Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật rau cài răng lược tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội - 10

tiến hành khâu bàng quang cầm máu. Trong mổ được truyền 3550 ml khối hồng cầu, 1600ml plasma, 300 khối tiểu cầu và các dung dịch bồi phụ tuần hoàn khác. Sau phẫu thuật, xét nghiệm máu có nồng độ Hemoglobin 45 g/l. Thời gian mổ của bệnh nhân 235 phút là thời gian mổ kéo dài nhất trong 93 sản phụ được đưa vào nghiên cứu. Trẻ sơ sinh nặng 3950 gam, Apgar phút thứ nhất 5 điểm, phút thứ 5 là 8 điểm.

Từ kết quả nghiên cứu và những so sánh với các nghiên cứu khác, chúng ta có thể thấy những biến chứng trong rau cài răng lược là rất nặng nề. Trong nghiên cứu của tôi không có trường hợp nào tử vọng mẹ.

4.2.7. Biến chứng đối với con

4.2.7.1. Tuổi thai khi sinh

Nghiên cứu ghi nhận tuổi thai khi sinh chiếm tỉ lệ cao nhất là 34 – 37 tuần với 64,5%, thai trên 37 tuần chiếm 28,0% và tỉ lệ thai dưới 34 tuần chiếm tỉ lệ ít nhất với 7,5%. Tuổi thai khi sinh cao nhất là 41 tuần và tuổi thai khi sinh thấp nhất là 30 tuần. Tuổi thai khi sinh trung bình là 36,7 ± 2,2 tuần.

Theo bảng 3.24, tuổi thai trung bình ở nhóm có chỉ định mổ chủ động là 37,0 ± 1,9 tuần tuổi cao hơn nhóm chỉ định mổ cấp cứu với tuổi thai trung bình là 34,0 ± 2,8 tuần tuổi. Khi tìm hiểu về mối liên quan giữa chỉ định mổ lấy thai trong RCRL và tuổi thai khi mổ tác giả Nguyễn Mạnh Hùng ghi nhận: tuổi thai trung bình của sản phụ mổ chủ động là 37 ± 1,44 cao hơn tuổi thai trung bình của sản phụ mổ cấp cứu là 34,85 ± 3,33 [6]. Nghiên cứu của tác giả Trần Khánh Hoa cũng đưa ra kết quả tuổi thai trung bình ở nhóm có chỉ định mổ chủ động là 37 ± 1 tuần tuổi cao hơn nhóm chỉ định mổ cấp cứu vói tuổi thai trung bình là 34 ± 5 tuần tuổi [7]. Các kết quả trên tương đồng với kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Ta có thể thấy tuổi thai tại thời điểm MLT của sản phụ mắc RCRL đang gần với tuổi thai đủ tháng giúo làm giảm nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm cho thai và sản phụ. Cũng từ đó ta thấy được lợi ích rõ rệt của sự phát triền khoa học công nghệ và tiến bộ trong y học tác động tích cực lên chẩn đoán, điều trị và theo dõi sản phụ có RCRL.

Khi phân tích liên quan giữa tuổi thai khi sinh và phương pháp xử trí (Bảng 3.25) cho kết quả xử trí cắt tử cung chiếm tỉ lệ cao nhất ở nhóm tuổi thai từ 34 -37 tuần, tỉ lệ bảo tồn tử cung cao nhất ở nhóm tuổi thai dưới 34 tuần. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

4.2.7.2. Tình trạng sơ sinh sau mổ lấy thai

Sau mổ lấy thai điểm Apgar của trẻ ở phút thứ nhất và phút thứ năm có điểm số trên 7 chiếm tỉ lệ cao lần lượt là 68,8% và 89,2%.

Cân nặng trẻ trung bình là 2602,2 ± 455,1 gr, sơ sinh có cân nặng thấp nhất là 1350 gr (1 trường hợp) và sơ sinh có cân nặng cao nhất là 3950 gr (1 trường hợp). Theo tác giả Đinh Văn Sinh cân nặng sơ sinh trung bình là 2676 ± 601 gr [28], nghiên cứu của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho cân nặng sơ sinh trung bình là 2609.72

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

± 601.03 gr [6], nghiên cứu của tác giả Trần Khánh Hoa cũng cho cân nặng sơ sinh trung bình là 2686,54 ± 579,05 gr. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tương tự như các tác giả trên.

Không có trường hợp nào tử vong sơ sinh.

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật rau cài răng lược tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội - 10

Như vậy tình trạng sơ sinh ở nghiên cứu của chúng tôi có cân nặng trung bình nằm trong khoảng đủ cân và apgar thể hiện trẻ khoẻ mạnh sau đẻ, từ đó thể hiện các ưu điểm trong chẩn đoán và điều trị, theo dõi và đưa ra chỉ định hợp lý cho các sản phụ có rau cài răng lược của các bác sĩ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu từ 1/1/2020 đến 30/4/2022 trên 93 bệnh nhân RCRL thực hiện phẫu thuật tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tôi có một số kết luận sau:

1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của rau cài răng lược tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

- Tuổi sản phụ trung bình là 34 3,7 tuổi.

- Tỉ lệ RCRL/ tổng số đẻ là 0,12%, tỉ lệ RCRL/ mổ lấy thai là 0,20%.

- Tỉ lệ sản phụ có tiền sử mổ lấy thai là 81,1%, tỉ lệ sản phụ có tiền sử nạo hút thai là 47,3%.

- Ra máu âm đạo: 24,7%; đau bụng: 2,2%; có cả triệu chứng đau bụng và ra máu âm đạo: 3,2%; không biểu hiện triệu chứng: 69,9%.

- Có 95,7% sản phụ RCRL được chẩn đoán trước mổ trên siêu âm.

- Rau bám tại mặt trước tử cung chiếm tỉ lệ 76,3%. rau bám mặt sau chiếm tỉ lệ 17,2%, rau bám mặt đáy ,rau bám cả mặt trước và mặt sau có tỉ lệ bằng nhau chiếm tỉ lệ 3,2%.

- RCRL độ 2 chiếm tỉ lệ 75,3% độ 1 chiếm tỉ lệ 19,4%, độ 3 chiếm tỉ lệ 5,4%.

- Trước mổ 59,1% sản phụ không thiếu máu; sau mổ 30,1% sản phụ có thiếu máu.

2. Kết quả phẫu thuật ở sản phụ rau cài răng lược tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

- Mổ chủ động chiếm tỉ lệ 88,2%; mổ cấp cứu chiếm tỉ lệ 11,8%.

- Phương pháp vô cảm: gây mê nội khi quản chiếm tỉ lệ 89,2%, gây mê tuỷ sống chiếm tỉ lệ 8,6% và gây mê tĩnh mạch chiếm tỉ lệ 2,2%.

- Đường rạch da: đường trắng giữa dưới rốn chiếm tỉ lệ 49,5%, đường rạch ngang trên vệ chiếm tỉ lệ 50,5%

- Đường mổ vào tử cung: rạch dọc thân tử cung với tỉ lệ 64,5%.

- Tỉ lệ bảo tồn tử cung: 23,7%; tỉ lệ cắt tử cung: 76,3%

- Thời gian mổ trung bình là 94,7 39,4 phút.

- Lượng máu mất trung bình là 1727,4 1194,0 ml. Có 89/93 sản phụ cần truyền

máu.

- Tỉ lệ biến chứng 20,4%: Rách bàng quang (14%); tổn thương niệu đạo (2,2%); nhiễm khuẩn sau sinh (4,3%).

- Tuổi thai khi sinh trung bình 36,7 ± 2,2 tuần.

- Cân nặng trẻ khi sinh là 2602,2 ± 455,1 gr.

- Không có trường hợp nào tử vong sơ sinh.

KIẾN NGHỊ

Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi nhận thấy:

Phẫu thuật rau cài răng lược vô cùng khó khăn, phức tạp, nguy cơ mất máu, tỉ lệ tai biến, biến chứng cao vì vậy cần phải chuẩn bị chu đáo về đội ngũ y tế, phẫu thuật viên, gây mê, hồi sức, phương tiện kỹ thuật, dự trù máu trước mổ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Porter TF. Eller AG., Soisson P., et al (2009), "Optimal management strategies for placenta accrreta", BJOG 2009, 116, tr. 648.

2. Branch W Silver R (2018), "Placenta Accreta Spectrum", N Engl J Med, 2018 Apr 19, 378(16), tr. 1529-1536.

3. Lê Thị Hương Trà (2012), "Nghiên cứu về rau cài răng lược có can thiệp phẫu thuật tại bệnh viện Phụ sản Trung ương trong 5 năm (2007 - 2011)", Luận văn Thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

4. Nguyễn Liên Phương, Trần Danh Cường, Vũ Bá Quyết (2015), "Nhận xét về chẩn đoán và xử trí rau cài răng lược tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2015", Tạp chí sản phụ khoa, 2016, 14(01) 2016, tr. 68 - 72.

5. Nguyễn Liên Phương, Trần Danh Cường, Vũ Bá Quyết (2017), "Nhận xét về chẩn đoán và xử trí rau cài răng lược tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2017", Tạp chí sản phụ khoa, 2018, 16(01),tr. 87 - 91.

6. Nguyễn Mạnh Hùng (2017), "Nghiên cứu kết quả điều trị rau cài răng lược trên sẹo mổ lấy thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội", Luận văn thạc sĩ y học, Trường đại học y Hà Nội.

7. Trần Khánh Hoa (2019), "Nghiên cứu thái độ xử trí rau tiền đạo rau cài răng lược trên sẹo mổ lấy thai cũ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội ", Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

8. Nguyễn Đức Hinh (1999), "So sánh mổ lấy thai vì RTĐ ở 2 giai đoạn 1989 – 1990 và 1993 – 1994 tại viện BVBMTSS", Tạp chí thông tin y dược, Số đặc biệt chuyên đề Sản phụ khoa (12/1999), tr. tr. 107 - 111.

9. Vũ Thị Thu Huyền (2015), "Nghiên cứu một số yếu tố liên quan và xử trí RCRL tại bệnh viện Phụ sản Trung ương trong 3 năm 2012-2014", Luận văn Thạc sĩ, Trường đại học Y Hà Nội.

10. Phạm Huy Hiền Hào và Bạch Thu Cúc (2011), "Nghiên cứu chảy máu sau đẻ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong 2 năm 2008 - 2009", Hội nghị sản phụ khoa Việt Pháp, tháng 4/2011, Chuyên đề hỗ trợ sinh sản - Vô sinh - Sản phụ khoa, tr. 202 - 209.

11. Dwight J Rouse et al Mark B Landon Robert M Silver (2006), "Maternal morbidity associated with multiple repeat cesarean deliveries", Obstetries & Gymecology. 107(6), tr. tr. 1226-1232.

12. L.Sentilhen và cộng sự (2011), "Rau cài răng lược", Báo cáo khoa học tại Hội nghị Sản Phụ khoa Việt – Pháp tháng 4/ 2011, Hà Nội.

13. FIGO (2018), "FIGO consensus guidelines on placenta accreta spectrum disorders", International journal of gynaecology and obstetrics: the official organ of the International Federation of Gynaecology and Obstetrics.

14. Anna Elode Millischer Belaiche (2016), "Trung tâm chẩn đoán hình ảnh Bachaumont bệnh viện Cochin Paris- Pháp ", Hội nghị sản phụ khoa Việt – Pháp – châu Á – Thái Bình Dương.

15. Ye J etrán AP, Moller AB, et al (2016), "The Increasing Trend in Caesarean Section Rates: Global, Regional and National Estimates: 1990-2014", PLoS One 2016, 11(2).

16. Đặng Thị Minh Nguyệt Nguyễn Bình An, Trần Văn Hoàng (2020), "Nghiên cứu về chỉ định mổ lấy thai con so tại bệnh viện Bưu Điệ", tạp chí Y học Việt Nam, 12(1).

17. Nguyễn Thị Hồng Nhung (2021), "Nghiên cứu các chỉ định mổ lấy thai ở sản phụ sinh con so chuyển dạ tại bệnh viện Đa khoa Tâm Anh từ tháng 8/2020 đến tháng 2/2021", Luận văn chuyên khoa cấp II, Trường đại học Y Hà Nội.

18. Melissa G and al (2013), "Multidisciplinary Management of Invasive Placenta Previa", May JOGC mai, tr. tr. 417- 425.

19. A. A. Musa, E. M. Hobeika, I. M. Usta et al (2005), "Placenta previa-accreta: risk factors and complications", Am J Obstet Gynecol. 193(3 Pt 2), tr. 1045-9.

20. Mahbouli S (2001), "Manegement of uterine fibromas, Report of 219 caces",

Tunis Med. T79(10), tr. tr. 515 – 520.

21. Phạm Thị Phương Lan (2007), "Biến chứng của rau tiền đạo ở những sản phụ có sẹo mổ tử cung tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 1/ 2002 – 12/ 2006", Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội.

22. Vũ Thị Thanh Vân (2002), "Nghiên cứu kết quả bóc tách nhân xơ tử cung tại Viện BVBMTSS trong 5 năm 1996 – 2000", Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Y Hà Nội.

23. Định Ngọc Thơm (2006), "Nhận xét tình hình phẫu thuật bóc u xơ tử cung tại bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 1/2004 – tháng 6/2006", Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội.

24. Nguyễn Thị Bích Tỵ và CS Lê Thị Thu Hà (2012), "Kết cục thai kỳ nhau cài răng lược tại bệnh viện Từ Dũ", Hội nghị Sản Phụ khoa Việt pháp- Châu Á- Thái Bình Dương lần thứ 12, tr. tr. 173- 177.

25. Bùi Thi Hồng Giang (2005), "Một số nhận xét triệu chứng lâm sàng và thái độ xử trí RTĐ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội trong 2 năm 2013 - 2014", Luận văn BSYK, Chuyên ngành phụ sản.

26. Đinh Văn Sinh Đặng Thị Minh Nguyệt (2011), "Nhận xét 24 trường hợp rau cài răng lược bị rau cài răng lược ở thai phụ bị rau tiền đạo có sẹo mổ cũ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong 2 năm (2008- 2009)", Hội nghị Sản Phụ khoa Việt – Pháp, tháng 4/2011, Chuyên đề hỗ trợ sinh sản – Vô sinh – Sản Phụ khoa, tr. 140 -148.

27. Trần Danh Cường (2011), "Chẩn đoán rau cài răng lược bằng siêu âm Doppler màu", Chuyên đề chẩn đoán trước sinh- sơ sinh, Hội nghị Sản Phụ khoa Việt

- Pháp năm 2011.

28. Đinh Văn Sinh (2010), "Nhận xét chẩn đoán và thái độ xử trí rau tiền đạo ở thai phụ có sẹo mổ đẻ cũ tại BVPSTW trong 2 năm 2008 – 2009", Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội.

29. Haig IN Sovik E Stensaeth KH (2017), "Fluoroscopy – free Resuscitative endovascular Balloon occlusion of the Aorta (REBOA) for controlling life threatening postpartum hemorrhage", PloS One 2017. 12.

30. Lee YH; Chou MM (2000), "Placenta acreta; diagnosis antenatal", Ultrasound Obstet.Gynecol. 15 (1)", tr. tr. 28 – 35.

31. M. Ali Rhajdi (2010), "Placenta accreta, etute retrospective a propos de 10 cas", these pour l’obtention du docacietorat en medicine universite SIDI MOHAMMED BEN ABDELLAH Faculte de medicine et de pharmacie.

32. W Christopher et al Baughman (2008), "Placenta accreta: spectrum of US and MR imaging findings", Radiographics : a review publication of the Radiological Society of North America, Inc vol. 28,7 1905-16.

33. J. D. Wright và các cộng sự (2011), "Predictors of massive blood loss in women with placenta accreta", Am J Obstet Gynecol", 205(1), tr. 38.e1-6.

34. Vũ Bá Quyết, Trần Danh Cường, Trần Vũ Quang (2013), "Đánh giá phương pháp mổ dọc tử cung trong xử trí rau cài răng lược", Tạp chí Phụ Sản số 44, tr. 43 - 44.

35. MPH MD Jerasimos Ballas (2012), "Preoperative intravascular balloon catheter and surgical outcomes in pregnancies complicated by placenta accreta: a management paradox", American Journal of Obstetrics and Gynecology. 207(3), tr. 216,e1- e5.

36. Dorine Ley (2010), "Prise en charge du placenta praevia hemorragique", Memoire pour obtenir le Diplome d’Etat de Sage- femme, Universites Paris Descartes ecole de sage- femme de Baudeloque, tr. 106.

37. Puccio G Giambanco I Cali G (2013), "Morbidly adherent placenta: evaluation of ultrasound diagnostic criteria and differentiation of placenta accrete from percret", Ultrasond Obstet Gynecol, 41(4).

38. John M. O’Brien and al (1996), "The management of placenta percreta: conservative and operative strategies", Am J Obstet Gynecol. 175, tr. tr. 1632- 1638.

39. R Desbrieres B Courbieres (2013), "Prise en charge des anomalies d’insertion placentaire: placenta accrete, percreta", Les JTA arcticle.

40. Nishijima K Kotsuji F (2013), "Transverse uterine fundal incision for placenta praevia with accrete, involving the entire anterior uterine wall: a case series", BJOG. 2013. 120(9), tr. 1144- 9

Xem tất cả 93 trang.

Ngày đăng: 18/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí