lý lứa tuổi học sinh: Học sinh phổ thông cấp THCS là lứa tuổi vị thành niên, đang có sự phát triển mạnh về thể chất và tâm sinh lý. Các em có xu hướng muốn tự khẳng định mình, thích tìm tòi khám phá để thỏa mãn nhu cầu học hỏi, để hểu biết, không muốn có sự kiểm tra, giám sát của người lớn. Ở lứa tuổi này nhu cầu tự khẳng định và khám phá của các em rất lớn đặc biệt là sự khẳng định về phong cách sống, cách ăn mặc, lời nói, ứng xử, ước mơ và hoài bão. Hơn nữa hiện nay trong thời đại kinh tế thị trường đặc biệt là sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, các trang mạng xã hội khiến việc tiếp xúc với nhiều luồng thông tin khác nhau, các nền văn hóa và các phong cách sống khác nhau khiến các em “bị lạc trong một ma trận thông tin”.
Nếu các em tiếp xúc với những luồng thông tin và các nhóm bạn tốt chắc chắn các em có ảnh hưởng tích cực của những giá trị văn hóa lành mạnh, ngược lại nếu các em sẽ tiếp xúc với rất nhiều bạn xấu và những thông tin, văn hóa không lành mạnh sẽ lây nhiễm những thói hư tật xấu. Nguyên nhân của hiện tượng trên chính là ở lứa tuổi này các em chưa thể tự định hướng được cho mình một lối sống như thế nào là lối sống có văn hóa. Đó chính là điểm nhạy cảm, điểm yếu của lứa tuổi này chính vì vậy yếu tố tâm lý, lứa tuổi chính là một yếu tố mà nhà quản lý giáo dục cần đặc biệt quan tâm khi tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh THCS.
- Yếu tố nhà trường:
Những điều kiện vật chất của môi trường giáo dục này bao gồm các điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất phục vụ cho mọi hoạt động của nhà trường, trong đó nổi bật là cơ sở vật chất của hoạt động dạy và học như trường, lớp, khuôn viên, trang trí, cây xanh, hệ thông bảng biểu, khẩu hiệu, lô gô...
Những yếu tố tinh thần bao gồm không khí làm việc, những nét truyền thống, các giá trị ngầm định cùng với quan niệm và thái độ của thầy và trò trong hoạt động dạy và học; trong các mối quan hệ, cung cách ứng xử của các thành viên, quan điểm chỉ đạo của cán bộ quản lý. Những biểu hiện trong giao tiếp, ứng xử, cách ăn mặc, phong cách sống và việc nêu gương của thầy cô giáo như: việc chấp hành giờ giấc, nội quy của các thầy cô giáo; nội dung dạy học của nhà trường nếu chỉ chú trọng đến dạy chữ ít chú trọng dạy người, đến dạy các kỹ năng mềm, các hành vi văn hóa đúng mực; hình thức giáo dục chưa phong phú đa dạng, chủ yếu là trong lớp học; phương pháp giáo dục chưa phù hợp còn coi trọng các biện pháp hành chính, áp đặt sẽ là những yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh.
1.5.2. Yếu tố bên ngoài
- Yếu tố gia đình: Gia đình là cái nôi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Nó chính là nhân tố ảnh hưởng lớn, mang tính
chất đầu tiên, khởi điểm cho nhân cách của học sinh. Mọi suy nghĩ, hành động, phong cách sống, cách ăn nói, cư xử, văn hóa chia sẻ... của học sinh đều ảnh hưởng từ gia đình. Thực tế cho ta thấy rằng nếu có bậc cha mẹ chưa gương mẫu trong lối sống hàng ngày như ăn nói, cư xử còn khiếm nhã với nhau hoặc với người xung quanh, bạo lực gia đình, chỉ quan tâm đến làm giàu, ít chú trọng đến dạy con hoặc cha mẹ thiếu chuẩn mực, vi phạm pháp luật, mắc tệ nạn xã hội thì những em sinh sống trong những gia đình đó sẽ có lối sống rất lệch lạc, khác hẳn những học sinh có hoàn cảnh sống trong gia đình có văn hóa.
- Yếu tố xã hội: Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường, công nghệ thông tin, sự hội nhập sâu rộng của nước ta về kinh tế, văn hóa, giáo dục tất cả mọi người trong xã hội nói chung và học sinh nói riêng có cơ hội được tiếp xúc với rất nhiều nền văn hóa khác nhau qua sách báo, phim ảnh và đặc biệt là mạng xã hội (Zalo, facebook..). Những nguồn thông tin đó rất phong phú và đa dạng tuy nhiên cũng có hai mặt. Bên cạnh những thông tin có lợi cho học tập và cho sự hình thành, phát triển nhân cách thì cũng có những thông tin đem lại những ảnh hưởng xấu đến lối sống của học sinh. Cộng thêm yếu tố tâm lý lứa tuổi của các em khiến các em chưa biết chắt lọc thông tin, nếu thiếu sự quan tâm định hướng của thầy cô giáo, của gia đình, các em rất dễ học đòi và làm theo những hành vi thiếu văn hóa ngoài xã hội hay trên mạng internet. Vì vậy trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh cần phải hiểu biết sâu rộng và toàn diện để có thể đưa ra những hình thức tổ chức phù hợp và hiệu quả nhất để chất lượng giáo dục nhà trường được phát triển toàn diện.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc ở các trường PTDTNT THCS trong bối cảnh hiện nay là những tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà quản lý đến tập thể, CB, GV, HS và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, nhằm huy động họ tham gia và quan tâm tổ chức các hoạt động giáo dục TTVHDT nhằm nâng cao chất lượng toàn diện của nhà trường.
Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc ở các trường PTDTNT THCS cho học sinh đó là tổ chức việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục phổ thông gắn với giáo dục TTVHDT cho học sinh nhận thức đúng về chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng Nhà nước.
Nếu khai thác và tận dụng được những yếu tố ảnh hưởng tích cực, ngăn chặn và làm vô hiệu hoá những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc các trường PTDTNT THCS tỉnh Bắc Kạn.
Học sinh PTDTNT là những chủ nhân tương lai của đất nước, vấn đề giáo dục TTVHDT cho các em chính là những việc làm cần thiết nhằm xây dựng nguồn lực, nâng cao chất lượng nguồn lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ở nước ta hiện nay, trong quá trình mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế và giao lưu văn hóa, cùng với việc tập trung xây dựng những giá trị mới của văn hóa Việt Nam đương đại, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp nhận có chọn lọc những tinh hoa, văn hóa nhân loại. Vấn đề bức xúc đặt ra là phải nâng cao nhận thức về các chuẩn mực văn hóa cho học sinh các trường PTDTNT, kết hợp những giá trị truyền thống và giá trị hiện đại trong xây dựng TTVH của người dân Việt Nam, trước hết là lứa tuổi học sinh phổ thông - lực lượng nòng cốt để xây dựng đất nước Việt Nam XHCN.
Chương 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ THCS TỈNH BẮC KẠN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục tỉnh Bắc Kạn
2.1.1. Tình hình kinh tế, xã hội tỉnh Bắc Kạn
Bắc Kạn là một trong những tỉnh nghèo của cả nước, nằm ở vùng Đông Bắc của đất nước, có diện tích 4.859Km2. Dân số năm 2018 là hơn 319.000 người, gồm 7 dân tộc cùng sinh sống: Tày, Nùng, Kinh, Dao, H'Mông, Hoa và Sán Chay, sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 80%, khu vực thành thị chiếm 18,76%, khu vực nông thôn là 81,24%. Về vị trí: Phía bắc giáp với huyện Bảo Lâm, huyện Bảo Lạc, huyện Nguyên Bình, huyện Thạch An tỉnh Cao Bằng. Phía tây giáp huyện Na Hang, huyện Yên Sơn, huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang. Phía đông giáp với huyện Tràng Định, huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn. Phía nam giáp huyện Võ Nhai, huyện Đồng Hỷ, huyện Định Hóa, huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.
Tỉnh Bắc Kạn được tái lập năm 1997 gồm 7 đơn vị hành chính, đến năm 2003 huyện Ba Bể được tách ra thành 2 huyện là huyện Ba Bể và huyện Pác Nặm. Như vậy đến nay tỉnh Bắc Kạn có 8 đơn vị hành chính, bao gồm 7 huyện và một thành phố:
Bắc Kạn là tỉnh phát triển về nông nghiệp chiếm phần lớn, hàng năm, các cấp, các ngành đã tập trung chỉ đạo thực hiện sản xuất nông, lâm nghiệp theo kế hoạch. Tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 178.615 tấn, đạt 102% kế hoạch, bằng 101% so với cùng kỳ 2017, lương thực bình quân đạt trên 553kg/người/năm (2018).
Các hoạt động trên lĩnh vực văn hóa - xã hội được thực hiện khá tốt, cơ bản đạt chỉ tiêu đề ra, gắn kết hài hòa giữa nâng cao chất lượng đời sống tinh thần với phát triển kinh tế, kết hợp đầu tư phát triển với bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội.
2.1.2. Tình hình giáo dục tỉnh Bắc Kạn và khái quát về các trường phổ thông dân tộc nội trú - Trung học cơ sở, tỉnh Bắc Kạn.
- Tình hình giáo dục tỉnh Bắc Kạn.
Giáo dục tỉnh Bắc Kạn trong nhưng năm qua đã vượt qua nhiều khó khăn và thách thức, từng bước vươn lên phát triển toàn diện và vững chắc. Cơ sở vật chất được đầu tư, chất lượng giáo dục dần được nâng lên, các loại hình giáo dục ngày càng đa dạng. Hiện nay, ngành giáo dục tỉnh Bắc Kạn đã có một lực lượng đông đảo đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên với hơn 7.000 người. Khắp các địa bàn của tỉnh, dù ở những vùng sâu, vùng xa, vùng hẻo lánh, ở đâu có dân là ở đó có thầy giáo, cô giáo. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các cơ sở giáo dục cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, số lượng, chủng loại ngày càng đầy đủ, chất lượng ổn định. 100% cán bộ giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo trở lên, trong đó tỷ lệ trên chuẩn đối với cán bộ quản lý đạt 85,23%, giáo viên đạt 62,99%.
Nhận thức đúng đắn vai trò và trách nhiệm của mình, ngành Giáo dục và Đào tạo đã và đang từng bước phát triển toàn diện và vững chắc. Từ một tỉnh có nền GD&ĐT phát triển chưa mạnh, thiếu trường, thiếu lớp, thiếu giáo viên ở các vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc, đến nay Bắc Kạn đã xây dựng được một hệ thống trường lớp đến tận các thôn bản, vùng cao với 324 trường mầm non, phổ thông và 09 trung tâm giáo dục với hơn 73.000 học sinh từ mẫu giáo đến phổ thông và hơn 900 học viên bổ túc văn hóa. Hệ thống trường lớp từng bước được sắp xếp tinh gọn, phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Hệ thống các trung tâm học tập cộng đồng đã có ở 122/122 xã, phường, thị trấn đáp ứng nhu cầu học tập của cán bộ và nhân dân lao động ở khắp các địa phương trong tỉnh.
- Khái quát về các trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở, tỉnh Bắc Kạn.
Trường PTDTNT THCS là loại trường chuyên biệt mang tính chất phổ thông, dân tộc và nội trú. Trường được Đảng và Nhà nước thành lập cho con