Bảng 2.8. Đánh giá của các khách thể điều tra về việc việc kiểm tra, đánh giá việc bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa
Nội dung kiểm tra | Mức độ đánh giá(%) | X | ||||||
Thường xuyên | Đôi khi | Chưa bao giờ | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | |||
1 | Kiểm tra việc xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng NLDHTH | 134 | 41,0 | 170 | 52,0 | 23 | 7,0 | 2,34 |
2 | Kiểm tra việc triển khai thực hiện chương trình bồi dưỡng NLDHTH | 83 | 25,4 | 187 | 57,2 | 57 | 17,4 | 2,08 |
3 | Biện pháp chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng NLDHTH | 54 | 16,5 | 178 | 54,4 | 79 | 24,2 | 1,83 |
4 | Kiểm tra, đánh giá kết quả sau quá trình bồi dưỡng NLDHTH | 45 | 13,8 | 204 | 62,4 | 78 | 23,9 | 1,90 |
Điểm TB của nhóm | 2,04 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nội Dung Tổ Chức Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Tích Hợp Cho Giáo Viên
- Các Trường Trung Học Trong Địa Bàn Thực Hiện Khảo Sát
- Thực Trạng Tổ Chức Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Tích Hợp Cho Giáo Viên Các Trường Trung Học Cơ Sở Trên Địa Bàn Huyện Hiệp Hoà, Tỉnh Bắc Giang
- Biện Pháp Tổ Chức Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Tích Hợp Cho Giáo Viên Trung Học Cơ Sở Huyện Hiệp Hòa - Tỉnh Bắc Giang
- Tổ Chức Thi Gv Dạy Giỏi Cấp Trường, Cấp Huyện Theo Định Hướng Dạy Học Tích Hợp
- Khảo Nghiệm Tính Cấp Thiết Và Mức Độ Khả Thi Của Các Biện Pháp Tổ Chức Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Tích Hợp Cho Giáo Viên Trung Học Cơ Sở Huyện
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
Kết quả ở bảng 2.8 cho ta thấy: việc thực hiện kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV THCS còn bị xem nhẹ, có X = 2,04; trong đó, việc kiểm tra kế hoạch là chủ yếu, có X = 2,34. Việc thực hiện kiểm tra các biện pháp chỉ đạo trong quá trình bồi dưỡng còn chưa thường xuyên X =
1,83. Các nội dung khác cũng chưa được kiểm tra thường xuyên và sát sao.
Qua quan sát, trò chuyện với các khách thể điều tra chúng tôi nhận thấy: hàng năm Hiệu trưởng đã có triển khai kế hoạch bồi dưỡng GV, trong đó có kế hoạch bồi dưỡng NLDHTH, tuy nhiên quá trình thực hiện còn ít kiểm tra, điều chỉnh kịp thời. Một số thì dựa vào sản phẩm thi DHTH cấp trường, đánh giá thông qua kênh đánh giá của Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT nên chưa phủ soát hết đối tượng và bao quát toàn bộ quá trình bồi dưỡng. Số còn lại chủ yếu kiểm tra kế hoạch bồi dưỡng và thực hiện chương trình bồi dưỡng.
Nhìn chung việc kiểm tra, đánh giá còn chưa được quan tâm đúng mức, còn mang tính hình thức. Do đó, cần phải có các biện pháp kiểm tra đánh giá kết quả việc bồi dưỡng cho GV một cách phù hợp, thiết thực, đảm bảo tính khả thi thì việc bồi dưỡng năng lực DHTH mới đạt hiệu quả cao. Tạo động lực để GV chủ động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực DHTH của mình.
2.2.4. Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung học cơ sở
Để năm rõ mức độ các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình bồi dưỡng NLDHTH cho GV THCS huyện Hiệp Hòa, tác giả tiến hành khảo sát trên 130 người bao gồm 8 cán bộ, chuyên viên Phòng GD&ĐT, 59 CBQL các trường THCS, 63 tổ trưởng CM của các nhà trường THCS. Kết quả như sau:
Bảng 2.9. Đánh giá của các khách thể điều tra về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV THCS
Nội dung | Mức độ ảnh hưởng (%) | X | ||||||
Ảnh hưởng nhiều | Ít ảnh hưởng | Không ảnh hưởng | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | |||
1 | Sự quan tâm của chính quyền địa phương, các cấp GD về hoạt động bồi dưỡng NLDHTH | 67 | 55,8 | 45 | 37,5 | 8 | 6,7 | 2,54 |
2 | Nhận thức của CBQL, GV về công tác bồi dưỡng NLDHTH | 64 | 53,3 | 40 | 33,3 | 16 | 13,3 | 2,45 |
3 | Nhu cầu bồi dưỡng của GV | 66 | 55 | 46 | 38,3 | 8 | 6,7 | 2,53 |
4 | Công tác khảo sát, nắm nhu cầu bồi dưỡng của GV | 62 | 51,7 | 48 | 40 | 10 | 8,3 | 2,48 |
5 | Năng lực của CBQL các nhà trường. | 61 | 50,8 | 46 | 38,3 | 13 | 10,8 | 2,45 |
6 | Năng lực đội ngũ giảng viên thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng | 65 | 54,2 | 52 | 43,3 | 3 | 2,5 | 2,57 |
7 | Đa dạng hóa và lựa chọn các mô hình bồi dưỡng | 69 | 57,5 | 46 | 38,3 | 5 | 4,2 | 2,58 |
8 | Các điều kiện về nguồn lực khác phục vụ việc bồi dưỡng | 60 | 50 | 45 | 37,5 | 15 | 12,5 | 2,43 |
Điểm TB của nhóm | 2,5 |
Kết quả bảng 2.9 cho ta thấy: các yếu tố chính ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV THCS đều được các khách thể đánh giá có mức độ ảnh hưởng cao, X =2,5. Ảnh hưởng lớn nhất là yếu tố đa dạng hóa và lựa chọn các mô hình bồi dưỡng, có X =2,58. Việc xác định đúng đắn các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV THCS giúp các nhà quản lý xác định được nguyên nhân dẫn đến kết quả bồi dưỡng thấp để có các biện pháp quản lý hợp lý hơn.
Như vậy, nếu được sự quan tâm của các cấp QLGD về công tác bồi dưỡng, nếu có đội ngũ giảng viên có chất lượng tốt và đa dạng hóa được các mô hình bồi dưỡng, nắm bắt chính xác nhu cầu bồi dưỡng của GV thì việc bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV THCS sẽ đạt được kết quả tốt, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
2.3. Đánh giá chung về thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên huyện Hiệp Hòa - Tỉnh Bắc Giang
Việc tổ chức bồi dưỡng năng lực DHTH trong những năm gần đây đã được các cấp lãnh đạo quan tâm chỉ đạo triển khai hầu hết trong các trường THCS ở huyện Hiệp Hòa và đã đạt được những kết quả nhất định. Cán bộ quản lý, các lực lượng trong các nhà trường đã quan tâm thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực DHTH cho GV trong công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Công tác bồi dưỡng năng lực DHTH đã đi vào nền nếp ở một số nhà trường và mang lại kết quả cao trong công tác dạy và học tại nhà trường, đóng góp chung cho ngành GD&ĐT huyện nhà. Tuy nhiên, nhìn chung công tác này vẫn chưa được các nhà trường chú trọng và đầu tư thích đáng và bộc lộ một số hạn chế:
- Về nhận thức: Còn một số CBQL GD và GV chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng GV nói chung và bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV THCS nói riêng.
- Năng lực DHTH của GV còn hạn chế, một bộ phận không nhỏ GV ngại thay đổi, lười tiếp cận với cái mới gây cản trở cho quá trình bồi dưỡng NLDHTH cho GV.
- Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và kiểm tra đánh giá công tác bồi dưỡng NLDHTH còn mờ nhạt, chưa có nhiều dấu ấn tổ chức của nhà quản lý: Các lớp bồi dưỡng GV THCS của huyện Hiệp Hòa thường được tổ chức dưới dạng bồi dưỡng tập trung theo chuyên đề (nội dung kiến thức, đổi mới phương pháp, công tác quản lý,…), bồi dưỡng thường xuyên trong năm học, bồi dưỡng thực hiện chương trình sách giáo khoa, chuẩn kiến thức kĩ năng… Tuy nhiên còn có nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng được cán bộ quản lý và GV đánh giá là chưa phù hợp. Mặc dù trong những năm qua kết quả cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp” đã thu hút GV tham gia và đạt kết quả khả quan, có nhiều giải cấp tỉnh và QG nhưng năng lực DHTH cho tất cả GV THCS vẫn còn thấp. Các kĩ năng DHTH của GV còn yếu nhất là kĩ năng thiết kế kế hoạch DHTH, kỹ năng xác định chủ đề tích hợp và nội dung tích hợp, kỹ năng vận dụng các phương pháp...
- Công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng: Công tác xây dựng kế hoạch đã được quan tâm nhưng còn thiếu tính phân hóa, chưa tính đến nhu cầu, nguyện vọng bồi dưỡng của cá nhân, đặc biệt là thiếu tính chi tiết và định hướng trong tổ chức bồi dưỡng tại các nhà trường. Trong việc tổ chức, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng GV còn chưa cụ thể, bao quát về các bộ môn và thời gian. Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động này còn bị xem nhẹ nên chưa tạo động lực cho GV trong quá trình bồi dưỡng.
- Cơ sở vật chất, tài liệu bồi dưỡng cho GV còn thiếu. Các chính sách nhằm động viên, khuyến khích GV THCS tham gia bồi dưỡng và sau khi đã tham gia bồi dưỡng chưa được quan tâm.
* Nguyên nhân:
- Nhận thức của một bộ phận CBQL và của GV còn chưa đúng đắn về DHTH, tâm lý ngại thay đổi nên chưa thấy hết tầm quan trọng của công tác bồi
dưỡng năng lực DHTH cho GV THCS, từ đó nên việc xây dựng kế hoạch và thực hiện các chức năng tổ chức bồi dưỡng DHTH cho GV còn lúng túng, còn chưa khoa học.
- CBQL còn chưa chú ý đến nhu cầu của GV, còn đưa ra hình thức tổ chức bồi dưỡng đơn điệu, nội dung bồi dưỡng năng lực DHTH còn chưa đi sâu vào những năng lực cụ thể mà GV còn yếu, còn thiếu như: Xác định chủ đề TH; lựa chọn hình thức, phương pháp DHTH; kiểm tra đánh giá học sinh sau mỗi chủ đề, nội dung TH.
- Sự phối hợp chỉ đạo trong tổ chức bồi dưỡng nói chung và hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV nói riêng giữa các ngành, các cấp quản lý còn thiếu chặt chẽ, chưa đồng bộ.
- Chưa có những qui định, hướng dẫn, nguồn tài liệu cần thiết để tổ chức công tác bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV THCS từ Bộ GD&ĐT nên các nhà trường trong huyện còn lúng túng.
- Việc đầu tư kinh phí cho cơ sở vật chất, trang thiết bị và chế độ đãi ngộ cho công tác bồi dưỡng năng lực DHTH còn hạn chế.
Kết luận chương 2
Công tác bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV là một nội dung đặc biệt quan trọng trong công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV THCS trong giai đoạn hiện nay. Công tác này nếu được thực hiện đầy đủ, thường xuyên và có chất lượng chắc chắn chất lượng đội ngũ sẽ đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới giáo dục trong thời gian tới. Tuy nhiên qua nghiên cứu thực trạng cho thấy việc tổ chức bồi dưỡng năng lực DHTH cho đội ngũ GV THCS ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang chưa được quan tâm đúng mức, chưa có chuyên đề bồi dưỡng riêng cho việc DHTH của GV ở mỗi đơn vị cấp trường cũng như trên toàn huyện, việc bồi dưỡng chỉ được lồng ghép trong các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ trong hè hoặc trong các buổi sinh hoạt chuyên môn thường kì của các nhà trường, của tổ hoặc nhóm chuyên môn.
Bên cạnh đó, việc nội dung bồi dưỡng còn chưa đi sâu vào các năng lực cần thiết nhằm giải quyết những khó khăn gặp phải khi GV áp dụng DHTH vào trong quá trình dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh. Các chế độ cho GV trong quá trình bồi dưỡng chưa được quan tâm. Kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác bồi dưỡng chưa được đầu tư nhiều. Chưa có cơ chế động viên khuyến khích cho hoạt động này.
Để khắc phục những hạn chế yếu kém, đồng thời phát huy những mặt tích cực, tổ chức tốt và có hiệu quả công tác bồi dưỡng năng lực DHTH cần đưa ra những biện pháp quản lý khoa học, phù hợp với điều kiện thực tế của các nhà trường THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
Chương 3
BIỆN PHÁP TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN HIỆP HÒA
TỈNH BẮC GIANG
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
3.1.1. Đảm bảo tính pháp lý
Nguyên tắc này đòi hỏi việc bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV THCS phải đảm bảo đúng theo pháp luật, đúng theo các văn bản chỉ đạo của Nhà nước, của ngành, của các cấp quản lý giáo dục. Tài liệu và nội dung tài liệu, các điều kiện thực hiện biện pháp đề xuất cần được thẩm định, rà duyệt kỹ lưỡng. Việc đề xuất biện pháp phải dựa trên đường lối lãnh đạo của Đảng, bám sát mục tiêu mà nghị quyết của Đảng đề ra, tránh chệch hướng và vi phạm pháp luật, vi phạm các văn bản quy phạm pháp luật khác.
3.1.2. Đảm bảo tính mục tiêu
Mục tiêu luôn là một yếu tố quan trọng đối với tất cả các hoạt động, đặc biệt là đối với hoạt động giáo dục phát triển năng lực DHTH cho GV. Nó bảo đảm cho cả quá trình tổ chức bồi dưỡng đi đúng hướng. Xác định được mục tiêu cho hoạt động rất quan trọng nhưng việc dùng mục tiêu đó để định hướng xuyên suốt trong quá trình tổ chức bồi dưỡng năng lực DHTH diễn ra cũng quan trọng không kém. Nếu như đã xác định được mục đích giáo dục rồi nhưng lại không dùng nó để định hướng thì việc xác định mục đích chỉ là “công dã tràng”. Bởi lẽ dù mục tiêu có hay đến bao nhiêu, hợp lý đến mức nào mà không dùng nó để định hướng, để điều chỉnh quá trình hoạt động thì mô hình năng lực DHTH của GV nhắm tới sẽ không bao giờ đạt được.
Các biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV THCS phải dựa trên cơ sở các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của địa phương; tuân thủ Luật giáo dục, Điều lệ trường trung học và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan… Các biện pháp phải dựa trên
mục tiêu, chương trình của cấp học, phải bám sát Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ năm học được ban hành hàng năm, căn cứ vào các quy định chuẩn nghề nghiệp và đặc biệt phải căn cứ vào các nội dung của năng lực DHTH.
3.1.3. Đảm bảo tính kế thừa
Theo nguyên tắc này, trên cơ sở vận dụng lý luận về bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV ở các trường THCS trong toàn huyện Hiệp Hòa, nghiên cứu, thấy được thực trạng việc tổ chức bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các nhà trường trong huyện đã thực hiện trong thời gian qua, trên cơ sở đánh giá hiệu quả các từng biện pháp, tìm ra những ưu điểm, hạn chế của từng biện pháp để từ đó có sự khắc phục hoặc kế thừa. Những biện pháp tổ chức bồi dưỡng đã thực hiện tốt và đem lại hiệu quả cao thì được tiếp tục duy trì và phát triển, những biện pháp chưa hoàn thiện, chưa đầy đủ thì tiếp tục đề xuất cho hoàn thiện, đầy đủ hơn, những biện pháp không còn phù hợp cần nghiên cứu nguyên nhân để từ đó điều chỉnh cho phù hợp, những biện pháp khó thực hiện, không đem lại hiệu quả cần được xem xét cải tiến hoặc loại bỏ, đề xuất biện pháp mới hiệu quả và có tính khả thi cao.
3.1.4. Đảm bảo tính thực tiễn
Biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực DHTH phải phù hợp với nhu cầu và thiết thực đối với GV THCS, phù hợp với khả năng phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Xây dựng các hình thức tổ chức ở cấp trường, cấp phòng phải hết sức đa dạng, phong phú, gắn với thực tiễn cuộc sống và phong trào GD ở địa phương. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn yêu cầu người lãnh đạo không được áp đặt ý kiến chủ quan, phải từ tổng kết thực tiễn và đòi hỏi khách quan từ cuộc sống mà đổi mới tư duy, nhanh nhạy phát hiện các vấn đề nảy sinh của thực tiễn để quản lý, xây dựng kế hoạch, hình thức tổ chức, nội dung bồi dưỡng cho phù hợp.