Quy Mô Trường Lớp Các Trường Ptdt Nội Trú Thcs Tỉnh Bắc Kạn (Năm Học 2017 - 2018)

em các dân tộc thiểu số, con em các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ, nguồn nhân lực cho huyện nhà. Trường có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội và củng cố an ninh, quốc phòng ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số và thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều lệ trường trung học. Trong những năm qua các trường PTDTNT THCS tỉnh Bắc Kạn đã đạt được những thành tựu quan trọng, đáp ứng được nhu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho vùng đồng bào dân tộc.

Bảng 2.1. Quy mô trường lớp các trường PTDT Nội trú THCS tỉnh Bắc Kạn (năm học 2017 - 2018)‌

STT

Tên trường

Số lớp

Số HS

Số

CBQL

Số

GV

Số nhân

viên

1

PTDTNT Ba Bể

8

267

3

19

16

2

PTDTNT Pác Nặm

7

241

3

17

15

3

PTDTNT Ngân Sơn

8

274

3

19

16

4

PTDTNT Na Rì

8

278

2

19

16

5

PTDTNT Chợ Mới

7

245

2

17

15

6

PTDTNT Chợ Đồn

8

277

3

19

16

Tổng

46

1582

16

110

94

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.

Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở tỉnh Bắc Kạn trong bối cảnh hội nhập - 8

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2017-2018 sở GD&ĐT Bắc Kạn)

Toàn tỉnh Bắc Kạn có 06 trường PTDTNT THCS, với tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên là 220 người, trong đó cán bộ quản lý 18 người, giáo viên 110 người, nhân viên 94 người.

Như vậy tỷ lệ giáo viên/lớp đã đủ theo quy định (2,2 giáo viên/lớp). Đảm bảo số lượng CBQL, nhân viên đối với trường chuyên biệt.

Bảng 2.2. Học sinh phân theo dân tộc của các trường PTDT Nội trú THCS tỉnh Bắc Kạn (năm học 2017 - 2018)


STT


Tên trường

Dân tộc

Tày

Nùng

Mông

Dao

Sán

chỉ

DT

khác

1

PTDTNT Ba Bể

109

14

53

79

2

10

2

PTDTNT Pác Nặm

97

12

77

43

9

3

3

PTDTNT Ngân Sơn

107

16

49

83

7

12

4

PTDTNT Na Rì

95

37

58

73

6

9

5

PTDTNT Chợ Mới

113

7

42

66

3

14

6

PTDTNT Chợ Đồn

118

8

53

82

0

16

Tổng

639

94

332

426

27

64

(Nguồn: Cơ sở dữ liệu ngành GD&ĐT Bắc Kạn năm 2018)

Qua bảng trên có thể thấy học sinh dân tộc Tày chiếm số lượng lớn nhất (639 em), sau đó đến dân tộc Dao (426 em), dân tộc Mông (332 em), dân tộc Nùng (94 em), dân tộc Sán Chỉ (27 em) các dân tộc khác bao gồm dân tộc Kinh, Sán Chay, Sán Dìu, Mường chiếm số lượng (64 em)

Các trường PTDTNT THCS, tỉnh Bắc Kạn với đặc thù là một trường chuyên biệt, đối tượng tuyển sinh của nhà trường là các em học sinh con em của người dân tộc thiểu số như Mông, Dao, Tày, Nùng, Sán Chỉ... Những em học sinh này đều xuất thân từ những gia đình sinh sống ở vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, khi đến trường, các em đều rất rụt rè, bỡ ngỡ, và tự ti với bản thân, khả năng giao tiếp bằng tiếng phổ thông còn khá khó khăn. Hơn nữa do xuất thân từ những dân tộc khác nhau nên khi đến trường các em vẫn còn ảnh hưởng rất nặng nề với phong tục, tập quán, thói quen của dân tộc và của gia đình. Một số em chưa biết chào hỏi thầy cô và ăn nói cộc lốc, không biết xưng hô và sử dụng từ ngữ đúng chuẩn mực. Hơn nữa khi đến trường các em đã nhanh chóng tiếp xúc với cách ăn nói, giao tiếp chưa chuẩn mực của các bạn

học sinh học tập tại phố huyện. Cùng với sự bùng nổ thông tin và hội nhập, một số em đã biết sử dụng điện thoại, sử dụng mạng xã hội, chơi điện tử nên có những biểu hiện về ứng xử, ăn mặc chưa chuẩn mực. Điều đó đặt ra cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên của nhà trường không ít những khó khăn, thách thức trong việc giáo dục các em.

Bảng 2.3. Khảo sát trình độ đội ngũ cán bộ, giáo viên

(năm học 2017-2018)


Tên trường PTDTNT THCS


Tổng số

Trình độ đào tạo

Thạc sĩ

Đại học

Cao đẳng

Số

lượng

Tỉ lệ

%

Số

lượng

Tỉ lệ

%

Số

lượng

Tỉ lệ %

Pác Nặm

20

2

10

18

90

0

0

Ba Bể

22

0

0

19

86,4

3

13,6

Na Rì

22

0

0

18

81,8

4

18,2

Chợ Mới

20

2

9,1

18

90,9

0

0

Chợ Đồn

22

0

0

22

100

0

0

Ngân Sơn

22

0

0

20

100

0

0

Tổng

130

4

3,0

119

91,7

7

5,3

(Nguồn: Cơ sở dữ liệu ngành GD&ĐT Bắc Kạn năm 2018)

Qua bảng điều tra trên cho thấy trình độ đào tạo của cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường PTDTNT cấp trung học cơ sở có trình độ trên chuẩn chiếm tỉ lệ cao (thạc sĩ 3,0%, Đại học 91,7%), trình độ đạt chuẩn chiếm tỉ lệ thấp (cao đẳng 5,3%). Đa số giáo viên và nhân viên của các trường đều có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, đoàn kết, có tính gắn bó cao và luôn có sự phối hợp trong mọi hoạt động giáo dục của nhà trường. Do đó có thể thấy tình hình đội ngũ rất thuận lợi cho việc giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc tại các nhà trường.

Bảng 2.4. Thống kê dân tộc của đội ngũ CBQL, GV, nhân viên các trườngPTDTNT THCS của tỉnh Bắc Kạn

Dân tộc

Tổng số

Tày

Nùng

Dao

Mông

Kinh

Dân tộc

khác

CBQL

16

12

1

1

0

2

0

GV

110

59

25

3

0

22

1

Nhân

viên

94

43

12

2

9

27

1

(Nguồn: Cơ sở dữ liệu ngành GD&ĐT Bắc Kạn năm 2018)

Qua bảng trên thấy rằng CBQL, GV, nhân viên chủ yếu là dân tộc Tày và dân tộc Kinh các dân tộc còn lại chiếm số lượng ít, nhất là dân tộc Dao, Mông, thậm chí không có dân tộc Mông, trong khi đó tỷ lệ học sinh dân tộc Mông, Dao chiếm khá lớn (DT Mông 332 em, DT Dao 426 em) (bảng 2.2). Điều này gây khó khăn trong quá trình giáo dục, đặc biệt trong giáo dục truyền thống văn hóa cho các em. Bởi nếu có giáo viên hoặc nhân viên cùng dân tộc với các em thì sẽ am hiểu về phong tục tập quán, những nét văn hóa truyền thống của dân tộc đó. Đặc biệt khi giáo viên biết tiếng của dân tộc, học sinh sẽ cảm thấy được đồng cảm, tin tưởng hơn, điều này sẽ thuận lợi cho quá trình giáo dục.

2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng

2.2.1. Mẫu khảo sát

Mẫu khảo sát gồm: 58 CBQL, GV, NV (18 cán bộ quản lý, 34 giáo viên gồm giáo viên chủ nhiệm, giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Âm nhạc, Thể dục, 06 tổng PT Đội) và 210 học sinh của 6 trường PTDTNT THCS tỉnh Bắc Kạn.

2.2.2. Nội dung khảo sát

Để đánh giá thực trạng giáo dục và tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường PTDTNT THCS tỉnh Bắc Kạn, tác giả đã tiến hành các hoạt động khảo sát:

- Xây dựng phiếu điều tra viết và phỏng vấn với các đối tượng CBQL, GV và HS về các nội dung liên quan đến thực trạng giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc và tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường DTNT tỉnh Bắc Kạn.

- Tổng hợp, phân tích, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường PTDTNT THCS tỉnh Bắc Kạn.

2.2.3. Công cụ khảo sát

Điều tra, khảo sát bằng cách quan sát, phỏng vấn và xây dựng các phiếu hỏi dành cho các đối tượng là CBQL, GV và HS. Phiếu khảo sát (xem phụ lục số 01, 02)

2.2.4. Cách thức tiến hành

- Chọn mẫu khảo sát;

- Thiết kế công cụ và phiếu khảo sát;

- Tiến hành thu thập thông tin;

- Phân tích và xử lý thông tin.

2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu

Tổng hợp số liệu thông qua các phiếu điều tra, các thông tin, ý kiến thông qua phỏng vấn, trao đổi với các đối tượng khảo sát thể hiện qua bảng số liệu theo phần trăm, mức độ, từ đó đánh giá mức độ nhận thức, mức độ tổ chức thực hiện của các nội dung khảo sát.

Xi

n

- Phân tích thống kê mô tả: Điểm trung bình cộng: X = Trong đó:

Xi là tổng điểm khảo sát, n là số lượng người tham gia khảo sát.

- Với câu hỏi có 3 mức độ việc xếp thứ bậc thì được tính như sau:

+ Mức 3: 3 điểm

+ Mức 2: 2 điểm

+ Mức 1: 1 điểm

- Dùng thang đo 3 mức trong bảng khảo sát.

Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum) / n = (3-1)/3 = 0.67 Ý nghĩa các mức như sau:

Khoảng

Mức độ quan

trọng

Mức độ phù

hợp

Mức độ thực

hiện

Tần xuất

thực hiện

1.00 - 1,67:

Không quan

trọng

Không phù

hợp

Cần cải thiện

Chưa bao giờ

1,68 - 2.34:

Khá quan

trọng

Khá phù hợp

Khá

Thỉnh thoảng

2.35 - 3,00:

Rất quan

trọng

Rất phù hợp

Tốt

Thường

xuyên

Căn cứ vào điểm trung bình cộng để xếp thứ tự vị trí các nội dung khảo sát, làm căn cứ để phân tích đánh giá thực trạng, nguyên nhân, tính cần thiết, tính khả thi. Thứ tự được xếp theo từ cao xuống thấp.

2.3. Thực trạng giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở tỉnh Bắc Kạn.

2.3.1. Thực trạng nhận thức về mục tiêu, vai trò của giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc trong các nhà trường

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đã đưa tới những thay đổi đáng kể về kinh tế - xã hội của địa phương. Nhiều yếu tố tích cực tạo thuận lợi cho phát triển nhân cách học sinh. Song cũng không ít những yếu tố tiêu cực như mặt trái của cơ chế thị trường, các tệ nạn xã hội, các loại sách báo, văn hóa phẩm độc hại đang hàng ngày ảnh hưởng xấu đến đời sống học sinh và phát triển văn hóa nhà trường.

Để thấy được hiện nay cán bộ quản lý, giáo viên các trường đang nhận thức về giáo dục văn hóa truyền thống như thế nào, tác giả đã đi khảo sát như sau:

Bảng 2.5. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên về mục tiêu, vai trò của giáo dục truyền thống văn hóa cho học sinh‌

(số lượng: 58 người)



STT


Mục tiêu, vai trò của giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh

Mức độ

Giá trị trung bình

Rất quan trọng

Khá quan

trọng

Không quan

trọng

SL

TL

SL

TL

SL

TL


1

Giáo dục truyền thống văn hóa là để góp phần bảo tồn, phát huy những truyền thống tốt đẹp của địa phương, dân tộc

góp phần giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách học sinh


49


84,5


9


15,5


0


0,0


2,8


2

Giáo dục truyền thống văn hóa là để cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, những hiểu biết về vốn TTVHDT Việt Nam nói chung và các dân tộc trên quê

hương Bắc Kạn nói riêng.


47


81,0


11


19,0


0


0,0


2,8


3

Giáo dục truyền thống văn hóa nhằm bồi dưỡng ý thức dân tộc, nâng cao thái độ trân trọng di sản văn hoá dân tộc và trách nhiệm đối với sự phát triển của cộng đồng và quê hương mình, hình thành ở HS tình cảm trong sáng, cao đẹp, yêu

thương, gắn bó với cộng đồng


42


72,4


16


27,6


0


0,0


2,7


4

Giáo dục truyền thống văn hóa làm phong phú nội dung giáo dục đặc thù trong trường PTDTNT, góp phần giáo dục cho học sinh nhân cách con người mới có tri thức và văn hoá, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng

dân tộc và miền núi trong bối cảnh hội nhập hiện nay


39


67,2


19


32,8


0


0,0


2,7


5

Giáo dục truyền thống văn hóa để hình thành nên thói quen sống, ứng xử trong

đời sống hàng ngày phù hợp với các chuẩn mực xã hội cho học sinh


53


91,4


5


8,6


0


0,0


2,9


6

Giáo dục truyền thống văn hóa để học sinh có ý thức, kỹ năng bảo vệ môi trường, phòng và tránh được các nguy cơ

về tệ nạn xã hội, bạo lực học đường


40


69,0


18


31,0


0


0,0


2,7


7

Giáo dục truyền thống văn hóa tạo nên giá trị sống, kỹ năng sống để học sinh hướng tới cái hay, cái đẹp và các chuẩn

mực văn hóa đã được xã hội thừa nhận.


44


75,9


14


24,1


0


0,0


2,8

Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.5 cho thấy giá trị trung bình đều từ 2,7 đến 3,0 chứng tỏ tất cả các cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên của các trường PTDTNT THCS tỉnh Bắc Kạn đều đã có nhận thức rất đúng đắn về mục tiêu vai trò của giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh. Tất cả cán bộ, giáo viên đều cho rằng công tác giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh có vai trò rất quan trọng và quan trọng. Nhận thức đúng đắn của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý là một cơ sở quan trọng để các nhà trường tổ chức triển khai có hiệu quả công tác giáo dục truyền thống cho học sinh.

Để có cơ sở so sánh với những đánh giá của GV tác giả tiến hành phỏng vấn 6 CBQL với câu hỏi: “Theo thày, cô, Hiệu trưởng nhà trường có vai trò như thế nào trong tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tôc cho học sinh? Câu trả lời tác giả thu được từ kết quả phỏng vấn cho thấy, các CBQL có nhận thức đúng đắn về vị trí vai trò của bản thân trong việc giáo dục TTVHDT cho học sinh, điều này trùng khớp với đánh giá của GV. Nội dung được làm tốt thứ 2 là “nội dung, chương trình giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc”. Nội dung thứ 3 là “hình thức tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh”. Như vậy khi tác giả phỏng vấn CBQL với câu hỏi GV đánh giá việc việc hỗ trợ của HT trong tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp giáo dục TTVHDT cho giáo viên là chưa nhiều, thậm chí có trường giáo viên trả lời: HT không có hỗ trợ gì. Như vậy qua kết quả khảo sát GV và phỏng vấn CBQL cho thấy, thực trạng nhận thức của Hiệu trưởng giữa các nhà trường là chưa đồng nhất.

2.3.2. Thực trạng thực hiện các nội dung giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc trong chương trình giáo dục của nhà trường

Để biết được các nhà trường đã giáo dục những nội dung giáo dục truyền thống văn hóa nào, tác giả đã đi khảo sát như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2023