Các Trường Trung Học Trong Địa Bàn Thực Hiện Khảo Sát

hiện, đây là yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của hoạt động bồi dưỡng. Nếu nhà trường nào mà cán bộ quản lý hoặc các GV tham gia chưa coi trọng việc bồi dưỡng cho GV thì kết quả bồi dưỡng sẽ không thể đạt được như mong muốn.

- Trình độ, năng lực của cán bộ thực hiện công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV và đội ngũ giảng viên, hướng dẫn viên trực tiếp tham gia bồi dưỡng. Nếu CBQL có trình độ, tổ chức hoạt động bồi dưỡng một cách khoa học, thiết thực kết hợp với có một đội ngũ giảng viên giỏi kiến thức, kĩ năng thực hành, phương pháp sư phạm tốt thì những GV tham dự bồi dưỡng sẽ dễ hiểu và thực hành được như yêu cầu của nhà quản lý.

- Trình độ, năng lực của đội ngũ giáo viên cốt cán trực tiếp tham gia bồi dưỡng. Nếu GV cốt cán có trình độ, tổ chức hoạt động bồi dưỡng một cách khoa học, giỏi kiến thức, kĩ năng điều khiển hoạt động, phương pháp sư phạm tốt thì những GV tham dự bồi dưỡng sẽ thấy hứng thú và nhanh chóng nắm bắt được yêu cầu đặt ra và vận dụng thành thục trong quá trình dạy học.

Kết luận chương 1


DHTH là xu hướng chung trên thế giới hiện nay và đã được nhiều nước áp dụng hiệu quả. DHTH đáp ứng yêu cầu giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm một cách linh hoạt, từ đó hình thành, phát triển đồng thời các năng lực chung và năng lực có tính chuyên biệt, đặc thù. Giá trị về lý luận và thực tiễn của DHTH đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng thành công và triển khai đại trà. Tuy nhiên ở Việt Nam vẫn chưa được áp dụng một cách phổ biến và có hệ thống, do vậy DHTH cần được nghiên cứu chuyên sâu để đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay và đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông từ năm học 2018-2019.

Năng lực dạy học tích hợp của người giáo viên là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến việc đổi mới chương trình giáo dục từ năm học 2018-2019 do Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra. Việc bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên là một vấn đề cấp bách, đòi hỏi cần phải được nghiên cứu một cách sâu sắc từ các khâu: xác định mục đích; nội dung; phương pháp và hình thức tổ chức; việc kiểm tra đánh giá; xác định các yếu tố ảnh hưởng. Hiểu và nắm rõ lý luận về vấn đề bồi dưỡng NLDHTH là tiền đề để khảo sát và đánh giá thực trạng, từ đó đề ra các biện pháp trong chương 2, chương 3.

Chương 2

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN HIỆP HÒA - TỈNH BẮC GIANG

2.1. Tổ chức nghiên cứu, khảo sát thực trạng

2.1.1. Mục đích khảo sát

Đánh giá thực trạng nhận thức của đội ngũ CBQL và GV về năng lực DHTH, đánh giá năng lực DHTH của đội ngũ GV THCS, nội dung, phương pháp, những hình thức và biện pháp đã tiến hành bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV THCS huyện Hiệp Hòa trong thời gian qua.

Qua khảo sát cũng xác định các nguồn lực, mối liên quan giữa các yếu tố, thấy được những thuận lợi, khó khăn, các yếu tố ảnh hưởng, nguyên nhân của những hạn chế trong công tác bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho GV THCS ở huyện Hiệp Hòa hiện nay. Trên cơ sở xác định nguyên nhân thực trạng làm cơ sở đề xuất các biện pháp khả thi nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác phát triển năng lực dạy học tích hợp cho GV THCS của huyện Hiệp Hòa.

2.1.2. Nội dung khảo sát

Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng ở các nội dung sau:

- Thực trạng nhận thức của các khách thể điều tra về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV THCS.

- Thực trạng về năng lực DHTH của đội ngũ GV THCS.

- Thực trạng về nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV THCS ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

- Thực trạng về chủ thể hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH

- Thực trạng việc kiểm tra bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV THCS ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV THCS ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

2.1.3. Phương pháp khảo sát và xử lý các kết quả

Để thu thập các kết quả nghiên cứu thực tiễn, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp quan sát, phương pháp điều tra, phương pháp chuyên gia, phương pháp phỏng vấn, phương pháp tổng kết kinh nghiệm, phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục; phương pháp thống kê toán học; phương pháp tính hệ số tương quan thứ bậc Speaman.

Khi xử lý các kết quả nghiên cứu thực trạng, chúng tôi tiến hành tính điểm trung bình cho 3 mức độ trong các phương án trả lời của khách thể điều tra như sau:

+ Đồng ý (rất phù hợp, thường xuyên, rất hợp lý, tốt, rất cần thiết, rất khả thi,…): 3 điểm.

+ Phân vân (phù hợp, đôi khi, hợp lý, bình thường, cần thiết, khả thi…): 2 điểm.

+ Không đồng ý (không phù hợp, chưa bao giờ, không hợp lý, chưa tốt, không cần thiết, không khả thi,…): 1 điểm.

Dựa trên điểm trung bình X , chúng tôi qui ước:


+ Với X <2: Mức độ đánh giá thấp


+ Với 2 X < 2,5: Mức độ đánh giá trung bình.


+ Với 2,5 X < 2,75: Mức độ đánh giá khá cao.


+ Với 2,75 X 3: Mức độ đánh giá cao.

2.1.4. Thời gian tiến hành khảo sát

Thời gian tiến hành khảo sát: từ tháng 11/2016 đến tháng 3/2017.

2.1.5. Địa bàn và khách thể khảo sát

* Địa bàn tiến hành khảo sát: 26 trường THCS trên địa bàn huyện Hiệp Hòa (Trong đó: 02 trường hạng I; 18 trường hạng II; 7 trường hạng III).

Bảng 2.1. Các trường Trung học trong địa bàn thực hiện khảo sát


TT

Tên trường

Địa bàn

1

Thị Trấn Thắng

Thị trấn Thắng

2

THCS Đồng Tân

Xã Đồng Tân

3

THCS Thanh Vân

Xã Thanh Vân

4

THCS Hoàng Lương

Xã Hoàng Lương

5

THCS Hoàng Vân

Xã Hoàng Vân

6

THCS Hoàng Thanh

Xã Hoàng Thanh

7

THCS Hoàng An

Xã Hoàng An

8

THCS Ngọc Sơn

Xã Ngọc Sơn

9

THCS Thái Sơn

Xã Thái Sơn

10

THCS Hòa Sơn

Xã Hòa Sơn

11

THCS Đức Thắng

Xã Đức Thắng

12

THCS Quang Minh

Xã Quang Minh

13

THCS Lương Phong

Xã Lương Phong

14

THCS Hùng Sơn

Xã Hùng Sơn

15

THCS Đại Thành

Xã Đại Thành

16

THCS Thường Thắng

Xã Thường Thắng

17

THCS Hợp Thịnh

Xã Hợp Thịnh

18

THCS Danh Thắng

Xã Danh Thắng

19

THCS Mai Trung

Xã Mai Trung

20

THCS Đoan Bái

Xã Đoan Bái

21

THCS Bắc Lý

Xã Bắc Lý

22

THCS Xuân Cẩm

Xã Xuân Cẩm

23

THCS Hương Lâm

Xã Hương Lâm

24

THCS Đông Lỗ

Xã Đông Lỗ

25

THCS Châu Minh

Xã Châu Minh

26

THCS Mai Đình

Xã Mai Đình

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang - 7

* Khách thể điểu tra khảo sát:

- Lãnh đạo chuyên viên phòng Giáo dục và đào tạo huyện Hiệp Hòa: 8

- Cán bộ quản lý các trường THCS: 59.

- GV các trường THCS trên địa bàn huyện: 260 (mỗi trường 10 GV, bao gồm cả tổ trưởng CM).

2.2. Kết quả khảo sát thực trạng

2.2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung học cơ sở

Để nắm bắt được nhận thức của khách thể điều tra về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV THCS trong thời gian qua, chúng tôi tiến hành điều tra 327 cán bộ, chuyên viên phòng GD&ĐT (8 người), cán bộ quản lý trường học (59 người) và GV (260 người) của 26 trường THCS trong Huyện, kết quả thể hiện ở bảng 2.2.

Bảng 2.2. Đánh giá của các khách thể điều tra về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV THCS


TT


Vai trò của NLDHTH

Mức độ đánh giá


X

Rất quan trọng


Quan trọng

Không quan trọng

SL

%

SL

%

SL

%


1

Giúp GV hiểu quan điểm của Đảng, xu thế GD và vận dụng vào thực tế công tác giảng dạy


132


40,4


162


49,5


33


10,1


2,30


2

Giúp GV nhận thức được vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình trong công tác giáo dục.


137


41,9


173


52,9


17


5,2


2,37


3

Giúp GV có năng lực DHTH tốt, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục


152


46,5


161


49,2


14


4,3


2,42


4

Giúp GV có khả năng rèn luyện cho HS phát triển năng lực cần thiết.


146


44,6


162


49,5


19


5,8


2,39

Trung bình của nhóm







2,36

Kết quả ở bảng 2.2 cho ta thấy: Tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV THCS có mức độ đánh giá khá cao, thể hiện ở điểm trung bình X = 2,36 (min=1; max=3).

Nội dung được đánh giá quan trọng nhất là “Giúp GV có năng lực DHTH tốt, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục” X =2,42.

Các nội dung ít quan trọng hơn là “Giúp GV có khả năng rèn luyện cho HS phát triển năng lực cần thiết” X =2,39; “Giúp GV nhận thức được vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình trong công tác giáo dục” X = 2,37; “Giúp GV hiểu quan điểm đổi mới của Đảng, xu thế giá dục và vận dụng vào thực tế công tác giảng dạy” X =2,30.

Nhìn chung, CBQL, GV được hỏi đều thấy được bồi dưỡng cho GV là vấn đề quan trọng và không thể thiếu trong mỗi nhà trường, được thể hiện thông qua các vai trò của NLDHTH được khảo sát đều có điểm trung bình X trên 2,3. Thực tế đang diễn ra mâu thuẫn là CBQL thấy được tầm quan trọng nhưng chưa có biện pháp để nâng cao NL DHTH cho GV. Một mâu thuấn nữa là Gv nhận thức được vai trò quan trọng của NLDHTH nhưng năng lực thực tế của GV còn thấp.

Từ kết quả khảo sát trên đòi hỏi mỗi CBQL phải luôn luôn tư duy làm thế nào để thường xuyên tổ chức bồi dưỡng cho GV nâng cao nhận thức, các kỹ năng nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.

2.2.2. Thực trạng năng lực dạy học tích hợp của giáo viên trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa

Để làm rõ hơn về năng lực DHTH của giáo viên, tác giả đã đã thu thập ý kiến của 8 cán bộ phòng GD&ĐT, 59 CBQL và 260 giáo viên ở các trường THCS về các năng lực cơ bản của DHTH và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.3. Đánh giá của các khách thể điều tra về năng lực DHTH của GV THCS huyện Hiệp Hòa


TT


Các năng lực

Mức độ đánh giá(%)


X

Tốt

Đạt

Chưa đạt

SL

%

SL

%

SL

%

1

Xây dựng chủ đề, chủ điểm DHTH

55

16,8

129

39,4

143

43,7

1,73

2

Thiết kế các kế hoạch, giáo án

DHTH


38


11,6


122


37,3


167


51,1


1,61

3

Lựa chọn sử dụng phương pháp,

phương tiện, hình thức DHTH


41


12,5


126


38,5


160


48,9


1,64


4

Năng lực tổ chức, điều khiển hoạt động học tập của học sinh

trong DHTH


39


11,9


165


50,5


123


37,6


1,74

5

Kiểm tra đánh giá kết quả học

tập của HS trong DHTH


65


19,9


141


43,1


121


37,0


1,83


Điểm TB của nhóm







1,71

Kết quả ở bảng 2.3 cho ta thấy: Năng lực DHTH của GV THCS trên địa bàn huyện Hiệp Hòa được đánh giá ở mức độ thấp, thể hiện ở điểm trung bình X= 1,71 (min=1; max=3). Tất cả các năng lực DHTH của GV THCS đều được đánh giá có mức độ thấp điều đó thể hiện qua kết quả được đánh giá trung bình từ 1,83 trở xuống, đặc biệt là nội dung năng lực thiết kế các kế hoạch, giáo án DHTH ( X =1,61). Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế đang diễn ra, đó là việc GV còn bỡ ngỡ, lúng túng trong DHTH. Nhiều GV chưa hiểu đầy đủ về dạy học tích hợp nên còn nhầm lẫn trong quá trình xây dựng kế hoạch, thiết kế giáo án. Có GV còn hiểu tích hợp càng nhiều vấn đề, kiến thức môn học khác nhau vào một chủ đề, một bài học càng tốt, nó làm cho DHTH càng thêm rối.

Qua phỏng vấn thêm đội ngũ CBQL các nhà trường THCS chúng tôi thấy cá biệt có nhà trường phân công cho một vài GV tham dự cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp” dành cho GV do Bộ GD&ĐT phát động, vì cuộc thi

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 07/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí