dấu hiệu về chủ thể và khách thể, mặt chủ quan: Bất cứ ai có năng lực TNHS và đạt độ tuổi nhất định đều có thể là chủ thể của hai loại tội này. Khách thể mà hai tội này xâm phạm đều là trật tự quản lý về các giấy tờ có giá khác. Người thực hiện hai tội này với lỗi cố ý, họ nhận thức rõ hành vi của mình là vi phạm pháp luật và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc hậu quả xảy ra.
Về mặt khách quan của tội phạm, trong đó có hành vi mua bán, sử dụng trái phép hóa đơn GTGT đã được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư liên tịch số 21/2004/TTLT-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTP của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Tòa án nhân dân Tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp ngày 23/11/2004 hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi mua, bán, sử dụng trái phép hoá đơn giá trị gia tăng như sau:
1.3. Người nào có hành vi mua hoá đơn giá trị gia tăng và sử dụng trái phép hoá đơn đó để hợp thức hoá chứng từ về việc buôn bán trái phép hàng hoá thì việc truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
a. Nếu chứng minh được là hành vi buôn bán trái phép hàng hoá qua biên giới mà thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về "tội buôn lậu" theo Điều 153 của Bộ luật hình sự:
a.1. Hàng hoá có giá trị từ một trăm triệu đồng trở lên;
a.2. Hàng hoá có giá trị dưới một trăm triệu đồng,nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều 153 hoặc tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160 và 161 của trở lên. Bộ luật hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các hành vi này, nhưng chưa được xoá án tích mà còn vi phạm nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193,194, 195, 196, 230, 232, 236 và 238 của Bộ luật hình sự.
b. Nếu không chứng minh được hành vi buôn bán trái phép hàng hoá qua biên giới (tức là chỉ trong nội địa) mà thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về "tội trốn thuế" theo Điều 161 của Bộ luật hình sự:
b.1. Tiền trốn thuế từ năm mươi triệu đồng trở lên;
b.2. Tiền trốn thuế dưới năm triệu đồng, nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội trốn thuế hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157,158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232,233, 236 và 238 của Bộ luật hình sự, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
1.4. Người nào có hành vi mua hoá đơn giá trị gia tăng mà không thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các tiểu mục 1.1, 1.2 và 1.3 mục này, thì việc truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
Có thể bạn quan tâm!
- Tội trốn thuế theo Luật Hình sự Việt Nam trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội - 3
- Các Tình Tiết Định Khung Tăng Nặng Đối Với Tội Trốn Thuế
- Các Tình Tiết Tăng Nặng Theo Khoản 3 Điều 161 Blhs
- Các Căn Cứ Pháp Lý Và Căn Cứ Khoa Học Của Việc Định Tội Danh
- Kết Quả Xét Xử Tội Trốn Thuế Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội
- Những Vi Phạm, Sai Lầm Về Quyết Định Hình Phạt
Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.
a. Trường hợp chứng minh được khi mua hoá đơn giá trị gia tăng mà hoá đơn giá trị gia tăng đó đã được ghi đầy đủ như đã mua hàng hoá thì người mua bị truy cứu trách nhiệm hình sự về "tội tàng trữ, vận chuyển, lưu hành giấy tờ có giá giả" theo Điều 181 của Bộ luật hình sự;
b. Trường hợp không chứng minh được hoá đơn giá trị gia tăng đã được ghi đầy đủ như đã mua hàng hoá (hoá đơn giá trị gia tăng còn nguyên như khi phát hành) thì người mua bị truy cứu trách nhiệm hình sự về "tội mua bán tài liệu của cơ quan nhà nước" theo Điều 268 của Bộ luật hình sự, nếu số lượng hoá đơn giá trị gia tăng từ năm mươi số trở lên (thông thường mỗi số có 3 liên) hoặc dưới năm mươi số,nhưng đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ con dấu, tài liệu của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội,nhưng chưa được xoá án tích và mà còn vi phạm [40].
Tuy nhiên, một số quy định của Thông tư này không còn phù hợp với quy định của BLHS năm 2009. Hiện nay BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung còn thêm một tội liên quan đến hóa đơn đó là tội “mua bán trái phép hóa đơn”
– Điều 164a. Do đó cần phải sửa đổi, hướng dẫn cho phù hợp để việc áp dụng pháp luật trong điều tra, truy tố, xét xử đảm bảo thống nhất, chính xác.
1.5. Tổng quan về tội trốn thuế trong pháp luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1999
1.5.1. Từ năm 1945 đến năm 1985
Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập. Pháp luật thời kỳ này chưa có một hệ thống hoàn chỉnh, hệ thống hóa các quy định của pháp luật còn hạn chế trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, trước sự phát triển kinh tế, đòi hỏi quản lý các nguồn thu ngân sách Nhà nước đã có nhiều văn bản ban hành để xác lập về thuế như:
Thông tư 427 – TTG ngày 18/12/1954 của Thủ tướng chính phủ quy định về thuế doanh nghiệp;
Nghị định số 715-TTg ngày 24-3-1956 của Thủ tướng chính phủ về ban hành bản điều lệ thuế nông nghiệp áp dụng ở những nơi đã cải cách ruộng đất;
Quyết định số 200 -NQ/TVQH ngày 18-1-1966 của Ủy ban thường vụ quốc hội về việc ban hành điều lệ thuế công thương nghiệp;
Nghị quyết số 487- NQ/QHK4 ngày 26/9/1974 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc ban hành điều lệ thuế hàng hóa.
Các văn bản Luật về thuế thời kỳ này đã xác định được các hành vi vi phạm thể lệ về thuế, coi là một trong các hành vi xâm phạm chính sách quản lý các hoạt động kinh doanh. Đồng thời cũng quy định các hành vi vi phạm cụ thể về thuế và đường lối xử lý đối với các vi phạm. Một số dạng hành vi liên quan đến trốn thuế cũng được ghi nhận như: Khai man, không chịu nộp thuế,
lập chứng từ giả, lập sổ sách không đúng thực tế… đều đã được quy định trong các văn bản pháp luật để xử lý về hành vi trốn thuế.
Đối với người có hành vi trốn thuế ngoài việc quy định các chế tài đa dạng như phạt tiền, tịch thu hàng hóa gian lận, đình chỉ hoạt động kinh doanh, bước đầu đã có sự phân hóa trách nhiệm hình sự dựa trên cơ sở số tiền trốn thuế và tính chất nghiêm trọng của hành vi trốn thuế.
Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật thời kỳ này chưa có điều luật nào khái quát chung về tội trốn thuế, cũng như chưa có sự phân định rõ ràng giữa trốn thuế là hành vi vi phạm hành chính với trốn thuế với tính chất là tội phạm.
Ngày 15/3/1976 Chính phủ ban hành Sắc luật số 03/SL-76 quy định về tội phạm kinh tế, tại Điều 6 Sắc luật quy định:
Tội kinh tế là tội gây thiệt hại về kinh tế tài chính cho Nhà nước, cho hợp tác xã, hoặc cho tập thể nhân dân, gây trở ngại cho việc khôi phục và phát triển sản xuất, cho việc ổn định và cải thiện đời sống của nhân dân, gồm các tội:
- Sản xuất hàng giả, cố ý lừa gạt người tiêu thụ.
- Kinh doanh trái phép, cố ý trốn tránh quy định của Nhà nước.
- Làm bạc giả hoặc tiêu thụ bạc giả
- Mua gian, bán lận, trốn thuế, lừa gạt nhà cầm quyền.
- Đầu cơ tích trữ, tung tin thất thiệt, dìm giá, tăng giá, phá rối thị trường.
- Bán hàng Nhà nước cấm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp trên đây thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm và phạt tiền đến 50.000 đồng Ngân hàng hoặc một trong hai hình phạt đó, trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù đến 20 năm, tù chung thân hoặc bị xử tử hình và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản [5, Điều 6].
Như vậy, trong thời kỳ này tội trốn thuế đã được quy định là một trong các tội phạm kinh tế, pháp luật đã xác định tính nguy hiểm cho xã hội của tội trốn thuế. Sắc luật cũng quy định chế tài đối với tội trốn thuế nói riêng và hành vi xâm phạm chế độ kinh tế nói chung một cách nghiêm khắc. Hình phạt áp dụng đối với tội này là phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm hoặc phạt tiền đến 50000 đồng, trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù đến 20 năm, tù chung thân hoặc bị xử tử hình. Những quy định này là cơ sở pháp lý cho việc xử lý hình sự đối với các hành vi xâm phạm chế độ kinh tế nói chung và hành vi trốn thuế nói riêng, góp phần vào công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm trốn thuế.
Năm 1982 để phù hợp với diễn biến của tình hình kinh tế - xã hội và trên cơ sở Hiến pháp 1980, Pháp lệnh trừng trị tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép được ban hành ngày 30/6/1982. Tại khoản 1 Điều 6 của Pháp lệnh này, trốn thuế được quy định là một trong những hành vi khách quan của tội kinh doanh trái phép:
Người nào kinh doanh không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung được phép, trốn thuế, không niêm yết giá, nâng giá cao hơn giá niêm yết, không đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, sử dụng trái phép nhãn hiệu hàng hoá hoặc dùng thủ đoạn khác để lừa dối cơ quan Nhà nước và người tiêu dùng thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ ba tháng đến hai năm, hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm, và bị phạt tiền gấp ba lần trị giá hàng phạm pháp [12, Điều 6].
Như vậy hành vi trốn thuế ngày càng được xác định cụ thể hóa. Trong pháp lệnh trừng trị tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép năm 1982 trốn thuế được coi là một trong những hành vi khách quan của tội kinh doanh trái phép, trong nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý về kinh tế. Và người phạm tội kinh doanh trái phép (trong đó có hành vi trốn thuế) luôn phải chịu hình phạt tiền là hình phạt bắt buộc và phải chịu cải tạo không giam giữ hoặc bị phạt tù. Như vậy thời kỳ này nhà làm luật đã chú trọng đến biện pháp
xử lý kinh tế đối với hành vi trốn thuế bởi nó xâm phạm đến trật tự kinh tế nên cần phải đánh vào kinh tế của người phạm tội.
Tuy nhiên trong thời kỳ này các quy định về tội phạm chưa được quy định tập trung thống nhất trong một văn bản, tội trốn thuế cũng chưa được quy định là một tội cụ thể.
1.5.2. Từ năm 1985 đến năm 1999
Năm 1985, tại kỳ họp Quốc hội khóa VII đã thông qua BLHS đầu tiên của nước ta. Nó là một công cụ sắc bén của Nhà nước chuyên chính vô sản để bảo vệ những thành quả của cách mạng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đấu tranh chống và phòng ngừa mọi hành vi phạm tội, góp phần hoàn thành hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bộ luật hình sự này kế thừa và phát triển Luật hình sự của Nhà nước ta ở các văn bản pháp luật trước đó. Trong đó tội trốn thuế đã được quy định là một tội cụ thể trong nhóm các tội phạm về kinh tế. Điều 169 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định tội trốn thuế như sau: “Người nào trốn thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm” [19].
Tiếp theo đó, Bộ luật được sửa đổi, bổ sung vào các năm 1989, 1991, 1992, quy định về tội trốn thuế cũng được bổ sung theo hướng cụ thể hơn, mở rộng phạm vi và tăng nặng hình phạt áp dụng đối với tội trốn thuế. Theo luật sửa đổi bổ sung năm 1992, Điều 169 quy định về tội trốn thuế như sau:
1. Người nào trốn thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội trốn thuế với số lượng rất lớn hoặc đã bị kết án nhưng chưa được xoá án về tội trốn thuế hoặc về một trong các tội quy định ở các điều 96a, 97, 165, 166, 167, 168, 173 và 183 hoặc
trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm.
Theo quy định điều luật qua các năm sửa đổi thì một trong những dấu hiệu để xác định tội trốn thuế là dấu hiệu “trốn thuế với số lượng lớn”. Tuy nhiên điều luật không quy định rõ thế nào là trốn thuế với số lượng lớn, chưa định lượng cụ thể trong Điều luật. Theo thông tư liên tịch số 11/TTLT ngày 20/11/1990 của liên ngành Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Bộ Nội vụ và Bộ Tư pháp hướng dẫn về xử lý đối với đối với các hành vi trốn thuế thì: Trốn thuế với số lượng lớn là trốn thuế với số tiền thuế tương đương với giá trị của 5 tấn gạo trở lên (điểm 4 – Thông tư liên tịch số 11). Tiếp đó để phù hợp với tình hình mới, Thông tư liên ngành số 06 ngày 20-9-1996 của Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp đã thay thế cho Thông tư số 11, hướng dẫn về xử lý đối với tội trốn thuế như sau: “Người trốn thuế với số lượng từ năm mươi triệu đồng đến dưới một trăm năm mươi triệu đồng thì bị coi là trốn thuế với số lượng lớn và bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 169 Bộ luật hình sự”. Cách quy định này đã cụ thể hơn đảm bảo cho việc áp dụng được thống nhất.
Chương 2
THỰC TIẾN XÉT XỬ TỘI TRỐN THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Những yêu cầu bảo đảm việc xét xử tội trốn thuế đúng pháp luật
Xét xử là việc Tòa án trên cơ sở các tình tiết của vụ án và các quy định của pháp luật để xác định một người có là tội phạm hay không, phạm tội được quy định tại điều luật nào của BLHS và tương ứng với tội phạm mà họ đã thực hiện, Tòa án quyết định hình phạt đối với họ. Do đó để đảm bảo hoạt động xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật Tòa án phải thực hiện hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt đúng.
2.1.1. Phải định tội danh đúng
Để định tội danh đối với tội trốn thuế được chính xác cần phải hiểu rõ định tội danh là gì, gồm những việc gì, cơ quan nào có thẩm quyền…đồng thời khi định tội danh phải dựa trên các căn cứ nào?
2.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của định tội danh
Định tội danh là một giai đoạn quan trọng trong quá trình áp dụng PLHS, là một trong những biện pháp đưa BLHS vào đời sống xã hội, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, qua đó góp phần thực hiện đường lối chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta. Định tội danh là sự xác nhận về mặt pháp lý sự phù hợp (sự đồng nhất) giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện trong thực tế khách quan với các dấu hiệu trong CTTP tương ứng được quy định trong BLHS. Hay nói cách khác, Định tội danh là việc xác định một hành vi cụ thể đã thực hiện thoả mãn đầy đủ các dấu hiệu của CTTP của tội nào trong số các tội phạm đã được quy định trong BLHS.
Định tội danh có một số đặc điểm sau: