Tiêu Chí Đánh Giá Và Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Áp Dụng Pháp Luật Trong Việc Giải Quyết Các Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất Tại Tòa Án

việc xét xử của cơ quan Tòa án, đánh giá năng lực, trình độ chuyên môn của người Thẩm phán.


1.3. Tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân

1.3.1. Các tiêu chí đánh giá chất lượng áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất

Tiêu chí đánh giá chất lượng áp dụng pháp luật trong giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân bao gồm:

* Tiêu chí thứ nhất: Mức độ chính xác, đúng pháp luật, phù hợp với thực tiễn và khả năng thi hành của bản án, quyết định của Tòa án nhân dân về giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất.

Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân về việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất là một loại văn bản áp dụng pháp luật, đòi hỏi phải được ban hành một cách hợp pháp, đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục, có căn cứ pháp lý, phù hợp với thực tiễn cụ thể của sự việc và có khả năng thi hành trên thực tế. Muốn vậy, nội dung, lý lẽ và nhận định của bản án và quyết định của Tòa án nhân dân phải xuất phát từ sự nhận xét, đánh giá khách quan sự việc, không thiên lệch vì bất cứ lý do gì để đưa ra những phán quyết công bằng, phù hợp, thuyết phục được lòng người, có khả năng thi hành.

Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân trong giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất được ban hành đúng thẩm quyền, theo đúng quy định của pháp luật tố tụng dân sự là một trong những nội dung quan trọng thể hiện tính hợp pháp của bản án, quyết định đó. Trường hợp một bản án, quyết định sai thẩm quyền thường dẫn đến nhiều hậu quả xấu cho các đương sự, cho nền dân chủ và pháp chế của đất nước, vi phạm các quyền tự do dân chủ của công dân. Nếu như việc tranh chấp quyền sử dụng đất không thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân mà Tòa án nhân dân lại đưa ra xét xử, hoặc như vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện nhưng Tòa án nhân dân cấp tỉnh lại giải quyết là sai thẩm quyền, theo quy định của pháp luật

thì bản án, quyết định được ban hành sẽ không hợp pháp. Nghiêm trọng hơn là tình trạng nhầm lẫn từ quan hệ pháp luật dân sự trong tranh chấp quyền sử dụng đất để rồi biến thành quan hệ pháp luật hành chính dẫn đến việc áp dụng pháp luật hành chính ban hành bản án, quyết định oan, sai, không bảo vệ được quyền lợi cho công dân.

Tính hợp pháp của bản án, quyết định của Tòa án nhân dân về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất còn thể hiện ở việc bản án, quyết định được ban hành đúng trình tự, thủ tục và trong thời hạn luật định. Theo quy định của pháp luật nước ta, các bản án, quyết định phải được ban hành theo nguyên tắc xét xử tập thể, quyết định theo đa số và phải đảm bảo các thủ tục chặt chẽ, trong thời gian luật định. Việc áp dụng các thủ tục tố tụng dân sự có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án, nếu trong quá trình xem xét, giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất, người Thẩm phán vi phạm thủ tục quy định trong Luật tố tụng dân sự, dù là nhỏ, cũng đều có ảnh hưởng không tốt đến chất lượng xét xử. Thời hạn tiến hành giải quyết một vụ việc tranh chấp quyền sử dụng đất cũng được luật tố tụng dân sự quy định chặt chẽ, đòi hỏi người Thẩm phán phải thực hiện nghiêm chỉnh. Mọi vi phạm thủ tục và thời hạn ban hành bản án và quyết định của Tòa án nhân dân đều ảnh hưởng xấu đến tính hợp pháp của nó.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Tính chính xác, khách quan của bản án, quyết định của Tòa án nhân dân giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất biểu hiện ở toàn bộ nội dung văn bản, từ việc mô tả các tình tiết của sự việc một cách khách quan đến việc xem xét đối chiếu các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ và việc tranh luận công khai tại phiên tòa đến việc nhận định một cách chính xác, khách quan về sự việc. Việc đánh giá chứng cứ và nhận định các tình tiết của sự việc không khách quan, còn thiếu sót, cho dù là tình tiết có lợi hay bất lợi cho một trong các bên đương sự đều dẫn đến kết quả áp dụng pháp luật không chính xác. Tính chính xác và tính khách quan trong các bản án, quyết định của Tòa án nhân dân còn biểu hiện ở việc chọn quy phạm pháp luật đúng, viện dẫn điều luật, giải thích nội dung quy phạm pháp luật đầy đủ và chính xác; nếu như viện dẫn điều luật không đầy đủ, giải thích, áp dụng pháp luật theo chủ quan của mình thì bản án, quyết định được ban hành không còn khách quan, chính xác nữa.

Tính chính xác, khách quan của bản án, quyết định của Tòa án nhân dân thể hiện ở khả năng tìm và lựa chọn quy phạm pháp luật, khả năng áp dụng chính xác pháp luật. Thực tế cho thấy, pháp luật về đất đai cũng như pháp luật liên quan đến đất đai được các cơ quan có thẩm quyền ban hành nhiều, liên tục để điểu chỉnh cho phù hợp với chính sách, pháp luật của Nhà nước qua từng giai đoạn lịch sử khác nhau, do đó đòi hỏi người Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải nghiên cứu, tìm tòi và lựa chọn chính xác văn bản pháp luật để áp dụng giải quyết trong từng vụ án khác nhau nhằm mục đích cuối cùng là xét xử công bằng, khách quan, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên đương sự.

Nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân ở nước ta hiện nay - 4

Tính chính xác, khách quan của bản án, quyết định của Tòa án nhân dân giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất còn biểu hiện ở cách viết bản án, văn phong thể hiện trong bản án cần trong sáng, giản dị, cụ thể và mẫu mực; tính chính xác của số liệu; tính đúng pháp luật và tính khả thi của phán quyết. Những phán quyết của Tòa án nhân dân giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất đúng pháp luật, có lý có tình, không thiên vị là sản phẩm của một quá trình lao động nghiêm túc, đầy trách nhiệm của người Thẩm phán, chính là những biểu hiện tính công minh của một bản án, quyết định của Tòa án nhân dân.

Cùng với tính chính xác, khách quan, bản án và quyết định của Tòa án nhân dân còn cần có tính công minh, phù hợp với thực tiễn và có khả năng thi hành trên thực tế mới tạo nên sức mạnh thuyết phục lòng người, được dư luận xã hội, quần chúng nhân dân đồng tình ủng hộ. Đây cũng chính là tiền đề quan trọng không thể thiếu được đối với việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án nhân dân. Khi một bản án, quyết định giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất nói riêng của Tòa án nhân dân được khẳng định trong nhân dân và đời sống xã hội, được thi hành một cách nghiêm túc sẽ góp phần rất quan trọng vào việc xây dựng niềm tin của quần chúng nhân dân vào công lý, vào pháp luật, vào hoạt động của Tòa án nhân dân trong công cuộc cải cách tư pháp đã và đang đặt ra hiện nay.

* Tiêu chí thứ hai: Đảm bảo nguyên tắc các đương sự bình đẳng trước pháp luật và các nguyên tắc tố tụng khác trong quá trình giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất.

Yêu cầu đầu tiên cần phải đạt được ở một phiên tòa giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất là mức độ thực hiện nguyên tắc "mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, địa vị xã hội" [22]. Cho dù đương sự là ai, thuộc thành phần nào trong xã hội, là dân tộc thiểu số hay không, là nam hay nữ… thì tại phiên tòa đều được đối xử bình đẳng và đều phải tuân thủ các quy định chung của pháp luật, không có trường hợp ngoại lệ. Nguyên đơn, bị đơn hay là người làm chứng…đều có những quyền như nhau và phải thực hiện nghĩa vụ như nhau theo quy định của pháp luật; các đương sự đều phải được đối xử bình đẳng như nhau, không có việc đương sự này quan trọng hơn đương sự kia hoặc ngược lại. Các đương sự có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình và giá trị các chứng cứ không tùy thuộc vào địa vị xã hội của người cung cấp chứng cứ. Các đương sự có quyền được trả lời những vấn đề được hỏi; được trình bày những ý kiến, nguyện vọng của mình trước phiên tòa. Thực hiện tốt nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật sẽ giúp cho bản án, quyết định Tòa án nhân dân ban hành giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất đảm bảo được tính chính xác, khách quan và không thiên vị, lệch lạc; ngược lại mọi vi phạm nguyên tắc này trong quá trình giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến chất lượng xét xử.

Yêu cầu tiếp theo cần phải đạt được tại các phiên xét xử của Tòa án nhân dân giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất là tính dân chủ và tính khách quan cần phải được thực hiện ở mức độ cao trong toàn bộ quá trình tiến hành phiên tòa. Tính dân chủ và khách quan được thể hiện ở các thủ tục công bố, giải thích quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng; quyền được nhờ luật sư bảo vệ quyền lợi và lợi ích của mình trước phiên tòa; quyền được trình bày ý kiến tranh luận; quyền kháng cáo v.v… đều chứa đựng nội dung dân chủ và thể hiện tính khách quan rõ nét. Trong phiên tòa, Thẩm phán, chủ tọa phiên tòa phải tổ chức cho việc tranh luận công khai việc tranh chấp giữa các bên đương sự ở mức độ thoải mái nhất và phải lắng nghe mọi lý lẽ của các đương sự trình bày. Việc các đương sự được đưa ra các chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình tại phiên tòa một cách thoải mái là thể hiện tính dân chủ nhất; việc Thẩm phán, chủ tọa phiên tòa lắng nghe lý lẽ của các đương sự tranh luận tại phiên tòa là thể hiện tính khách quan nhất.

Qua sự phân tích trên, cho thấy hình thức tổ chức phiên tòa; nội dung các bước, các thủ tục để tiến hành phiên tòa xét xử dân sự nói chung, phiên tòa giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất nói riêng đảm bảo tính dân chủ, khách quan và bình đẳng của các đương sự trước pháp luật trở thành một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng xét xử của Tòa án nhân dân; là một tiêu chí quan trọng không thể thiếu được để đánh giá chất lượng áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân.

* Tiêu chí thứ ba: Uy tín của Thẩm phán trong đời sống xã hội và sự tín nhiệm của nhân dân với ngành Tòa án nhân dân.

Như chúng ta đã biết, "Thẩm phán là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án" [46].

Thẩm phán là cán bộ, công chức được Nhà nước bổ nhiệm theo một trình tự, thủ tục nhất định. Khi thực hiện chức năng nghề nghiệp được giao Thẩm phán không nhân danh mình và cơ quan, tổ chức nơi mình công tác mà nhân danh Nhà nước để tuyên một bản án, quyết định để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức chính trị xã hội và Nhà nước. Đã có những công trình nghiên cứu về nhân cách Thẩm phán cho thấy người Thẩm phán ngoài các tiêu chuẩn quy định trong Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân, người Thẩm phán còn phải có năng lực xét xử, thận trọng cân nhắc kỹ lưỡng các vấn đề cần phải giải quyết, ý thức trách nhiệm cá nhân trong công tác; khả năng giải quyết các tình huống và tôn trọng, tuân thủ pháp luật. Tựu trung lại người Thẩm phán phải có uy tín trong đời sống xã hội và sự tín nhiệm của nhân dân. Tại buổi thăm và làm việc với Tòa án nhân dân tối cao ngày 6-9-2006, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã nhấn mạnh: "Ngành Tòa án cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, coi đây là nhiệm vụ quan trọng phải được ưu tiên bậc nhất. Cán bộ, thẩm phán không chỉ giỏi chuyên môn mà còn là người có tâm, có đức" [30].

Uy tín, vị thế của người Thẩm phán trong đời sống xã hội được hình thành, tạo nên từ đạo đức, phẩm chất, bản lĩnh chính trị, kỹ năng nghề nghiệp từ chất lượng, hiệu quả hoạt động xét xử của người Thẩm phán.

Bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng là đòi hỏi đầu tiên của người Thẩm phán cần phải có, nó được biểu hiện trong cuộc sống hàng ngày qua tính liêm khiết, trung thực, ngay thẳng; bằng sự mẫu mực và sự gần gũi, yêu thương con người, biết bảo vệ lẽ phải của người Thẩm phán. Những người Thẩm phán có được "cái Đức" này, sẽ được quần chúng nhân dân, dư luận xã hội cảm nhận, đánh giá và mến mộ, cảm phục. Ngược lại, nếu người Thẩm phán trong cuộc sống thường ngày lại là con người vị kỷ, nhỏ nhen, thiếu trung thực, cá nhân chủ nghĩa, tham nhũng, hối lộ… thì cho dù có kỹ năng nghề nghiệp giỏi đến đâu đi chăng nữa, cũng sẽ vẫn bị quần chúng nhân dân chê trách, lên án, khinh ghét.

Đi đôi với Đức, người Thẩm phán phải có Tài thì mới thu phục được nhân tâm. Tài của người Thẩm phán chính là kỹ năng nghề nghiệp được bộc lộ rõ nét thông qua việc tổ chức điều khiển phiên tòa tự tin, mạch lạc, rõ ràng, dứt khoát; phán quyết rạch ròi, công bằng, khách quan; việc xem xét, đánh giá các chứng cứ: việc ban hành bản án, quyết định chính xác, công tâm. Như vậy, sự hiểu biết sâu sắc về chuyên môn, nghiệp vụ, nhuần nhuyễn trong việc tìm và lựa chọn các quy phạm pháp luật, nhạy bén trong việc xử thế các tình huống phức tạp là cơ sở đạo đức của người thẩm phán. Vì vậy, việc rèn luyện đạo đức cách mạng thông qua nghiệp vụ để trở thành những thẩm phán vừa giỏi về chuyên môn, vừa có đạo đức nghề nghiệp vững vàng là rất quan trọng. Ngoài ra, người thẩm phán phải có những hiểu biết rộng về mặt xã hội, phải có phẩm chất trung thực và có tình người. Những hiểu biết sâu rộng về mặt xã hội giúp người thẩm phán xử lý vụ án đúng pháp luật và có tính thuyết phục.

Đức và tài là những nhân tố tạo thành nhân cách của người Thẩm phán, có mối liên hệ mật thiết, ảnh hưởng quyết định đến chất lượng áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân.

ở phạm vi rộng hơn, sự tín nhiệm của quần chúng nhân dân, sự tin cậy của xã hội đối với ngành Tòa án nhân dân là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng xét xử của Tòa án nhân dân, trong đó có việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất. Chất lượng hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân, ngoài sự đánh giá, ghi nhận chính thức của cơ quan có thẩm quyền, còn có sự nhìn nhận, đánh giá của xã hội và của quần chúng nhân dân. Khi Tòa án nhân dân xét xử công bằng, nghiêm minh, bảo vệ kịp thời và chính xác các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, không còn xét xử oan sai, thủ

tục phiền hà, phức tạp, không còn những tiêu cực, chạy án… thì Tòa án nhân dân thực sự là địa chỉ tin cậy của nhân dân, được nhân dân tôn trọng và tin tưởng, chắc chắn hiệu quả hoạt động, chất lượng xét xử sẽ được xã hội ghi nhận và đánh giá cao.


1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất

Đất đai là một tài nguyên đặc biệt của mỗi quốc gia. Đất đai có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc đồng thời gắn liền với mỗi gia đình, cơ quan, tổ chức, đơn vị kinh tế xã hội và Nhà nước. Vì vậy, mọi sự điều chỉnh quan hệ đất đai của Nhà nước đều tác động đến mọi người. Dưới góc độ kinh tế, quyền sử dụng đất đai trở thành một quyền tài sản rất quan trọng, có giá trị rất lớn đối với các bên đương sự. Trong quan hệ tranh chấp quyền sử dụng đất, việc thắng hay thua trong vụ kiện ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế của họ. Do đó, giữa các bên tranh chấp với nhau rất quyết liệt và việc khiếu kiện cũng rất gay gắt. Thực tế cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất.

Thứ nhất, chính sách, pháp luật về đất đai, việc thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai chưa thống nhất. Chính sách, pháp luật đất đai ở Việt Nam có sự khác nhau qua từng thời kỳ lịch sử như trước năm 1980, pháp luật không cấm việc mua bán đất đai, sau năm 1980 đến trước ngày 15/10/1993 pháp luật nghiêm cấm việc mua bán, chuyển nhượng đất đai dưới mọi hình thức. Từ ngày 15/10/1993 trở đi, pháp luật lại cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Mặt khác, pháp luật đất đai nói chung, pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai nói riêng còn quy định rất chung chung, chưa có quy định cụ thể về giải quyết tranh chấp đất đai của vợ chồng khi ly hôn, về xử lý các tranh chấp đòi lại đất của họ tộc, đất hương hỏa, đất tôn giáo.

Thứ hai, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rất chậm, trong khi bộ luật dân sự và Luật đất đai năm 1993 đòi hỏi khi chuyển nhượng phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nên đã tạo ra giao dịch ngầm trong nhân dân, như việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất không qua chính quyền địa phương xác nhận, Nhà nước không kiểm soát được dẫn đến khi có tranh chấp Tòa án nhân dân gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình giải quyết vụ án. Nay Luật đất đai năm 2003 đã mở rộng phạm vi

giải quyết. Theo đó, người sử dụng đất không bắt buộc khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đất đó phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tòa án nhân dân giải quyết cả các trường hợp tuy người sử dụng đất chưa được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50. Đây là một quy định hợp lòng dân, phù hợp tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm. Tuy nhiên, đối với các trường hợp trước đây có vi phạm các quy định về hình thức của hợp đồng, vi phạm về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nên xử lý thế nào? Có coi là vô hiệu hay chấp nhận thực tế đang là một vấn đề cần phải cân nhắc. Nghị quyết 02 Hội đồng thẩm phán ngày 08/10/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã có những tháo gỡ quan trọng, nhưng vẫn còn chưa bao quát hết các tình huống diễn ra trong thực tế.

Thứ ba, Việc quản lý về đất đai còn rất lỏng lẻo dẫn đến khi có yêu cầu của Tòa án cung cấp chứng cứ, tài liệu để làm cơ sở xem xét giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất nhiều khi cơ quan có thẩm quyền không cung cấp hoặc cung cấp thiếu chính xác, không xác định được tài liệu nào là xác thực làm cho việc phân tích, đánh giá, xem xét sự việc thiếu tính khách quan.

Các chính sách về đất đai ban hành, sửa đổi nhiều, văn bản quy phạm pháp luật còn có nhiều mâu thuẫn, thiếu thống nhất hoặc quy định không cụ thể, có trường hợp mâu thuẫn giữa Luật đất đai và luật dân sự dẫn đến việc lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp để áp dụng rất khó khăn.

Trong quá trình giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất, đôi khi còn tồn tại những quan điểm khác nhau do trong một thời gian dài, nhiều quy định pháp luật về đất đai không phù hợp với thực tiễn cuộc sống, nếu giải quyết việc tranh chấp phù hợp với cuộc sống thì lại trái với quy định của pháp luật ở thời điểm giao dịch. Ví dụ: thời điểm cấm mua bán đất, nhưng vì nhu cầu cuộc sống, người dân vẫn tiến hành mua bán đất chui, đến thời gian chục năm sau khi giá đất lên cao mới tranh chấp…

Tính ổn định của pháp luật về đất đai rất thấp, trong khi đất đai gắn liền với người dân, mỗi gia đình, mỗi tổ chức kinh tế, xã hội. Vì vậy, các quan hệ đất đai được hình thành ở những thời điểm khác nhau, nhưng khi pháp luật đất đai thay đổi, Nhà

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 26/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí