Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải trên Thị trường bán lẻ - 13

3.3.1. Bổ sung, hoàn thiện các chính sách, cơ chế thúc đẩy ứng dụng và triển khai các nghiệp vụ ngân hàng mới.

NHNN cần rà soát lại các văn bản pháp luật hiện hành xem có phù hợp với các cam kết và yêu cầu của các hiệp định quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng và dịch vụ tài chính. Trên cơ sở đó tiến hành sửa đổi, bổ sung, thay thế, đồng thời ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn cho phù hợp, tránh tình trạng các văn bản chồng chéo nhau, gây khó khăn cho các ngân hàng khi thực hiện.

Ban hành cơ chế về quản lý dịch vụ ngân hàng, tạo điều kiện phát triển hệ thống dịch vụ bán lẻ của các NHTM. Giao quyền cho các NHTM quyết định các loại dịch vụ cần thu phí theo nguyên tắc thương mại chứ NHNN không nên điều hành biểu phí dịch vụ làm mất tính cạnh tranh.

3.3.2. Duy trì vai trò định hướng chiến lược và chỉ đạo sát sao quá trình triển khai dịch vụ Ngân hàng bán lẻ của các NHTM.

Để các dịch vụ ngân hàng hiện đại đi vào đời sống dân cư, tạo thói quen giao dịch qua ngân hàng cho toàn xã hội thì từng NHTM riêng lẻ không thể làm được mà phải có những chính sách tổng thể của NHNN. NHNN cần kiểm soát chiến lược phát triển dịch vụ NHBL chung của các NHTM ở tầm vĩ mô, đảm bảo kiến trúc tổng thể hài hòa trong toàn ngành, tránh tình trạng “đèn ai nấy rạng” nhưng vẫn đảm bảo mục đích chung về lợi nhuận cho mỗi ngân hàng và tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Sự định hướng chung của NHNN sẽ giúp các NHTM cập nhật những thông tin tài chính nhanh nhất, cùng kết hợp với nhau trong một số lĩnh vực, tránh đầu tư trùng lặp, lãng phí. Ví dụ, trong lĩnh vực thẻ cần thành lập Hiệp hội thẻ Việt Nam trực thuộc NHNN như một tổ chức quản lý, một trung tâm thanh toán giữa các ngân hàng.Vậy, Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng phải phát huy vai trò của mình để đảm bảo quyền quản lý nhà nước duy nhất về hoạt động tiền tệ, tín dụng của NHNN.

3.3.3. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng

NHNN Việt Nam cần đi trước một bước trong việc hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Tập trung đầu tiên, mạnh mẽ vào công tác thanh toán không dùng tiền mặt, nâng cao chất lượng các phương tiện và công cụ thanh toán.

Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các NHTM tự đầu tư, hợp tác liên kết và vay vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Trong lĩnh vực này, Cục Công nghệ tin học ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu và lựa chọn các công nghệ và sản phẩm phần mềm tiên tiến trên thị trường trong và ngoài nước để tư vấn, định hướng cho các NHTM.


KẾT LUẬN CHƯƠNG III

Trong chương III, luận văn đã đề cập đến quan điểm, định hướng phát triển của Maritime Bank trong thời gian tới đó là phấn đấu đến năm 2015 Maritime Bank sẽ là Ngân hàng bán lẻ số 1 tại Việt Nam và 40-50% nguồn thu sẽ đến từ các dịch vụ bán lẻ. Bên cạnh đó không chỉ giới hạn những dịch vụ Ngân hàng truyền thônhs mà Maritime sẽ đáp ứng mọi nhu cầu tài chính của Khách hàng. Và với mục tiêu mở rộng thị phần bán lẻ, tăng số lượng khách hàng giao dịch, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường Ngân hàng bán lẻ.

KẾT LUẬN


Trong thời gian qua, tất cả các chỉ tiêu kết quả tình hình kinh doanh của Maritime Bank là rất khả quan, đã trở thành một hiện tượng, một điểm sáng trong ngành Tài chính - Ngân hàng ở Việt Nam.

Nhưng nếu chỉ dừng như hiện nay thôi thì chưa đủ vì: mức độ cạnh tranh trên thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam hiện nay ngày càng khốc liệt với sự gia nhập của không chỉ các ngân hàng nội địa mà còn nhiều tên tuổi ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam như HSBC, Standard Chartered, ANZ, Mizuho, Hong Leong, Shinhan... Đây là những thách thức rất lớn đối với các Ngân hàng TMCP Việt Nam nói chung và Maritime Bank nói riêng.

Song như triết học Mác đã khẳng định: mâu thuẫn luôn luôn là nguồn gốc và động lực của sự phát triển.

Trong những năm gần đây, dịch vụ ngân hàng bán lẻ đã được triển khai tại tất cả các Chi nhánh và Phòng giao dịch. Ban đầu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Hàng loạt các chương trình khuyến mãi được tung ra, nhiều sản phẩm dịch vụ mới được cung cấp và khách hàng rất hài lòng. Nhờ đó Maritime bank không những vẫn có được tốc độ tăng trưởng ổn định, hình ảnh và vị thế của ngân hàng không ngừng nâng cao. Maritime bank vẫn tiếp tục phấn đấu để trở thành một trong những Ngân hàng bán lẻ tốt nhất ngành ngân hàng, không những cạnh tranh được với các ngân hàng trong nước mà còn cạnh tranh được với các Chi nhánh ngân hàng nước ngoài…

Do khả năng của tác giả và thời gian còn hạn chế, luận văn chắc chắn không tránh khỏi có những thiếu sót nhất định. Xin chân thành tiếp thu mọi ý kiến đóng góp của quý thầy cô, để hoàn thành luận văn đáp ứng mong mỏi của bạn đọc.

Xin chân thành cám ơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ngân hàng thương mại, PGS, TS Phan Thị Thu Hà, Trường ĐH Kinh tế quốc

dân, khoa Ngân hàng tài chính, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội, (2006).

2. Ngân hàng Thương mại_Quản trị và Nghiệp vụ, Phạm Thị Thu Hà-Nguyễn Thị

Thu Thảo, NXB Thống kê (2002).

3. Quản trị Ngân hàng thương mại, GS.TS. Lê Văn Tư, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội , (2005).

4. Quản trị Ngân hàng thương mại (Commercial bank management) Peter S.Rose,

ĐH Kinh tế quốc dân.

5. PGS.TS.Nguyễn Thị Quy (2005), Năng lực cạnh tranh của các NHTM trong xu

thế hội nhập, NXB Lý luận Chính trị quốc gia

6. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, GS, TS Lê Văn Tư, NXB Tài chính.

7. Frederic S.Minskin, Tiền tệ- Ngân hàng và Thị trường tài chính, NXB Khoa học kỹ thuật (1995).

8. Chu Văn Thái ,Thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ - cuộc cạnh tranh quyết định tương lai của các ngân hàng, Bản dịch từ “Banker”.

9. Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam năm 2008,

2009, 2010, 2011,2012

10. Văn phòng Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, NXB Tư pháp (2003).

11. Văn phòng Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Luật các Tổ chức tín dụng, NXB Tư pháp (2004).

12. Michael E.Porter (2009), Lợi thế cạnh tranh, NXB Trẻ.

13. Nguyễn Năng Phúc (2008), Giáo trình Phân tích Báo cáo Tài chính, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

14. TS. Nghiêm Sĩ Thương (2011), Cơ sở Quản lý Tài chính Doanh nghiệp, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

15. Nguyễn Hải Sản (1997), Quản trị Tài chính Doanh nghiệp, Nhà xuất bản trẻ, Hà Nội.

16. http://www.gso.gov.vn

17. http://www.sbv.gov.vn

18. http://www.techcombank.com.vn

19. http://www.vietcombank.com.vn

20. http://www.sacombank.com.vn

21. http://www.eximbank.com.vn

22. http://www.acb.com.vn

23. http://www.vib.com.vn

24. http://www.scb.com.vn


[1] http://www.fetp.edu.vn/index.cfm - Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.

[2] http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn - Bộ Tài chính.

[3] http://www.xaydung.gov.vn/site/moc - Bộ Xây dựng.

Phụ lục 01: Phiếu Khảo sát ý kiến khách hàng


Ý kiến đánh giá của khách hàng

Chi nhánh: Ngày:


Chúng tôi đã thực hiện tốt đến mức nào?

Hoàn toàn phả n đối Hoà n toàn đồng ý

1 2 3 4 5























Mức hài lòng chung


1.Tôi sẽ giới thiệu NH Maritime cho bạn bè tôi


2. Tôi rất hài lòng khi làm việc với NH Maritime

Sản phẩm


3. NH Maritime đưa ra các sản phẩm tốt nhất trên thị trường


4. Sản phẩm của NH Maritime mang đến lợi nhuận cao

Tốc độ và chất lượng dịch vụ


5. Tôi được hưởng chất lượng phục vụ tốt từ NH Maritime


6. Khi tới chi nhánh của NH Maritime, tôi không phải chờ đợi quá lâu


7. NH Maritime không mắc lỗi khi phục vụ tôi


8. Khi tôi gặp rắc rối, các rắc rối ấy đều được NH giải quyết


9. Các rắc rối của tôi đều được giải quyết nhanh hơn tôi mong đợi


10. Nhân viên của NH rất thân thiện và chu đáo


11. Nhân viên Nh luôn có mặt để hỗ trợ tôi


12. Nhân viên NH hiểu rõ nhu cầu của tôi


13. Nhân viên NH hiểu biết về sản phẩm và dịch vụ


14. Nhân viên NH giải quyết vấn đề linh hoạt


15. Nhân viên NH sẵn lòng giúp đỡ ngoài phạm vi nhiệm vụ

Tính thuận tiện của việc giao dịch


16. Tôi thấy giao dịch với NH Maritime thuận tiện


17. Tôi thích đến giao dịch tại NH


18. Tại chi nhánh, tôi luôn biết rõ nơi mình cần giao dịch


19. Các giao dịch được thực hiện đơn giản và dễ dàng


20. Mở tài khoản rất dễ dàng

Lòng trung thành và lòng tin


21. Tôi cảm nhận mình là KH có giá trị của NH


22.Tôi có kế hoạch mua thêm dịch vụ/sản phẩm tài chính của NH Maritime

Các đánh giá bổ sung



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải trên Thị trường bán lẻ - 13

Phụ lục 02: Phiếu Khảo sát ý kiến nhân viên


Ý kiến đánh giá của nhân viên

Branch: Date:


Chúng tôi đã thực hiện tốt đến mức

nào?


Hoàn toàn phản đốiHoàn toàn đồng ý

1 2 3 4 5

Mức hài lòng chung


1. Tôi thực sự mong muốn làm việc tại ngân hàng Maritime


2. Tôi có động lực làm việc cho ngân hàng Maritime

Định hướng

3. Tôi hiểu biết về mục tiêu của ngân hàng cho năm sắp tới


4. Tôi biết mình phải làm gì để đóng góp nhằm đạt được

mục tiêu chung của ngân hàng.

Lãnh đạo

5. Lãnh đạo của tôi là một tấm gướng tốt cho tôi noi theo


6. Tôi cảm nhận rằng ý kiến của tôi được lắng nghe

và tôi có khả năng tạo ra sự thay đổi

Trách nhiệm và động lực làm việc

7. Tôi hiểu rõ về vị trí làm việc hiện tại


8. Tôi hiểu rỗ về yêu cầu công việc cũng như mục tiêu cần phải

đạt được

9. Tôi biết được mình cần phải làm gì để đáp ứng được yêu cầu

công việc cũng như để đạt được mục tiêu


10. Tôi hiểu rõ về mối liên hệ giữa lương thưởng và hiệu quả làm

việc của mình


11. Maritime Bank khuyến khích nhân viên dựa trên hiệu quả

công việc

12. Tôi được ghi nhận khi thực hiện tốt công việc của mình

Năng lực

13. Tôi có những kỹ năng cần thiết để làm việc hiệu quả


14. Tôi cảm nhận mình đóng góp vào thành tích chung của phòng


15. Lãnh đạo phòng đào tạo tôi ít nhất 1 tháng/1 lần


16. Phòng/ban của tôi thảo luận về cách nâng cao hiệu quả làm

viêc trong phòng ít nhất một tháng một lần

Văn hóa DN

17. Tôi có thể tin tưởng và tìm lời khuyên từ 1 vài đồng nghiệp

18. Các nhân viên trong phòng tin tưởng lẫn nhau

Các đánh giá bổ sung


..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/05/2023