Thực Trạng Tổ Chức Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Tích Hợp Cho Giáo Viên Các Trường Trung Học Cơ Sở Trên Địa Bàn Huyện Hiệp Hoà, Tỉnh Bắc Giang

này vẫn mang tính chất động viên GV tự nguyện tham gia, chưa tính vào thi đua của các nhà trường. Còn lại các GV khác vẫn giảng dạy đơn môn, chưa chú ý đến DHTH nên năng lực DHTH còn yếu, kém.

Bên cạnh đó, qua chấm 85 sản phẩm dự thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp” cấp huyện năm học 2015-2016 tôi thấy chất lượng các sản phẩm dự thi chưa đồng đều, còn nhiều sản phẩm chất lượng thấp, có 46 sản phẩm trên tổng 85 sản phẩm xếp loại trung bình trở xuống. Qua kiểm tra, chấm sản phẩm cho thấy: nhiều GV chưa biết soạn giáo án, chưa có năng lực điều khiển HS, chưa xác định rõ chủ đề, kiến thức cần tích hợp, tích hợp còn dàn trải, chưa làm nổi bật vấn đề. Đó là các sản phẩm tốt nhất từ các nhà trường thông qua cuộc thi cấp trường gửi lên, như vậy cho thấy việc bồi dưỡng NLDHTH của các nhà trường còn chưa được chú trọng đúng mức, năng lực GV còn yếu.

Tóm lại, kết quả khảo sát về năng lực DHTH cho GV THCS cùng với quá trình nghiên cứu sản phẩm dự thi DHTH ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang cho thấy: Nhiều GV năng lực hạn chế, một bộ phận còn ngại tiếp cận các kĩ năng nghề nghiệp mới, ngại thay đổi. Kết quả năng lực DHTH đạt kết quả

thấp ( X = 1,71). Điều đó đặt ra một yêu cầu thực tiễn là cần phải nghiên cứu các biện pháp tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV THCS của huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang một cách phù hợp để hoạt động bồi dưỡng đạt hiệu quả tốt hơn.

2.2.3. Thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang

2.2.3.1. Thực trạng về chủ thể tham gia bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp

Để đánh giá thực trạng chủ thể tham gia dưỡng năng lực DHTH cho GV ở các trường THCS trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu đối với 327 người với vai trò là cán bộ Phòng GD&ĐT, CBQL, GV 26 nhà trường THCS trong toàn huyện và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.4. Đánh giá của khách thể điều tra về chủ thể bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV THCS


TT


Nội dung

Mức độ đánh giá(%)


X

Tốt

Trung bình

Chưa đạt


SL


%


SL


%

S

L


%

1

Trình độ chuyên môn

120

36,7

162

49,5

45

13,8

2,23

2

Sự trách nhiệm, nhiệt tình

78

23,9

137

41,9

112

34,3

1,90

3

Sự vận dụng linh hoạt phương pháp

65

19,9

165

50,5

97

29,7

1,90


4

Năng lực tổ chức, điều khiển hoạt động BD


93


28,4


150


45,9


84


25,7


2,03

Điểm TB của nhóm







2,01

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang - 8


Qua bảng 2.4 cho ta thấy, mức độ đánh giá về chủ thể hoạt động bồi dưỡng NLDHTH cho GV ở huyện Hiệp Hòa đạt được ở mức độ trung bình (có X =2,01). Điều đó thể hiện đội ngũ GV cốt cán các cấp từ nhà trường đến

phòng chưa được quan tâm. Trong đó chủ yếu lựa chọn từ các hoạt động


chuyên môn sâu theo từng môn học (có X =2,23), chưa có sự quan tâm tới chính sách đãi ngộ, sự động viên, khen thưởng đối với đội ngũ này kịp thời. Vì vậy mà sự thể hiện nhiệt tình trách nhiệm trong công việc, việc đầu tư thời gian vận dụng phương pháp trong quá trình bồi dưỡng chưa được đánh giá cao (có

X =1,90). Ngoài ra năng lực điều khiển hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ cốt cán cũng cần được bổ sung để công tác bồi dưỡng NLDHTH cho GV THCS trên địa bàn huyện tránh được sự nhàm chán.

Như vậy, việc xây dựng đội ngũ GV cốt cán làm nòng cốt cho quá trình bồi dưỡng là yêu cầu cấp bách, cần phải được quan tâm đúng mức để hoạt động bồi dưỡng NLDHTH đạt hiệu quả cao.

2.2.3.2. Thực trạng về nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp

Để đánh giá thực trạng mức độ thực hiện những nội dung đã tổ chức bồi dưỡng năng lực DHTH ở các trường THCS trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu đối với 327 người với vai trò là cán bộ Phòng GD&ĐT, CBQL, GV 26 nhà trường THCS trong toàn huyện và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.5. Đánh giá của khách thể điều tra về nội dung bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV THCS


TT


Nội dung BD

Mức độ thực hiện(%)


X

Thường

xuyên


Đôi khi

Không thực

hiện

SL

%

SL

%

SL

%


1

Kiến thức chung về năng

lực DHTH


13


4,0


269


82,3


45


13,8


1,90


2

Kiến thức chuyên môn sâu của từng môn học cụ

thể


203


62,1


117


35,8


7


2,1


2,60


3

Các kỹ năng DHTH theo

đặc thù bộ môn


43


13,1


257


78,6


27


8,3


2,05


4

Kỹ năng xây dựng kế hoạch, thiết kế giáo án,

thiết kế hoạt động


18


5,5


233


71,3


76


23,2


1,82

Điểm TB của nhóm







2,09

Kết quả ở bảng 2.5 cho ta thấy: nội dung bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV THCS có mức độ thực hiện trung bình X = 2,09 (min=1; max=3). Nội dung được thực hiện thường xuyên nhất là bồi dưỡng “ Kiến thức chuyên môn sâu của từng môn học cụ thể ” X = 2,60. Những nội dung bồi dưỡng khác

được tiến hành chưa thường xuyên là: “Các kỹ năng DHTH theo đặc thù môn học” X =2,05; “Kỹ năng xây dựng kế hoạch, thiết kế giáo án, thiết kế hoạt động” X =1,82; “Kiến thức chung về năng lực DHTH” X =1,90.

Điều này cũng thể hiện thực tế trong những năm qua, công tác bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV THCS ở huyện Hiệp Hòa chưa được các cấp quản lý quan tâm nhiều. Nội dung bồi dưỡng còn nghèo nàn, chưa có sự đầu tư. Qua quan sát, trò chuyện với các khách thể điều tra chúng tôi được biết vấn đề bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV chưa được đặt ra thành một nội dung bồi dưỡng riêng biệt mà mới có chút ít lồng ghép vào các hoạt động bồi dưỡng khác. Chủ yếu vẫn là nội dung theo đơn môn chứ ít bám sát vào các chủ đề tích hợp, chưa có hoặc ít có các kỹ năng, năng lực liên quan tới quá trình DHTH như:

- Năng lực xác định các chủ đề cần tích hợp, mức độ tích hợp trong chương trình dạy học.

- Năng lực xây dựng kế hoạch, thiết kế giáo án trong dạy học tích hợp.

- Năng lực vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học trong dạy học tích hợp.

- Năng lực khai thác, sử dụng thiết bị và các phương tiện trong dạy học tích hợp.

- Năng lực tổ chức, điều khiển, xử lý tình huống trong hoạt động học tập của học sinh trong dạy học tích hợp.

- Năng lực kiểm tra, đánh giá trong DHTH.

Việc lựa chọn nội dung bồi dưỡng còn nghèo nàn làm cho năng lực DHTH của GV chưa được nâng lên, GV còn lúng túng trong thực tế khai thác, áp dụng DHTH.

Như vậy, việc lựa chọn nội dung bồi dưỡng NLDHTH mang tính cấp thiết, nó góp phần trực tiếp nâng cao hiệu quả DHTH trong các nhà trường THCS huyện Hiệp Hòa hiện nay.

2.2.3.3. Thực trạng về phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung học cơ sở

Để đánh giá về các phương pháp sử dụng trong bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV tại trường hay cấp độ phòng GD&ĐT, chúng tôi tiến hành khảo sát trên tổng số 327 người bao gồm: 8 cán bộ phòng GD&ĐT, 59 CBQL và 260 GV. Kết quả trong bảng 2.6.

Bảng 2.6. Đánh giá của khách thể điều tra về phương pháp bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV THCS


TT


Các phương pháp đã sử dụng

Mức độ đánh giá(%)


X

Thường xuyên


Đôi khi

Chưa bao giờ


SL


%


SL


%

S

L


%

1

Thuyết trình

189

57,8

117

35,8

21

6,4

2,51

2

Thảo luận

102

31,2

152

46,5

73

22,3

2,09

3

Trực quan làm mẫu

23

7,0

144

44,0

160

48,9

1,58

4

Luyện tập

31

9,5

124

37,9

172

52,6

1,57

Điểm TB của nhóm







1,94

Qua bảng 2.6 ta thấy, nhìn chung các phương pháp mà chủ thể bồi dưỡng tiến hành còn đơn điệu, có điểm trung bình được đánh giá mức độ thấp (có X = 1,94). Trong đó, chủ yếu phương pháp sử dụng để bồi dưỡng NLDHTH cho

GV là phương pháp thuyết trình ( X = 2,51), đây là phương pháp ít có sự tương tác, nghèo nàn tính vận dụng thực tế, chủ yếu truyền đạt một chiều, dễ gây ra nhàm chán.

Phương pháp thảo luận sau khi nghiên cứu tài liệu hoặc nghe thuyết trình được tiến hành mức độ trung bình ( X = 2,09). Phương pháp này có tính tương tác cao hơn, tuy nhiên nó phụ thuộc yếu tố chủ quan là trình độ tiếp thu của GV

trong quá trình bồi dưỡng.

Các phương pháp huy động tính tích cực từ phía GV còn hạn chế sử dụng như: Trực quan, làm mẫu có ( X = 1,58); Luyện tập ( X =1,57). Điều đó thể hiện các nhà trường chưa mạnh dạn áp dụng các phương pháp này trong

quá trình bồi dưỡng. Như vậy, tính chủ động, khai thác tư duy của GV tham gia

trong quá trình bồi dưỡng còn hạn chế, GV ít được vận dụng, luyện tập áp dụng Như vậy có thể thấy, việc sử dụng các phương pháp bồi dưỡng đơn điệu,

ít sự tương tác giữa chủ thể bồi dưỡng với đối tượng bồi dưỡng làm hạn chế

hiệu quả của công tác bồi dưỡng. Mặt khác nó chưa huy động được tính tích cực, chủ động của GV, làm hạn chế khả năng tự học, tự bồi dưỡng của GV. Do đó, việc lựa chọn phương pháp bồi dưỡng phù hợp quyết định đến chất lượng và hiệu quả của công tác bồi dưỡng NLDHTH cho GV THCS huyện Hiệp Hòa hiện nay.

2.2.3.4. Thực trạng về hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung học cơ sở

Để đánh giá thực trạng hình thức bồi dưỡng năng lực DHTH ở các trường THCS trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu đối với 327 người với vai trò là cán bộ Phòng GD&ĐT, CBQL, GV 26 nhà trường THCS trong toàn huyện và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.7. Đánh giá của khách thể điều tra về các hình thức bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV THCS


TT


Hình thức tổ chức

Mức độ đánh giá (%)


X

Rất phù

hợp

Phù hợp

Chưa phù

hợp

SL

%

SL

%

SL

%


1

Bồi dưỡng ngắn hạn tại huyện,

tỉnh theo hình thức tập trung.


47


14,4


185


56,6


95


29,1


1,85


2

Cung cấp tài liệu cho GV tự

học, có hướng dẫn và kiểm tra, đánh giá cụ thể


38


11,6


185


56,6


104


31,8


1,80

3

Kết hợp trong bồi dưỡng nâng

chuẩn trình độ GV


40


12,2


213


65,1


74


22,6


1,90

4

Bồi dưỡng theo chuyên đề ở

cụm, trường


102


31,2


168


51,4


57


17,4


2,14

5

Tích hợp trong BDTX theo chu kì

97

29,7

169

51,7

61

18,7

2,11

Điểm TB của nhóm







1,96

Kết quả ở bảng 2.7 cho ta thấy: các hình thức bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV THCS có mức độ thực hiện thấp, thể hiện ở điểm trung bình X = 1,96 (min=1; max=3). Hình thức tổ chức bồi dưỡng được đánh giá phù hợp nhất là: “Bồi dưỡng theo chuyên đề ở cụm, trường” X =2,14. Hình thức tổ chức bồi dưỡng được đánh giá ít phù hợp nhất là “Cung cấp đầy đủ tài liệu cho GV tự học, có hướng dẫn và kiểm tra, đánh giá cụ thể”X =1,80.

Hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV tuy chưa được triển khai theo chuyên đề riêng, song thông qua các nội dung bồi dưỡng khác, hầu hết CBQL và GV đều nhận thấy nội dung này đã được lồng ghép, tích hợp trong hoạt động bồi dưỡng của cụm trường và của các nhà trường.

Các hình thức bồi dưỡng theo chuyên đề ở cụm, trường, bồi dưỡng thường xuyên theo chu kì và đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nhận được sự đồng thuận cao hơn vì những hình thức này có nội dung bồi dưỡng những vấn đề mới về cách thức, nội dung đổi mới giáo dục. Tuy nhiên, hình thức cung cấp đầy đủ tài liệu cho GV tự học, có hướng dẫn và kiểm tra, đánh giá cụ thể nhiều cán bộ quản lý và GV cho rằng chưa phù hợp. Điều này cho thấy họ chưa có động lực trong quá trình tự bồi dưỡng. Bên cạnh đó, nguồn tài liệu về bồi dưỡng DHTH chưa phong phú, đọc còn khó hiểu, khi GV nghiên cứu xong khó áp dụng vào DHTH, một bộ phận GV còn ngại đọc tài liệu, chưa hiểu kĩ vấn đề liên quan đến đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy. Điều này có ảnh hưởng đến kết quả bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV.

Như vậy, ý kiến đánh giá của các khách thể điều tra về các hình thức bồi dưỡng năng lực DHTH như trên cho thấy các nhà quản lý giáo dục cần phải lựa chọn các hình thức bồi dưỡng GV sao cho hợp lý, phù hợp với từng đối tượng GV của từng bộ môn, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng, điều kiện thời gian của GV để quá trình bồi dưỡng đạt kết quả cao. Trong đó cần chuyển hóa từ quá trình bồi dưỡng thành quá trình tự bồi dưỡng.

2.2.3.5. Thực trạng việc kiểm tra, đánh giá việc bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa

Để nắm thực trạng công tác kiểm tra đánh giá trong hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV, chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên 260 GV các trường THCS trong huyện, kết quả cụ thể trong bảng 2.8.

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 07/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí