chị đó là: “Thằng đầu trông hệt một củ nghệ lớn, bác sĩ bảo: Viêm gan cấp: Bệnh này ngốn tiền như thần trùng”. Làm mấy vẫn không đủ ăn thì tiền đâu ra mà chữa bệnh cho con, nước mắt chẳng còn bao nhiêu nữa để mà khóc, chị ngước nhìn con, nhìn chồng với cái nhìn đầy tuyệt vọng. Số phận bất hạnh đưa đến cho chị đủ mọi nỗi thống khổ, bây giờ có lẽ Ngần chỉ còn biết bán cho đến giọt máu cuối cùng để nuôi gia đình. Còn Ngâu chồng chị biết bệnh tình của con, đắn đo mấy ngày và anh quyết đến viện 108 để bán máu. Bằng mánh khoé anh đã chen qua được đám đông đang chầu bán, đang chuẩn bị lấy ven thì có tiếng kêu to “Sắp xỉu rồi! Đưa ra giường ngay!…Chợt thấy chút quen thuộc trong cái ngoẹo đầu nhẫn nhục của người đàn bà, hắn nhào tới đó là Ngần!” chị đang sắp lả đi vì kiệt sức vậy mà vẫn gượng cười cho hắn an lòng. Hiểu ra tất cả, thì ra lâu nay Ngần đã tới đây, cho bố con anh có được một ngày không mút tay. Bi kịch của Ngần là bi kịch đói nghèo, bi kịch của miếng cơm manh áo ghì sát đất không ngóc đầu lên được.Và cũng vẫn là bi kịch đói nghèo, ả Tuynh trong Dệt cỏ có lẽ còn khốn khổ hơn cả Ngần. Là người phụ nữ đã có tuổi hai má teo tóp như quả cà phơi nắng đôi mắt thì cum cúp nhẫn nhịn, cả đời vất vả làm lụng luôn chân luôn tay mà vẫn cứ đói nghèo rách nát. Có thể nói cuộc đời ả là sâu chuỗi những đói và bất hạnh. Sống trong ba gian nhà ngói cũ nát, ánh mặt trời đua nhau chiếu qua các viên ngói vỡ rệu rã, ả Tuynh lúc nào cũng tất bật với công việc, khi thì đồng áng, lúc là chăn nuôi vậy mà “bữa ăn của gia đình ả thường là lấy phần lõi của cây đu đủ, thái ra từng miếng vuông đem kho với nước cà xin ở nhà mẹ Thân và ăn với cháo khoai khô nấu lẫn vài hạt gạo”, ả nhường cho con ăn no rồi mới vét nồi lấy vài lưng bát, thế nên chưa bao giờ ả no. Ăn không đủ no, còn áo mặc thì mụn vải mới chồng lên mụn vải cũ nát. Ngày thằng con trai ả lên mười một tuổi mà không đủ quần mặc, chỉ có chiếc áo nâu rách vạt cũn cỡn, ở truồng tồng ngồng …trông ả áo ngày một rách thêm, lưng còng, tóc trụi như con gà
chọi già …Vật lộn với cuộc sống, vất vả tối ngày mà vẫn luôn bị cảnh đói nghèo đeo bám và những nỗi bất hạnh thì cứ thay nhau trút lên người ả. Đầu tiên là anh Lèn chồng ả một công nhân làm đường nổ mìn phá đá chết từ năm1956, tiếp sau là Thằng Phục con trai ả đi lính về với một mảnh đạn nhỏ trong đầu, thỉnh thoảng lên cơn động kinh và phải vào trại tâm thần. Còn con Quy thì làm vợ lẽ một ông chân khấp khểnh ở làng muối cũng quanh năm làm không đủ ăn, mỗi năm chỉ dám cuốc bộ về thăm mẹ một lần vào dịp tết. Và ngay cả khi ả chết sau này, nó cũng phải chạy bộ mười lăm cây số về vì chồng không cho tiền đi xe ôm, mà để dành tiền mua thuốc cho con …Cuộc đời con Quy có lẽ cũng là sự lặp lại số phận nghèo đói và bất hạnh như mẹ nó. Bản thân ả Tuynh thì bị bệnh đường ruột mãn, khốn khổ cho cuộc đời ả vì nghèo đói, ốm đau bệnh tật và những bất hạnh cứ rình rập xung quanh. Cả đời ả lúc còn sống cũng như khi đã chết trên giường khô gây như con mắm, trong lòng vẫn thầm mong món tiền trợ cấp thương tật hàng tháng của thằng Phục. Còn mười tám năm qua, ả đủ tỉnh táo để không “ngõm ngọi”về món tiền đền bù tai nạn lao động của anh Lèn. Nhưng ả thật khờ dại khi tin rằng: “Thân sẽ giúp ả tìm lại được món tiền lang bạt, hư ảo như có như không, trôi dạt giữa muôn ngàn ngón tay. Ả có biết đâu rằng mỗi ngón tay ngoan hiền là thế bỗng phút chốc biến thành một con đỉa ngo ngoe rượt theo mùi tanh của máu người”. Rút cục những món tiền đó cũng chỉ nằm trong những giấc mơ và rồi đến chết ả vẫn chưa quên nổi giấc mơ đó. Kiếp nghèo khổ sẽ không chỉ đeo bám ả ở cuộc sống trần gian mà xuống âm phủ có lẽ cũng không có gì thay đổi bởi, lúc sống ả mặc áo vá thì lúc chết ả không có nổi chiếc áo cỏ tươm tất cũng là lẽ đương nhiên. Không nằm ngoài bi kịch của cái nghèo, Thuỳ Châu trong Vũ điệu địa ngục là một cô gái mạnh mẽ đến quyết liệt như lời cô nói trong lá thư tuyệt mệnh: “Thế hệ của chúng con khác thế hệ e dè của mẹ, chúng con đi đến tận cùng nên nhiều khi tàn nhẫn”…Có lẽ là như vậy, tàn nhẫn đến độ cô
phải bán rẻ những giá trị thiêng liêng của người con gái, phải đánh đổi cả sự trinh trắng chỉ vì muốn kiếm cho mình một công việc ổn định, muốn được đàng hoàng nuôi mẹ…để rồi bị lừa gạt. Đau xót tủi hờn cho số phận bất hạnh, Thuỳ Châu đã tìm đến cái chết trong nỗi tuyệt vọng. Qua đây ta thấy bi kịch của người phụ nữ một phần cũng bởi họ là những con người biết khao khát, họ khao khát hạnh phúc, khao khát vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. Nói đến bi kịch nghèo đói, một mặt Võ Thị Hảo thể hiện sự cảm thông, thương xót, mặt khác nhà văn lên án xã hội bất công và sự nhẫn tâm của con người.
2.2.1.3.Bi kịch của những mảnh đời tật nguyền
Xây dựng nhân vật nữ, những con người bất hạnh, hiện thân của những bi kịch. Võ Thị Hảo còn quan tâm đến số phận của những con người không may mắn mang nỗi mặc cảm về hình thức không hoàn thiện, những con người phải gánh chịu nỗi đau khi sinh ra đã là kẻ tật nguyền. Đó là Hằng trong Làn môi đồng trinh, Tâm trong Máu của lá .
Truyện Làn môi đồng trinh kể về cuộc đời của nhân vật Hằng, người con gái bị mù bẩm sinh cả hai mắt. Chính Hằng cảm nhận rất sâu sắc nỗi đau, sự bất hạnh là một kẻ tật nguyền khi“ một đứa con gái đã hai mươi chín tuổi mà mỗi khi ra đường mẹ phải dắt. Ăn cơm cô gái hai mươi chín tuổi ấy còn đưa nhầm thức ăn vào mũi và đã hai mươi chín tuổi mà chưa từng biết đến một nụ hôn”. Số phận ngang trái và cũng là bi kịch đối với Hằng đó là tạo hoá ban cho cô quyền được làm người, thế nhưng từ những việc đơn giản nhất như việc ăn, mặc, Hằng còn không chủ động làm được thì những điều thiêng liêng như tình yêu đôi lứa làm sao cô có thể kiếm tìm được cho mình. Chính vì bị mù cả hai mắt không thể nhìn và tự bảo vệ được mình mà đã có lần cô suýt bị một người đàn ông làm nhục, để rồi sau này cô hình dung về những gã “đàn ông là một cái gì đó bậm bịch, khen khét và thô bỉ”. Cho đến lần cô xem phim ở nhà hàng xóm về, cô không còn sợ đàn ông như trước nữa và cô thầm
Có thể bạn quan tâm!
- Vấn Đề Nữ Quyền, Một Hiện Tượng Văn Hóa, Xã Hội Của Thời Hiện Đại
- Nữ Quyền - Ý Thức Về Hạnh Phúc Của Người Phụ Nữ
- Bi Kịch Là Nạn Nhân Của Chiến Tranh
- Nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo - 8
- Vấn Đề Đạo Đức Của Các Nhân Vật Nữ Trong Sáng Tác Võ Thị Hảo
- Vấn Đề Giới Tính Của Các Nhân Vật Nữ Trong Sáng Tác Võ Thị Hảo
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
ước“ người đàn ông thiên thần ơi! Hãy mang em đi! Mang đi khỏi cuộc đời này, để mẹ em đỡ khổ vì em. Hãy mang em đi, ban cho một lần hạnh phúc, rồi đừng quẳng em bên vệ đường, mà hãy giết em, để em khỏi sống mù loà cả đời và trở thành gánh nặng cho mẹ”. Đến cả những ước mơ cũng hiện hình nỗi đau, nỗi bất hạnh của Hằng, nỗi đau ấy của cô cũng là nỗi đau của cả kiếp người bởi:“Bây giờ còn ai nữa không, dám cúi xuống bên một người tàn tật, và mang đi trên đôi cánh tay hữu hạn của mình tình yêu cũng như nỗi đau của một kiếp khác”? Viết về những mong ước kì lạ của Hằng cũng chính là cách Võ Thị Hảo bày tỏ niềm cảm thương vô hạn đối với cô gái, ở đó có sự chia sẻ và sự thấu hiểu đến tận cùng nỗi đau của cô. Cũng như Hằng, Tâm trong truyện Máu của lá là một người bất hạnh và mang nỗi đau của một kẻ tật nguyền ngay từ khi mới sinh ra đã không được lành lặn, toàn vẹn về dung mạo, dáng hình. Tâm là “Cô gái nhỏ xíu chỉ cao khoảng hơn một mét. Ngực lép,đôi mắt tròn mở rưng rưng. Làn môi trên hằn một vết sẹo trắng kéo miệng hơi xếch về bên trái. Có lẽ đó là vết sẹo vá môi…môi dưới mọng đỏ hơi lõm giữa như một lúm đồng tiền nhỏ xíu thoảng qua,chia thành đôi cánh hoa nũng nịu… Dáng đi khập khiễng của cô khiến người ta nghĩ đến con chim sâu đang nhẩy chon von trên đường, mỏ cắp một cành lá lệch người”. Cô cho rằng “tạo hoá đã say rượu” khi nặn ra mình nên cô luôn mặc cảm, luôn có cảm giác mình là người thừa, mỗi khi có khách đến nhà, Tâm luôn tìm cớ lánh mặt. Hồi mười bốn tuổi cô suýt uống cạn bát nước lá trúc đào, bởi đó là lần đầu tiên cô nhìn thấy toàn thân mình hiện mồn một trong tấm gương bố mới mua về. Trớ trêu thay, trời đã sinh ra Tâm một kẻ tật nguyền, lại còn “thổi vào cái vỏ tật nguyền đó một lương tri”. Thế nên cô cảm nhận sâu sắc và thấm thía nỗi đau, nỗi bất hạnh của cuộc đời mình. Một con người tật nguyền nhưng rất đỗi thông minh:“Lúc thi vào đại học đạt điểm ưu nhưng không một trường nào nhận vì lỗi hình thể”. Cô cầu cho mình hoá điên vì người điên còn sướng hơn
cô, họ không nhận ra chính mình, thế nhưng cô không thể điên. Cô cầu để được chết thì cũng không chết được, đau đớn chua chát và tủi cho số phận mình, Tâm “ở nhà với nồi niêu, những con mèo và đám tiểu thuyết”, để đêm đêm mơ những giấc mơ khác đời thường. Tâm tự nuôi cho mình một ảo tưởng về một chàng trai khổng lồ cứu giúp cô, níu kéo cô với cuộc đời qua những bức thư của anh Tuân, Huân và Hoàng. Cô khát khao ở phía chân trời kia sẽ có một chú lùn đợi cô, sinh ra để cho cô. Thế nhưng, nghiệt ngã thay “ngay cả trong mơ trời cũng cắt xén của em. Trời không cho em hưởng trọn vẹn một giấc mơ nào”.Trong những mảnh đời tật nguyền tội nghiệp ấy, Võ Thị Hảo luôn tìm thấy những khát khao mãnh liệt mà đau thương của họ. Những khát khao nhỏ nhoi, tầm thường, thậm chí kì dị cũng không dành cho họ, chỉ có nỗi thương xót vô hạn của nhà văn trong mỗi lời kể về cuộc đời họ.
Viết về nhân vật nữ tật nguyền, Võ Thị Hảo đã tìm thấy trong chiều sâu tâm hồn của những con người bất hạnh đó một khát khao sống như những người bình thường, hơn thế nữa nhà văn luôn gắng tìm cho họ một giải pháp, một điểm tựa để họ hy vọng. Dù truyện kết thúc nhưng cuộc đời của họ vẫn mở ra, vẫn tiếp diễn.
Cùng với số phận bi kịch của những người phụ nữ nghèo khổ,tật nguyền, Võ Thị Hảo còn quan tâm đến một lớp người sống dưới tầng đáy của xã hội như “con tù” hay những cô cave, gái điếm, những người làm nghề bị coi là “mạt hạng” bẩn thỉu. Như người phụ nữ làm nghề vớt giun ở các mương nước bẩn thỉu, sống trong một túp lều bên sông Tô Lịch, trơ trọi một mình chỉ kiếm tìm được hạnh phúc ngắn ngủi ở bên một người đàn ông cùng quẫn tuyệt vọng trong Khăn choàng sương. Những con người này, mỗi người có một số phận, một cảnh đời khác nhau nhưng họ lại có chung những bi kịch, những nỗi đau rất đỗi đời thường. Như Phin trong truyện Phúc Lộc Thọ lên trời mới mười chín tuổi đã đeo trên người cái ách ba năm tù,vì nhận tội đánh ghen thay
mẹ và “tội nặng hơn vì bà goá kia lại nằm trong hội đồng nhân dân xã”. Sau ba năm, ngày nó ra tù được nhà văn khắc hoạ rất tinh tế, có cái hồn nhiên của trẻ thơ khi nhớ lại những ký ức đẹp hồi mới lên trại, nó thấy “trại cải tạo đẹp như một công viên lớn, và nghĩ cảnh này chắc cũng na ná thiên đường”, trong lá thư đầu tiên viết về cho mẹ nó nói: “Nhà tù đẹp hơn nhà mình nhiều” mẹ không phải lo nó khổ nữa. Và nhớ lại tết năm nó mười lăm tuổi, được một cậu bé“nhà có cây sung đầu làng” tặng cho ba cái bánh chưng nếp có nhân thịt…chứ không phải bánh chưng nhân cá rô (không nhân) như nhà nó…Cùng cái hồn nhiên của trẻ thơ đó là sau ba năm nó đã có nét lo âu của người già. Bởi nó sợ khi trở về làng “Có bao nhiều người thì có bấy nhiêu người đều chửi thẳng vào mặt nó là "con tù" mà không xấu hổ”. Nó sợ cả làng, cả xã hội sẽ khinh miệt và xa lánh nó và có lẽ không thể tránh khỏi, vì nó thuộc tầng lớp dưới đáy của xã hội, bị xã hội ruồng bỏ. Trong sáng tác của mình nhà văn Võ Thị Hảo còn nói rất nhiều về số phận những người phụ nữ như Phin. Đó là những cô cave trong khách sạn ở truyện Miền bọt, hay một gái điếm đã thiu, bị liệng ra bãi thải, ốm nhách và vô phương sinh sống trong truyện Biển cứu rỗi. Hoặc nhân vật nàng trong Người đàn ông duy nhất là con của một gái làng chơi có hạng chết trẻ. Nàng được thừa hưởng sản nghiệp kha khá của mẹ và thừa hưởng luôn cả sự nhẹ dạ vì “đàn ông hót gì nàng cũng tin. Những người đàn ông tử tế thì không bao giờ muốn lấy con của một gái làng chơi”. Thế nên cả bốn lần lấy chồng thì nếu “không là kẻ đào mỏ thì cũng thuộc hạng ba xu và cứ người chồng sau thì thấp cấp hơn người chồng trước”. Cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc nhưng nàng cứ phải liên tiếp lấy chồng để có người canh giữ, để tránh khỏi sự rình rập của cái bẫy lầu xanh, nếu không nàng lại không thể tránh được con đường mà mẹ nàng đã đi. Đau đớn và tủi nhục khi bị chồng đuổi đánh, xỉ nhục, phơi bày giữa chợ, nàng kêu cứu mà cộng đồng vẫn thờ ơ.“ Nàng chạy len lỏi qua những hàng rau,
hàng trứng, hàng bánh rán, đến gần một người đàn ông lực lưỡng đang dắt một chiếc xe máy đỏ chót…nhưng người đàn ông đã né qua một bên. Nàng khóc hụt hơi bốn phía không một cánh tay chìa ra thương xót”…Tất cả những người phụ nữ bất hạnh này họ đã không được xã hội thừa nhận, họ luôn phải chịu những lời lẽ cay nghiệt, thái độ thờ ơ và khinh bỉ của người đời. Nhưng không phải tất cả họ muốn như vậy, không phải những gì họ làm là xuất phát từ bản năng mà tất cả vì nghèo đói, vì mưu sinh, vì lẻ loi, đơn độc, vì đó là con đường duy nhất, khi họ không có một lối thoát nào khác. Họ là những người tuy không bị tật nguyền, dị dạng về hình thể nhưng cuộc đời họ là những biến dạng, bất thường.
2.2.1.4.Bi kịch của tình yêu và hạnh phúc lứa đôi
Hầu hết nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo đều là những người có khát vọng sống và khát khao yêu mãnh liệt. Họ hiện lên là những “người đàn bà khổ vì yêu, rút hết gan, hết ruột để yêu và hi sinh cho tình yêu bất cần những hệ luỵ sau đó”[55]. Xây dựng những nhân vật nữ mang bi kịch tình yêu nhà văn Võ Thị Hảo đã để họ được nếm trải tất cả những dư vị khác nhau của tình yêu. Từ những dư vị ngọt ngào đến những dư vị đắng chát, từ những đớn đau đến xót xa…Họ hiện lên trong tình yêu với nhiều cung bậc khác nhau từ nhẹ dạ cả tin đến mạnh mẽ, chủ động, già dặn và từng trải… Nhất là sự chủ động, quyết liệt đấu tranh để giành giữ tình yêu, dám sống thật với chính mình và dám đi đến tận cùng bản thể. Đây có thể xem là sự thể hiện rõ nhất tính “nữ quyền” trong sáng tác của Võ Thị Hảo qua các nhân vật nữ.
Họ càng khao khát yêu và được yêu thương bao nhiêu thì cũng vì thế mà họ luôn phải gánh chịu đau khổ trong ái tình, để rồi chìm đắm không lối thoát trong mê lộ đó. Tình yêu vốn là thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý, không thể thiếu với con người, đặc biệt với người phụ nữ. Mối quan tâm lớn nhất với người phụ nữ là tình yêu và tuổi trẻ, chính vì thế mà những bi kịch, những đổ
vỡ trong tình yêu- hạnh phúc lứa đôi được biểu hiện rõ nhất cũng thông qua người phụ nữ.
Trong thế giới nhân vật nữ của Võ Thị Hảo người đọc sẽ bắt gặp từ những người phụ nữ không được xã hội coi trọng, không được chấp nhận từ những cô cave, gái điếm trong Miền bọt, Biển cứu rỗi, con của một gái làng chơi có hạng trong Người đàn ông duy nhất, hay một cô gái vớt giun trong Khăn choàng sương…đến những người phụ nữ thanh cao hơn tưởng như sẽ không bao giờ phải đau khổ như Trang trong Bàn tay lạnh, Thuận trong Goá thụ đen, Hạnh trong Tiếng vạc đêm, Bích trong Khăn choàng sương, Sải trong Con dại của đá, Hải trong Mắt miền tây, Thảo trong Người sót lại của Rừng Cười, Nàng trong Dây neo trần gian, Phương trong Phiên chợ người cùi…Tình yêu có muôn hình vạn trạng và mang những màu vẻ khác nhau, dưới con mắt của các nhà văn nữ đặc biệt là Võ Thị Hảo, ta thấy có những tình yêu rất trái khoáy và mơ hồ như Tình yêu mây trắng, có những tình yêu thuần khiết, cao thượng như Làn môi đồng trinh, lại có những tình yêu được dựng lên từ những cốt truyện cổ tích mang đậm màu sắc huyền thoại song lại có ý nghĩa sâu sắc ở thời hiện tại như: Tim vỡ, Khát của muôn đời, Nàng tiên xanh xao…Đặc biệt là sự góp mặt của những nhân vật nữ “không tì vết” như: Nhuệ Anh và Ngạn La trong Giàn thiêu.
Bi kịch tình yêu ẩn trong từng cuộc đời, từng số phận của những người phụ nữ mải miết kiếm tìm một tình yêu đích thực mà thất bại, yêu say mê, tha thiết nhưng rồi lại bị lừa dối, phụ bạc từ những vị thần, những nàng tiên đến những con người trần thế, luôn khát yêu, luôn mong muốn đem lại niềm vui và hạnh phúc cho người khác dẫu mình phải chuốc lấy thương đau, bất hạnh. Nàng H’Điêu trong Khát của muôn đời là một điển hình, luôn khát khao yêu và sẵn sàng đi tìm người mình yêu thương không ngại hy sinh bản thân mình, không quản cái chết. Nàng cho rằng: “Khi yêu, con người ta vừa như mới sinh