DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
BDGV : Bồi dưỡng giáo viên CBQL : Cán bộ quản lý
CSVC : Cơ sở vật chất ĐBKK : Đặc biệt khó khăn GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo GD : Giáo dục
GV : Giáo viên
HCM : Hồ Chí Minh
HS : Học sinh
TVHĐ : Tư vấn học đường THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng:
Có thể bạn quan tâm!
- Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho giáo viên trung học phổ thông vùng đặc biệt khó khăn, tỉnh Bắc Kạn - 1
- Kỹ Năng, Kỹ Năng Tư Vấn Học Đường
- Tổ Chức Bồi Dưỡng Kỹ Năng Tư Vấn Học Đường Cho Gv
- Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Với Vai Trò Tổ Chức Bồi Dưỡng Kỹ Năng Tư Vấn Học Đường Cho Gv Các Trường Phổ Thông
Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.
Bảng 2.1. Qui mô phát triển số lượng HS THPT vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn trong 3 năm trở lại đây 36
Bảng 2.2. Kết quả xếp loại hạnh kiểm của HS THPT vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn trong 3 năm trở lại đây 37
Bảng 2.3. Kết quả xếp loại học lực của HS THPT vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn trong 3 năm trở lại đây 37
Bảng 2.4. Thống kê về trình độ đào tạo của đội ngũ GV THPT vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn trong 3 năm trở lại đây 38
Bảng 2.5. Đánh giá của CBQL, GV về sự cần thiết về hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT 41
Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL, GV về nội dung hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn 42
Bảng 2.7. Đánh giá của CBQL, GV về phương pháp bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn 44
Bảng 2.8. Đánh giá của CBQL, GV về hình thức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn 45
Bảng 2.9. Khó khăn tâm lý của học sinh THPT vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn.47 Bảng 2.10. Đánh giá của học sinh về hoạt động tư vấn học đường ở các trường
THPT vùng đặc biệt khó khăn, tỉnh Bắc Kạn 49
Bảng 2.11. Đánh giá của CBQL, GV về việc lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn 51
Bảng 2.12. Đánh giá của CBQL, GV về tổ chức triển khai các hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn 53
Bảng 2.13. Đánh giá của CBQL, GV về việc chỉ đạo thực hiện hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn 55
Bảng 2.14. Đánh giá của CBQL, GV về việc kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn 57
Bảng 2.15. Đánh giá của khách thể điều tra về các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn 58
Biểu đồ:
Biểu đồ 3.1. Tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV trung học phổ thông vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn 84
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, trong giáo dục vai trò của những người làm công tác tư vấn học đường ngày càng được coi trọng. Nếu chúng ta làm tốt công tác tư vấn học đường sẽ góp phần hạn chế những vấn đề, vụ việc tiêu cực gây nhức nhối xã hội như bạo lực học đường, hay hệ lụy xảy ra khi học sinh ứng xử không chuẩn mực.
Để cụ thể hóa nội dung thực hiện công tác tư vấn học đường, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18/12/2017 về hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông, với mục đích phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp (khi cần thiết) đối với học sinh đang gặp phải khó khăn về tâm lý trong học tập và cuộc sống để tìm hướng giải quyết phù hợp, giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra; góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường. Hỗ trợ học sinh rèn luyện kỹ năng sống; tăng cường ý chí, niềm tin, bản lĩnh, thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội; rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần, góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách. Giao nhiệm vụ cho các Sở GD&ĐT thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ công tác tư vấn tâm lý học sinh đối với cán bộ, GV kiêm nhiệm, hợp đồng chuyên trách công tác tư vấn tâm lý và các cán bộ Đoàn, Đội, GV chủ nhiệm và các thành viên khác thực hiện công tác tư vấn tâm lý trong nhà trường.
Với sự quan tâm chỉ đạo về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các Bộ, ban ngành Đoàn thể, công tác tư vấn học đường đã từng bước phát triển rõ rệt và có đóng góp đáng kể vào việc giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ trong thời kỳ mới. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các nhà trường chưa có cán bộ chuyên trách làm công tác từ vấn học đường, đặc biệt là các trường THPT, có các học sinh đang ở lứa tuổi học sinh phổ thông - giai đoạn có nhiều sự thay đổi về tâm sinh lý, các em có nhiều trăn trở, suy tư, lo lắng và có nhu cầu được hỗ trợ, tư vấn. Đó là những vấn đề liên quan đến tâm lý, tình yêu, giới tính, sinh sản, hướng nghiệp… Trong khi đó đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ tư vấn học đường tại các nhà trường chủ yếu là GV một số chuyên ngành như Ngữ văn, Giáo dục công dân, hay
GV dạy Lịch sử, Ðịa lý, cán bộ chuyên trách tại các phòng ban thực hiện kiêm nhiệm, do đó trình độ năng lực tư vấn, tham vấn của đội ngũ này vẫn còn rất nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, việc tổ chức bồi dưỡng chưa thường xuyên, tài liệu tập huấn còn chưa đầy đủ, một số cán bộ tập huấn không có nhiều kinh nghiệm thực tế. Đặc biệt là những nhà quản lý giáo dục, đội ngũ GV thực hiện kiêm nhiệm công tác tư vấn học đường chưa thực sự hiểu và nhận thức đầy đủ về vấn đề này, họ luôn coi đây là nhiệm vụ kiêm nhiệm nên chưa thực sự quan tâm nhiều và chưa có ý thức tự nghiên cứu, bồi dưỡng về công tác tư vấn học đường.
Nhận thức sâu sắc về vấn đề này, hằng năm Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Kạn đều có chỉ đạo triển khai, thực hiện công tác tư vấn học đường lồng ghép vào kế hoạch chỉ đạo nhiệm vụ năm học. Nhưng do tỉnh Bắc Kạn là một tỉnh khó khăn nhất toàn quốc, trình độ dân trí còn hạn chế, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm khoảng 80%, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn cao, xã đặc biệt khó khăn chiếm 49%, có 02 huyện được hỗ trợ áp dụng các cơ chế, chính sách theo qui định tại Nghị quyết 30a/2008/NĐ-CP nên trong quá trình triển khai, thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Đồng thời, tại những vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Bắc Kạn, đa số học sinh là người dân tộc thiểu số, do môi trường giao tiếp hạn hẹp, học sinh thường có biểu hiện nhút nhát, tự ti, sống khép mình… Những khó khăn tâm lý này ở các em sẽ được khắc phục dần dần nếu GV có kỹ năng tư vấn tâm lý tốt, biết cách tác động đến các em một cách phù hợp.
Là một cán bộ phụ trách trực tiếp về công tác bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo tại Sở Giáo dục và Đào tạo, chịu trách nhiệm tham mưu và chỉ đạo việc thực hiện công tác bồi dưỡng tư vấn học đường ở địa phương, bản thân tôi luôn trăn trở tìm biện pháp bồi dưỡng đội ngũ GV THPT vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Bắc Kạn. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: "Tổ chức Bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV Trung học phổ thông vùng đặc biệt khó khăn, tỉnh Bắc Kạn".
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề xuất một số biện pháp tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn, tỉnh Bắc
Kạn, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT trên địa bàn Tỉnh.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn, tỉnh Bắc Kạn.
4. Giả thuyết khoa học
Hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn, tỉnh Bắc Kạn còn có những hạn chế nhất định như: nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng chưa phù hợp; hiệu quả bồi dưỡng còn thấp… Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó có nguyên nhân thuộc về phía quản lý. Nếu đề xuất và thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp tổ chức bồi dưỡng phù hợp với tình hình thực tiễn thì hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn, tỉnh Bắc Kạn sẽ được nâng cao.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT.
5.2 Khảo sát và đánh giá thực trạng tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn, tỉnh Bắc Kạn.
5.3 Đề xuất biện pháp tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn, tỉnh Bắc Kạn.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung: Tập trung nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường (tư vấn tâm lý học đường) cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn, tỉnh Bắc Kạn.
6.2. Về địa bàn khảo sát: Tiến hành khảo sát tại 5 trường THPT vùng đặc biệt khó khăn thuộc tỉnh Bắc Kạn: Trường THPT Bộc Bố, THPT Ngân Sơn, THCS&THPT Nà Phặc, THPT Yên Hân, THPT Bình Trung.
- Đề tài sử dụng số liệu thống kê về đội ngũ GV, học sinh của Sở GD&ĐT Bắc Kạn trong các năm học: 2016-2017, 2017-2018, 2018-2019.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Bao gồm các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá các tài liệu lý luận, các công trình nghiên cứu có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: Quan sát thực tiễn công tác tổ chức bồi dưỡng GV thực hiện nhiệm vụ tư vấn, các biểu hiện của hoạt động tư vấn học đường tại các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn.
- Phương pháp đàm thoại: Trò chuyện với một số CBQL, GV và học sinh để thu thập thêm thông tin thực tiễn cho đề tài.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến đối với CBQL, GV và học sinh về những vấn đề liên quan đến công tác bồi dưỡng, tổ chức bồi dưỡng và hiệu quả của công tác bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn.
- Phương pháp chuyên gia: Thông qua các mẫu phiếu và trao đổi trực tiếp để xin ý kiến chuyên gia về cách xử lý các kết quả điều tra, cách thức thực hiện các biện pháp bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Trao đổi, tọa đàm; tổ chức các hội thảo, hội nghị tổng kết rút kinh nghiệm về quản lí hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn.
7.3. Các phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Sử dụng các công thức toán như tính điểm trung bình, tính phần trăm… để xử lý các kết quả nghiên cứu của đề tài.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu; Kết luận, Khuyến nghị; Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn.
Chương 2: Thực trạng tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn, tỉnh Bắc Kạn.
Chương 3: Biện pháp tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho GV THPT vùng đặc biệt khó khăn, tỉnh Bắc Kạn.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG CHO GIÁO VIÊN
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Ở nước ngoài
Nghiên cứu về tư vấn và kỹ năng tư vấn học đường có nhiều tác giả trên thế giới quan tâm, những nghiên cứu này được thể hiện dưới nhiều nguồn tài liệu nghiên cứu khác nhau.
Tâm lý học đường là một nhánh của ngành Tâm lý học được ra đời đầu tiên tại Mỹ vào đầu thế kỷ XX.
Đầu thế kỷ 20, tác giả Carl Roger có tầm ảnh hưởng rất lớn, là nhà tâm lý học, tâm lý trị liệu hàng đầu, đưa ngành tư vấn tâm lý lên địa vị quan trọng với phương pháp tư vấn thân chủ trọng tâm và học trò là trung tâm trong tư vấn học đường. Theo tác giả, tư vấn học đường trong các nhà trường nhằm lắng nghe, động viên giúp đỡ giải quyết các khó khăn trong học tập và chia sẻ tâm tư tình cảm, giải toả stress, cải thiện môi trường giáo dục, con người nhân ái, nhân văn được tôn trọng. Tư vấn học đường bắt đầu được nâng lên từ mục tiêu tập trung phát triển nghề nghiệp sang tập trung vào các vấn đề cá nhân và xã hội của học sinh, sinh viên, song song với sự lớn mạnh của các trào lưu nâng cao pháp quyền xã hội và dân sự ở Mỹ (dẫn theo [14]).
Năm 1981, vai trò của hoạt động TVHĐ đã được khẳng định ngay trên trang bìa số đầu tiên của Tạp chí, John H. Borgard: Chúng ta cần một cái gì nhiều hơn để hoạt động. TVHĐ không chỉ hỗ trợ cho việc giảng dạy và nghiên cứu, mà còn đạt được chức năng giáo dục thật sự hơn. “Một cái gì đó nhiều hơn chính là nền tảng lý thuyết tiếp cận cho hoạt động của TVHĐ”. Tác giả nhấn mạnh vai trò của hoạt động TVHĐ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường THPT (dẫn theo [34]).
Những lý thuyết mang tính liên ngành thuộc nhiều ngành khoa học khác nhau: Khoa học phát triển, khoa học trong lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn,... đều có tác dụng hỗ trợ cho hoạt động của đội ngũ TVHĐ. Với sự tiếp cận mang tính đa chiều này, các TVHĐ sẽ biết được nhiều vấn đề của người học như: Đặc điểm tâm, sinh, lí của học sinh, sự tương tác xã hội của học sinh,...