Sự Gây Hại Của Sâu Ăn Bông (A. Thalassodes Falsaria ,b.comibaena Sp. )

b) Nhóm sâu ăn bông

* Đặc điểm hình thái và sinh học Loài 1: Thalassodes falsaria

Họ Sâu đo (Geometridae) - Bộ Cánh vảy (Lepidoptera)

Ngài có cánh rộng khoảng 2,5 cm, thân mình và cánh có màu xanh, cạnh ngoài của cánh trước và cánh sau có đường viền nhỏ màu nâu.

Ấu trùng là dạng sâu đo màu xanh hơi vàng (màu rất giống màu bông nhãn), chiều dài cơ thể từ 25 - 30 mm, trên mình có những chấm nhỏ màu vàng nâu.

Nhộng màu xanh nhạt, sau chuyển thành màu vàng nâu khi sắp vũ hóa, dài khoảng 16 mm. Nhộng phát triển trong thời gian từ 6 - 8 ngày.

Loài 2: Comibaena sp.

Họ Sâu đo (Geometridae) - Bộ Cánh vảy (Lepidoptera)

Ngài có chiều rộng sải cánh khoảng 18 mm. Thân mình có màu xanh, cánh trước và cánh sau có 1 đường viền lớn màu vàng nâu. Ở góc sau của cánh trước và góc trước của cánh sau có một vệt lớn màu nâu.

Sâu có chiều dài cơ thể khoảng 15 mm, mình sâu có màu vàng nâu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Nhộng màu vàng nâu và chuyển dần sang đen khi gần vũ hóa, sâu kết dính các bông nhãn khô lại và hóa nhộng trong đó.

* Tập quán sinh sống và cách gây hại

Loài Thalassodes falsaria có tập quán nằm sát các nhánh hoa khi bị động nên rất khó phát hiện. Sâu thường tấn công và ăn trụi các nhánh hoa. Có thể có rất nhiều sâu trên một nhánh hoa. Loài này có thể tấn công từ khi hoa bắt đầu nhú ra đến khi đậu trái.

Loài Comibaena sp. thường tấn công và ăn các nụ hoa khi chưa nở nhụy và kết dính các bông nhãn khô che kín mình nên rất khó phát hiện.



Hình 2.34: Sự gây hại của sâu ăn bông (a. Thalassodes falsaria ,b.Comibaena sp. )

c) Sâu đục trái Conogethes punctiferalis Guenée

Họ Pyralidae - Bộ Cánh vảy (Lepidoptera)

*Ký chủ

Đây là loài đa ký chủ, ngoài cây nhãn, sâu còn gây hại trên sầu riêng, ổi, mít và một số loại cây ăn trái khác.

* Đặc điểm hình thái và sinh học

Ngài có chiều rộng sải cánh từ 2,5 -3 cm, cánh màu vàng, có nhiều chấm nhỏ màu đen.



Hình 2 35 Thành trùng sâu đục trái Sâu màu trắng hơi ửng hồng trên lưng có 1

Hình 2.35: Thành trùng sâu đục trái

Sâu màu trắng hơi ửng hồng, trên lưng có nhiều chấm nhỏ màu đen, sâu lớn đủ sức dài từ 1,7 - 2 cm.



Hình 2 36 Ấu trùng sâu đục trái Nhộng lúc đầu có màu vàng hơi nâu dần dần 2

Hình 2.36: Ấu trùng sâu đục trái

Nhộng lúc đầu có màu vàng hơi nâu, dần dần chuyển sang nâu đen khi sắp vũ hóa. Kích thước nhộng từ 1,2 - 1,4 cm và phát triển trong thời gian từ 8 - 12 ngày.

* Tập quán sinh sống và cách gây hại

Thành trùng hoạt động chủ yếu vào ban đêm, thường đẻ trứng ở các lá đài của chóp trái hoặc nơi dính giữa trái và lá.

Đối với cây nhãn: sâu thường tấn công vào trái khi trái mới tượng và chỉ

thích trái còn non. Sâu thường đục vào bên trong trái ăn cả phần hạt. Khi còn ở bên ngoài sâu thường nhả tơ kết dính các trái non lại. Giai đoạn trái lớn sâu đục làm trái bị hư, kém phẩm chất. Sâu hóa nhộng bằng cách kết tơ gần cuống trái hoặc bên trong phần hạt đã bị đục.



Hình 2 36 Triệu chứng gây hại của sâu đục trái Đối với cây ổi ngài đẻ 3

Hình 2.36: Triệu chứng gây hại của sâu đục trái


Đối với cây ổi: ngài đẻ trứng vào phần chóp trái, nơi còn dính các lá đài. Sâu thích tấn công những chồi nhiều trái và các trái còn cánh đài ở chóp trái. Sâu nở ra thường ẩn ở phần cuối của trái, sau đó tấn công vào phần thịt trái. Sâu có thể đục trái từ khi trái còn nhỏ đến lúc gần thu hoạch, nhưng gây hại nhiều nhất vào lúc trái có đường kính từ 1 - 2 cm. Trái non bị sâu đục thường bị biến dạng, khô và rụng, trái lớn bị sâu đục có thể bị thối do nấm tấn công tiếp theo làm thối trái. Sâu thường hóa nhộng ngay trên cành, lá gần trái nơi sâu tấn công, nhộng nằm bên trong kén tơ màu vàng nâu.

d) Rệp sáp phấn Ferrisia virgata Cockerell

Họ Pseudococcidae - Bộ Homoptera

* Phân bố: phân bố rộng tại các vùng nhiệt đới.

* Ký chủ: là loài có phổ ký chủ rộng nhất trong họ rệp sáp Pseudococcidae bao gồm nhiều loài thực vật thuộc 150 giống và 68 họ. Tại Việt Nam, hầu hết các loại cây ăn trái và hoa kiểng đều bị nhiễm loài này.

* Đặc điểm hình thái:

Cơ thể thành trùng có hình bầu dục, thon dài, dài khoảng 4,0 - 4,5mm. Cơ thể được bao phủ bằng một lớp bột sáp trắng, trên phần lưng có 2 đường sọc đen và nhiều sợi sáp thẳng, mỏng. Phần cuối bụng có 2 sợi sáp dài tạo thành 2 đuôi phát triển.

* Sự gây hại: gây hại trên trái non, chồi và cành non của cây nhãn.

Hình 2.36: Rệp sáp và triệu chứng gây hại trên lá


1.4. Thành phần côn trùng hại quan trọng trên cây mít

a) Sâu đục trái Glyphodes caesalis Walker

Bộ Lepidoptera - Họ Pyralidae

Tên khác: Diaphania caesalis (Walker), Margaronia caesalis Walker.

Có 3 loài sâu đục trái đã được ghi nhận gây hại trên mít, bao gồm các loài Glyphodes caesalis, Conogethes punctiferalis Nacoleia octasema,trong 3 loài nêu trên thì phổ biến nhất là sâu đục trái Glyphodes caesalis. Các loài còn lại chỉ xuất hiện rải rác.

* Phân bố: Glyphodes caesalis Walker cũng được ghi nhận gây hại trên mít tại Thái Lan và Philippines.

* Đặc điểm hình thái và sinh học: Thành trùng là một loài ngài có màu sắc rất rực rỡ, cơ thể có màu vàng, trên cánh trước và cánh sau có những vạch màu nâu, chiều dài sải cách khoảng 24,5 mm, chiều dài thân 12 mm. Sâu có màu nâu đỏ, trên cơ thể có những chấm màu nâu đen, đầu có màu vàng nâu. Tuổi lớn. sâu có màu hồng quân nhạt, dài khoảng 20-21 mm. Thường thì sâu gây hại trong trái có màu nhạt hơn sâu gây hại trên chồi lá non và trong các cụm bông. Nhộng dài khoảng 18 mm. Vòng đời của sâu kéo dài từ 27-30 ngày. Sâu có ít nhất 10 thế hệ trong một năm. Điều này cho thấy khả năng gây hại của sâu rất cao.

* Sự gây hại: Thành trùng đẻ trứng trên các chồi lá non hay trên các cụm bông hoặc trái. Sau khi nở, sâu chui vào chồi lá non để gây hại và vào giai đoạn trổ bông, sâu chui vào các cụm bông đực và cái và ăn trên phần mô ở phía trong làm bông bị hư hại và bị rụng sau đó. Trên cụm bông cái, sự gây hại của sâu sẽ làm bông không đậu trái được. Trong các vườn ươm, sâu còn đục và gây hại lên đọt non. Trên trái, sâu đục vào trong trái ở tất cả các giai đoạn phát triển của trái. Vào giai đoạn trái non, khi bị nhiễm sâu, trái có thể bị biến dạng và rụng sớm. Vào giai đoạn đầu, khi sâu mới đục vào trong trái, trên trái sẽ xuất hiện một lỗ nhỏ với chất dịch được tiết ra, vết đục sẽ lớn dần và sau đó thường bị bội nhiễm bởi các loài nấm bệnh. Khi bị nhiễm nặng vào giai đoạn trái non, năng suất có thể

bị thất thu từ 30-40%. Khi sâu xâm nhập vào trái đã phát triển, trái vẫn phát triển, tuy nhiên sau đó các vết đục thường bị thối. Trong trái, sâu chủ yếu ăn phần thịt nằm dưới vỏ trái. Sau khi hoàn thành giai đoạn phát triển, sâu chui ra ngoài trái, kéo tơ kết phần khô thành kén và hóa nhộng bên trong kén. Trên cây con, sâu thường gây hại trên các đọt non, chồi lá non làm cây chậm phát triển và làm chậm khả năng hình thành nhánh ngang. Trên một trái có thể có từ 1-3 vết đục và từ 1- 3 sâu gây hại ở các vị trí khác nhau. Tại Bangladesh, khảo sát của Khan và Islam (2004) ghi nhận trong 3 giai đoạn khảo sát (đầu, giữa và cuối vụ), tỷ lệ trái bị đục trung bình là 27,44%. Giai đoạn cuối vụ (17/7 đến 14/8), tỷ lệ trái bị đục cao nhất lên đến 34,92%.


Hình 2.36: Triệu chứng gây hại của sâu đục trái mít


* Thiên địch: Trứng của sâu bị ký sinh bởi ong Trichogramma sp. và sâu cũng bị nhiễm nấm M. anisopliae trong điều kiện ngoài đồng. Khảo sát của De la Cruz (1979) ghi nhận sâu bị ký sinh bởi ong Apanteles sp., ong thích ký sinh sâu tuổi 2 và tuổi 3, trong cơ thể sâu có trung bình khoảng 33,5 ong ký sinh.

* Biện pháp phòng trừ: Loại bỏ những trái bị nhiễm nặng ra khỏi vườn để tránh lây nhiễm và sử dụng biện pháp hóa học khi tỷ lệ trái nhiễm lớn hơn hoặc bằng 5%, vệ sinh vườn, cắt tỉa cho cây thông thoáng nhằm hạn chế nơi trú ngụ của sâu và thành trùng. Thường xuyên thu gom, đào hố xử lý các trái thối, rụng cùng vôi bột để diệt hết trứng, giòi, nhộng nhằm tránh lây lan cho các đợt trái và vụ sau. Bao trái bằng túi (lưu ý: không bao trái bằng các loại túi không thoát được hơi nước, tránh đọng nước gây thối trái). Có thể phòng trừ sâu với nấm xanh Metarhizium anisopliae (Metch) Sorokin. Khảo sát của Siano và Media service (2010) ghi nhận chủng M. anisopliae phân lập từ sùng đục khoai lang có hiệu quả cao trên G. caesalis so với một số chủng phân lập từ các ký chủ khác và khuyến cáo sử dụng hỗn hợp M. anisopliae + dung dịch xà bông 0,05% và nước để phun lên nụ hoa, bông và trái khi sâu bắt đầu gây hại cho đến khi bao trái.

b) Ruồi đục trái Bactrocera umbrosa (Fabricius)

Bộ: Diptera - Họ Tephritidae

Tên khác: Dacus umbrosus Fabicius, Bactrocera fasciatipennis Doleschall, Dacus diffusus Walker, Dacus fascipennis Wiedemann, Dacus frenchi Froggatt, Strumeta conformis Walker (Caroll et al., 2004).

* Phân bố: Phân bố rộng tại Đông Nam Châu Á và từ các quần đảo ở Thái Bình Dương (quần đảo Pacific) cho đến New Caledonia (Hardy, 1973).

* Ký chủ: Ký chủ hẹp, chủ yếu trên mít và sa kê thuộc giống Artocarpus, họ Moraceae.

* Đặc điểm hình thái: Cơ thể thon, dài và trông khá giống với các loài ruồi đục trái khác, tuy nhiên B. umbrosa có kích thước cơ thể khá lớn so với các loài B. dorsalis B. correcta. B. umbrosa có chiều dài thân từ 8-10 mm. Cách của B. umbrosa cũng rất đặc trưng với 3 sọc đen lớn theo chiều ngang của cánh và vùng dọc theo rìa cánh trước cũng có màu nâu. Nhộng có chiều dài từ 6-7 mm.



Hình 2 38 Thành trùng và ấu trùng Ruồi đục trái Bactrocera umbrosa Fabricius Đặc 4

Hình 2.38: Thành trùng và ấu trùng Ruồi đục trái Bactrocera umbrosa

(Fabricius)

* Đặc điểm sinh học: Theo Ali Mustafa Kurgali Sati (2003), ruồi bắt gặp chủ yếu vào lúc hoàng hôn, trong trái bị nhiễm, tỷ lệ ruồi đực và cái tương đương nhau (1/1). Trong điều kiện phòng thí nghiệm, ruồi đực sống khoảng 152 ngày và ruồi cái 146 ngày. Thành trùng đực cũng bị hấp dẫn bởi methyl eugenol như nhiều loài ruồi đục trái khác. Qua khảo sát về khả năng hấp dẫn ruồi B. umbrosa, kết quả nghiên cứu của Ali Mastafa Kurgali Sati (2003) cũng ghi nhận ruồi vào bẫy cao nhất vào lúc sáng sớm, thấp dần vào buổi chiều và giảm rõ rệt vào lúc hoàng hôn.

* Thiên địch: Nhiều loài ong ký sinh trên B. umbrosa được phát hiện trên mít tại Malaysia như Fobius arisanus, Diachasmimorpha longicaudata Biosteres vandenboschi (Ali Mustafa Kurgila Sita, 2003).

* Sự gây hại: Gây hại từ khi trái còn non cho đến khi trái chín. Ruồi đẻ trứng vào trong trái, sau khi nở, giòi sinh sống và gây hại bên trong trái làm trái bị thối rất nhanh, do trái thường bị bội nhiễm bởi các loài vi sinh vật khác. Thường có sự kết hợp gây hại giữa sâu đục trái G. caesalis với ruồi đục trái, đầu tiên sâu đục trái đến và đục vào bên trong trái, sau đó ruồi đục trái đến và đẻ vào các vị trí đã bị gây hại trước đó bởi sâu đục trái. Gây hại khá nặng tại Việt Nam, từ Đông Nam Bộ đến Đồng bằng sông Cửu Long. Tại Malaysia, trên cây sa kê, ruồi đẻ trứng trên cả trái non lẫn trái chín, nếu gây hại trên trái non sẽ làm cho trái bị chín sớm và rụng (Ali Mastafa Kurgali Sati, 2003). Sâu cũng gây hại quan trọng trên mít tại Philippines và tại Malaysia.

c) Ruồi đục trái Bactrocera dorsalis (HENDEL)

d) Xén tóc đục thân, cành Batocera rufomaculata (De Geer)

e) Các loài rệp sáp

Hiện diện rải rác, mật số thường rất thấp, chưa thấy gây hại đáng kể. Gồm nhiều loài như Planococcus lilacinus, Nipaecoccus viridis (Pseudococcidae), Icerya seychellarum, Crypticerya jacobsoni, I. aegyptiaca (Margarodidae). Xuất hiện chủ yếu vào mùa nắng.

f) Rầy mềm Toxoptera aurantii (Boyer De Fonscolombe)

(Homoptera : Aphididae)

Sự gây hại: Gây hại rải rác trên cây mít. Rầy đeo bám trên lá, chồi non, bông trái non để chích hút làm bông, lá bị biến dạng và khô.

Các đặc diểm khác: Tham khảo trên cây có múi (Citrus)

g) Xén tóc đục trái

(Coleoptera : Cerambycidae)

Xuấn hiện rải rác, không quan trọng, mặc dù khi bị hại, toàn bộ trái mít đều bị đục khoét và bị hủy hoại trong một thời gian rất ngắn. Sâu thường gây hại trên chùm trái, ăn từ trái này sang trái khác. Sức ăn của sâu rất mạnh, một trái mít nặng một ký có thể bị sâu ăn toàn bộ trong khoảng tuần lễ. Tuy nhiên, đây có thể không phải là loài gây hại chính vì trên những trái đơn lẻ, sâu thường chết trước khi hoàn thành giai đoạn phát triển do thức ăn bị cạn kiệt.

2. Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) cho cây ăn trái:

Sử dụng biện pháp tổng hợp để quản lý dịch hại cây ăn trái trên cơ sở sinh thái học sẽ làm tăng năng suất, cải thiện phẩm chất, bảo vệ sinh thái, giảm độc hại do sử dụng thuốc quá đáng và giảm chi phí đầu tư. Quản lý dịch hại tổng hợp bằng cách tăng cường biện pháp sinh học và các biện pháp kỹ thuật chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật cần thiết, sử dụng đúng và có hiệu quả, an toàn cho người tiêu dùng, không làm hại quá đáng thiên địch, hạn chế sự kháng thuốc của các loài sâu bệnh.

a) Biện pháp sinh học: nuôi kiến vàng, thu hút côn trùng thiên địch, sử dụng chế phẩm sinh học.

b) Biện pháp kỹ thuật

+ Chọn giống: Chọn giống chống chịu sâu bệnh, chọn ở vùng ít bệnh.

+ Chọn gốc ghép: Đặc tính của gốc ghép là có thể truyền tính chống chịu sâu bệnh, tính dễ bị nhiễm một loại bệnh nào đó, nhất là virus cho cây ghép; tính chống chịu với môi trường như hạn, úng, mặn, phèn cũng như khả năng cho năng suất cao hay thấp, phẩm chất trái . . . vì vậy, việc chọn gốc ghép thích hợp cho cây lâu năm là một việc rất quan trọng. Cần lưu ý thêm sự tương dung giữa các thành phần của cây ghép, khả năng cho năng suất và phẩm chất quả sau này.

+ Chọn cành ghép: cành ghép hay cành chiết cũng phải được lựa chọn từ những cây khoẻ mạnh và lấy từ các vườn không bị nhiễm bệnh. Cành được lấy ở vị trí ngoài tán.

+ Chọn phương pháp nhân giống: dễ thực hiện và phù hợp với từng loại cây.

c) Biện pháp canh tác

+ Khử giống trước khi trồng.

+ Cải thiện môi trường nơi trồng

- Tránh để vườn bị úng, hạn cây sinh trưởng yếu sẽ dễ bị nhiễm bệnh.

- Tưới nước đầy đủ và đúng phương pháp sẽ làm cây sinh trưởng tốt hơn, giảm sâu bệnh đáng kể.

+ Chọn mật độ cây thích hợp

Mật độ cây tối ưu sẽ góp phần tăng năng suất. Trồng thưa cỏ dại phát sinh nhiều. Trồng dày, năng suất giảm, quả nhỏ, sâu bệnh nhiều, tỷ lệ quả đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thấp.

+ Tỉa tán thông thoáng

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 07/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí